You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

BÀI THẢO LUẬN LẦN 3


MỤC LỤC
II. Tình huống...........................................................................................................................................1
2.1. Tình huống 1..................................................................................................................................1
2.1.1. Hành vi bán nhà của bà Hà có trái với quy định về quyền định đoạt tài sản của vợ chồng?
Căn cứ pháp lý?................................................................................................................................1
2.1.2. Hướng xử lý của Tòa án nếu ông Bình có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn (xử lý dưới
hai góc độ: nhân thân và tài sản, có viện dẫn cơ sở pháp luật).........................................................2
2.2. Tình huống 2..................................................................................................................................2
2.2.1 Anh (chị) cho biết, yêu cầu của bà Tứ phải được giải quyết thế nào theo pháp luật (xác định
rõ di sản thừa kế, đối tượng hưởng di sản của ông Thuấn), biết rằng tại thời điểm Tòa án giải
quyết vụ án, mẹ ông Thuấn đang quản lý di sản của ông.................................................................3
2.3. Tình huống 3..................................................................................................................................4
2.3.1. Xác định có lý giải vợ của ông Anh theo quy định của pháp luật?........................................4
2.3.2. Xác định di sản thừa kế của ông Anh và đối tượng được hưởng di sản của ông giả thiết có
tranh chấp về thừa kế và tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, nhà số 11/8 tại xã K, Huyện LK,
tỉnh HB do ông Anh đứng tên, được định giá 3 tỷ đồng..................................................................5
II. Tình huống
2.1. Tình huống 1
Ông Bình và bà Hà tổ chức lễ cưới năm 1984. Sau cưới, hai người dọn về chung sống
tại căn nhà số 62A đường Mai Văn Vĩnh, xã X, huyện Y – tài sản mà bà Hà được cha
mẹ tặng cho riêng năm 1983.

Năm 2000, ông Bình và bà Hà đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận kết hôn.

Năm 2019, ông Bình và bà Hà sử dụng tài sản chung là 100 triệu đồng để nâng cấp
nhà số 62A sau đó sử dụng tầng trệt nhà cho thuê, mỗi tháng thu về 14 triệu đồng –
đây là nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình.

Năm 2022, bà Hà lập hợp đồng mua bán nhà 62A mà không cho ông Bình Biết. Một
tháng sau, ông Bình có đơn yêu cầu Tòa án xác định hợp đồng mua bán căn nhà số
62A đường Mai Văn Vĩnh, xã X, huyện Y là vô hiệu. Anh (chị) hãy cho biết:

2.1.1. Hành vi bán nhà của bà Hà có trái với quy định về quyền định đoạt tài sản
của vợ chồng? Căn cứ pháp lý?
Trả lời: Hành vi bán nhà của bà Hà là trái với quy định về quyền định đoạt tài sản của
vợ chồng. Cụ thể:

- Ông Bình và bà Hà sống chung với nhau như vợ chồng từ năm 1984 và đến năm
2000 thì ông bà đã đăng ký kết hôn và được cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Căn cứ mục
1 TTLT số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSDNTC-BTP thì quan hệ vợ chồng của họ
được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu sống chung với nhau như vợ
chồng) – 1984. Lúc này quan hệ vợ chồng giữa ông Bình và bà Hà chịu sự điều chỉnh
của Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNGĐ) 1959.

- Căn cứ theo Điều 15 Luật HNGĐ 1959 quy định tài sản có trước và sau khi cưới là
tài sản chung của vợ chồng. Do vậy, trong trường hợp này, căn nhà số 62A của bà Hà
được cha mẹ tặng cho riêng trước khi cưới được xác định là tài sản chung của vợ
chồng.

- Căn cứ Điều 17, Điều 29 Luật HNGĐ 2014 thì vợ chồng bình đẳng với nhau, có
quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Bình đẳng với nhau về quyền,
nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

- Như vậy, căn nhà số 62A được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông Bình và
bà Hà thì việc bà Hà bán nhà mà ông Bình không biết là đã trái với quy định về quyền
định đoạt tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật HNGĐ 2014.

1
2.1.2. Hướng xử lý của Tòa án nếu ông Bình có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly
hôn (xử lý dưới hai góc độ: nhân thân và tài sản, có viện dẫn cơ sở pháp luật).
Trả lời: Hướng xử lý của Tòa án khi ông Bình có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly
hôn:

- Về nhân thân: Vì ông Bình có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, nếu đáp ứng các
điều kiện của Luật HNGĐ 2014 vê ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết ly hôn. Và quan hệ
hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp
luật – Điều 57 Luật HNGĐ 2014.

- Về tài sản:

+ Vì ông Bình có đơn yêu cầu xác định hợp đồng mua bán căn nhà số 62A đường Mai
Văn Vĩnh, xã X, huyện Y là vô hiệu nên Tòa án sẽ tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
Bởi lẽ, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Luật HNGĐ 2014 khi định đoạt tài
sản chung là bất động sản (căn nhà số 62A) thì phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của
vợ và chồng. Trong trường hợp trên bà Hà bán căn nhà số 62A thì ông Bình không biết
đến cũng như không sự thỏa thuận nào giữa ông và bà Hà. Do vậy, việc bà Hà bán nhà
vi phạm quy định tại Điều 29, Điều 35 Luật HNGĐ 2014 nên Tòa án sẽ tuyên bố giao
dịch đó là vô hiệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117 và Điều 123 Bộ luật dân
sự năm 2015.

+ Ngôi nhà được chia theo quy định tại Điều 59 Luật HNGĐ 2014, vì nhà không thể
chia bằng hiện vật nên sẽ chia theo giá trị của căn nhà. Và bên nào nhận phần tài sản
bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì sẽ thanh toán cho bên kia
phần chênh lệch.

2.2. Tình huống 2


Ông Thuấn và bà Tứ là vợ chồng

Năm 2016, hai bên thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Theo
văn bản được công chứng ngày 11.12.2016, tài sản của vợ chồng được chia: Ông
Thuấn sở hữu nhà 3A trị giá 2.5 tỷ đồng; bà Tứ sở hữu 2.6 tỷ đồng. Ngay sau khi chia
tài sản, bà Tứ và ông Thuấn không còn sống chung với nhau.

Tháng 11.2018, bà Tứ sinh con trai và đăng ký khai sinh cho con. Giấy khai sinh ghi
tên trẻ là Trần Hải, tên cha là Trần Thuấn.

Tháng 6.2019, ông Thuấn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn bà Tứ. Trong khi cơ quan
tiến hành tố tụng đang trong quá trình giải quyết vụ án, ngày 02.11.2019, ông Thuấn
đột tử. Do các bên liên quan không thỏa thuận được, bà Tứ khởi kiện chia di sản thừa
kế (là ngôi nhà 3A) đồng thời yêu cầu chia đôi 150 triệu đồng - khoản lợi tức có từ
2
việc ông Thuấn sử dụng nhà 3A cho thuê sau khi chia tài sản chung (tại thời điểm Tòa
án giải quyết vụ án, khoản lợi tức còn).

2.2.1 Anh (chị) cho biết, yêu cầu của bà Tứ phải được giải quyết thế nào theo pháp
luật (xác định rõ di sản thừa kế, đối tượng hưởng di sản của ông Thuấn), biết rằng
tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, mẹ ông Thuấn đang quản lý di sản của ông.
Trả lời:

*Xem xét mối quan hệ vợ chồng của ông Thuấn và bà Tứ:

Trước thời điểm ông Thuấn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn bà Tứ vào tháng 6.2019
và trước thời điểm ngày 02.11.2019 ông Thuấn đột tử thì giữa ông và bà Tứ vẫn là mối
quan hệ vợ chồng. Giữa 2 bên có thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân (Theo văn bản được công chứng ngày 11.12.2016) và ngay sau khi chia bà
Tứ và ông Thuấn không còn chung sống với nhau nhưng mãi đến tháng 6.2019 ông
Thuấn mới yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn với bà Tứ. Trừ trường hợp tại Điều 65
của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Sau đây gọi là Luật HNGĐ 2014) thì căn cứ vào
Điều 57 thời điểm được xem là chấm dứt hôn nhân và quan hệ hôn nhân chấm dứt khi
đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1, 2 Điều 57. Tuy nhiên trong quá trình cơ quan đang
tiến hành giải quyết vụ án thì ông đột tử. Như vậy, vào thời điểm trước khi ông Thuấn
chết thì mối quan hệ vợ chồng giữa ông và bà Tứ vẫn còn.

*Yêu cầu của bà Tứ phải được giải quyết theo pháp luật, cụ thể:

- Xác định di sản thừa kế:

Căn cứ theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) thì Di sản bao gồm tài sản
riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Như vậy, di sản của ông Thuấn bao gồm:

+ Căn nhà số 3A (Điều 33 và Điều 40 Luật HNGĐ 2014)

+ Khoản lợi tức - 150 triệu đồng từ việc sau khi chia tài sản chung được phát sinh từ
việc ông Thuấn sử dụng căn nhà 3A cho thuê. (Điều 33, Điều 40 Luật HNGĐ 2014).

=> Di sản = TSR + TS trong khối TSC

2.5 tỷ (giá trị căn nhà 3A) + 150tr (Khoản lợi tức từ việc cho thuê nhà 3A) = 2 tỷ 650tr

- Xét đối tượng được hưởng di sản của ông Thuấn

Áp dụng Điều 651 BLDS 2015 và Khoản 1 Điều 655 BLDS 2015 thì đối tượng được
hưởng di sản sẽ bao gồm:

+ Mẹ ông Thuấn
3
+ Bà Tứ

+ Con trai Trần Hải

Bởi vì căn cứ theo Điều 651 trường hợp này ông Thuấn đột tử mà không để lại di chúc
và số di sản của ông được mẹ ông quản lý tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án. Căn
cứ theo tình huống này thì áp dụng Điều 651 Người thừa kế theo pháp luật, cụ thể với
hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết; Bên cạnh đó tại Khoản 1 Điều 655 BLDS 2015 thì trường
hợp vợ - bà Tứ đã được chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một
người chết - ông Thuấn thì bà Tứ vẫn được thừa kế di sản. Do đó, đối tượng được
hưởng di sản bao gồm mẹ ông Thuấn, bà Tứ và con trai.

2.3. Tình huống 3


Năm 1952, ông Anh sống chung như vợ chồng với bà Nga. Hai người không có con
chung.

Năm 1954, ông Anh tiếp tục cưới bà Lành. Ông Anh, bà Lành có con nuôi chung là
Túy.

Năm 1988, ông Anh kết hôn với bà Nhung. Con chung của họ là Thắm, Hùng.

Ông Anh, bà Lành, bà Nhung cùng chung sống tại nhà số 11/8 xã K, Huyện LK, tỉnh
HB. Nhà này là tài sản mà ông Anh được thừa kế riêng năm 1953. Năm 2014, bà
Nhung và ông Anh sử dụng 72 triệu đồng - số tiền có được từ việc bán 18 chỉ vàng mà
hai người được mừng cưới để nâng cấp, cải tạo nhà số 11/8.

Năm 2015, ông Anh chết không để lại di chúc.

Anh, chị hãy:

2.3.1. Xác định có lý giải vợ của ông Anh theo quy định của pháp luật?
Trả lời:

Vợ hợp pháp ông Anh là bà Lành. Bởi vì,

Năm 1954, ông Anh cưới Lành nhưng không đăng ký kết hôn, việc như vậy đã phát
sinh nên hôn nhân thực tế. Và quan hệ hôn nhân thực tế của ông Anh đáp ứng được
các điều kiện sau: (i) việc sống chung giữa ông Anh với bà Lành được xác lập trước
ngày 03.01.1987, ngày Luật HNGĐ 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn. (ii)
Không vi phạm điều kiện kết hôn theo pháp luật HNGĐ hiện hành (iii) Cuộc sống hôn
nhân không gián đoạn.

4
Năm 1952, ông Anh và bà Nga phát sinh nên hôn nhân thực tế khi chung sống với
nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, sau đó họ không còn sống
chung với nhau, cuộc sống hôn nhân bị gián đoạn và trước khi Luật HNGĐ1986 có
hiệu lực, ông Anh đã chung sống với nhau như vợ chồng với Bà Lành. Do đó, cuộc
sống hôn nhân giữa ông Lành và bà Nga đã chấm dứt. Vào thời điểm đó, chưa có văn
bản pháp luật, án lệ nào hướng dẫn trường hợp trên. Hiện nay, tuy cũng chưa có luật
hướng dẫn giải quyết nhưng đã có Án lệ số 41/2021/AL được công nhận giải quyết vụ
việc trên. Trường hợp này, phải xác định hôn nhân thực tế đầu tiên đã chấm dứt. Do
đó, quan hệ hôn nhân giữa ông Anh với bà Nga không được công nhận.

Đối với việc ông Anh kết hôn với bà Nhung vào năm 1988, thời điểm chịu sự điều
chỉnh của Luật HNGĐ 1986. Khi kết hôn với bà Nhung, ông Anh vẫn sống chung với
bà Lành. Nên ông Anh vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (Điều 1, Điều 7
Luật HNGĐ 1986). Do vậy, việc ông Anh kết hôn với bà Nhung là kết hôn trái pháp
luật. Căn cứ theo Điều 9 Luật HNGĐ 1986 thì việc kết hôn giữa ông Anh và bà Nhung
có thể bị Toà án huỷ khi có yêu cầu của những chủ thể có thẩm quyền.

2.3.2. Xác định di sản thừa kế của ông Anh và đối tượng được hưởng di sản của
ông giả thiết có tranh chấp về thừa kế và tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, nhà
số 11/8 tại xã K, Huyện LK, tỉnh HB do ông Anh đứng tên, được định giá 3 tỷ đồng.
Di sản thừa kế của ông Anh là căn nhà số 11/8 tại xã K, Huyện LK, tỉnh HB. Ông Anh
chết năm 2005, trong thời hạn có hiệu lực của BLDS 2005, do đó đối tượng được
hưởng thừa kế chịu sự điều chỉnh của BLDS 2005.

Ông Anh chết không để lại di chúc. Do vậy, trường hợp chia thừa kế di sản của ông
Anh thuộc trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 thì người được thừa kế hàng thứ
nhất của ông Anh bao gồm: Vợ: bà Lành; Con nuôi: Tuý; Con đẻ: Thắm, Hùng.

Căn cứ theo điểm a mục 1 phần II Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP: “Trường hợp quan
hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thì bên
vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp
luật về thừa kế”. Như vậy, mặc dù bà Lành chưa đăng ký kết hôn với ông Anh nhưng
có phát sinh quan hệ hôn nhân thực tế nên vẫn được chia di sản thừa kế theo pháp luật

Do ông Anh với bà Nhung kết hôn trái pháp luật nên quan hệ hôn nhân giữa 2 người
không được công nhận. Về tài sản của có 18 chỉ vàng mà hai bên được mừng. Đây
được xác định là tài sản chung, do khó xác định được công sức đóng góp của mỗi bên
nên giá trị số vàng trên được chia đôi. Do vậy. bà Nhung được nhận số tiền 36 triệu

5
đồng từ giá trị di sản của ông Anh để lại, vì trước đó cả hai đã sử dụng số tiền đó để
cải tạo, nâng cấp ngôi nhà 11/8.

You might also like