You are on page 1of 5

*) Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế

Tóm tắt án lệ số 26/2013/DS-GĐT ngày 22/4/2013 về vụ tranh chấp di sản thừa kế:

Cụ Phúc (chết năm 1999) và cụ Thịnh (chết năm 2007) có 6 người con gồm có: Nguyễn
Hồng Vũ, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Hồng Vân, Nguyễn Thị
Kim Thu, Nguyễn Hồng Vi. Khi cụ Phúc chết không để lại di chúc. Tài sản giữa cụ Phúc
và cụ Thịnh tạo lập được gồm nhà, đất tại 708 Ngô Gia Tự. Trước khi chết cụ Phúc có ý
nguyện bán nhà, đất tại 708 Ngô Gia tự sau đó chia cho các con trai mỗi người 100 triệu,
con gái mỗi người 30 triệu. Sau khi cụ Phúc chết vì một số lý do bà Oanh, bà Dung và bà
Thu đã nhận của ông Vân 30 triệu và phải kí xác nhận số tiền đã nhận với yêu cầu từ ông
Vân là không được đòi hỏi gì từ ngôi nhà trên. Bên cạnh đó Cụ Thịnh đã để lại di chúc
với nội dung cho ông Vân hưởng toàn bộ di sản của cụ là ½ nhà đất số 708 Ngô Gia Tự
và phần tài sản mà cụ Thịnh được hưởng từ Cụ Phúc. Tại bản án sơ thẩm xác định nhà
đất là tài sản của cụ Phúc, cụ Thịnh; xác nhận di chúc của cụ Thịnh là hợp pháp; bác bỏ
yêu cầu đòi thừa kế của bà Oanh, Dung; không chấp nhận yêu cầu đòi chia bằng hiện vật
của ông Vũ; giao cho ông Vân đươc quyền sử dụng nhà đất và phải trại lại phần thừa kế
của ông vi là 150 triệu, trả cho ông Vũ 110 triệu. Tại bản phúc thẩm sửa lại một phần bản
án sơ thẩm : chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của bà oanh, bà dung; Giao cho ông Vân sử
dụng nhà đất và phải kí trả phần thừa kế cho ông Vi: 150 triệu,ông vũ 110 triệu; bà oanh
và bà dung mỗi người 40 triệu. Tại tòa giám đốc thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm và
phúc thẩm, giao hồ sơ cho tòa án nhân dân xét xử lại vì diện tích đất không được xác định
rõ ràng, và công chăm sóc cha mẹ của ông vân, công nuôi dưỡng cha mẹ ( là lúc ông Vi
gửi tiền từ Đức về cho cha mẹ không phải bán căn nhà) của ông Vi cũng không được xác
định rõ, và số tiền chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp lý.

Câu 1: Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.
Trả lời:
- Có 3 loại thời hiệu thừa kế được quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 như sau:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm
đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người
thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản
thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của
Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản
này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là
03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Câu 2: Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia tài sản không?
-Pháp luật nước ngoài không áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia tài sản

Câu 3: Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của
Quyết định tạo lập thành  Án  lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?
Trả lời
- Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm 1990.
- Đoạn: “Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp
dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với
trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36
Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này
thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của
pháp luật” của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời

Câu 4: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?
Trả lời

- Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ
T có cơ sở văn bản là các quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 và
khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2015. Cụ thể như sau:

“Điều 688. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp
dụng pháp luật được quy định như sau:

d) Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.”

“Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm
đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

- Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS năm 2015 cho di sản
của cụ T rất thuyết phục . Vì theo ta thấy di sản của cụ T đa phần là bất động sản, mà bất
động sản là một tài sản có giá trị lớn nên việc chia di sản thừa kế này phải có thời hiệu là
30 năm nên Vì theo ta thấy di sản của cụ T đa phần là bất động sản, mà bất động sản là
một tài sản có giá trị lớn nên việc chia di sản thừa kế này phải có thời hiệu là 30 năm Vì
theo ta thấy di sản của cụ T đa phần là bất động sản, mà bất động sản là một tài sản có giá
trị lớn nên việc chia di sản thừa kế này phải có thời hiệu là 30 năm cách giải quyết này
phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành.

Câu 5: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản
của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công
bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời

- Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS năm 2015 cho di sản
của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có
cơ sở văn bản là quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990. Cụ thể
như sau:

“Điều 36. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

4. Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy
định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này.”

- Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ
T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố là rất
thuyết phục vì nó phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Câu 6: Suy Nghĩ của anh/chị về án lệ số 26/2018/AL nêu trên.

Trả lời:

-Em không đồng ý với hướng giải quyết của Tòa án giám đốc thẩm về xác định thời
điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản. Việc
Tòa xác định thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 nhưng lại dùng thời điểm bắt đầu tính
thời hiệu theo Pháp lệnh thừa kế năm 1990 là không thống nhất vì BLDS 2015 và Pháp
lệnh thừa kế năm 1990 có cách xác định thời hiệu và thời điểm bắt đầu tính thời hiệu rất
khác nhau. Nên nếu đã dùng cách xác định thời hiệu của BLDS 2015 thì phải dùng thời
điểm bắt đầu tính thời hiệu của BLDS 2015 luôn, không thể lấy một cách xác định của
BLDS 2015 ghép với một cách xác định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990.
-Em nghĩ Tòa nên xác định thời hiệu và thời điểm bắt đầu tính thời hiệu theo BLDS
2015 vì BLDS 2015 là bộ luật mới nhất hiện tại. Đồng thời em nghĩ cần có một biện pháp
nào đó để giải quyết mâu thuẫn giữa Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và BLDS năm 2015 về
xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất
động sản. Đ ây là một vấn đề hết sức phức tạp đặc biết khi có sự thay đổi giữa các thế hệ
dẫn tới áp dụng sự thay đổi của luật pháp tạo sự khó khăn trong quá trình xác định. Các
quyết định của Tòa án đưa ra hầu hết phải xem xét trên nhiều khía cạnh để mang tính
thuyết phục. Đây có thể xem là một Án lệ hay vì tính thực tế thường xuyên xảy ra của nó.

*)Nghĩa vụ của người để lại tài sản

Câu 4: Nếu ngân hàng yêu cầu được thanh toán, ai là người phải thực hiện
nghĩa vụ trả nợ trên của bà Loan? Vì sao?
Trả lời:
Nếu ngân hàng yêu cầu được thanh toán thì những người thừa kế của bà Loan là
người phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trên của bà Loan.
Vì theo trường hợp trên, các con của bà đã chia thừa kế di sản. Chiếu theo khoản 2
Điều 637 BLDS năm 2005: “Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa
kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần
tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Bên cạnh đó, nêu trong di chúc bà Loan có chỉ định về người trả nợ thì người đó phải
trả nợ nếu nhận di sản theo khoản 4 điều 648 BLDS năm 2005 quy định về Quyền của
người lập di chúc: “Giao nghĩa vụ cho người thừa kế”

Câu 5: Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người
quá cố khi họ còn sống?

Trả lời:

-Trong Quyết định số 26, Tòa án đã xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và
công quản lý tài sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người
gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà).

Câu 6: Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc,
nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?
Trả lời:
-Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha
mẹ của ông Vân, ông Vi không được Tòa án cấp phúc thẩm xác định rõ là 2 ông được
hưởng bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới cha cho các đồng thừa kế. Cùng với vấn
đề xác định lại diện tích đất tranh chấp và định giá đất theo giá trị thị trường mà Tòa giám
đốc thẩm quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm và giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh
Bắc Ninh xét xử sơ thẩm lại.
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm
(trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ của người quá cố).
Trả lời:
-Theo lời khai của các đương sự thì phần diện tích nhà nào của cụ Phúc, cụ Thịnh để lại,
phần diện tích nào là do vợ chồng ông Vân làm là chưa thống nhất, tuy nhiên Tòa án cấp
sơ và phúc thẩm lại xác định 02 ngôi nhà một tầng là tài sản của cụ Phúc, cụ Thịnh để lại
mặc dù chưa xác minh rõ ràng. Điều đó có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của
vợ chồng ông Vân. Bên cạnh đó, tuy đã xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và
quản lý tài sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ nhưng Tòa án cấp phúc
thẩm vẫn không xác định rõ công sức mà hai ông được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số
tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế. Do đó, Tòa giám đốc thẩm đã quyết định hủy
bản án đân sự sơ và phúc thẩm trước đó và giao hồ sơ để xét xử lại là hoàn toàn hợp lý.

You might also like