You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

LỚP 133-CLC46QTL(A)
NHÓM 7
BÀI THẢO LUẬN LẦN 2
GV hướng dẫn: Lê Thị Thúy Hương

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ


1 Nguyễn Quốc Anh 2153401020015 Thành viên
2 Tôn Nữ Gia Anh 2153401020021 Thành viên
3 Trương Quang Bảo 2153401020030 Nhóm trưởng
4 Phạm Đình Thái Duy 2153401020061 Thành viên
5 Trần Hữu Nhật Minh 2153401020155 Thành viên
6 Bùi Thị Hồng Hạnh 2153401020083 Thành viên
7 Bùi Trần Kỳ Tú 2153401020289 Thành viên
8 Lý Huỳnh Phương Uyên 2053401020263 Thành viên

Địa chỉ liên lạc (email của nhóm trưởng 2153401020030@email.hcmulaw.edu.vn)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 03 năm 2023


Mục lục
Câu 1: Phân tích định nghĩa việc làm theo quy định pháp luật VN. Hãy cho
biết ý nghĩa pháp lý của những định nghĩa này....................................................3
Câu 2: So sánh trung tâm dịch vụ việc làm với doanh nghiệp hoạt động dịch
vụ việc làm................................................................................................................3
3. Phân tích trách nhiệm giải quyết việc làm của Nhà nước và của người sử
dụng lao động...........................................................................................................4
4. Hãy cho biết ý nghĩa Quỹ giải quyết việc làm đối với vấn đề giải quyết việc
làm đối với vấn đề giải quyết việc làm...................................................................6
5. Theo bạn, nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong vấn đề học nghề, đào
tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề đối với người lao động được pháp luật
lao động Việt Nam quy định như thế nào?............................................................6
Tình huống 1: Chị Đỗ Thị có phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo nghề theo
yêu cầu của Công ty H. không? Vì sao?................................................................7
Tình huống 2:...........................................................................................................8
Tình huống 3:...........................................................................................................9
Câu 1: Phân tích định nghĩa việc làm theo quy định pháp luật VN. Hãy cho
biết ý nghĩa pháp lý của những định nghĩa này.
 Khái niệm: “Việc làm” hiện nay được định nghĩa theo khoản 1 Điều 9
BLLĐ 2019: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật
không cấm.”
 Dưới góc độ pháp lý, việc làm được cấu thành 3 yếu tố:
 Hoạt động lao động: Là sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản
xuất để tạo ra các sản phẩm,dịch vụ. Yếu tố lao động trong việc làm
phải mang tính chất thường xuyên và nghề nghiệp. Vì vậy, những
người có việc làm thông thường là những người đã có 1 công việc
trong phạm vi ngành nghề nhất định và trong khoảng thời gian ổn
định.
 Tạo ra thu nhập: 
 Thứ nhất, thu nhập này phải xuất phát từ hợp đồng lao động, vì
vậy các hoạt động không tạo ra thu nhập, hoạt động tiến hành
miễn phí sẽ không thuộc phạm trù của việc làm. 
 Thứ hai, thu nhập ở đây sẽ là bất kì thu nhập nào xuất phát từ
hoạt động lao động. Đó có thể là người lao động làm công ăn
lương, hoặc chính người lao động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi
nhuận cho chính mình; và thu nhập này có thể được trả bằng
tiền hay hiện vật, .
 Pháp luật không cấm: hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng trái
pháp luật, không được pháp luật thừa nhận thì không được coi là việc
làm. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán, quan niệm về đạo
đức của từng nước mà pháp luật có sự quy định khác nhau trong việc
xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được coi là việc
làm. Đây là dấu hiệu thể hiện đặc trưng tính pháp lý của việc làm, đặc
biệt là ở Nhà nước pháp quyền.
 Ý nghĩa pháp lý: Dưới góc độ pháp lý: Đây là quyền cơ bản của con người
được quy định trong Hiến pháp: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn
nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.”. Việc làm là cơ sở hình thành, duy
trì và là nội dung chủ yếu trong các mối quan hệ lao động. Nếu việc làm
không tồn tại, thì các quan hệ lao động theo đó cũng bị triệt tiêu

Câu 2: So sánh trung tâm dịch vụ việc làm với doanh nghiệp hoạt động dịch
vụ việc làm.
 Giống nhau:
 Tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động.
 Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao
động.
Phải có trụ sở làm việc
 Khác nhau:
Tiêu chí Trung tâm Doanh nghiệp
Căn cứ - Điều 37 Luật việc làm 2013 - Điều 39 Luật việc làm
pháp lý - Nghị định 196/2013/NĐ-CP 2013
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 52/2014/NĐ-CP
Cách thức - Được thành lập và hoạt động theo - Được thành lập và hoạt
thành lập quy định của chính phủ động theo quy định của
và hoạt Luật doanh nghiệp
động
Hình thức - Đơn vị sự nghiệp - Đơn vị doanh nghiệp dân
doanh
Nhiệm vụ - Thực hiện chế độ bảo hiểm thất - Tìm kiếm lợi nhuận: Hoạt
nghiệp động dịch vụ việc làm có
- Hỗ trợ người lao động tìm kiếm thu phí
việc làm, giới thiệu việc làm
Trách - Xây dựng và thực hiện kế hoạch - Báo cáo về tình hình hoạt
nhiệm hoạt động hàng năm đã được cấp động của doanh nghiệp 6
có thẩm quyền phê duyệt; tháng, hàng năm (Điều 4
- Cung cấp thông tin về thị trường Nghị định 52/2014/NĐ-CP)
lao động cho các cơ quan tổ chức,
phân tích dự báo thị trường lao
động phục vụ xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội.
Điều kiện Không có Có giấy phép hoạt động
dịch vụ việc làm do UBND
tỉnh hoặc Sở Lao động
Thương binh Xã hội được
ủy quyền cấp.

3. Phân tích trách nhiệm giải quyết việc làm của Nhà nước và của người sử
dụng lao động.
 
Trách nhiệm giải quyết việc làm của Nhà nước:

 Trách nhiệm ban hành các chính sách tín dụng để hỗ trợ việc làm, duy trì và
mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác.

 Nhà nước có các chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao
động ở các khu vực khó khăn hay khan hiếm nguồn lao động, cụ thể là khu
vực nông thôn. Tại khu vực này Nhà nước có các trách nhiệm:

 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm.


 Hỗ trợ học nghề , tư vấn về chính sách và pháp luật về lao động, việc làm,
học nghề, giới thiệu việc làm miễn phí. 
 Hỗ trợ vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

 Trách nhiệm xây dựng chính sách việc làm công.

 Trách nhiệm giải quyết việc làm của người sử dụng lao động:

 Trách nhiệm có nghĩa vụ đảm bảo việc làm cho người lao động như đã thoả
thuận trong hợp đồng.  (Trừ một vài trường hợp như cho người lao động thôi
việc trước thời hạn, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ một trong
hai phía (do vi phạm hoặc do điều kiện khách quan), do sa thải người lao
động (quy định trên hợp đồng bị làm trái). Trách nhiệm này còn được thể
hiện ở quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động (trong một số trường hợp vì
những lý do khách quan người lao động không thể thụce hiện được hợp
đồng lao động, người sử dụng lao động chỉ được tạm hoãn chứ không thể
chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động)

 Trách nhiệm bố trí đúng công việc trong hợp đồng đã ký kết với người lao
động trong khoảng thời gian hợp đồng có hiệu lực.

  Trách nhiệm đăng kí bảo hiểm tư nhân cho những người lao động làm việc
theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao
động không xác định thời hạn. Nếu người lao động không tham gia bảo hiểm
tư nhân, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất
việc làm cho người lao động.

4. Hãy cho biết ý nghĩa Quỹ giải quyết việc làm đối với vấn đề giải quyết việc
làm đối với vấn đề giải quyết việc làm.

Theo khoản 5 Điều 12 BLLĐ 2019 quy định, Quỹ giảu quyết việc làm có ý nghĩa:
 Đóng vai trò hạt nhân trong quá trình giải quyết việc làm quốc gia.
 Hỗ trợ cho vay các đối tượng thuộc Điều 12 Luật Việc làm số
38/2013/QH2013 có đủ điều kiện vay vốn theo Điều 13 của luật số 38 để
giải quyết việc làm tạm thời cho người lao động, trong khoảng thời gian
ngắn hoặc thu hút thêm lao động.
 Trực tiếp hỗ trợ, duy trì và tạo việc làm cho người lao động, người sử dụng
lao động.
 Trợ giúp các chương trình, dự án tạo việc làm, trung tám dạy nghề và dịch
vụ việc làm, trung tâm áp dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ
sử dụng lao động.
 Quỹ được sử dụng làm vốn cho vay để giải quyết việc làm theo đúng mục
tiêu của chương trình giải quyết việc làm của địa phương và hỗ trợ cho giải
quyết việc cấp huyện.

5. Theo bạn, nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong vấn đề học nghề, đào
tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề đối với người lao động được pháp luật
lao động Việt Nam quy định như thế nào?

Theo em, căn cứ theo Điều 60 Luật Lao động 2019, nghĩa vụ của người sử dụng
lao động trong vấn đề học nghề, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề đối với
người lao động được pháp luật lao động Việt Nam quy định vô cùng kĩ lưỡng và
bảo vệ cho quyền lợi và lợi ích cho cả hai phía người sử dụng lao động và người
lao động.

người sử dụng lao động hằng năm đều phải xây dựng kế hoạch và kinh phí dành
cho việc đào tạo, bồi dưỡng cũng như nâng cao trình độ và kỹ năng phát triển nghề
cho người lao động đang làm việc theo hợ0p đồng. Đào tạo cho người lao động
trước khi chuyển sang mảng nghề khác cho công ty theo hợp đồng lao động. Hằng
năm, người sử dụng lao động cũng phải thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng và
nâng cao trình độ, kỹ năng này cho các cơ quan chuyên môn về lao động trực
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Tình huống 1:
Chị Đỗ Thị có phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo nghề theo yêu cầu của
Công ty H. không? Vì sao?

Theo nhóm, Chị Đỗ Thị việc hoàn trả chi phí đào tạo nghề theo yêu cầu của Công
ty H, còn mà hoàn trả hết toàn bộ chi phí đào tạo nghề sẽ xảy ra 2 trường hợp. 

Cơ sở pháp lý: Điều 35, Điều 39, khoản 1 Điều 15, khoản Điều 62 BLLĐ năm
2019. 

Xét tình huống: Đây là vụ án lao động “tranh chấp về chi phí đào tạo nghề”.

Chị Đỗ Thị vào công ty H làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm. Sau
đó chị Đỗ Thị được Công ty H đưa đi đào tạo nghề tại nước ngoài. Chị Đỗ Thị đã
cam kết sau khi kết thúc khóa đào tạo sẽ làm việc cho Công ty kể từ ngày
31/3/2014 đến ngày 31/3/2017.

=> Đây là một hợp đồng xác định thời hạn.

Ngày 11/8/2015 chị Đỗ Thị xin nghỉ việc. Thời điểm xin nghỉ việc này không phù
hợp với hợp đồng với cam kết làm việc đã thỏa thuận với Công ty H, là chị Đỗ Thị
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Đ35 BLLĐ 2019) và là trường hợp đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (Đ39 BLLĐ 2019).

Theo Điều 13 Hợp đồng lao động và theo khoản 1 Điều 15“Tự nguyện, bình đẳng,
thiện chí, hợp tác và trung thực ".

Qua đây cho thấy chị Đỗ Thị đã có giao kết hợp đồng với Công ty H và hai bên
cũng đã tiến đến ký bản cam kết nêu trên về việc "hoàn tiền nếu không làm việc đủ
thời hạn 3 năm cho công ty sau khi đa đào tạo xong" trên tinh thần tự nguyện, vậy
nên để thực hiện theo đúng hợp đồng thì chị Đỗ Thị phải chịu toàn bộ chi phí đào
tạo nghề như đã thoả thuận với công ty H.

Theo Điều 40 BLLĐ 2019 quy định về Nghĩa vụ NLĐ đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trái pháp luật thì trong vụ việc trên chị Đỗ Thị đã đơn phương chấm
dứt hợp đồng là trái pháp luật và phải bồi thường khoản chi phí như công ty đã yêu
cầu. Trong trường hợp NSDLĐ (công ty H) yêu cầu bồi thường chi phí lao động
không thuộc trong các trường hợp trên thì NLĐ (Chị Đỗ Thị) có quyền không hoàn
trả. Còn không thì chị buộc phải hoàn trả chi phí đào tạo mà công ty đã bỏ ra cho
chị theo quy định của pháp luật. Và theo khoản 3 Điều 62 quy định: “Chi phí đào
tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu
học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho
người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi
đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh
hoạt trong thời gian đào tạo”. Như vậy để mà Chị Đỗ Thị hoàn trả thì các khoản
chi phí phải có chứng từ hợp lệ được quy định tại bộ Luật, còn nếu mà Công ty H
(NSDLĐ) đưa ra các khoản chi phí không có căn cứ xác thực hay không có chứng
từ hợp lệ thì chị Đỗ Thị có quyền không hoàn trả như quy định tại khoản 3 Điều 62
BLLĐ năm 2019. Ở đây, chi phí đào tạo hai bên ký kết hoàn trả là 209.997.076
đồng. Trong đó tranh chấp khoản học phí là 117.137.885 đồng. Như vậy để mà có
xác định hoàn trả toàn bộ hay không thì phải xét 2 trường hợp:

Thứ nhất, Nếu Công ty H đưa ra được chứng cứ chứng từ hợp lệ chứng minh
khoản chi phí 117.137.885 đồng là có phát sinh trên thực tế, phù hợp, hợp lý thì chị
Đỗ Thị phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo nghề là 209.997.076 đồng (trong đó
đã bao gồm khoản học phí 117.137.885 đồng).

Thứ hai, Nếu Công ty H không đưa ra được chứng từ hợp lệ cho khoản học phí
117.137.885 đồng thì chị Đỗ Thị chỉ phải hoàn trả 92.859.191 đồng (không phải
hoàn trả khoản học phí 117.137.885 đồng).

Tình huống 2:
1.  Thỏa thuận bảo lãnh và phạt vi phạm trong vụ việc trên đây là đúng hay
trái pháp luật? Vì sao?
Thỏa thuận trong vụ việc trên là đúng với pháp luật. Điều 62 có quy định một trong
nội dung cụ thể về hợp đồng đào tạo nghề là chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn
trả chi phí đào tạo. Trong trường hợp trên thì ông Hoàng là bố đẻ của anh Văn đã
ký với Công ty L. cam kết thay anh Văn hoàn trả chi phí đào tạo và chi phí bồi
thường cho Công ty L. nếu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.
2. Xác định các trường hợp người học nghề, người lao động phải chịu trách
nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo?
 Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (
Khoản 3 Điều 40 BLLĐ).
 Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động có
nội dung thỏa thuận về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. (Điểm d khoản
2 Điều 62 BLLĐ).
Giả sử anh Văn hoàn thành khóa đào tạo và sau khi đã hoàn thành được 35%
tổng thời gian cam kết làm việc theo hợp đồng đào tạo thì anh Văn chấm dứt
hợp đồng lao động đúng pháp luật. Vậy, anh Văn phải chịu trách nhiệm hoàn
trả chi phí đào tạo như thế nào?
Theo hợp đồng được ký kết giữa công ty L. và anh Văn có thỏa thuận về
việc “ Anh Văn có trách nhiệm hoàn trả cho công ty L. chi phí đào tạo khi không
hoàn thành khóa đào tạo vì bất kỳ lý do nào hoặc đơn phương chấm dứt Hợp đồng
lao động trong thời gian đào tạo, không đảm bảo thời gian làm việc cho công ty L.
như cam kết…”. Trong giả sử anh Văn tuy hoàn thành khóa đào tạo nhưng đã
không bảo đảm thời gian làm việc cho công ty L. như cam kết mà chỉ hoàn thành
được 35% vì thế dựa vào điểm d khoản 2 Điều 62 BLLĐ anh Văn có trách nhiệm
hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo và bồi thường cho công ty L..

Tình huống 3:
Tóm tắt: Bản án số 21/2017/LĐ-PT của TAND tỉnh Đồng Nai ngày 11/09/2017 về
tranh chấp chi phí đào tạo trong hợp đồng đào tạo nghề

Bà Nguyễn Thị N (Bà N) làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn E ( Công ty E)
theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ ngày 17/02/2012. Sau khi hợp đồng
trên hết hạn, bà N và Công ty E kí hợp đồng không xác định thời gian với mức
lương là 3,486,000 đ/ tháng. Ngày 05/02/2013, bà N đi tu nghiệp kỹ thuật trong
vòng 1 năm tại Công ty U (tại Nhật) do công ty E sắp xếp và kí hợp đồng nhưng
không nhận lại được hợp đồng đã kí. Theo hợp đồng thì bà N sẽ phải làm việc cho
công ty E trong vòng 10 năm kể từ khi về nước và công ty sẽ lo toàn bộ chi phí cho
việc tu nghiệp. Tuy nhiên, theo hợp đồng Công ty E không thực hiện đúng cam
kết. Do không hiểu biết quy định của pháp luật lao động và không được Công ty E
giao hợp đồng lao động nên về sau khi Công ty E hoàn trả cho ông Nguyễn Hữu T
số tiền 5.000.000đ, bà N mới phát hiện quyền lợi của mình bị xâm phạm. Bà N đã
yêu cầu Công ty E thanh toán tiền nhà ở, điện, nước, gas mỗi tháng 40.000 Yên
nhưng không được chấp nhận và bà N yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa
giải nhưng hòa giải không thành. Nay bà N khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty
E phải trả các khoản tiền nhà ở, điện, nước, gas mỗi tháng 40.000 Yên, tổng cộng
12 tháng là 480.000 Yên.

Câu hỏi: Hãy đưa ra quan điểm và các lập luận, chứng cứ cần có để giải quyết
tranh chấp trên.
- Ngày 17/02/2012 bà N và công ty E có kí HĐLĐ có xác định thời hạn nên cả hai
bên đã phát sinh quan hệ lao động dựa trên Điều 13 BLLD 2019. Ngày 05/02/2013
thì bà N và công ty E ký hợp đồng lao động đưa bà N đi tu nghiệp kỹ thuật kinh
nghiệm sản xuất với thời gian là 01 năm tại Công ty U (tại Nhật) nhưng bên công
ty E không đưa cho bà N 1 bản hợp đồng đã kí.

=> Điều này là vi phạm quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 14, Điều   62 của
BLLD thì khi kí kết HĐLĐ, Hợp đồng đào tạo nghề thì theo pháp luật phải được
làm thành 02 bản, NLĐ (bà N) giữ 01 bản, NSDLĐ (Công ty E)  giữ 01 bản, trừ
trường hợp thời hạn hợp đồng dưới 1 tháng. Việc công ty E không giao cho bà N
01 bản hợp đồng đã ký là trái với quy định của pháp luật.

- Ngoài ra, công ty E đã vi phạm hợp đồng đào tạo nghề khi không chi trả tiền sinh
hoạt theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký cho bà N. Việc không trả chi phí sinh
hoạt cho bà N do chế độ đào tạo của công ty U mỗi năm khác là không hợp lí vì
theo hợp đồng đã ký với bà N toàn bộ phí sinh hoạt cho bà N sẽ được công ty E chi
trả, tuân theo hợp đồng bất kể hoàn cảnh tại thời điểm đó.

=>Việc này cho thấy công ty E vi phạm quy định về chi phí đào tạo được quy định
tại khoản 3 Điều 62 BLLĐ.

- Công ty E vi phạm Khoản 1 Điều 15 BLLĐ: “ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí,
hợp tác và trung thực” khi ký kết hợp đồng với bà N, thể hiện sự thiếu trung thực
và không thiện trí, biểu hiện qua sự không thực hiện đúng cam kết chi trả cho chi
phí sinh hoạt của bà N trong quá trình tu nghiệp.

- Công ty E không thể hiện sự thiện trí trong hướng giải quyết tranh chấp, lấy cớ bà
N không cung cấp được hóa đơn chứng từ về các khoản tiền bà tự chi trả trong 01
năm, để làm lí do không hoàn trả tiền cho bà N. Tuy nhiên những khoản chi phí bà
N yêu cầu hoàn trả nêu trên đều bị trừ trong bảng lương không có dấu mộc của
công ty U cung cấp, điều này đã được ông N – Người cũng đi tu nghiệp tại Nhật-
xác nhận.

- Công ty E cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện để làm lí do thêm cho việc không
giải quyết tranh chấp, đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng. Vì theo Khoản 3
Điều 190 BLLĐ: “Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền
và lợi ích hợp pháp của mình bị bi phạm.”

Về phía bà N:
- Việc công ty việc công ty N cho rằng bà N đã hết thời hiệu khởi kiện là không
hợp lý vì tính từ thời điểm bà N yêu cầu hoàn trả số tiền sinh hoạt nhưng công ty
lại không hoàn trả và dù biết quyền lợi mình bị xâm hại nhưng một khoảng thời
gian sau bà N mới kiện vì thiếu hiểu biết song vẫn được tính là còn thời hạn khởi
kiện. Điều này đã được Toà án chấp thuận trong “Tuyên Xử”: Về thời hiệu khởi
kiện: Căn cứ vào Điều 202 Bộ luật Lao động năm 2012, thời hiệu khởi kiện
vẫn còn.

- Theo khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019 quy định chi phí đào tạo thì một trong những
nội dung chủ yếu cần có trong hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề là phải ghi
nhận chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo, nhưng chi phí đào tạo
phải có chứng cứ hợp lệ. Khi bà N yêu cầu công ty E hoàn trả số tiền sinh hoạt lại
cung cấp bảng lương không đóng mộc khi tu nghiệp tại Nhật do công ty E đưa,
điều này đã được ông T xác nhận. Việc không cung cấp được bất kỳ chứng từ hợp
lệ và nếu nói bà N do không am hiểu pháp luật mà không cung cấp chứng từ theo
luật là không hợp lí vì khi muốn một đối tượng nào đó hoàn trả hay bồi thường cho
mình thì phải cung cấp được bằng chứng. Vì vậy việc bà N không cung cấp được
chứng từ về chi phí sinh hoạt khi yêu cầu công ty E hoàn trả cho mình là hoàn toàn
không hợp lý. Do đó, bản lương của công ty U do bà N cung cấp chưa được xem là
hợp lệ và cần phải được xác thực từ công ty U, có đóng dấu, chữ kí của các bên.

 Kết luận

Vì vậy ta thấy hai bên đều có lỗi. Lỗi bà N là sự chậm trễ về mặt chứng minh và
thời hạn, song không có ảnh hưởng qua nghiêm trọng đến 2 bên. . Song lỗi của
công ty E nghiêm trọng hơn bà N vì vì ảnh hưởng rất lớn đến quyền của NLĐ khi
bị công ty cắt bớt quyền lợi của mình. Vì vậy theo nhóm thì Tòa án chấp nhận yêu
cầu của nguyên đơn bà N buộc công ty E hoàn trả lại số tiền sinh hoạt, thực hiện
giải quyết tranh chấp.

You might also like