You are on page 1of 5

Câu 1 Giới thiệu 5 khái niệm mới (thế kỷ 20).

Giải thích ngắn gọn nguồn gốc,


ý nghĩa, nội dung
-Điện thoại

+ Được Motorola trình diễn lần đầu tiên vào năm 1973, những thiết bị giao
tiếp cầm tay này đã trải qua một chặng đường dài kể từ thiết kế “ăng-ten trên
cục gạch” ban đầu của chúng.
+ Một thời điểm chỉ đơn giản là một thiết bị hào nhoáng để sở hữu và thể
hiện, bất kể thương hiệu nào, điện thoại di động đã trở thành một thứ gizmo
đáng giá một xu được tìm thấy trong túi của bất kỳ ai về cơ bản. Đạt đến một
đỉnh cao mới với điện thoại thông minh, điện thoại di động về cơ bản đã
phát triển thành công cụ công nghệ tất cả trong một, với hầu hết người tiêu
dùng sử dụng chúng

-Mạng xã hội

+ Mạng xã hội với cách gọi đầy đủ là “dịch vụ mạng xã hội” hay “trang
mạng xã hội”, là nền tảng trực tuyến nơi mọi người dùng để xây dựng các mối
quan hệ với người khác có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ,…
hay có mối quan hệ ngoài đời thực.

+ Mạng xã hội có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, có thể được trang bị
thêm nhiều công cụ mới, và có thể vận hành trên tất cả các nền tảng như máy tính để bàn,
máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại thông minh. Mạng xã hội cho phép
người dùng chia sẻ câu chuyện, bài viết, ý tưởng cá nhân, đăng ảnh, video, đồng thời
thông báo về hoạt động, sự kiện trên mạng hoặc trong thế giới thực.

-Máy ảnh

+ Máy ảnh là một phát minh vô cùng quan trọng và sáng tạo trong lịch sử
của loài người, cho đến nay loại máy móc này vẫn không ngừng được cải tiến về
mọi mặt nhằm mang đến cho người dùng sự tiện lợi, hiện đại và cả sự thời trang
nữa. Nhờ có sự xuất hiện của máy ảnh mà một lĩnh vực nghệ thuật đình đám cũng
được ra đời, đó là nhiếp ảnh.

+ Và cho đến ngày nay, bạn có thể thấy hàng loạt các loại máy ảnh với thiết
kế và chức năng ngày càng được cải thiện. Đồng thời, với sự ra đời của những
chiếc smartphone, việc chụp ảnh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên đối
với những người đam mê nhiếp ảnh thực thụ thì không có gì có thể thay thế được
chiếc máy ảnh thật. Nhờ đó mà công nghệ sản xuất máy ảnh chưa bao giờ lỗi thời.

-  Máy bay

Anh em nhà Wright là hai anh em người Mỹ gồm Orville Wright (19 tháng 8 năm
1871 - 30 tháng 1 năm 1948) và Wilbur Wright (16 tháng 4 năm 1867 - 30 tháng 5
năm 1912), là những người đầu tiên thử nghiệm thành công cho máy bay bay được.
[1]
 
Chuyến bay đấu tiên trong lịch sử nhân loại được thực hiện vào ngày 17 tháng 12
năm 1903 tại đồi Kill Devil, Kitty Hawk, bang Bắc Carolina, Mỹ. Mỗi anh em thực
hiện hai chuyến bay vào ngày hôm đó. Lần bay đầu tiên, do Orville thực hiện kéo
dài 12 giây và bay được khoảng 36.5 mét(120 ft). Lần bay cuối cùng, do Wilbur
thực hiện kéo dài 59 giây và đi được 296 mét.[1] Chiếc máy bay lúc đó được gọi là
Flyer I. Nó có sải cánh khoảng 12 mét và nặng khoảng hơn 300 kg, với động cơ
xăng 12 mã lực. Hiện nay nó đang được đặt tại Viện bảo tàng Hàng không và
Không gian Quốc gia Hoa Kỳ Smithsonian tại Washington, D. C..
 
Tuy chiếc máy bay chưa thể tự cất cánh mà phải nhờ một thiết bị phóng bằng vật
nặng cho thả rơi và khi cất cánh, hạ cánh phải lựa theo chiều gió, nhưng sự kiện
này đã gây ra được tiếng vang dư luận rất lớn. Thiên tài của hai anh em nhà Wright
đã biến giấc mơ từ ngàn xưa của loài người thành sự thật.
 
-Truyền hình

+Máy truyền hình là máy nhận những tín hiệu đó (qua ăng-ten) và phát bằng
hình ảnh. Được đưa ra thị trường đầu tiên trong hình thức rất thô sơ trên cơ sở
thử nghiệm vào cuối năm 1920, sau đó được phổ biến với việc cải thiện rất
nhiều về hình thức ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các máy thu truyền
hình (tivi) đã trở thành phổ biến trong gia đình, các doanh nghiệp và các tổ
chức, chủ yếu là một phương tiện để giải trí, quảng cáo và xem tin tức. Trong
những năm 1950, truyền hình đã trở thành phương tiện chính để định hướng
dư luận.

+"Truyền hình", hay còn được gọi là "TV" "Tivi" hay "vô tuyến truyền


hình" "truyền hình không dây", "máy thu hình", "máy phát hình", là "hệ
thống điện tử viễn thông" có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua
đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh truyền
hình) và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh
sống động và âm thanh kèm theo.

Câu 2: Khảo sát, phân tích những dạng ngụy biện đang được tranh tụng tại
phiên tòa:

1. Công kích cá nhân (ad hominem).

Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có “công hiệu” nhất,
vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm
của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát
biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi
ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân
và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay
chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của
người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy
mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông ta đang làm ăn với phía
Việt Nam, tất nhiên ông ta phải nói tốt về Việt Nam”. Đây là một ngụy biện, bởi vì
sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu mà là logic
của lời phát biểu. Một cách ngụy biện khác cũng dựa vào cách nói này là dùng một
nhân vật khác, chẳng hạn như “Vậy thì chúng ta hãy đóng cửa nhà thờ cả đi. Hitler
đã chắc hẳn sẽ đồng ý với anh.”

Hình thức ngụy biện thứ hai trong loại này là người ngụy biện cố gắng thuyết phục
người đối thoại chấp nhận luận điểm của họ bằng cách đề cập đến hoàn cảnh của
cá nhân đó. Ví dụ: “Anh nói là không nên uống rượu, vậy mà anh đã từng ngất
ngưởng cả năm qua.”

Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào
đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh theo học trong
một trường dành cho con nhà giàu. Do đó, anh là một người giàu có, anh không
hiểu gì về sự nghèo khổ.

2 Dẫn chứng bằng giai thoại.

Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu
chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng
cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi
có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi
cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá
nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng
những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh
từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ
thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn

3 Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam).

Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ
để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một
thiên tài, và ông tin vào Thượng đế.” Đây không hẳn là một lí lẽ hư, nó có thể có
liên hệ đến một nhân vật có uy tín trong một lĩnh vực nào đó, nếu người ta thảo
luận về lĩnh vực đó. Chẳng hạn như phải phân biệt giữa hai phát biểu “Ông
Hawking (Stephen Hawking, nhà Vật lí Lí thuyết đương đại nổi tiếng người Anh)
kết luận rằng những lỗ đen (black holes) có thể phát ra phóng xạ”, và “Ông
Penrose cho rằng xây dựng một cái máy điện toán thông minh là một điều có thể
làm được.” Nếu ông Hawking là một nhà vật lí thì chúng ta có thể tin vào ý kiến
của ông về những lỗ đen. Nhưng nếu ông Penrose là một nhà toán học, thì chúng ta
có quyền chất vấn ông ta có đủ thẩm quyền để bàn về đề tài thông minh nhân tạo
hay không?
4. Dựa vào bạo lực (ad baculum).

Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực
cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này
thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí
thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có
thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào Kinh thánh sẽ bị thiêu
cháy dưới đáy địa ngục”, hay “Thôi được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và
biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi có giấy phép mang súng chưa
nhỉ?”

5. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam).

Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối
thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa.
Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng
hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu
ra ba tháng nay rồi đấy.

You might also like