You are on page 1of 21

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

Lớp Luật Thương mại Quốc tế 47.2

THẢO LUẬN DÂN SỰ: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG, TÀI SẢN, THỪA KẾ

BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT (VẤN ĐỀ CHUNG)

GIẢNG VIÊN: NGÔ THỊ ANH VÂN

DANH SÁCH NHÓM 5

STT HỌ TÊN MSSV

1 Đỗ Vi Tường (Nhóm trưởng) 2253801090101

2 Phan Thị Bảo Nhi 2253801090066

3 Nguyễn Ngọc Như 2253801090070

4 Nguyễn Ngọc Cầm Sơn 2253801090080

5 Nguyễn Cao Hoàng Quân 2253801090076

6 Lê Thị Thanh Trúc 2253801090099

7 Lê Quỳnh Như 2253801090069

8 Võ Thị Thể Phụng 2253801090073

9 Nguyễn Như Quỳnh 2253801090078

10 Nguyễn Quốc Thắng 2253801090081

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 4 năm 2023


MỤC LỤC
1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ..............................1
* Tình huống: A đe dọa để ép B xác lập một giao dịch dân sự..............................1
1.1. Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?.........1
1.2. Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và
BLDS 2015 không? Vì sao ?...................................................................................1
2. TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT.....................................................................2
* Tóm tắt Quyết định số 272/2018/QĐST - DS ngày 27/4/2018.............................2
* Tóm tắt Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân
dân huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa.....................................................................2
* Tóm tắt Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội.............................................................................................2
* Tóm tắt Quyết định số 02/2020/QĐST-DS ngày 13/01/2020 của Tòa án nhân
dân huyện C tỉnh A..................................................................................................3
2.1. Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên
bố một người là đã chết..........................................................................................3
2.2. Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn
bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?...................................................5
2.3. Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố
chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?.................................................................5
2.4. Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân ? Nêu
cơ sở pháp lý và ví dụ minh hoạ.............................................................................6
2.5. Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào?
Đoạn nào của các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019) cho câu trả
lời?..........................................................................................................................7
2.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong các Quyết định
trên (quyết định năm 2018 và 2019).......................................................................8
2.7. Cho biết căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết và Tòa
án tuyên hủy quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định năm 2020 có
phù hợp với quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...................................9
2.8. Cho biết kinh nghiệm nước ngoài (ít nhất một hệ thống) điều chỉnh hệ quả về
tài sản và nhân thân khi có quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân
đã chết.....................................................................................................................9
2.9. Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ông H
có còn được coi là vợ chồng nữa không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..............11
2.10. Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H được xử lý
như thế nào sau khi có quyết định năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.......12
3. TỔ HỢP TÁC......................................................................................................13
* Tóm tắt bản án số 02/2021/DS-PT ngày 11/01/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh
Đắk Nông:.............................................................................................................13
3.1. Những điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về Tổ hợp tác
và suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới này..................................................14
3.2. Trong Quyết định năm 2021, đoạn nào cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê
quyền sử dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà H với Tổ hợp tác?..............15
3.3. Theo toà án, ai phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch (với ông Th và bà H)?
Hướng xác định như vậy của tòa án có phù hợp với quy định không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời..................................................................................................16
3.4. Theo Tòa án, ai là Bị đơn và hướng xác định như vậy của Tòa án có thuyết
phục không ? Vì sao..............................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ


* Tình huống: A đe dọa để ép B xác lập một giao dịch dân sự.

1.1. Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?
Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh
của pháp luật dân sự.

+ Quan hệ tài sản: là quan hệ giữa người với người liên quan đến tài sản. Quan hệ
tài sản là những quan hệ kinh tế cụ thể trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu
thông và luôn gắn với quan hệ sản xuất cụ thể. Quan hệ tài sản còn là mối quan hệ
pháp lý giữa các cá nhân hoặc tổ chức về quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền
khác liên quan đến tài sản.

+ Quan hệ nhân thân: là quan hệ xã hội liên quan đến giá trị nhân thân của cá nhân,
tổ chức. Bao gồm: quan hệ nhân thân gắn với tài sản và quan hệ nhân thân không
gắn với tài sản. Quan hệ nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về
nguyên tắc thì không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.

- Cụ thể, tại Điều 1 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá
nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân
trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài
sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

-> Chúng ta có thể thấy pháp luật dân sự không chỉ điều chỉnh những ứng xử của
các chủ thể mà còn điều chỉnh quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá
nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự

1.2. Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và
BLDS 2015 không? Vì sao ?
- Quan hệ giữa A và B trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS vì Điều 1
BLDS 2015 quy định rằng: “Các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự
do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm”.

Vậy, để xác lập một giao dịch dân sự thì các mối quan hệ trong giao dịch này được
hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, tự do ý chí và tự chịu trách nhiệm. Mà
ở tình huống trên có thể nhìn rõ quan hệ giữa A và B không tự nguyện, bình đẳng do
A đe dọa để ép B xác lập một giao dịch dân sự.
2

2. TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT


* Tóm tắt Quyết định số 272/2018/QĐST - DS ngày 27/4/2018.
- Người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự: Bà Bùi Thị T

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Trần Minh T

- Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: Bà T yêu cầu Tòa án tuyên bố ông Trần
Văn C; nơi cư trú cuối cùng: phường Phước Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
là đã chết.

Cuối năm 1985, ông C bỏ nhà đi biệt tích, không có tin tức, gia đình bà T đã tổ chức
tìm kiếm, nhưng vẫn không có tin tức gì của ông C. Tòa án nhân dân Quận 9 ban
hành Thông báo tìm kiếm thông tin về ông C trên Báo Công lý 3 số và nhắn tin trên
Đài tiếng nói Việt Nam ngày 23, 24, 25/11/2017 nhưng đến nay vẫn không có tin
tức gì của ông C. Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015, ông C đã biệt
tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống, Tòa án đã chấp
nhận yêu cầu tuyên bố ông C đã chết theo yêu cầu của bà T. Do không xác định
được ngày, tháng ông C vắng mặt tại địa phương nên ngày chết của ông C được tính
là ngày đầu tiên của năm tiếp theo có tin tức cuối cùng. Như vậy, ngày chết của ông
C là ngày 01/01/1986.

* Tóm tắt Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân
huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa.
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Anh Quản Bá Đ.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Chị Quản Thị K.

- Nội dung: Anh Quản Bá Đ yêu cầu Tòa án tuyên bố chị Quản Thị K (chị gái anh
Đ) là đã chết. Chị K bỏ nhà đi biệt tích từ năm 1992.

- Hướng giải quyết của Tòa án: chấp nhận yêu cầu của anh Đ.

* Tóm tắt Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội.
- Chủ thể: Bà K và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Cụ C
3

- Nội dung: Bố đẻ của bà K là cụ C bỏ nhà đi từ tháng 01 năm 1997 từ đó đến nay


không trở về nhà. Gia đình bà K đã nhiều lần tìm kiếm nhưng không có kết quả. Bà
K yêu cầu tuyên bố cụ Phạm Văn C là đã chết

- Hướng giải quyết của Tòa án: Tuyên bố cụ C đã chết từ ngày 01/5/1997.

* Tóm tắt Quyết định số 02/2020/QĐST-DS ngày 13/01/2020 của Tòa án nhân dân
huyện C tỉnh A
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Ông Đ H, sinh năm: 1968; địa chỉ: A, xã L,
huyện C, tỉnh A

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Bà N T, sinh năm: 1967; địa chỉ: Ấp
1A, xã Tân Trạch, huyện C, tỉnh A.

- Nội dung: Từ năm 2008 do vợ chồng có mâu thuẫn nên Ông H đến tỉnh Lâm Đồng
sinh sống, không liên lạc với gia đình. Tại những quyết định trước đó, Tòa án nhân
dân huyện C đã tuyên bố ông H chết và cho li hôn giữa bà N T với ông Đ H. Ngày
20/11/2019 Ông Đ H đã trở về sinh sống tại A, xã L, huyện C và có đơn yêu cầu
hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết.

- Hướng giải quyết của Tòa án: Chấp nhận đơn yêu cầu của ông Đ H về việc yêu
cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết; ông Đ H được quyền liên hệ
cơ quan có thẩm quyền để xác lập lại các thủ tục về nhân thân và hộ tịch; ông Đ H
xác định không có tài sản nên không yêu cầu giải quyết hậu quả pháp lý có liên
quan đến quyết định tuyên bố một người là đã chết.

2.1. Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố
một người là đã chết.
- Điểm giống:

+ Một trong những điều kiện để tuyên bố một cá nhân mất tích/chết là: “Theo yêu
cầu của người có quyền, lợi ích liên quan”. (Điều 68, 71 Bộ luật Dân sự 2015).

+ Đối tượng có quyền tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích: Tòa án có quyền
tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người đã chết.

- Điểm khác:
4

Tuyên bố một người mất tích Tuyên bố một người đã chết


Điều kiện tuyên bố mất tích:
- Theo yêu cầu của người có quyền, lợi Điều kiện tuyên bố chết:
ích liên quan; - Theo yêu cầu của người có quyền, lợi
- Biệt tích 02 năm liền trở lên; ích liên quan;
- Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp - Đáp ứng đủ điều kiện tại 1 trong 04
thông báo, tìm kiếm theo quy định của trường hợp sau:
pháp luật về tố tụng dân sự; + Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định
- Vẫn không có tin tức xác thực về việc tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu
người đó còn sống hay đã chết lực pháp luật mà vẫn không có tin tức
CSPL: Điều 68 BLDS 2015 xác thực là còn sống;
+ Biệt tích trong chiến tranh sau 05
năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc
mà vẫn không có tin tức xác thực là còn
sống;

+ Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai


mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc
thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn
không có tin tức xác thực là còn sống,
trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác;
+ Biệt tích 05 năm liền trở lên và
không có tin tức xác thực là còn sống;
thời hạn này được tính theo quy định
tuyên bố mất tích.
CSPL: Điều 71 BLDS 2015
Hậu quả pháp lý khi tuyên bố mất tích: Hậu quả pháp lý khi tuyên bố chết:
- Tạm đình chỉ tư cách chủ thể của - Chấm dứt tư cách chủ thể của người
người bị tuyên bố mất tích (không làm chết đối với mọi quan hệ pháp luật mà
chấm dứt tư cách chủ thể của họ). người đó tham gia với tư cách chủ thể.
- Tài sản người bị tuyên bố mất tích sẽ - Tài sản của người tuyên bố chết được
được chuyển sang quản lý tài sản của giải quyết theo pháp luật về thừa kế.
người bị tuyên bố mất tích CSPL: Điều 72 BLDS 2015
CSPL: Điều 64, 65, 66, 67, 69 BLDS
20152015
- Điều 64: Yêu cầu thông báo tìm kiếm
người vắng mặt tại nơi cư trú và quản
lý tài sản của người đó
- Điều 65: Quản lý tài sản của người
vắng mặt tại nơi cư trú
- Điều 66: Nghĩa vụ của người quản lý
tài sản của người vắng mặt tại nơi cư
5

trú
- Điều 67: Quyền của người quản lý tài
sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
- Điều 69: Quản lý tài sản của người bị
tuyên bố mất tích

2.2. Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn bao
lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?
Theo quy định của Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, một người có thể bị tuyên bố chết
nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp
luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn
không có tin tức xác thực là còn sống;

- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm
họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác;

- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này
được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật Dân sự 2015.

2.3. Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố
chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?
- Ở vụ việc đầu tiên (trong Quyết định số 272/2018/QĐST-DS), bà T (vợ ông C) và
ông Trần Minh T (con trai ông C) đã xác định ông C đã bỏ nhà biệt tích kể từ cuối
năm 1985, dù gia đình đã tìm kiếm, báo cho địa phương nhưng vẫn không có tin tức
cụ thể. Áp dụng điểm d Khoản 1 Điều 71 BLDS 2015: “Biệt tích 05 năm liền trở lên
và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại
khoản 1 Điều 68 của bộ luật này”. Và ở khoản 1 Điều 68 quy định: “...Thời hạn 02
năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định
được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng
tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức
cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin
tức cuối cùng..”
6

Mà theo như trường hợp của ông C, ông bỏ nhà đi năm 1985, không rõ ngày, tháng.
Vậy nên tin tức cuối cùng được xác định vào 1/1/1986. 5 năm tính từ năm có tin tức
cuối là 1/1/1991. Vậy nên ngày 1/1/1991 là ngày ông C bị tuyên bố chết.

- Vụ việc thứ hai (trong Quyết định số 04/2018/QĐST-DS), chị Quản Thị K đã bỏ
nhà biệt tích từ năm 1992 và không có tin tức gì cho đến nay, dù gia đình đã tìm
kiếm cũng như thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy nên, theo
điểm d Khoản 1 Điều 71 BLDS 2015: “Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin
tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68
của bộ luật này”. Cũng như vụ việc trên, chị K bỏ đi không rõ ngày, tháng, chỉ được
xác định là mất tích năm 1992, vậy thời điểm có tin tức cuối cùng của chị là
1/1/1993, và thời hạn 5 năm kể từ ngày này sẽ là 1/1/1998, cũng là ngày tuyên bố
chị Quản Thị K đã chết.

- Ở Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS, bố đẻ của bà Phạm Thị K là cụ Phạm Văn


C bỏ nhà đi từ tháng 1/1997 từ đó không thấy trở về, cũng như không có thông tin
tìm kiếm, liên lạc. Tòa án cũng đã nhận định, theo quy định tại điểm d Khoản 1
Điều 71 BLDS 2015: “Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là
còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của bộ luật
này”. Và ở khoản 1 Điều 68 quy định: “...Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết
được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối
cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức
cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn
này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng..”. Bên
cạnh đó, việc chi trả lương hưu cho cụ C chỉ được thực hiện đến hết tháng 4/1997.
Căn cứ trên là cơ sở xác định cụ C đã chết từ 1/5/1997. Và việc xác định cụ C chết
từ tháng 2/1999 là không có cơ sở, nên không được chấp nhận.

2.4. Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân ? Nêu cơ
sở pháp lý và ví dụ minh hoạ.
- Xác định được ngày chết của một cá nhân là một việc có ý nghĩa rất quan trọng
bởi vì từ thời điểm ấy cũng chính là thời điểm phát sinh ra nhiều mối quan hệ, sự
kiện pháp lý liên quan quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân đó cũng như những
người có liên quan. Hậu quả gắn với tuyên bố chết của một cá nhân được pháp luật
quy định tại Điều 72 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Khi quyết định của Tòa án tuyên
bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và
các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã
chết”. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định:
7

“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên
bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2
Điều 71 của Bộ luật này.” Thời điểm một người được tuyên bố là đã chết thì cũng là
thời điểm phát sinh quyền thừa kế của những người được hưởng di sản thừa kế (ví
dụ con, cháu..), nếu có di chúc thì chia tài sản theo di chúc (di chúc hợp pháp), nếu
không có thì chia theo pháp luật.

Ví dụ: nếu một người không trở về sau vụ đắm tàu, cũng không có tin tức cho rằng
có mặt người đó trong số những người còn may mắn còn sống sót thì 5 năm sau
ngày tuyên bố tàu đắm thì là ngày mà người đó bị tuyên bố là đã chết. Lúc này cũng
là thời điểm sẽ phát sinh quyền thừa kế đối với những người có liên quan (cha
mẹ,vợ/chồng,con,..), những người có liên quan cũng sẽ phải có nghĩa vụ đối với tài
sản của người tuyên bố đã chết. Bên cạnh đó, trong quan hệ nhân thân, người
vợ/chồng của người bị tuyên bố là đã chết có thể tái hôn (theo luật Hôn nhân và Gia
đình).

2.5. Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào? Đoạn
nào của các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019) cho câu trả lời?
- Tại Quyết định số 272, Tòa án xác định ngày chết của ông Trần Văn C như sau:

“Về việc xác định ngày chết của ông C: Bà T và ông T xác định ông C bỏ đi cuối
năm 1985, Công an phường Phước Bình, quận 9 không xác định được ngày, tháng
ông C vắng mặt tại địa phương. Đây thuộc trường hợp không xác định được ngày,
tháng có tin tức cuối cùng của ông C. Do đó, ngày chết của ông C được tính là ngày
đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng nên ngày chết của ông C là
ngày 01/01/1986”.

- Tại Quyết định số 04, Tòa án xác định ngày chết của chị Quản Thị K như sau:

“Tuyên bố chị Quản Thị K - sinh 1969 đã chết ngày 19/11/2018.”

- Tại Quyết định số 94, Tòa án xác định ngày chết của cụ Phạm Văn C như sau:

“Về việc xác định ngày chết của cụ C: khoảng tháng 1/1997, cụ C đã ra khỏi nhà và
không thấy trở về. Năm 2008, gia đình có đăng tin tìm kiếm nhưng vẫn không có tin
tức. Căn cứ vào văn bản trả lời của cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội
ngày 13/11/2019, việc chi trả lương hưu cho cụ C được thực hiện đến hết tháng
4/1997. Bởi lẽ đó, có căn cứ xác định tin tức cuối cùng về cụ C là tháng 4/1997. Do
không xác định được rõ ngày tháng nên ngày chết của cụ C được tính là ngày đầu
8

tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng. Vì vậy, ngày chết của cụ C là
ngày 1/5/1997”

2.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong các Quyết định
trên (quyết định năm 2018 và 2019).
-Tại Quyết định số 272, ông C được Tòa án xác định ngày chết là ngày
01/01/1986,do Tòa án căn cứ theo lời bà T khai ông C bỏ đi từ năm 1985, không
xác định rõ ngày, tháng có tin tức cuối cùng nên quyết định lấy ngày đầu tiên của
năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng làm ngày chết của ông C.

- Tại Quyết định số 04, Tòa án xác định ngày chết của chị Quản Thị K là vào cùng
ngày Tòa án tuyên bố chị chết, tức ngày 19/11/2018 với lý do đó là ngày làm căn cứ
phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ về nhân thân, về tài sản, về hôn nhân gia
đình, về thừa kế của chị Quản Thị K.

- Quyết định số 94, cụ Phạm Văn C được Tòa án xác định ngày chết là ngày
01/05/1997, do Tòa án căn cứ theo văn bản trả lời của Cơ quan Bảo hiểm xã hội
thành phố Hà Nội có cơ sở xác định tin tức cuối cùng về cụ C là tháng 4/1997 theo
khoản 2 Điều 71 BLDS 2015 quy định: “Căn cứ vào các trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.”

Để xác định ngày chết của cá nhân bị tuyên bố là đã chết, Tòa án cần căn cứ vào
khoản 1 Điều 71, cụ thể, trường hợp tuyên bố chết của chị K và ông C thuộc quy
định tại Điểm d Điều khoản này: “Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức
xác thực là còn sống, thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của
Bộ luật này”.Bên cạnh đó, xét quy định tại khoản 1 Điều 68 BLDS 2015: “Thời hạn
02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác
định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của
tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có
tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm
có tin tức cuối cùng”.

Như vậy, thời hạn đủ để có thể tuyên bố một người là đã chết là biệt tích 05 năm
liền, tính từ ngày nhận được tin tức cuối cùng. Trong Quyết định số 272, bà T nhận
tin tức cuối cùng từ ông C vào năm 1985, do không nhớ rõ ngày, tháng nên sẽ tính
là vào ngày 01/01/1986. Tương tự với trường hợp của chị K, ngày nhận tin tức cuối
sẽ là 01/01/1993 và cụ C, ngày nhận tin tức cuối sẽ là tháng 4/1997. Việc xác định
ngày chết của Tòa án trong ba Quyết định trên là chưa hợp lý, do căn cứ theo khoản
9

2 Điều 71 BLDS, Tòa án cần dựa theo các trường hợp tương ứng tại khoản 1 Điều
này để xác định ngày chết. Do đó, đối với ông C, ngày chết phải được xác định là
vào ngày 02/01/1991 vì ngày này là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn 05 năm, đủ
để tuyên bố đã chết. Tương tự đối với trường hợp chị K, ngày chết phải được xác
định là vào ngày 02/01/1998. Cuối cùng, đối với cụ C, ngày chết phải được xác định
là vào ngày 02/05/1997. Tòa án trong các Quyết định trên đã không dựa theo điều
kiện của pháp luật quy định, có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người
bị tuyên bố đã chết mà còn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người khác.

2.7. Cho biết căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết và Tòa án
tuyên hủy quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định năm 2020 có phù hợp
với quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Cơ sở pháp lý: Điều 73 BLDS 2015: “Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về
hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc
của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên
bố người đó là đã chết.”

- Năm 2008, do mâu thuẫn vợ chồng nên ông H đến tỉnh Lâm Đồng sinh sống
không liên lạc với gia đình. Tại quyết định số 01/2011/QĐ-MPH ngày 02/3/2011
Tòa án nhân dân huyện C đã tuyên bố ông H mất tích. Tại quyết định số
01/2015/QĐVDS-ST ngày 20/5/2015 Tòa án nhân dân huyện C đã tuyên bố ông H
đã chết và tại bản án số 28/2011/HNST ngày 14/6/2011 Tòa án nhân dân huyện C
đã cho ly hôn giữa Bà N T và Ông Đ H. Tuy nhiên, ngày 20/11/2019 Ông Đ H đã
trở về sinh sống tại A, xã L, huyện C và có đơn yêu cầu hủy quyết định tuyên bố
một người là đã chết. Như vậy, việc Tòa án tuyên hủy quyết định tuyên bố ông H đã
chết là có căn cứ pháp luật

2.8. Cho biết kinh nghiệm nước ngoài (ít nhất một hệ thống) điều chỉnh hệ quả về
tài sản và nhân thân khi có quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân đã
chết.
*Bộ luật Dân sự nước CHND Lào 1

Điều 100. Hậu quả của việc tuyên bố người đã chết theo quyết định của Tòa án

1
https://tapchilaoviet.org/phap-luat/thu-vien-phap-luat/bo-luat-dan-su-nuoc-chdcnd-lao-nam-2018-
41169.html
10

Quyết định của Toà án về việc tuyên bố cá nhân là đã chết có những hậu quả sau
đây:

1. Quan hệ vợ chồng chấm dứt

2. Thực hiện việc thừa kế.

Điều 101. Bãi bỏ bản khai từ

Khi người bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở về hoặc có chứng cứ xác đáng là còn
sống thì người đó, người có quyền, người có quyền lợi liên quan có quyền nộp đơn
yêu cầu Tòa án xem xét việc hủy bỏ quyết định của Tòa án về việc tuyên bố là đã
chết. Nếu Tòa án bãi bỏ quyết định người đã chết thì các quyền và nghĩa vụ của
người đó theo quy định của pháp luật sẽ được khôi phục, trừ trường hợp vợ hoặc
chồng tái hôn hoặc tài sản được quyết định dứt điểm hợp pháp theo Luật.

*Bộ luật Dân sự Vương quốc Campuchia 2: Không trực tiếp điều chỉnh quan hệ về
tài sản và nhân thân khi có quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân đã
chết, nhưng lồng ghép những nội dung này vào những điều, khoản về tuyên bố một
cá nhân mất tích

Điều 43. Hậu quả của việc tuyên bố mất tích

Người mất tích được coi như đã chết trong các quan hệ pháp luật, cụ thể là về địa
chỉ hoặc nơi cư trú vốn có, kể từ khi hết thời hạn theo quy định tuyên bố mất tích
được tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều 41 (điều kiện tuyên bố mất tích), khi
ra tuyên bố mất tích theo quy định tại khoản 2 Điều 41 kể từ khi người đó mất tích
do gặp tai nạn.

Điều 44. Xử lý khi người mất tích trở về

1. Nếu người mất tích còn sống hoặc có thể chứng minh rằng người này đã chết vào
thời điểm khác với thời điểm nêu tại khoản 1 Điều 43 (Hậu quả của việc tuyên bố
mất tích), Tòa án cần phải hủy bỏ công bố mất tích theo đơn đề nghị của bản thân
người đó hoặc người có quan hệ chia sẻ lợi ích chung.

2. Người được nhận tài sản trực tiếp từ người mất tích do kết quả của việc công bố
mất tích sẽ mất quyền nhận tài sản đó. Tuy nhiên, người tiếp nhận tài sản khi tiếp
nhận không biết rằng việc công bố mất tích là trái với sự thật thì có thể nhận một
phần lợi ích và có nghĩa vụ trả lại tài sản đó.

2
https://drive.google.com/file/d/1Ezv6oMoKbxmI6MLxaVHz9vPvjsIk2b1M/view
11

3. Hành vi thực hiện do tin tưởng vào công bố mất tích trước khi hủy bỏ công bố đó
không ảnh hưởng đến hiệu lực của việc hủy bỏ công bố mất tích

4. Sau khi vợ hoặc chồng của người mất tích tái hôn, nếu hủy bỏ công bố mất tích
thì hôn nhân cũ sẽ bị hủy bỏ khi tái hôn.

*Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Pháp 3: Điều chỉnh các hệ quả về tài sản và nhân
thân khi có quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân đã chết bằng những
điều, khoản điều chỉnh các vấn đề liên quan đến một người mất tích trở về (trong
trường hợp cần thiết)

Điều 92: Nếu một người bị tòa án tuyên bố là đã chết trở về thì Viện trưởng Viện
Công tố hoặc bất kỳ người nào có liên quan đều có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ
quyết định tuyên bố người đó là đã chết, theo thủ tục quy định tại điều 89 và các
điều tiếp theo. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng quy định tại các điều 130,
131 và 132. Việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết được ghi chú vào
lề sổ hộ tịch.

Điều 130: Người mất tích được tòa án xác nhận còn sống sẽ nhận lại tài sản của
mình và tài sản được hưởng trong lúc vắng mặt theo hiện trạng các tài sản ấy, tiền
bán các tài sản đã bị chuyển nhượng hoặc tài sản có được do sử dụng các khoản tiền
gốc, tiền lãi của người đó.

Điều 131: Bên có liên quan yêu cầu tòa án tuyên bố một người là mất tích, nếu có
gian lận, thì phải hoàn lại cho người mất tích mà tòa án xác nhận còn sống, mọi
khoản lợi thu được từ tài sản đã hưởng dụng và trả các khoản tiền lãi theo luật định
kể từ ngày thu lãi, không kể các khoản bồi thường thiệt hại khác, nếu có.

Nếu người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích có hành vi gian lận, thì
người bị tuyên bố mất tích có thể phản đối việc thanh toán chế độ tài sản trong hôn
nhân mà bản án tuyên bố mất tích đã quyết định chấm dứt.

Điều 132: Hôn nhân của người mất tích bị chấm dứt, ngay cả khi bản án tuyên bố
đã bị hủy.

2.9. Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ông H có
còn được coi là vợ chồng nữa không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Đối với vụ việc được giải quyết năm 2020, bà T và ông H không còn được coi là vợ
chồng. Vì:
3
https://drive.google.com/file/d/1PFv0T6W7AjqtS2mk5EFOca6iFefdUfFF/view
12

- Ông H được Tòa án nhân dân huyện C tuyên bố đã chết vào ngày 20/5/2015 và đã
cho ly hôn giữa bà T và ông H vào ngày 14/6/2011 theo quy định tại khoản 2 Điều
68 BLDS 2015 “Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly
hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình”.

- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 73 BLDS 2015: “Vợ hoặc chồng của người bị tuyên
bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ
luật này thì quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.” Như vậy, quyết định ly
hôn vẫn có hiệu lực đối với ông H và bà T, do đó, ông H và bà T không còn là vợ
chồng trên phương diện pháp lý.

2.10. Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H được xử lý như
thế nào sau khi có quyết định năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Ông H có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá
trị tài sản hiện còn.

- Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 73 BLDS năm 2015


13

3. TỔ HỢP TÁC
* Tóm tắt bản án số 02/2021/DS-PT ngày 11/01/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh
Đắk Nông:
- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Thế Th; địa chỉ: Thôn 06, xã N, huyện Đ , tỉnh Đắk
Nông

- Bị đơn: Tổ trưởng Tổ hợp tác xã X, xã N: Ông Nguyễn Thăng L; địa chỉ: Thôn 06,
xã N, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông.

- Nội dung vụ án: Ngày 13/09/2018, Tổ hợp tác X xã N (viết tắt là Tổ hợp tác) ký
hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của ông Th để thuê 500m2 đất tại thôn 06, xã N,
huyện Đ, tỉnh Đắk Nông để xây kho cất trữ cà phê sau thu hoạch (diện tích đất cho
thuê là một phần của thửa đất số 50 có diện tích 12.103m2 theo Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số Y do UBND huyện Đ cấp ngày 12/12/2006 đứng tên ông Th
và bà H).

Sau khi ký kết hợp đồng và chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã N, ông đã tiến hành
chặt cây, múc đất có tổng giá trị lớn. Tuy nhiên đến ngày 11/01/2019, ông Th nhận
được Thông báo số 01/TB-THT của Tổ hợp tác về việc chấm dứt hợp đồng thuê đất
theo Điều 420 của BLDS 2015. Ngày 14/01/2019, ông đã làm văn bản thông báo
việc không đồng ý chấm dứt hợp đồng thuê đất, vì ông cho rằng làm vậy không
đúng với quy định pháp luật và làm ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích của gia đình
ông.Nên ông quyết định khởi kiện Tổ hợp tác về bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên,những tổ viên của Tổ hợp tác lại cho rằng việc ông Th chưa bàn giao đất
cho Tổ hợp tác , đồng thời Tổ hợp tác cũng không yêu cầu ông Th chặt cây, múc đất
nên Tổ hợp tác không chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông Th (trừ bà
Bùi Thị H).

Ngày 29/07/2020, ông Th kháng cáo đề nghị Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ
án.Kết quả tranh tụng tại phiên tòa, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 3 Điều
308, Điều 310 của Bộ luật Tố tụng dân sự: chấp nhận kháng cáo của ông Th, huỷ
Bản án dân sự sơ thẩm số 14/2020/DS-ST ngày 27/07/2020.

Quyết định của tòa án: Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Thế
Th .Chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông để
giải quyết lại vụ án theo thủ tục của sơ thẩm.
14

3.1. Những điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về Tổ hợp tác và
suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới này.
- Chủ thể trong quan hệ dân sự:

+ BLDS 2005: Tổ hợp tác được xem là có tư cách pháp nhân nếu có đủ điều kiện và
tư cách pháp lý theo quy định của pháp luật.

Quy định từ 3 cá nhân trở lên và hình thành trên cơ sở hợp tác được hình thành trên
cơ sở hợp đồng có chứng thực của UBND cấp xã , phường ,thị trấn.

+ BLDS 2015: Không quy định Tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự ,
chỉ pháp nhân và cá nhân mới là chủ thể , vì không là chủ thể nên cũng không có tư
cách pháp nhân. Do đó , việc xác lập giao dịch dân sự phải do người đại diện theo
uỷ quyền thực hiện.

Trường hợp thành viên của Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân tham gia giao
dịch dân sự không các thành viên khác uỷ quyền làm người đại diện thì thành viên
đó là chủ thể tham gia giao dịch ,xác lập .

Không quy định số thành viên tối thiểu của Tổ hợp tác .

-Đại diện:

+BLDS 2005: Người đại diện là Tổ trưởng do các Tổ viên cử ra, Tổ trưởng có thể
uỷ quyền cho Tổ viên một số công việc nhất định cần thiết cho Tổ .

Có những quy định về nhận Tổ viên mới , ra khỏi Tổ hợp tác hay chấm dứt Tổ hợp
tác.

+ BLDS 2015: Người đại diện là người được các thành viên khác uỷ quyền , người
đại diện chỉ có quyền thực hiện giao dịch khi được các thành viên khác uỷ
quyền.Việc uỷ quyền phải lập thành văn bản, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
(Khoản 1 Điều 101) .

- Hậu quả pháp lý: Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung quy định về hậu quả pháp
lý đối với giao dịch dân sự do thành viên không có quyền đại diện hoặc vượt quá
phạm vi đại diện xác lập. Điều 104 quy định: Nếu thành viên không có quyền đại
diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác của hộ
gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người đại diện
xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì giao dịch dân sự đó vô hiệu đối với
phần nội dung không có quyền đại diện. Nói cách khác, phần nội dung giao dịch
15

dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.4

(Một số vấn đề khác như tài sản của Tổ hợp tác, nghĩa vụ của Tổ viên , quyền của
Tổ viên, trách nhiệm dân sự của Tổ hợp tác … nội dung cơ bản là như nhau).

-Theo nhóm, những điểm mới của Tổ hợp tác trong BLDS 2015 đã thể hiện được sự
tiến bộ và khắc phục được những hạn chế, điểm yếu ở BLDS 2005:

+ BLDS năm 2015 không phân tách các quy định của hộ gia đình và tổ hợp tác ra
thành 2 nội dung riêng biệt mà sử dụng những quy định nhằm điều chỉnh chung, căn
cứ vào những đặc điểm giống nhau giữa các chủ thể, tránh những nội dung trùng lặp
gây phức tạp trong quy định của pháp luật.5

+Với việc xóa tư cách chủ thể của Tổ hợp tác: đã giảm được nhiều bất cập của hoạt
động tư pháp, do đây là tập hợp các cá nhân có quan hệ với nhau về tài sản.Số
lượng cá thể có thể khác nhau.Với nhiều hoặc ít thành viên, ý chí có thể không đồng
nhất.

+Khi tham gia giao dịch dân sự, nếu coi hợp tác là chủ thể có tư cách pháp nhân thì
sẽ khó xảy ra nên vướng mắc về tài sản chung hay tài sản riêng cũng dễ xảy ra và có
tranh chấp.

+Trên thực tế xét xử chưa có vụ nào có nguyên đơn hoặc bị đơn là Tổ hợp tác. Hơn
nữa, Khoản 1 Điều 68 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 chỉ quy định: “Đương sự
trong vụ án dân sự là cá nhân , cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn ,
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan” (Tổ hợp tác không được xác định là đương
sự trong vụ án dân sự). Vì vậy, việc loại bỏ tư cách là chủ thể của Tổ hợp tác là hợp
lý.

3.2. Trong Quyết định năm 2021, đoạn nào cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê
quyền sử dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà H với Tổ hợp tác?
Đoạn cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê quyền sử dụng đất) được xác lập giữa ông
Th và bà H với Tổ hợp tác:

4
,5
5
“Bình luận những điểm mới của phần chung Bộ luật dân sự năm 2015”, tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung,
Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kiểm sát số 14/2017
16

"Giao dịch (hợp đồng thuê quyền sử dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà H
với Tổ hợp tác vào ngày 13/9/2018 khi tổ hợp tác ký hợp đồng thuê quyền sử dụng
đất của ông Nguyễn Thế Th, bà Bùi Thị H để thuê 500m2 đất tọa lạc tại thôn 06, xã
N, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông, mục đích xây dựng kho cất trữ cà phê sau thu hoạch,
diện tích đất cho thuê là một phần của thửa đất số 50, tờ bản đồ số 03, diện tích
12.103m2 theo Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất số Y do Ủy ban nhân dân huyện
Đ cấp ngày 12/12/2006, đứng tên hộ ông Nguyễn Thế Th và bà Bùi Thị H"

3.3. Theo toà án, ai phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch (với ông Th và bà H)?
Hướng xác định như vậy của tòa án có phù hợp với quy định không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Theo Toà án, ông Bùi Vĩnh H phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch với ông Th và
bà H. Hướng xác định như vậy là hoàn toàn hợp lý vì theo quy định tại Điều 101
của Bộ luật Dân sự năm 2015:

+Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác
không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi
có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự
biết.

Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm
người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực
hiện.

+ Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng
đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.”

=>Như vậy, chủ thể xác lập, thực hiện giao dịch của Tổ hợp tác là tất cả các thành
viên của Tổ hợp tác hoặc các thành viên ủy quyền cho người đại diện tham gia xác
lập, thực hiện giao dịch và việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. Trường hợp
thành viên của Tổ hợp tác không được các thành viên khác uỷ quyền làm người đại
diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện. Tuy
nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm chưa xác minh làm rõ việc ông H ký kết hợp đồng thuê
17

đất có được các thành viên của Tổ hợp tác ủy quyền hay không; trong hồ sơ không
có văn bản uỷ quyền của các thành viên Tổ hợp tác.

3.4. Theo Tòa án, ai là Bị đơn và hướng xác định như vậy của Tòa án có thuyết
phục không ? Vì sao.
- Tòa án xác định ông Bùi Vĩnh H là Bị đơn: “Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án
cấp sơ thẩm xác định bị đơn là Tổ hợp tác X xã N, người đại diện ông Bùi Vĩnh H,
nhưng tại bản án sơ thẩm lại xác định bị đơn là Tổ trưởng Tổ hợp tác ông Nguyễn
Thăng L là không đúng, bởi vì ông Bùi Vĩnh H là người ký kết hợp đồng thuê
quyền sử dụng đất, nên ông H là bị đơn trong vụ án.”

Điều 101 BLDS 2015 quy định như sau:

“1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác
không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi
có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự
biết.

Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm
người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực
hiện.

2. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng
đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.”

Căn cứ vào quy định trên, hướng giải quyết của Tòa án là hợp lí, vì tổ hợp tác
không có tư cách pháp nhân nên ông Bùi Vĩnh H không phải là người đại diện cho
Tổ hợp tác để ký kết hợp đồng; ông Bùi Vĩnh H là chủ thể trực tiếp tham gia xác lập
giao dịch dân sự, còn các thành viên trong tổ hợp tác tại thời điểm ký hợp đồng là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Hơn nữa, ông Nguyễn Thăng L tuy là Tổ
trưởng Tổ hợp tác nhưng người ký kết hợp đồng thuê quyền sử dụng đất lại là ông
Bùi Vĩnh H, vì vậy ông H mới là bị đơn trong vụ việc này.
18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- “Bình luận một số điểm mới trong phần Quy định chung của Bộ luật Dân sự năm
2015”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kiểm sát số 14/2017.
https://kiemsat.vn/binh-luan-nhung-diem-moi-cua-phan-chung-bo-luat-dan-su-nam-
2015-48549.html

- Bộ luật dân sự nước CHND Lào:


https://tapchilaoviet.org/phap-luat/thu-vien-phap-luat/bo-luat-dan-su-nuoc-chdcnd-
lao-nam-2018-41169.html

- Bộ luật dân sự Vương quốc Campuchia:


https://drive.google.com/file/d/1Ezv6oMoKbxmI6MLxaVHz9vPvjsIk2b1M/view

- Bộ luật dân sự nước Cộng hòa Pháp:


https://drive.google.com/file/d/1PFv0T6W7AjqtS2mk5EFOca6iFefdUfFF/view

You might also like