You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THẢO LUẬN MÔN LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG LẦN 1


GIẢNG VIÊN: HS – ThS. TRẦN VĂN THƯỢNG
MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG
LỚP: TM44B3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên MSSV

1 Diệp Minh Toàn 1953801011303

2 Nguyễn Hà Trâm 1953801011304

3 Võ Nguyễn Bảo Trâm 1953801011305

4 Hoàng Thị Quỳnh Trang 1953801011307

5 Lê Thiên Hạnh Trang 1953801011308

6 Nguyễn Thị Ngọc Trang 1953801011309

7 Phạm Ngọc Quỳnh Trang 1953801011310

8 Phạm Thiên Trang 1953801011311

9 Bùi Thị Diễm Trinh 1953801011312


A. PHẦN NHẬN ĐỊNH
Câu 2: Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát
sinh khi có một tội phạm được thực hiện.
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: Điều 2 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
- Giải thích: Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là các quan hệ xã hội phát
sinh giữa Nhà nước với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi các
chủ thể này thực hiện tội phạm.
Câu 6: Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước và
người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 2 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
- Giải thích: Quan hệ pháp luật hình sự bao gồm quan hệ xã hội giữa Nhà
nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội
Câu 13: Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó
bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 về hiệu lực của Bộ luật
Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
- Giải thích: Theo Điều 5 ta có thể hiểu: Tội phạm được gọi là thực hiện trên
lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm ấy có một giai đoạn thực hiện trên lãnh thổ Việt
Nam (một phần hành vi, hoặc toàn bộ hành vi, hoặc hậu quả của hành vi xảy ra
trên lãnh thổ Việt Nam). Và có thể có những trường hợp sau:
 Hành vi phạm tội được bắt đầu và kết thúc tại Việt Nam.
 Hành vi phạm tội được thực hiện tại nước ngoài nhưng hậu quả của tội phạm
lại xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
 Hành vi phạm tội được thực hiện tại Việt Nam nhưng hậu quả của hành vi
phạm tội lại xảy ra ở nước ngoài.
Vì thế nhận định trên là nhận định sai.
Câu 14: Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi
phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
- Nhận định Đúng
- Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
- Giải thích: BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định hiệu lực hồi tố
của văn bản pháp luật hình sự vì lý do nhân đạo tại Khoản 3 Điều 7 đã liệt kê
những điều luật có nội dung khoan hồng hơn so với luật cũ.
Câu 15: BLHS 2015 không thể áp dụng đối với hành vi phạm tội do người
nước ngoài thực hiện, nhân viên thương mại nước ngoài phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.
- Nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: Theo khoản 2 Điều 6 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về
hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những người hành vi phạm tội ở ngoài lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Giải thích: Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS
2015 nếu thuộc trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hoặc theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
B. PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 1:
A là học viên của một trường dạy nghề. Vì có xích mích cá nhân với B là bạn
cùng lớp nên đã đánh B bị thương tích với tỷ lệ thương tật 30%.Vì thế, B phải
điều trị tại bệnh viện 15 ngày và chi phí điều trị tại bệnh viện là 15.300.000
đồng. Việc A cố ý gây thương tích cho B đã làm phát sinh các quan hệ pháp
luật sau:
- A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B (Theo quy
định tại Điều 134 BLHS);
- A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện;
- A bị trường dạy nghề buộc thôi học vì có vi phạm nghiêm trọng quy chế của
Nhà trường.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
Quan hệ pháp luật hình sự là: A bị Tòa án phạt tù về việc thương tích cho B
(Theo quy định tại Điều 134, BLHS 2015)
Vì quan hệ trên là quan hệ phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội : tội
phạm ở đây là A, người gây ra thương tích cho B (Theo quy định tại Điều 134,
BLHS 2015)
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là
gì?
Sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPLHS trong vụ án này là A đánh B bị thương
với tỉ lệ thương tích là 30%.
Theo lý luận nhà nước và pháp luật, sự kiện pháp lý là những điều kiện hoàn
cảnh, tình huống được dự kiến trong quy phạm pháp luật gắn với việc phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt của quan hệ pháp luật cụ thể khi chúng diễn ra trong thực
tế đời sống.
Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự điều chỉnh
hay cụ thể là quan hệ giữa Nhà nước và người có hành vi phạm tội khi có một tội
phạm xảy ra. Vì vậy, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự là
hành vi phạm tội đã thực hiện trên thực tế. Có hành vi phạm tội được thực hiện
trên thực tế thì mới có sự phát sinh của quan hệ pháp luật hình sự.
3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình
được không? Tại sao?
A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự bởi vì quan hệ
pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước với người phạm tội (không phải người
khác), và bằng phương pháp quyền uy, Nhà nước sẽ áp đặt các biện pháp cưỡng
chế buộc người phạm tội phải tự mình tham gia quan hệ pháp luật hình sự.
4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?
 Quyền của A:
Yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng chế tài trong giới hạn luật định với tội mình
phạm phải;
Yêu cầu cơ quan nhà nước tôn trọng và bảo vệ những quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
 Nghĩa vụ của A:
Phải chấp hành các quyết định của nhà nước về xử lí các hành vi phạm tội
(chịu trách nhiệm hình sự ).
Bài tập 3:
Pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy
định tại Điều 190 BLHS. Toà án tuyên phạt pháp nhân thương mại A 1 tỷ
đồng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 190 BLHS. Ông X không thực
hiện hành vi phạm tội mà chỉ là người đại diện theo pháp luật cho Pháp nhân
thương mại A thực hiện các thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
a) Quan hệ giữa Nhà nước với ông X.
Đây không phải là quan hệ pháp luật hình sự.
Bởi vì ông X chỉ là người đại diện theo pháp luật cho Pháp nhân thương mại A
thực hiện các thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng. theo Khoản 1 Điều 2 BLHS
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình
sự quy định mới phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự”. Ông X hoàn toàn
không thuộc trường hợp trên. Vì vậy quan hệ giữa Nhà nước và ông X không phải
là quan hệ pháp luật hình sự.
b) Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A.
Đây là quan hệ pháp luật hình sự.
Bởi vì pháp nhân thương mại A đã phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo
quy định tại Điều 190 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) . Và theo Khoản 2 Điều
2 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) : “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một
tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình
sự.”. Do đó quan hệ giữa Nhà nước và pháp nhân thương mại A là quan hệ pháp
luật hình sự.
c) Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X.
Không phải là quan hệ pháp luật hình sự.
Bởi vì đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh
giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm, còn ông X chỉ
là người đại diện theo pháp luật cho Pháp nhân thương mại A thực hiện các thủ tục
trong quá trình tiến hành tố tụng. Vì vậy quan hệ giữa pháp nhân thương mại A và
ông X không phải là quan hệ pháp luật hình sự.
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là
gì?
Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là việc
pháp nhân thương mại A đã phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định
tại Điều 190 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và bị tuyên phạt 1 tỷ đồng theo
quy định của Điểm a Khoản 5 Điều 190 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Bài tập 7:
A là công dân Việt Nam thường xuyên sang Trung Quốc móc nối với B và
C (đều là công dân Trung Quốc) để thực hiện việc buôn bán người. A về Việt
Nam dụ dỗ, hứa hẹn một số phụ nữ Việt Nam qua Trung Quốc kiếm việc làm
với thu nhập cao. A đã đưa một số cô gái Việt Nam qua Trung Quốc và bán
họ cho B và C. Tại Trung Quốc, A cùng B và C đã hiếp dâm các cô gái này rồi
sau đó bán họ cho những người Trung Quốc lấy về làm vợ. Trong vụ án này,
có hai hành vi được thực hiện: hành vi hiếp dâm và hành vi mua bán người.
Anh (chị) hãy xác định:
1. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người không?
Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý;
Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có hiệu lực áp dụng đối
với hành vi mua bán người
Tội mua bán người, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người thực
hiện tội phạm đã xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, quyền tự do,
quyền làm người của nạn nhân, coi con người như một món hàng hóa để mua, bán,
trao đổi nhằm mục đích kiếm lợi nhuận... Vì vậy, đáp ứng yêu cầu ngày càng hoàn
thiện, đảm bảo tính răn đe, kịp thời xử lý có hiệu quả đối với tội phạm xảy ra, tội
mua bán người được quy định ở BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã có những
thay đổi khá lớn trong cấu thành cơ bản của điều luật qua các lần sửa đổi, bổ sung.
Trong tình huống trên, áp dụng Khoản 1 Điều 6 và Điều 150 BLHS 2015 (sửa
đổi, bổ sung 2017), A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam đối với
hành vi mua bán người ở ngoài lãnh thổ Việt Nam
Căn cứ pháp lý: Tội mua bán người được quy định tại Điều 150 BLHS 2015
(sửa đổi, bổ sung 2017)
2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm không? Tại
sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lí.
Trả lời: BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm. Vì:
• Theo BLHS 1999, tội hiếp dâm được quy định tại ĐIều 111: ”người nào
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự bảo vệ được
của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ,
thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
• Theo BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội hiếp dâm được quy định
tại Điều 141 và Điều 142.
Có hiệu lực áp dụng.
Bài tập 9:
Dựa vào quy định tại Điều 133 BLHS 1999 và ĐIều 168 BLHS 2015 về tội
“cướp tài sản”
1.Điều nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?
Điều 168 BLHS 2015 về tội “cướp tài sản” có quy định hình phạt nhẹ hơn và
có tính nhân văn hơn Điều 133 BLHS 1999 về việc loại bỏ hình phạt tử hình ra
khỏi khung hình phạt. Về cơ bản khung hình phạt quy định tại Điều 133 BLHS
1999 và Điều 168 BLHS 2015 không có sự thay dổi ở các Khoản 1, 2, 3 của Điều
luật.
Điểm khác biệt lớn nhất về hình phạt được áp dụng là quy định tại Khoản 4
Điều 133 BLHS 1999 quy định hình phạt tù “từ mười tám năm đến hai mươi năm,
tù chung thân hoặc tử hình”; còn tại Khoản 4 Điều 168 BLHS 2015 quy định hình
phạt tù “từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”. Như vậy, theo quy định của
BLHS 1999, mức hình phạt cao nhất của tội Cướp tài sản là “Tử hình”, còn BLHS
2015 là “Tù chung thân”.
Việc loại bỏ hình phạt tử hình này là cần thiết nhằm thực hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước về giảm hình phạt tử hình, góp phần bảo vệ quyền con người
theo tinh thần Hiến pháp 2013, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cái
cách tư pháp, thể hiện tính nhân văn của pháp luật hình sự XHCN, phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu đấu tranh
phòng, chống tội phạm và hội nhập quốc tế đồng thời tạo cơ hội cho người phạm
tội được phục thiện, tái hòa nhập cộng đồng.
2. Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày
BLHS năm 2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử? Tại
sao? 01/07/2016 nhưng sau ngày 01/07/2016 mới đem ra xét xử? Tại sao?
Trả lời:
Điều luật được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày BLHS 2015
có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử là: Theo Nghị quyết Quốc
hội sáng 30 tháng 6: Khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết nêu rõ: Kể từ ngày 1/7/2016,
thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại Khoản 3 Điều 7 BLHS năm
2015. Mục đích của việc áp dụng này là nhằm để đảm bảo có lợi cho người phạm
tội.

You might also like