You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG

LỚP DS46A2

BUỔI THẢO LUẬN 1: NGHĨA VỤ

NHÓM 2

Họ và tên MSSV
1. Đỗ Bùi Huy Hoàng 2153801012085
2. Trượng Chi Khảo 2153801012100
3. Hán Hoàng Lam 2153801012106
4. Lại Duy Lộc 2153801012122
5. Nguyễn Cát Lượng 2153801012124
6. Kiều Nữ Xuân Mai 2153801012126
7. Nguyễn Dương Phương Mai 2153801012127
8. Lương Nguyễn Tiến Mạnh 2153801012128
9. Võ Thị Mỹ 2153801012135
MỤC LỤC
1. THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN. ..................................................................... 1
1.1 Tình huống: ....................................................................................................................................... 1
1.2 Trả lời................................................................................................................................................. 1
1.2.1 Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền. ................................................................ 1
1.2.2. Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?..................... 1
1.2.3. Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện công việc
không có ủy quyền”. ........................................................................................................................... 2
1.2.4. Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo BLDS
2015? Phân tích từng điều kiện. ......................................................................................................... 2
1.2.5. Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ
đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “Thực hiện công việc
không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ................ 3
2. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (THANH TOÁN MỘT KHOẢN TIỀN) .................................................. 4
2.1. Tóm tắt bản án: ................................................................................................................................ 4
2.1.1 Tình huống: ................................................................................................................................ 4
2.1.2 Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/03/2018 của Toà án nhân dân tối cao Hà Nội: .... 4
2.2 Trả lời................................................................................................................................................. 4
2.2.1 Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào? Qua
trung gian là tài sản gì? ...................................................................................................................... 4
2.2.2 Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là
bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời...................................................................................... 5
2.2.3 Thông tư trên có điều chỉnh trong việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng
bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?..................................... 6
2.2.4 Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất được xác
định là 1.697.760.000đ như Tòa án sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà
Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? ................ 6
2.5 Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một tiền lệ
(nếu có)? ............................................................................................................................................... 6
3. CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THỎA THUẬN ........................................................................ 7
3.1. Tóm tắt bản án số 148/2007/DSST ngày 26/09/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc,
tỉnh An Giang. ......................................................................................................................................... 7
3.2 Trả lời: ............................................................................................................................................... 7
3.2.1 Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa
vụ theo thỏa thuận? ............................................................................................................................ 7
3.2.2 Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú? ........... 8
3.2.3 Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú đã được chuyển giao sang cho
bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh. ....................................................................................................... 9
3.2.4 Suy nghĩ của anh, chị về đánh giá trên của tòa án. ................................................................. 9
3.2.5 Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với người có
quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời. ............................................................................................................................... 9
3.2.6 Nhìn từ góc độ quan điểm của các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm
đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển
giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết. .............................................................. 10
3.2.7 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu không còn
trách nhiệm đối với người có quyền? .............................................................................................. 11
3.2.8 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án? ................................................ 11
3.2.9 Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của
người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm dứt không? Nêu
rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. .............................................................................................................. 12
1. THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN.
1.1 Tình huống:
Chủ đầu tư A lập Ban quản lý dự án B để tiến hành xây dựng một công trình công cộng.
Khi triển khai, B đã ký hợp đồng với nhà thầu C mà không nêu rõ trong hợp đồng B đại
diện A và cũng không có ủy quyền của A trong khi đó, theo quy định, B không được tự ký
hợp đồng với C vì đây là công việc của chủ đầu tư A (thực tế Ban quản lý dự án B không
có nhiều tài sản để thanh toán cho C).

1.2 Trả lời


1.2.1 Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền.
Điều 574 BLDS 2015: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không
có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của
người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”.

1.2.2. Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
- Vì căn cứ vào những quy định về các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự quy định tại Điều
275 Bộ luật dân sự năm 2015 thì nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ sau:

1. Hợp đồng;

2. Hành vi pháp lý đơn phương;

3. Thực hiện công việc không có uỷ quyền;

4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.

- Thực hiện công việc không có ủy quyền: Xuất phát từ sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau
trong cuộc sống. Về bản chất, khi một người không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc
của người khác mà họ tự nguyện thực hiện thì quan hệ nghĩa vụ phát sinh giữa người có
công việc và người thực hiện công việc. Cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ tương xứng
với nhau.

- VD: ông B và bà H là bạn bè (hàng xóm). Trong lúc bà H đi vắng thì trời đổ mưa nhưng
trước sân bà H có phơi lúa, nhìn tình hình sắp mưa nên ông B đã mở cửa vào để hốt lúa

1
tránh mưa trong thời gian bà H vắng nhà, ông B đã tự ý vào nhà hốt lúa và đem vào nhà
dùm bà H.

- Từ đó phát sinh nghĩa vụ của Ông B là thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều
kiện của mình.

1.2.3. Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện
công việc không có ủy quyền”.
- Chủ thể

+ BLDS 2005 quy định: Chủ thể người có công việc được thực hiện chỉ có cá nhân

+ BLDS 2015 quy định: Chủ thể người có công việc được thực hiện bao gồm cả cá nhân
và pháp nhân (Mở rộng phạm vi chủ thể)

- Mục đích thực hiện

+ BLDS 2005 quy định “hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện” (Hoàn
toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện, không có bất kỳ lợi ích nào từ việc
thực hiện công việc cho người khác. Tuy nhiên vẫn có thể hiểu theo cách thứ hai rằng
người thực hiện công việc cũng có lợi ích từ việc thực hiện đó.)

+ BLDS 2015 quy định: “thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được
thực hiện” (bỏ từ “hoàn toàn”, vì lợi ích của người có công việc được thực hiện nhưng cũng
có thể vì mục đích khác tuy nhiên không được làm trái với lợi ích của người có công việc
được thực hiện và các chủ thể khác

→ Suy ra: so với BLDS 2005 thì BLDS 2015 có đổi mới hơn về chủ thể mở rộng ra
hơn phạm vi chủ thể. Còn về mục đích thực hiện thì BLDS 2015 cho người có công việc
thực hiện nhưng cũng vì mục đích khác nhưng không làm trái với lợi ích của người có công
việc được thực hiện và các chủ thể khác.

1.2.4. Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”
theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.
- Căn cứ Điều 574 BLDS 2015 cần phải thỏa mãn 4 điều kiện mới được áp dụng quy định
pháp luật về thực hiện công việc không có ủy quyền:

(1) Người thực hiện là người không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó.

2
+ Người thực hiện không có nghĩa trách nhiệm thực hiện công việc người khác, việc thực
hiện phát sinh tự tình cảm làng xóm, tương trợ lẫn nhau. Tự nguyện giúp đỡ nhau vì lợi ích
của người có công việc được thực hiện.

(2) Thực hiện công việc một cách tự nguyện.

+ Người thực hiện phải làm việc một cách tự nguyện không có bất kỳ ai yêu cầu hay có bất
cứ lí do gì ngoài sự tự nguyện của chính bản thân muốn thực hiện công việc đó.

(3) Thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc được thực hiện.

+ Thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc được thực hiện không vì lí do
chuộc lợi nào cho bản thân mà làm vì lợi ích của người có công việc được thực hiện.

(4) Người có công việc được thực hiện không biết hoặc không phản đối

+ Trong trường hợp khẩn không kịp báo với người có công việc biết thì người thực hiện
công việc không có ủy quyền thực hiện công việc đó hoặc nếu người có công việc biết
nhưng không bày tỏ sự phản đối với việc thực hiện đó thì coi như thỏa điều kiện.

1.2.5. Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể
yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định
“Thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C không thể yêu cầu
chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “Thực hiện
công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015.

Vì nhà thầu C chỉ thực hiện công việc theo nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký với Ban
quản lí dự án B, chứ không xuất phát từ ý thức tự nguyện đơn phương và có chủ ý của nhà
thầu C để giúp chủ đầu tư A thực hiện công việc, nên giữa chủ đầu tư A với nhà thầu C
không tồn tại quan hệ nghĩa vụ do thực hiện công việc không có ủy quyền.

Cơ sở pháp lý: Điều 574 BLDS 2015.

3
2. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (THANH TOÁN MỘT KHOẢN TIỀN)
2.1. Tóm tắt bản án:
2.1.1 Tình huống:
Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế chân của bà Cô 50.000đ.
Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà. Bà Cô đồng ý trả nhà và yêu cầu ông Quới hoàn trả
tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung bình vào năm 1973 là 137 đ/kg và giá gạo trung bình
hiện nay theo Sở tài chính Tp. HCM là 18.000đ/kg).

2.1.2 Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/03/2018 của Toà án nhân dân tối cao
Hà Nội:
Về việc tranh chấp nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng
đất.

- Nguyên đơn: cụ Ngô Quang Bảng.

- Bị đơn: bà Mai Hương.

Ngày 26/11/1991 cụ Bảng thỏa thuận chuyển nhượng nhà, đất cho vợ chồng ông Thịnh, bà
Hương với số tiền là 5.000.000 đồng. Hai bên đã xảy ra tranh chấp nghĩa vụ trả tiền trong
hợp đồng chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng đất, căn cứ vào “Giấy biên nhận tiền” thì
bà Hương mới thanh toán cho cụ Bảng được 4.000.000 đồng trong tổng số tiền 5.000.000
đồng phải thanh toán. Như vậy, số tiền còn nợ tương đương 1/5 giá trị nhà đất. Tòa án cấp
sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc bà Hương phải trả cho cụ Bảng khoản tiền nợ là
1.000.000 đồng cùng với lãi suất 1.710.000 đồng. Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội
quyết định hủy Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm do không đảm bảo được quyền lợi
của đương sự.

2.2 Trả lời


2.2.1 Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào?
Qua trung gian là tài sản gì?
Theo thông tư liên tịch số 01 năm 1997, giá trị khoản tiền phải thanh toán được tính lại
thông qua trung gian là giá gạo đối với nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn
trả, tiền công, tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay
không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất hợp pháp. Cụ thể: nếu vụ việc
gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ trước ngày 1/7/1996 và giá gạo trong khoảng thời
gian từ lúc phát sinh nghĩa vụ đến khi xét xử sơ thẩm mà tăng từ 20% trở lên thì khoản tiền

4
đó sẽ được thanh toán như sau: Đầu tiên, khoản tiền ban đầu sẽ đổi ra số lượng gạo tương
ứng tại thời điểm gây thiệt hại. Sau đó tính thành tiền số gạo đã đổi theo giá tại thời điểm
xét xử sơ thẩm và cộng thêm án phí (5% số tiền sau cùng). Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát
sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặc tuy xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong
khoảng thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử
sơ thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có tăng nhưng ở mức dưới 20%, thì Toà án chỉ xác
định các khoản tiền đó để buộc bên có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền. Trong trường
hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền
chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời
gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 313 BLDS 1995,
trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2.2.2 Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền
cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Đối với tình huống thứ nhất, theo mục 1 phần I thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Toà
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn
việc xét xử và thi hành án về tài sản và các quy định liên quan khác (nếu có) có quy định
đối với nghĩa vụ là tiền hoàn trả hay cụ thể trong tình huống này là tiền thế chân do bà Cô
yêu cầu ông Quới hoàn trả khi bà Cô trả nhà. Trước đó, vào ngày 15/11/1973, ông Quới
cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế chân của bà Cô 50.000đ. Vậy theo căn cứ pháp lý trên
thì thực tế nay ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là: Theo mục 1 phần I
thông tư 01/TTLT, thông tin tình huống cung cấp (giá gạo trung bình vào năm 1973 là
137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài chính Tp. HCM là 18.000đ/kg) và thời
điểm phát sinh nghĩa vụ trước ngày 1/7/1996 thì trường hợp trên sẽ áp dụng khoản 1 mục
1 phần I: “.... Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-
1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm
xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi giá gạo tại thời điểm gây
thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời
điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và chịu án phí theo
số tiền đó.” Kết luận theo cách tính trên thì thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô số tiền:
Quy đổi số tiền 50.000đ ra số kg gạo tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả (năm 1973):
50000/137 (kg)Tính số lượng kg gạo trên thành tiền theo giá gạo tại thời điểm buộc bên có
nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán: (50000/137) × 18000=6.569.343 đồng.

5
2.2.3 Thông tư trên có điều chỉnh trong việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?
Thông tư liên tịch 01/TTLT không điều chỉnh trong việc thanh toán tiền trong hợp đồng
chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT. Thông tư trên đã
liệt kê nhiều đối tượng là những nghĩa vụ thanh toán tiền có thể được tính lại trong trường
hợp trượt giá như các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền chia
tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền
truy thu do thu lợi bất chính, ngoài ra thông tư này cũng điều chỉnh nghĩa vụ về tài sản là
hiện vật. Tiền thanh toán trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản trong Quyết định số
15/2018/DS-GĐT không thuộc các trường hợp được liệt kê ở trên nên thông tư không thể
điều chỉnh.

2.2.4 Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất
được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân
dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là
bao nhiêu? Vì sao?
Trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội nhận định “bà
Hương mới thanh toán được 4/5 giá trị chuyển nhượng đất cho cụ Bảng, số tiền còn nợ
tương đương 1/5 giá trị nhà, đất. Do đó, bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền còn
nợ tương đương 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm mới đúng
với hướng dẫn tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP
ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.”

Căn cứ vào điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP thì giá
trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000 đồng như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì theo
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng cụ
thể là 1/5 của 1.697.760.000 đồng. Do đó khoản tiền bà Hương phải thanh toán là: 1/5 x
1.697.760.000 = 339.552.000 đồng.

2.5 Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một
tiền lệ (nếu có)?
- Hướng như trên Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ.

+ Tiền lệ: Quyết định 741/2011/DS-GĐT ngày 26/9//2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao

6
+Tóm tắt: Ông Hoanh và ông An có ký hợp đồng chuyển nhượng 1.230 m2 đất với giá
500.000.000 đồng. Ông An đã trả cho ông Hoanh 265.000.000 đồng, còn nợ ông Hoanh
235.000.000 đồng; nhưng ông An đã nhận đất và ông An đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên. Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ tại
công văn 34/BC.VKST-P5 thì ông An đã bán thửa đất mà ông nhận chuyển nhượng của
ông Hoanh. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc các bên tiếp tục thực hiện
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Hoanh và ông An là có căn cứ. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng ông An đã vi phạm hợp đồng, không thực hiện
nghĩa vụ trả tiền chuyển nhượng đất đúng thời hạn. Do đó, ông An phải thanh toán cho ông
Hoanh số tiền nhận chuyển nhượng đất còn thiếu theo giá thị trường tại thời điểm xét xử
sơ thẩm; như vậy mới bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các đương sự. Tòa án cấp sơ thẩm
buộc ông An trả lại ông Hoanh số tiền gốc chưa thanh toán và lãi suất; Tòa án cấp phúc
thẩm chỉ buộc ông An trả nguyên tiền gốc đều không chính xác 697.760.000 đồng x 1/5 =
339.552.000 đồng.

3. CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THỎA THUẬN


3.1. Tóm tắt bản án số 148/2007/DSST ngày 26/09/2007 của Tòa án nhân dân thị xã
Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Nguyên đơn: Bà Trần Thị Cẩm Tú. Bị đơn: Bà Phùng Thị Bích Ngọc. Nội dung bản án:
Tháng 4/2004 bà Phượng vay của bà Tú 615.000.000 đồng với lãi suất 1.8%/tháng, thời
hạn vay là 12 tháng để cho bà Ngọc vay 465.000.000 đồng và bà Loan, ông Thạnh vay
150.000.000 đồng. Đến tháng 4/2005, bà Phượng xin giảm lãi xuống còn 1.3%/tháng. Đến
tháng 5/2005, bà Phượng không trả lãi như thỏa thuận. Ngày 12/5/2005 bà Tú đồng ý cho
bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh qua việc lập hợp đồng
cho bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh vay số tiền như trên. Bà Tú khởi kiện yêu cầu bà Phượng
liên đới trả nợ cùng bà Ngọc nhưng bà Phượng lại cho rằng mình chỉ là trung gian giới
thiệu cho bà Ngọc vay tiền bà Tú (bà Ngọc cũng thừa nhận điều này). Quyết định của Tòa
án: Buộc bà Phùng Thị Bích Ngọc có trách nhiệm trả cho bà Trần Thị Cẩm Tú số tiền:
651.981.000 đồng.

3.2 Trả lời:


3.2.1 Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao
nghĩa vụ theo thỏa thuận?
● Giống nhau:

7
- Có ít nhất ba chủ thể.

- Đều dẫn tới hệ quả pháp lý là làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ, theo đó, chấm
dứt tư cách chủ thể của chủ thể đã chuyển giao, xác lập tư cách chủ thể cho người nhận
chuyển giao.

- Không được chuyển giao khi quyền yêu cầu/ nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên
chuyển giao.

- Hình thức chuyển giao: đều được thể hiện bằng văn bản, lời nói.

- Chỉ được áp dụng khi các quan hệ nghĩa vụ đang còn hiệu lực

● Khác nhau:

Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ

Đối tượng Bên có quyền Bên có nghĩa vụ

Nguyên tắc - Không cần sự đồng ý của bên có nghĩa Cần sự đồng ý của bên có quyền
chuyển vụ
giao
- Người chuyển giao quyền yêu cầu phải
thông báo bằng văn bản cho bên có
nghĩa vụ về việc chuyển giao quyền yêu
cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Biện pháp Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện Biện pháp bảo đảm chấm dứt
đảm bảo nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc khi nghĩa vụ có biện pháp bảo
chuyển giao yêu cầu bao gồm cả biện đảm được chuyển giao, trừ
pháp bảo đảm đó trường hợp có thỏa thuận khác.

3.2.2 Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà
Tú?
Thông tin của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú là:

8
- “Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người trực tiếp
nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền 555.000.000đ và theo biên nhận ngày
27/4/2004 thì thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền 615.000.000đ. Phía bà
Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thỏa thuận vay tiền với bà Tú.
Ngoài ra, cũng theo lời khai của bà Phượng thì vào tháng 4 năm 2004, do phía bà Loan,
ông Thạnh và bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để trả vốn vay ngân hàng nên bà đã
cùng với bà Tú vay nóng bên ngoài để có tiền trả cho ngân hàng. Xác định bà Phượng là
người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú.”

3.2.3 Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú đã được chuyển giao
sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh.
Trong phần xét thấy cho thấy nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú đã được chuyển giao sang cho bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh. Tuy nhiên, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển
giao nghĩa vụ trả nợ sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú thiết
lập hợp đồng cho bà Ngọc vay 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay
150.000.000đ vào ngày 12/5/2005. Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú thiết lập hợp đồng vay
với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã
chấm dứt. Việc yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán nợ cho bà Tú là không có
căn cứ.

3.2.4 Suy nghĩ của anh, chị về đánh giá trên của tòa án.
Đánh giá của tòa án là hoàn toàn hợp lý. Theo khoản 1 điều 370 BLDS 2015 về chuyển
giao nghĩa vụ: bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu
được bên có quyền đồng ý. Vì vậy bà Phượng khi yêu cầu chuyển giao nghĩa vụ cho bà
Ngọc, Loan và ông Thạnh đã được bà Tú chấp nhận thỏa mãn điều kiện của luật quy định.

3.2.5 Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với
người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển
giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Cơ sở pháp lý: Điều 283, Điều 370 BLDS 2015.

Từ góc độ văn bản, BLDS 2015 không quy định rõ liệu người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao hay không, mà chỉ quy định là “khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế
nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”. Để làm sáng tỏ điều này, ta xét hai trường hợp sau:

9
(1) Trường hợp người có nghĩa vụ ban đầu vẫn còn trách nhiệm đối với người có quyền:
hệ quả pháp lý của trường hợp này sẽ giống như hệ quả của quy định “khi được bên có
quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa
vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”. Như vậy, quy định chuyển giao nghĩa vụ và quy
định thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba sẽ không độc lập với nhau.

(2) Trường hợp người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền:
hệ quả pháp lý là sẽ chấm dứt trách nhiệm của người có nghĩa vụ ban đầu với người có
quyền, đồng thời người thế nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm độc lập trong việc thực hiện
nghĩa vụ đối với người có quyền. Như vậy thì mới có sự khác nhau giữa hai chế định
chuyển giao nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba.

Mặc dù BLDS hiện hành chưa có quy định rõ về vấn đề này, tuy nhiên, thực tiễn xét xử
cho thấy, Toà án đã giải phóng cho người có nghĩa vụ ban đầu, trừ khi các bên có thoả
thuận khác. Sở dĩ như thế là vì hai chế định trên vốn đã có nhiều điểm tương đồng, ví dụ
được bên có quyền đồng ý, do người thứ ba thực hiện nghĩa vụ, đều là sự thỏa thuận giữa
bên có quyền và người thứ ba, v.v. Chúng ta có thể hiểu rằng, mặc dù pháp luật chưa quy
định minh thị, nhưng các nhà làm luật đã ngầm nhận định rằng người có nghĩa vụ không
chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.

3.2.6 Nhìn từ góc độ quan điểm của các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện
nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết.
Nhìn từ góc độ quan điểm của các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách
nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Tác giả Đỗ Văn Đại cho rằng: “Nếu cho rằng người có nghĩa vụ ban đầu vẫn có trách nhiệm
đối với người có quyền thì chúng ta không thấy sự khác nhau giữa chuyển giao nghĩa vụ
với “thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba”. Do vậy, để chuyển giao nghĩa vụ
là một chế định độc lập với chế định thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba,
cần xác định rõ chuyển giao nghĩa vụ giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu, trừ khi có bên
có thoả thuận khác.”

10
Tác giả đưa ra những ví dụ cụ thể như hướng giải quyết của Trọng tài trong vụ việc Công
ty Việt Nam và công ty Hồng Kông hay quyết định của Toà án cấp sơ thẩm trong Bản án
số 913/2006/DS-PT ngày 06-09-2006 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bên
cạnh đó, tác giả một lần nữa khẳng định, “khi có chuyển giao nghĩa vụ theo thoả thuận thì
người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm với người có quyền đối với nghĩa vụ
hay phần nghĩa vụ được chuyển giao” thông qua hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm
trong Quyết định số 361/2009/DS-GĐT ngày 13-8-2009 của Toà dân sự Toà án nhân dân
tối cao.

3.2.7 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu
không còn trách nhiệm đối với người có quyền?
- Dòng thứ 6 đoạn 4 phần Xét thấy của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa
vụ ban đầu không còn chịu trách nhiệm đối với người có quyền. “Như vậy, kể từ lúc bà Tú
xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà
Phượng với bà Tú đã chấm dứt. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán
nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận”.

- Và đoạn 4 trang 64: “Việc bà Tú giữ giấy chứng minh Hải quan của bà Phượng theo thỏa
thuận, phía bà Phượng không có nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú buộc bà Tú phải hoàn trả lại
giấy chứng minh Hải quan”.

3.2.8 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án?
- Theo tôi hướng giải quyết của Toà án là hợp lý thỏa đáng vì đã làm rõ được hai vấn đề:

+ Hành vi pháp lý được xác định là việc chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận có căn cứ
với bên có quyền là bà Tú và bên có nghĩa vụ là bà Phượng sau đó đã chuyển nghĩa vụ cho
bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh qua đoạn “bà Tú đã lập hợp đồng cho vay với bà Ngọc và
vợ chồng bà Loan, ông Thạnh”.

+ Từ đó cho thấy Tòa đã có hướng giải quyết cho thấy từ lúc bà Tú lập hợp đồng cho vay
với ba người bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đã làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của ba người
đồng thời cũng chấm dứt nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng.

11
3.2.9 Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh
của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm dứt
không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của
người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao cho bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh, thì biện
pháp bảo lãnh sẽ chấm dứt và không còn giá trị tiếp tục đối với người thế nghĩa vụ nữa;
trong trường hợp nếu giữa các bên có sự thỏa thuận tiếp tục dùng biện pháp bảo lãnh đấy
thì nó sẽ không chấm dứt khi nghĩa vụ được chuyển giao. Trong điều 371 BLDS 2015 có
quy định rõ rằng: Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện
pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

12

You might also like