You are on page 1of 5

Bài tập 1:

A là tiếp viên hàng không phạm tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 BLHS. Hãy
xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A đúng hay sai trong
các tình huống sau:
1. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức án
3 năm tù và tịch thu một phần tài sản.
Trong tình huống này, quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A là sai.
Vì:
Thứ nhất, việc Tòa án tuyên xử A với mức án 3 năm tù là đúng. Bởi căn cứ theo khoản 1
Điều 188 BLHS, có hai hình phạt chính là phạt tiền hoặc tù có thời hạn.
Thứ hai, căn cứ theo Điều 45 BLHS thì tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị
kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội
phạm khác do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp này, A bị xử phạt về tội buôn lậu
theo khoản 1 Điều 188 BLHS với mức án 3 năm tù. Đây là tội phạm ít nghiêm trọng theo
quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS. Do đó, không thể áp dụng hình phạt tịch thu tài sản
theo quy định tại khoản 5 Điều 188 BLHS đối với trường hợp này.
Tóm lại, việc Tòa án tuyên xử A với mức án 3 năm tù (hình phạt chính) kèm theo tịch thu
một phần tài sản (hình phạt bổ sung) là sai.

2. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức án 7
năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng không 2 năm.
Trong tình huống này, quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A là đúng.
Vì:
Thứ nhất, việc Tòa án tuyên xử A với mức án 7 năm tù là đúng. Bởi căn cứ theo khoản 2
Điều 188 BLHS, có hai hình phạt chính là phạt tiền hoặc tù có thời hạn.
Thứ hai, khung hình phạt được quy định tại khoản 5 điều 188 BLHS là quy định về hình
phạt bổ sung liên quan đến mức phạt hành chính và các hình thức xử phạt khác. Theo đó
người có hành vi buôn lậu có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
không được đảm nhiệm các chức vụ, không được làm các công việc nhất định từ 01 năm
đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trong trường hợp này, A là loại
tội phạm nghiêm trọng căn cứ theo khoản 2 Điều 9 BLHS. Do đó, Tòa án xử phạt 20 triệu
đồng với đối với A là hợp lý.
Thứ ba, căn cứ theo Điều 41 thì cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ,
hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Do đó, Tòa án áp
dụng hình phạt bổ sung là cấm hành nghề tiếp viên hàng không 2 năm đối với A là đúng.
Tóm lại, A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng không 2 năm là
đúng.
3. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức án là
chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.
Trong tình huống này, quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A là sai.
Vì:
Thứ nhất, việc Tòa án tuyên xử A với mức án chung thân là sai. Bởi theo quy định tại
khoản 4 Điều 188 BLHS chỉ có một hình phạt chính là tù có thời hạn từ 12 năm đến 20
năm.
Thứ hai, hình phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tài sản trong trường hợp này chỉ đúng khi
mức án của A là phạt tù có thời hạn từ 12 năm đến 20 năm căn cứ theo Điều 45 BLHS.
Tóm lại, việc Tòa án tuyên A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều
188 BLHS với mức án là chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản là sai.

Bài tập 17:


1. Hãy xác định mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng với A
nếu:
- A phạm tội giết người khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù và phạm tội trộm cắp
tài sản khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 4 năm tù:
+ Trong trường hợp này, tổng mức hình phạt là: 15 năm tù+4 năm tù=19 năm tù. Tuy
nhiên, căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 103 BLHS 2015 quy định:
“3. Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được
thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
a) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18
tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó
đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định
tại khoản 1 Điều này;”, tức là mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá
18 năm nếu hình phạt chung là tù có thời hạn, đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi khi phạm tội.
Do đó, mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng với A trong trường
hợp này là 18 năm tù.
- A phạm tội trộm cắp tài sản khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù và giết người khi
19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 18 năm tù:
+ Trong trường hợp này, tổng mức hình phạt là: 3 năm tù+18 năm tù=21 năm tù. Đây
cũng là mức tối đa của hình phạt chung trong trường hợp này. Bởi theo quy định tại điểm
b khoản 3 Điều 103 BLHS 2015 thì:
“3. Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được
thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
b) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi
nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì
hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội”.
2. Trường hợp của A có phải là trường hợp có nhiều bản án không? Tại sao?
- Trường hợp của A không phải là trường hợp có nhiều bản án. Bởi lẽ căn cứ theo Điều
56 BLHS 2015 thì trường hợp có nhiều bản án là trường hợp một người đang phải chấp
hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hay sau tuyên bản án đang phải
chấp hành. Trong trường hợp này cả hai tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173
BLHS và tội giết người theo khoản 1 Điều 123 BLHS đều được đưa ra xét xử trong một
vụ án hình sự. Do đó đây không phải là trường hợp có nhiều bản án.
Bài tập 20:
A sinh ngày 15/11/2000 phạm 2 tội: tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134
BLHS vào ngày 1/7/2018 và tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318
BLHS vào ngày 15/8/2018. A bị đưa ra xét xử về cả 2 tội vào ngày 5/3/2019.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Tình huống trên có phải là trường hợp phạm nhiều tội không? Tại sao?
Tình huống trên là trường hợp phạm nhiều tội.
Vì: Mặc dù A phạm hai tội cố ý gây thương tích và tội gây rối trật tự công cộng tại
hai thời điểm khác nhau nhưng đã bị đưa ra xét xử cùng một lần vào ngày 5/3/2019.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện là bao
lâu và tính từ thời điểm nào?
Trong trường hợp này, A phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134
BLHS: “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm
c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm”.
Đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng. Do đó,thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội
cố ý gây thương tích A đã thực hiện là 15 năm căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 27 BLHS.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện
là ngày 1/7/2018.
Ngoài ra, A còn phạm tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318, đây là
loại tội phạm ít nghiêm trọng. Do đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5
năm, tính từ ngày 15/8/2018.
3. Về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS), Tòa án có thể xử phạt 1 năm
quản chế đối với A không? Tại sao?
Căn cứ theo Điều 43 thì quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm
an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do
Bộ luật này quy định và chỉ áp dụng đối với người đã chấp hành xong hình phạt tù.
Trong trường hợp này, A phạm tội gây rối trật tự công cộng là tội phạm ít nguy
hiểm. Do đó, Tòa án không thể xử phạt 1 năm quản chế đối với A.
4. Mức hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với A về tội cố ý gây
thương tích (Điều 134 BLHS)? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Mức hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với A về tội cố ý gây thương
tích (Điều 134 BLHS) là chung thân.
Cơ sở pháp lý:
Khoản 1 Điều 12 BLHS 2015 thì “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”.
Trong trường hợp này, A sinh ngày
6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%
trở lên.

You might also like