You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ

LỚP 133-CLC46QTL(A)

NHÓM 1

BÀI THẢO LUẬN LẦN 3

GV hướng dẫn: ThS. Lê Tường Vy

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ


1 Nguyễn Quốc Anh 2153401020015 Thành viên
2 Tôn Nữ Gia Anh 2153401020021 Thành viên
3 Trương Quang Bảo 2153401020030 Nhóm trưởng
4 Phạm Đình Thái Duy 2153401020061 Thành viên
5 Phạm Hoàng Hải 2153401020078 Thành viên
6 Trần Hữu Nhật Minh 2153401020155 Thành viên
7 Lê Chí Thanh 2153401020227 Thành viên
8 Nguyễn Thành Trung 2153401020287 Thành viên
9 Bùi Trần Kỳ Tú 2153401020289 Thành viên

Địa chỉ liên lạc (email của nhóm trưởng 2153401020030@email.hcmulaw.edu.vn)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2022

i
MỤC LỤC
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM ....................................................................................... 1

PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................. 3

I. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN ...................................................................................... 3

8. Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp. ............................................................ 3

9. Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung................................ 3

10. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt
hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội. ................. 4

15. Đối tượng tác động của Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) là xe ôtô, xe máy
hoặc các loại xe khác có gắn động cơ. .............................................................................. 4

16. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội đều
được coi là hành vi khách quan của tội phạm. ............................................................... 5

II. BÀI TẬP ................................................................................................................... 6

Bài tập 9 .............................................................................................................................. 6

Anh (chị) hãy xác định: chị Y có được coi là bị cưỡng bức không? Nếu có thì là loại
cưỡng bức gì và có ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự của Y? ............... 6

Bài tập 10 ............................................................................................................................ 7

1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do B thực hiện. .................................. 7

2. Công cụ phạm tội trong vụ án này là gì? Dấu hiệu công cụ phạm tội có phải là dấu
hiệu định tội của các tội phạm trên hay không? Tại sao?................................................ 8

3. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra? ........................................................ 9

4. Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A? Tại sao?.............................................. 10

Bài tập 11 .......................................................................................................................... 11

ii
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là gì? ..................................... 11

2. Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào? ..................................... 11

3. Xét về hình thức thể hiện hành vi phạm tội của Trung thuộc loại nào? .................. 11

4. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là gì? Mức độ thiệt hại của mỗi
loại hậu quả là như thế nào? ........................................................................................... 12

5. Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này. Tại
sao? .................................................................................................................................... 12

6. Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên? Tại sao? ...................... 13

iii
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Nhóm: 1.

Buổi làm việc lần thứ: 3

Thành viên thực hiện:

Nguyễn Quốc Anh

Tôn Nữ Gia Anh

Trương Quang Bảo

Phạm Đình Thái Duy

Phạm Hoàng Hải

Trần Hữu Nhật Minh

Lê Chí Thanh

Nguyễn Thành Trung

Bùi Trần Kỳ Tú

Mục tiêu:

Hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản
nhất và quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Đó là, bảo vệ chế độ xã hội, quyền làm chủ
của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo
vệ trật tự pháp luật XHCN, làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Rèn luyện kỹ
năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề pháp lý thường gặp
trong thực tiễn, Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định (bản án) của
Tòa án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

Nội dung công việc:

1
1. Nhóm trưởng Quang Bảo đọc yêu cầu bài tập tuần 3, phân chia công việc cho từng
thành viên trong nhóm.
2. Tất cả thành viên trong nhóm 1 cùng nhau thảo luận và thống nhất câu trả lời cho
các câu hỏi trong từng bài tập.
3. bạn Chí Thanh phụ trách phần trình bày các câu trả lời. Cụ thể:
+ Bạn Chí Thanh tổng hợp các câu trả lời và làm file word.

2
PHẦN NỘI DUNG

I. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN

8. Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp.

- Nhận định là sai.


- Giải thích: Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể được pháp luật
hình sự bảo vệ và bị một tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại, khi một hành vi phạm
tội được thực hiện, nó có thể xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau nhưng
chỉ những quan hệ xã hội nào bị tội phạm trực tiếp xâm hại và thể hiện đầy đủ nhất
bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mới trở thành khác thể trực tiếp
của tội phạm. Nên thông thường, mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp (ví
dụ: Hành vi giết người xâm phạm nhiều quan hệ xã hội khác nhau như tính mạng
con người, trật tự, an toàn công cộng… nhưng việc xâm phạm tính mạng con người
mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này nên đây là
khách thể trực tiếp của tội phạm). Tuy nhiên, trong BLHS, một số tội phạm có nhiều
khách thể trực tiếp – đó là hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã
hội khác nhau được Luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện được
một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan
hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi ấy (ví dụ: Hành vi cướp tài sản trực tiếp xâm hại hai quan hệ xã
hội là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Kết hợp cả hai quan hệ xã hội này mới
thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của Tội cướp tài sản).

9. Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung.

- Nhận định là đúng.


- Căn cứ pháp lý: Điều 1 và khoản 1 Điều 8 BLHS 2015.

3
- Giải thích: Khách thể chung của tội phạm là tổng thể các quan hệ xã hội được Luật
Hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm. Theo Điều 1 và khoản 1 Điều 8 BLHS
2015 khách thể chung là chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, chế độ xã hội,
quyền con người, quyền công dân, quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, lợi
ích của Nhà nước, tổ chức và trật tự pháp luật. Nên mỗi hành vi phạm tội, khi xâm
hại bất kỳ quan hệ xã hội cụ thể nào đều gián tiếp xâm phạm đến khách thể chung.

10. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt
hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.

- Nhận định là sai.


- Giải thích: Mọi hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng
tác động đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm
nhưng không phải mọi hành vi phạm tội đều gây thiệt hại cho đối tượng tác động
của tội phạm. Trong nhiều trường hợp, hành vi phạm tội gây thiệt hại cho khách thể
của tội phạm nhưng không làm xấu đi tình trạng của đối tượng tác động so với trước
khi bị tác động.
- Ví dụ: A trộm một chiếc điện thoại thuộc sở hữu của B đã bị vỡ màn hình. Sau đó,
A đã mang đi sửa và thay lại màn hình mới cho chiếc điện thoại, làm cho tình trạng
của điện thoại tốt hơn so với trước khi bị trộm. Tuy nhiên, hành vi của A đã gây
thiệt hại về tài sản cho B khi xâm hại đến quan hệ sở hữu.

15. Đối tượng tác động của Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) là xe ôtô, xe
máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.

- Nhận định là sai.


- Cơ sở pháp lý: Điều 266 BLHS 2015.

4
- Giải thích: Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội
phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe doa gây thiệt hại
cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của Luật Hình sự. Theo đó, tại Điều 266
BLHS 2015, đối tượng tác động của Tội đua xe trái phép chính là người đua xe,
người cổ vũ đua xe chứ không phải phương tiện dùng để đua là xe ô tô, xe máy hoặc
các loại xe khác có gắn động cơ. Đối với tội tổ chức đua xe trái phép nếu người
phạm tội không tác động đến những người đua xe, người cổ vũ đua xe thì cũng
không xảy ra cuộc đua xe; không thể tổ chức đua xe mà lại không có những người
đua xe để đua xe trái phép.

16. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội đều
được coi là hành vi khách quan của tội phạm.

- Nhận định là sai.


- Giải thích: Hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự có ý thức và ý chí của
con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. Do đó, nếu những xử sự không có ý
thức và ý chí của con người dù gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội
đều không thể xem là hành vi khách quan của tội phạm. Vì trong khoa học pháp lý
hình sự, nếu biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan nhưng chủ
thể không nhận thức và không điều khiển được xử sự của mình hoặc tuy nhận thức
được nhưng không điều khiển được xử sự của mình thì không phải là “hành vi”
phạm tội (ví dụ: Biểu hiện của con người trong tình trạng rối loạn tâm thần nghiêm
trọng làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của họ). Bên
cạnh đó một xử sự muốn được xem là hành vi khách quan của tội phạm cần phải
thỏa mãn thêm điều kiện hành vi đó trái pháp luật hình sự.

5
II. BÀI TẬP

Bài tập 9

Anh (chị) hãy xác định: chị Y có được coi là bị cưỡng bức không? Nếu có thì
là loại cưỡng bức gì và có ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự
của Y?

- Chị Y được coi là bị cưỡng bức. Vì hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có khái
niệm cụ thể về cưỡng bức nên chúng ta dựa vào từ điển Luật học (trang 124)
định nghĩa: Cưỡng bức là là việc sử dụng quyền lực, hoặc đe dọa, hoặc dùng
sức mạnh, hoặc dùng bất cứ thủ đoạn nào khác buộc một người phải hành
động trái với sự tự nguyện của họ. Nếu có sử dụng vũ khí hoặc đe dọa sử dụng
vũ khí để đoạt tài sản của người khác thì đó là hành vi cướp, không còn trong
phạm trù cưỡng bức nữa. Cưỡng bức là hợp pháp khi luật pháp cho phép làm
và do người có thẩm quyền thực hiện. Dựa vào định nghĩa trên, chị Y đã bị A,
B, C đe dọa bằng lời nói trực tiếp (không sử dụng vũ khí) nhằm chiếm đoạt
số tiền 5 triệu đồng, dù không muốn giao nhưng chị Y vẫn phải trộm số tiền
trên để thực hiện theo yêu cầu của A, B, C nên đó chính là dấu hiệu cho thấy
chị Y bị cưỡng bức.
- Đây chính là cưỡng bức về mặt tinh thần đối với chị Y. Cưỡng bức về tinh
thần là trường hợp dùng lời nói hoặc bằng cách nào khác đe dọa, uy hiếp tinh
thần, tác động đến ý chí người khác, nhằm buộc họ phải làm hoặc không làm
một việc nào đó.
- Về trách nhiệm hình sự của chị Y:
• Căn cứ pháp lý: Điều 16 BLHS 2015, khoản 1 Điều 29 BLHS 2015 và điểm
k khoản 1 Điều 51 BLHS 2015.

6
• Giải thích: Theo Điều 16 và khoản 1 Điều 29 BLHS 2015, một người chỉ
được miễn trách nhiệm hình sự khi người đó tự mình không thực hiện tội
phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản, hoặc khi tiến hành điều tra, truy
tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa hoặc khi có quyết định đại
xá. Rõ ràng việc bị cưỡng bức về tinh thần dẫn đến việc phạm tội không
thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật.
Và theo điểm k khoản 1 Điều 51 BLHS 2015, phạm tội vì bị người khác đe
dọa hoặc cưỡng bức là tình tiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Từ
những căn cứ pháp lí và giải thích trên có thể thấy rằng người bị cưỡng bức
về tinh thần không được miễn trách nhiệm hình sự mà việc bị cưỡng bức
đó chỉ được coi là một tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Do đó, chị
Y vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng được giảm nhẹ.

Bài tập 10

1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do B thực hiện.

- Đối tượng tác động của tội phạm do B thực hiện:


• Đối với tội giết người (Điều 123 BLHS 2015): anh A.
• Đối với tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS 2015): cây bạch đàn của nông
trường X.
- Khách thể của tội phạm do B thực hiện:
• Đối với tội giết người: Quan hệ nhân thân (tính mạng, sức khỏe của anh A).
• Đối với tội trộm cắp tài sản: Quan hệ sở hữu (cây bạch đàn là tài sản của
nông trường X).

7
2. Công cụ phạm tội trong vụ án này là gì? Dấu hiệu công cụ phạm tội có phải
là dấu hiệu định tội của các tội phạm trên hay không? Tại sao?

- Công cụ phạm tội trong vụ án này là: Chiếc rìu chặt cây.
- Dấu hiệu công cụ phạm tội không là dấu hiệu định tội của các tội phạm trên.
- Căn cứ pháp lý: Điều 123, Điều 173 BLHS 2015. Giải thích:
• Theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015, dấu hiệu định tội của tội giết
người chỉ bao gồm các dấu hiệu sau:
o Dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan, đó là hành vi tước đoạt trái
pháp luật tính mạng của người khác, chứa đựng khả năng gây ra cái
chết cho họ chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả
năng này thì không thể là hành vi khách quan của tội giết người.
o Về đối tượng tác động của hành vi phải là người còn đang sống.
o Về hậu quả của tội phạm được xác định là hậu quả chết người. Nếu
hậu quả chết người chưa xảy ra trên thực tế thì tội phạm có thể đang
trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.
o Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan – Hành vi tước đoạt
tính mạng của người khác – Hành vi đã thực hiện và hậu quả của hành
vi này là chết người đã xảy ra.
o Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý. Lỗi cố ý này có thể là
lỗi cố ý trực tiếp hoặc là lỗi cố ý gián tiếp.
➢ Do đó, dấu hiệu công cụ phạm tội không phải là dấu hiệu định tội của tội giết
người (Điều 123 BLHS 2015).
• Theo quy định tại Điều 173 BLHS 2015, dấu hiệu định tội của tội trộm
cắp tài sản chỉ bao gồm các dấu hiệu sau:

8
o Dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan, là hành vi "chiếm đoạt" tài
sản, nhưng hành vi chiếm đoạt ở đây là chiếm đoạt bằng hình thức lén
lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài
sản, hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: chen lấn, xô
đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người
quản lý tài sản không biết.
o Về khách thể, tội trộm cắp tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu,
mà không xâm phạm đến quan hệ về nhân thân.
o Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá
trị tài sản bị chiếm đoạt. Tài sản là đối tượng của hành vi trộm cắp là:
tiền các loại, hàng hoá và các giấy tờ có giá trị thanh toán như phiếu
công trái, ngân phiếu….
o Tội trộm cắp tài sản cũng được thực hiện do cố ý, mục đích của người
phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt
tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản.
➢ Do đó, dấu hiệu công cụ phạm tội cũng không là dấu hiệu định tội của tội trộm
cắp tài sản (Điều 173 BLHS 2015).

3. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra?

- Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra là:


• Đối với nông trường X: Đây là thiệt hại về vật chất. Thiệt hại về vật chất
có thể hiểu là sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng vật chất là
tài sản, mà trong trường hợp này thiệt hại vật chất thể hiện qua việc cây
bạch đàn thuộc tài sản của nông trường X bị mất mát do hành vi chặt trộm

9
của B. Mức độ thiệt hại của hành vi phạm tội này của B được xác định
theo trị giá cây bạch đàn quy ra tiền.
• Đối với anh A: Đây là thiệt hại về thể chất. Thiệt hại về thể chất là sự biến
đổi tình trạng bình thường của thân thể con người. Thiệt hại về thể chất là
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe do hành vi phạm tội gây ra. Mà trong vụ
án trên, thiệt hại do hành vi phạm tội của B gây ra là hậu quả thương tích,
tổn hại về sức khỏe cho A. Mức độ thiệt hại trong trường hợp này được
tính bằng tỷ lệ (%) tổn thương cơ thể của A, cụ thể là A bị thương tật với
tỷ lệ 65%.

4. Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A? Tại sao?

- Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A là lỗi cố ý trực tiếp.
- Giải thích: Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Theo đó, trong vụ án
trên B vì muốn che giấu hành vi chặt trộm cây bạch đàn của mình, B đã dùng
rìu tấn công người khác, gây nguy hiểm cho xã hội. Trong trường hợp này, về
mặt ý chí B nhận thức được rằng bản thân đang thực hiện hành vi dùng rìu tấn
công A và việc chém A như vậy làm xâm hại đến quyền nhân thân của A, gây
thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của A. Về mặt ý chí tuy nhận thức được hành
vi mình đang thực hiện có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho A nhưng B đã
không dừng lại mà tiếp tục thực hiện hành vi nhằm hướng đến một kết quả là
A tử vong. Bằng chứng là sau khi đã chém 2 nhát vào đầu A làm A té quỵ, B
đã không dừng lại mà tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt của A,

10
chỉ khi thấy A nằm bất động B mới ngừng lại. Do đó, hành vi của B đã đủ để
cấu thành tội cố ý trực tiếp.

Bài tập 11

1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là gì?

- Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là:
• Cháu Vy.
• Chị Xuân.
• Bản thân Trung.
• Ngôi nhà và tài sản trong nhà.

2. Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?

- Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp:


• Quan hệ nhân thân: tính mạng, sức khỏe của cháu Vy, và bản thân Trung
• Quan hệ sở hữu: Ngôi nhà và tài sản trong nhà.

3. Xét về hình thức thể hiện hành vi phạm tội của Trung thuộc loại nào?

- Xét về hình thức thể hiện hành vi phạm tội, hành vi của Trung thuộc loại hành
vi phạm tội hành động.

11
4. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là gì? Mức độ thiệt hại
của mỗi loại hậu quả là như thế nào?

- Loại hẩu quả do hành vi phạm tôi của Trung gây ra và mức độ thiệt hại của
mỗi loại hậu quả là
• Thiệt hại về thể chất:
o Cháu Vy tử vong
o Chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật là 41%.
o Trung bị bỏng.
• Thiệt hại về vật chất:
o Một phần vách nhà và tài sản trong nhà (gồm giường, tủ, bàn ghế) bị
cháy, thiệt hại về tài sản là 10 triệu đồng.

5. Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án
này. Tại sao?

- Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này
là dạng quan hệ nhân quả đơn trực tiếp.
- Giải thích: theo định nghĩa quan hệ nhân quả đơn trực tiếp là quan hệ nhân
quả mà chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của hậu
quả tội phạm. Có nghĩa là bản thân sự vận động nội tại của hành vi trái pháp
luật này độc lập đã có khả năng trực tiếp đưa đến hậu quả. Trong vụ án trên,
hành vi trái pháp luật của Trung đã dẫn đến hậu quả thiệt hại về vật chất và
thể chất. Trung là người đã trực tiếp đổ xăng phóng hỏa căn nhà, nếu như
Trung ngừng thực hiện hành vi trái pháp luật của mình khi chị Xuân can ngăn
thì hậu quả đã không xảy ra. Có thể thấy, chỉ có hành vi phóng hỏa của Trung

12
mới dẫn đến hậu quả thiệt hại về vật chất và thể chất nên có thể xem đây là
dạng quan hệ đơn trực tiếp.

6. Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên? Tại sao?

- Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên:
• Thiệt hại về vật chất: lỗi cố ý trực tiếp. Vì, theo định nghĩa tại khoản 1 Điều
10 BLHS 2015 lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Theo đó,
trong vụ án trên, vì mâu thuẫn cá nhân với mẹ mình, Trung đã phóng hỏa
đốt nhà, gây nguy hiểm cho xã hội. Trong trường hợp này, về mặt ý chí,
Trung nhận thức được hành vi phóng hỏa đốt nhà làm xâm hại đến quan hệ
sở hữu của mẹ mình (bà Liêu), gây thiệt hại về tài sản là căn nhà cũng như
những đồ vật ở bên trong. Về mặt ý chí, tuy nhận thức được hành vi của
mình sẽ gây thiệt hại về tài sản cho người khác, bên cạnh đó còn có chị
Xuân (vợ Trung) ngăn cản nhưng Trung vẫn thực hiện hành vi phóng hỏa
của mình, qua đó thể hiện mong muốn gây ra thiệt hại về tài sản cho bà Liêu
của bản thân. Do đó, hành vi của Trung đã đủ để cấu thành tội cố ý trực
tiếp.

• Thiệt hại về thể chất: lỗi cố ý gián tiếp. Vì, theo định nghĩa tại khoản 2 Điều
10 BLHS 2015 lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức

13
để mặc cho hậu quả xảy ra. Theo đó, trong vụ án trên, vì mong muốn đốt
nhà để trả thù cá nhân với mẹ mình, Trung đã phóng hỏa luôn cả vợ, con và
bản thân mình, gây nguy hiểm cho xã hội. Trong trường hợp này, về mặt ý
chí, Trung nhận thức được hành vi phóng hỏa đốt nhà của mình có thể làm
xâm hại đến các khách thể khác ngoài quan hệ sở hữu, có thể gây thiệt hại
về sức khỏe, tinh thần, và thậm chí là tính mạng của những người trong căn
nhà. Về mặt ý chí, tuy nhận thức được hậu quả có thể xảy ra nhưng Trung
đã có thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra, bằng chứng là khi chị Xuân một
tay bế con, một tay giật can xăng để ngăn Trung, Trung đã không ngần ngại
bật quẹt để lửa bùng cháy, qua đó gây thiệt hại về tính mạng của con mình,
đồng thời gây thiệt hại về sức khỏe cho cả Trung và chị Xuân. Do đó, hành
vi của Trung đã đủ để cấu thành tội cố ý gián tiếp.

14
15

You might also like