You are on page 1of 22

BUỔI THỨ NHẤT VÀ THỨ HAI, VẤN ĐỀ: KẾT HÔN, - HỦY KẾT HÔN

TRÁI PHÁP LUẬT - GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ VIỆC CHUNG SỐNG NHƯ
VỢ CHỒNG

I. LÝ THUYẾT: TRẢ LỜI/ PHÂN TÍCH/ LÀM SÁNG TỎ CÁC NỘI


DUNG SAU:

1. Tóm lược các điều kiện kết hôn theo pháp luật hiện hành và nêu một số
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.

2. Xác định người đang có vợ, có chồng. Cho ví dụ về các trường hợp người
chưa đăng ký kết hôn cũng được xác định “đang có vợ, có chồng” theo quy
định của pháp luật.

3. Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn.

4. Đường lối giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật? Phân tích các
trường hợp ngoại lệ thừa nhận kết hôn trái pháp luật trên cơ sở pháp lý.

5. Quy định của pháp luật về các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn và hậu quả pháp lý của hành vi chung
sống như vợ chồng ? Phân tích các trường hợp nam nữ chung sống với nhau
như vợ chồng đồng thời vi phạm điều kiện kết hôn và trách nhiệm dân sự, hình
sự và hành chính có thể được xác định.

6. Phân tích một số câu nhận định.

II.TÌNH HUỐNG

2.1. Anh Điệp là chủ tịch xã K, cư trú tại xã K, huyện H tỉnh LĐ. Chị Lan là
phó chủ tịch xã B, cư trú tại xã B huyện M tỉnh LĐ. Năm 2020, anh Điệp và chị Lan
dự định xác lập quan hệ vợ chồng.

Hãy xác định các cơ quan đăng ký hộ tịch mà các bên có thể nộp hồ sơ đăng ký
kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch? Cơ sở pháp lý?

Khoản 2 Điều 71 Luật Hộ tịch quy định người có thẩm quyền ký giấy ĐK KH là chủ
tịch UBND cấp xã nơi vợ hoặc chồng. Đồng thời, điểm h khoản 1 Điều 12 Luật Hộ
tịch quy định người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch cũng như kết hôn thì
không được đăng ký cho bản thân. Anh Điệp là chủ tịch xã K nên không được. Do đó,
cơ quan đăng ký hộ tịch mà các bên có thể nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND xã B
nơi cư trú của chị Lan.
2.2. Năm 2017, anh Thuận (sinh năm 1978) kết hôn với chị Nga (sinh năm
2000).

Sau hai năm xác lập quan hệ vợ chồng, sức khỏe anh Thuận suy kiệt. Kết quả
xét nghiệm từ cơ sở y tế cho thấy anh Thuận bị nhiễm HIV mà nguồn bệnh anh bi lây
nhiễm là từ vợ anh – chị Nga.

Tháng 7/2020, anh Thuận chết.

Tháng 12/2020, con đẻ anh Thuận với người vợ trước của anh (đã ly hôn) là
Hằng yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn của anh Thuận và chị Nga với lý do việc kết
hôn này trái pháp luật.

Theo các anh (chị) Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? Tại sao?

- Xét về độ tuổi: chị Nga lúc KH chỉ mới 17 tuổi, vi phạm điều kiện KH về độ
tuổi tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ => KH trái pháp luật theo khoản 6 Điều 3
Luật HNGĐ.

=> Con đẻ anh Thuận với người vợ trước có quyền yêu cầu Tòa hủy việc KH
(khoản 2 Điều 10 Luật HNGĐ). (1)

Nhưng anh Thuận đã chết => pháp luật không quy định về quyền yêu cầu hủy
hôn khi một trong hai bên chết. (2)

Từ (1) và (2) => theo khoản 2 Điều 4 BLTTDS Tòa án không được từ chối giải
quyết vụ việc Dân sự => Tòa án phải thụ lý vụ việc.

- Xét về sự tự nguyện:

+ Vi phạm tự nguyện: chị Nga lừa dối anh Thuận về việc mình bị HIV => phải
do chính anh Thuận yêu cầu hủy hôn (khoản 1 Điều 10 Luật HNGĐ), nhưng anh
Thuận đã chết => con đẻ anh Thuận không có quyền yêu cầu hủy hôn => Tòa không
thụ lý.

+ Không vi phạm tự nguyện: không có cơ sở để Tòa án thụ lý.

2.3. Được gia đình hai họ đồng ý, năm 1998, ông Quang cưới bà Đại. Họ có
con chung là N sinh năm 2006.

Năm 2003, với nguồn tiền được thừa kế riêng, ông Quang mua một ngôi nhà trị
giá một tỉ đồng và đứng tên chủ sở hữu nhà.
Ngày 02.02.2017, do cuộc sống chung giữa ông Quang và bà Đại mâu thuẫn
trầm trọng, ông Quang yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và phân định tài sản. Hai bên
cũng không thỏa thuận được việc giải quyết quyền lợi con chung.

Viện dẫn quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp về nhân thân, tài sản và
quyền lợi con chung theo tình huống trên.

- Nhân thân: Năm 1998, ông Q bà Đ cưới nhau, tức sống chung như vợ chồng.
Theo điểm b mục 3 NQ35 thì không công nhận quan hệ vợ chồng vì không đăng ký
kết hôn trong khoảng thời gian luật định. Áp dụng khoản 2 Điều 53 Luật HNGĐ =>
không công nhận quan hệ vợ chồng của ông Q và bà Đ.

- Tài sản: Theo khoản 2 Điều 53 và Điều 16 L14 thì khi giải quyết tài sản sẽ theo
quy định của BLDS. Ngôi nhà trị giá 1 tỷ là tài sản riêng của ông Q vì hình thành từ
nguồn tiền thừa kế riêng của ông Q, nhưng để bảo vệ quyền lợi của người yếu thế và
người lao động gián tiếp là bà Đại, Tòa án sẽ căn cứ theo Điều 209, 216, 219 BLDS
để đánh giá thêm.

- Con chung: Theo khoản 2 Điều 53, Điều 15, Điều 58 con chung sẽ được giải
quyết theo Điều 81,82,83,84 L14.

2.4. Anh Tâm định cư tại Cộng hoà liên bang Đức từ năm 2000. Năm 2013,
trong chuyến về thăm quê hương, anh Tâm cùng chị Trà (sinh ngày 12.09.1988) quyết
định “kết nghĩa vuông tròn”. Ngày 07.08.2015, Ủy ban nhân dân phường T, quận Y
thành phố H nơi chị Trà cư trú đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho anh Tâm và chị
Trà.

Tháng 11. 2016, anh Tâm bàn với chị Trà mua nhà số 11/6 đường TH, phường
T, quận Y trị giá 2.7 tỷ đồng. Do hai bên chỉ có số tiền chung là 100 triệu đồng nên
anh Tâm nhờ thân nhân chuyển từ nước ngoài về số ngoại tệ của anh - tương đương
2.6 tỷ đồng để mua nhà này (có chứng cứ xác định việc chuyển tiền qua ngân hàng
vào tài khoản ngoại tệ của anh Tâm mở tại Việt Nam).

Cho rằng hành vi kết hôn giữa anh Tâm và chị Trà trái pháp luật, ngày
05.02.2019, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố H yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn
này.

- Từ góc độ pháp lý, anh, chị hãy phân tích và lý giải đường hướng xử của
Tòa án có thẩm quyền trước yêu cầu của Hội Phụ nữ thành phố H biết rằng trong quá
trình tố tụng, chị Trà có nguyện vọng công nhận hôn nhân còn anh Tâm đề nghị giải
quyết cho ly hôn.
- Giả thiết anh Tâm và chị Trà tranh chấp nhà số 11/6 đường TH, phường T,
quận Y thì Tòa án phải phân định vấn đề này ra sao cho phù hợp, biết rằng anh Tâm
có đồng ý để chị Trà đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và thực tế, chị
Trà đang đứng tên chủ sở hữu nhà tại thời điểm tranh chấp phát sinh.

- Nhân thân: Anh Tâm là người Việt Nam định cư ở Đức, theo khoản 25 Điều 3 L14
và Điều 3 Luật Quốc tịch => hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Theo khoản 1 Điều 123 L14 thẩm quyền giải quyết theo Điều 19 NĐ 126/2014 (vì
Luật Hộ tịch chưa có hiệu lực) => UBND cấp tỉnh nơi cư trú của chị Trà => UBND
phường (cấp xã) cấp GCN là sai thẩm quyền => kết hôn vi phạm thủ tục => không
công nhận vợ chồng theo khoản 3 Điều 3 TTLT 01/2016.

Hội LHPN không thể yêu cầu hủy hôn vì hôn nhân này không có giá trị pháp lý.

- Tài sản: Khoản 3 Điều 3 TTLT 01/2016 và Điều 16 L14 để giải quyết tài sản:

+ Tiền chung 100 triệu là TS chung theo phần => chia đôi

+ 2.6 tỷ là TS riêng của anh Tâm.

II. ĐỌC BẢN ÁN VÀ TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM:


Tóm tắt bản án số 04/2019/HNGĐ-ST về “Huỷ kết hôn trái pháp luật,
giải quyết nuôi con chung:

Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh C xét xử sơ thẩm vụ án về “Hủy kết hôn trái
pháp luật, giải quyết việc nuôi con chung” giữa chị Trần Thị A – nguyên đơn và anh
Đoàn Văn B – bị đơn. Chị A và anh B kết hôn trên cơ sở tự nguyện, không bị ai ép
buộc, trước khi kết hôn anh chị đã có thời gian tìm hiểu, được hai bên gia đình tổ chức
lễ cưới. Năm 2008 có đăng ký kết hôn, được UBND phường T cấp giấy chứng nhận
kết hôn số 59. Lúc này chị A đã tự ý sửa năm sinh trên bản sao giấy khai sinh để đủ
tuổi kết hôn. Đến năm 2014 do mất giấy kết hôn nên chị A và anh B tiếp tục đi đăng
kí kết hôn lần hai mà không khai tình trạng hôn nhân nên được UBND phường T cấp
giấy chứng nhận kết hôn số 09. Tuy nhiên giấy đăng ký kết hôn năm 2014 ghi không
đúng năm sinh của anh chị. Tháng 3/2017, anh chị có mâu thuẫn và sống ly thân. Đối
chiếu với các giấy tờ đều không khớp với đăng ký kết hôn nên chị A cho rằng cả hai
lần đăng ký kết hôn của chị và anh B đều trái pháp luật. Vì vậy chị A đã viết đơn khởi
kiện đề nghị Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nhưng anh B không nhất trí về
hủy hôn trái pháp luật vì việc chị A khai chị tự ý sửa chữa năm sinh của chị, tại thời
điểm kết hôn anh không biết về năm sinh của chị, trong quá trình tìm hiểu và chung
sống anh chỉ nghe chị A nói chị sinh năm 1989 và anh không biết các giấy tờ khác
như sổ hộ khẩu gia đình, giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân của chị A nên anh
B vẫn xác định chị A sinh năm 1989 và đủ 18 tuổi vào thời điểm kết hôn do đó kết
hôn giữa anh và chị A là hợp pháp. Anh B không nhất trí về việc hủy kết hôn trái pháp
luật, nhưng anh B nhất trí ly hôn với chị A nên đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo
quy định của pháp luật. Tại phiên tòa, anh chị đã tự nguyện thỏa thuận về việc nuôi
con chung. Biên bản làm việc giữa UBND phường T với đồng chí nguyên cán bộ công
chức UBND xác định: Lần kết hôn năm 2008, do cán bộ hộ tịch tư pháp phường
không kiểm tra đầy đủ giấy tờ thủ tục theo quy định. Lần kết hôn năm 2014 đã không
xác minh tình trạng hôn nhân, không kiểm tra đầy đủ giấy tờ dẫn đến việc cấp giấy
chứng nhận mới trong khi giấy chứng nhận kết hôn số 59 vẫn tồn tại và chưa được xử
lý.

Bình luận đường lối giải quyết vụ việc của Toà án trên cơ sở áp dụng pháp
luật (có đối chiếu pháp luật hiện hành) về:

- Căn cứ huỷ kết hôn:


- Chủ thể yêu cầu huỷ hôn:
-Thẩm quyền giải quyết:
-Hậu quả pháp lý việc huỷ hôn trái pháp luật:

BUỔI THỨ BA, VẤN ĐỀ: QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
II. TÌNH HUỐNG:   
2.1. Anh Khánh và bà Dung kết hôn năm 2008.
Năm 2016, vợ chồng họ lập văn bản thỏa thuận sử dụng 5 tỷ đồng để thành lập
doanh nghiệp tư nhân K-D kinh doanh ô tô. Theo đăng ký, ông Khánh là người đứng
tên chủ sở hữu doanh nghiệp.
Năm 2017, ông Khánh lập hợp đồng bán hai chiếc ô tô hiệu Toyota Altis cho
ông Tuấn (chú ruột ông Khánh). Một tháng sau, cho rằng xe được bán với giá rẻ
không hợp lý cũng như giao dịch của ông Khánh và ông Tuấn trái với quy định về
quyền định đoạt tài sản của vợ chồng, bà Dung tìm đến văn phòng luật sư yêu cầu tư
vấn để bảo vệ quyền lợi về tài sản.
Với tư cách là luật sư và trên cơ sở quy định của pháp luật, anh, chị hãy tư vấn
cho bà Dung về:
1) Hành vi đơn phương bán xe của ông Khánh có trái quy định về quyền định
đoạt tài sản của vợ chồng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 35 Luật HNGĐ?( đ 36
đ33

Xe là động sản phải đăng ký quyền và theo K2 Điều 35 thì cả 2 VC bình đẳng
trong việc định đoạt. Tuy nhiên, pháp luật cho phép một bên định đoạt tài sản k2 Điều
35 nếu phù hợp cơ chế đại diện trong hoạt động kinh doanh (Điều 36, 25).

Hành vi của ông Khánh không trái với quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 35
LHNGĐ. Vì trước hết cả hai ông bà đã kết hôn và đang trong thời kỳ hôn nhân nên ta
sẽ áp dụng các quy định về tài sản chung của vợ chồng, theo K1 2 Điều 25 LHNGĐ
thì ông Khánh và bà Dung có thỏa thuận (bằng văn bản) sử dụng 5 tỷ (tài sản chung)
để thành lập Doanh nghiệp tư nhân K-D kinh doanh ô tô và ông Khánh là người trực
tiếp tham gia quan hệ kinh doanh (người đứng tên sở hữu doanh nghiệp) nên ông là
người đại diện hợp pháp của hai vợ chồng trong quan hệ kinh doanh đó, và theo Điều
36 luật này thì hành vi ông Khánh bán xe ô tô cho ông Tuấn là thực hiện giao dịch đối
với tài sản chung 5 tỷ của 2 vợ chồng và ông Khánh có quyền tự mình thực hiện điều
đó.

2) Lợi tức từ hoạt động kinh doanh của DNTN K-D (thuộc sở hữu của ông
Khánh hay của vợ chồng ông Khánh, bà Dung?)

Lợi tức từ hoạt động kinh doanh là tài sản chung của 2 vợ chồng. Căn cứ theo
Khoản 1 Điều 33 thì DNTN có vốn đầu tư là tài sản chung của vợ chồng và do ông
Khánh đại diện cả hai thực hiện hoạt động kinh doanh, do đó có thể xem lợi tức từ
hoạt động kinh doanh này là thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh nên là tài sản
chung của hai ông bà trong thời kỳ hôn nhân.

2.2. Ông Lưu và bà Tâm kết hôn năm 1983. Năm 1984 (Điều 15 Luật 59: Tài
sản chung vì không có thỏa thuận tài sản riêng), mẹ đẻ ông Lưu lập “văn tự” tặng cho
ông Lưu ngôi nhà diện tích 140m2 tại xã HN, huyện B, tỉnh KL. Tháng 2.1985, theo ý
chí của mẹ, ông Lưu làm thủ tục kê khai và đứng tên chủ sở hữu căn nhà.
Tháng 11.2014, ông Lưu đến địa phương khác cư trú và cưới bà Tuý (không
hợp pháp). Hai người có con nuôi chung hợp pháp là Mỹ Yến, sinh năm 2008. Tài sản
chung của ông Lưu, bà Tuý (được tặng chung) là 16 chỉ vàng 9999 (tài sản chung theo
phần)
Năm 2016, ông Lưu và bà Tâm chia một phần tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Theo văn bản được công chứng, phần động sản chung của ông Lưu, bà Tâm (hiện do
bà Tâm quản lý) trị giá 2 tỷ được chia đôi, mỗi người sở hữu 1 tỷ (Điều 33, 40 luật 14)
Năm 2019, ông Lưu chết không để lại di chúc. (651 BLDS)
Căn cứ pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự, anh (chị) hãy xác định
di sản của ông Lưu và đối tượng được hưởng di sản của ông biết rằng: i) Sau khi chia
tài sản chung, ông Lưu sử dụng tiền được chia gửi ngân hàng. Tại thời điểm ông Lưu
chết, tổng số tiền gốc và lãi được xác định là 1 tỷ 200 triệu đồng; ii) Ông Lưu, bà Tâm
không có thỏa thuận khác khi chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.

Bài làm
- Xác định di sản: di sản là tài sản riêng trong khối tài sản chung với người khác.
Trong khối tài sản chung với bà Tâm thì tài sản ngôi nhà là tài sản chung hợp
nhất (áp dụng điều 39) căn cứ theo điều 15 Luật HNGĐ 1959, được tặng cho
không có thỏa thuận khác => mặc nhiên là tài sản chung.
+ Khi ông Lưu chết (2019) thì muốn xác định tài sản của ông trong khối
tài sản chung áp dụng điều 66 Luật HNGĐ 2014 để chia đôi 70 m^2 nhà
đất là của bà Tâm còn 70m^2 đất là của ông Lưu (1)
+ Trong khối tài sản chung với bà Túy đây là khối tài sản chung theo
phần. Vì bà Túy và ông Lưu không phải là vợ chồng của nhau.
+ Về tài sản là 16 chỉ vàng (Áp dụng điều 16) để chia đôi: ông Lưu được
tám chỉ (2)
+ Tài sản riêng: 1 tỷ 2 (3). Áp dụng điều 40 Luật HNGĐ 2014 ông Lưu và
bà Tâm sẽ chia tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân (hợp pháp) nên lợi
tức phát sinh từ tài sản khác là tài sản riêng
=> di sản là (1)+(2)+(3)
- Xét đối tượng được hưởng di sản: Áp dụng điều 651 BLDS 2015
+ có vợ (bà tâm) và con nuôi.
+ Bà túy ko được hưởng di sản vì vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng

2.3.  Năm 1952, ông Anh sống chung như vợ chồng với bà Nga. Hai người không có
con chung. (được công nhận)
Năm 1954, ông Anh tiếp tục cưới bà Lành. Ông Anh, bà Lành có con nuôi chung là
Túy. (Trước ngày luật 59 có hiệu lực nên công nhân chế độ đa thê, đa phu, Sắc lệnh
47: được công nhận)
Năm 1988, ông Anh kết hôn với bà Nhung. Con chung của họ là Thắm, Hùng.
Ông Anh, bà Lành, bà Nhung cùng chung sống tại nhà số 11/8 xã K, huyện LK, tỉnh
HB. Nhà này là tài sản mà ông Anh được thừa kế riêng năm 1953. Năm 2014, bà
Nhung và ông Anh sử dụng 72 triệu đồng - số tiền có được từ việc bán 18 chỉ vàng mà
hai người được mừng cưới để nâng cấp, cải tạo nhà số 11/8.
Năm 2015, ông Anh chết không để lại di chúc.
Bài làm
- Vợ ông Anh là bà Nga và bà Lành
+ Cả 2 bà này đều sống chung như vợ chồng với ông Anh trước khi Luật
1959 có hiệu lực. Áp dụng sắc lệnh 47 và luật 59 => thừa nhận hôn nhân
+ Bà Nhung không phải là vợ của ông Anh vì đã vi phạm điều 4 luật
HNGĐ 1986 (đã sống chung như vợ chồng)
- Xác định di sản thừa kế:
+ trong khối tài sản chung với bà Nhung đây là khối tài sản chung theo
phần. Áp dụng điều 16 Luật HNGĐ 2014 chia đôi (vì không xác định
được). Do vậy bà Nhung được 36 triệu ông Anh được 36 triệu (1)
+ Từ khối tài sản chung với 2 người vợ: Đây là tài sản chung hợp nhất:
3 tỷ - 72 triệu = 2 tỷ 928
Tại thời điểm ông Anh chết áp dụng điều 66 luật HNGĐ 2014 chia 3.
Mỗi người được 976 triệu (2)
=> tổng di sản là 1 tỷ 012 triệu
- Đối tượng được hưởng di sản
+ áp dụng điều 676 BLDS 2005 và điểm a mục 1 NQ 01/2003 thừa nhận
tư cách thừa kế của 2 người vợ
+ Vợ là bà Nga và bà Lành, con nuôi là Túy, Thắm, Hùng sẽ được hưởng
di sản của ông Anh để lại

III. ĐỌC PHẦN TRÍCH BẢN ÁN SỐ 98/2016/HNGĐ-PT NGÀY 26/7/2016 CỦA


TAND CẤP CAO TẠI HÀ NỘI (ĐÍNH KÈM) VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:

Tóm tắt Bản án số 98/2016/HNGĐ-PT 26.7.2016:

Ông Tân và bà Hằng kết hôn năm 1992 và có 2 người con là Nguyễn Đức
Thuận và Nguyễn Thị Hồng Anh. Năm 2005 ông Tân và bà Hằng ly thân. Bà Hằng
yêu cầu Tòa giải quyết cho ly hôn với ông Tân.

Về tài sản tranh chấp gồm:

- Nhà đất tại 3/35 Phan Đình Giót, phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định.
(bà Hằng đã rút đơn yêu cầu giải quyết.)
- Thửa đất số 2, tờ bản đồ số 9.1 tại số 11A Nguyễn Văn Cừ, xã Lộc An, thành
phố Nam Định và tài sản trên đất gồm nhà 4 tầng, 1 tum và tranh thiết bị phòng hát
Karaoke.

Bà Hằng cho rằng thửa đất tại số 11A là do mình tự lo tiền mua được trong thời
kì ly thân, ông Tân không có đóng góp.

Ông Tân cho rằng thửa đất tranh chấp trên là tài sản chung của vợ chồng, quá
trình xây dựng tài sản trên đất ông Tân có nhờ anh là Nguyễn Đức Kháng trông coi.

Quyết định của Tòa:

- Chấp nhận kháng cáo của ông Tân.


- Giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định xét xử lại phần tài sản
tranh chấp.

Câu 1: Đánh giá phán quyết của Tòa án sơ thẩm (thể hiện trong Bản án
HN&GĐ sơ thẩm số 34/2015/HNGĐ-ST ngày 17/9/2015 của TAND tỉnh Nam Định)
về việc xác định quyền sở hữu tài sản là nhà, đất thửa số 2, tờ bản đồ số 9.1 tọa lạc tại
11A Nguyễn Văn Cừ, xã Lộc An, thành phố Nam Định.
Câu 2: Toà án phúc thẩm trong bản án số 98/2016/HNGĐ-PT ngày 26/7/2016 đã đánh
giá, xác định nhà đất thửa số 2, tờ bản đồ số 9.1 tọa lạc tại 11A Nguyễn Văn Cừ, xã
Lộc An, thành phố Nam Định dựa trên căn cứ nào? Theo anh, chị, nhà, đất được tạo
lập trong khoản thời gian ông Tân, bà Hằng ly thân, do 1 bên đứng tên và có tranh
chấp thì bên nào có nghĩa vụ chứng minh?

Câu 3: Trên cơ sở pháp lý, hãy cho biết đường lối của Toà án khi giải quyết lại theo
thủ tục chung phần tranh chấp tài sản là nhà đất 11A, giả thiết:
- Thửa đất được nhận chuyển nhượng bằng số tiền 350.000.000 đồng- khoản tài sản
do bà Hằng tạo lập khi lao động tại Hàn Quốc và số tiền còn thiếu (33tr đồng) thì vay
em trai là ông Lê Duy Hùng đúng như lời khai của bà Hằng tại phiên toà phúc thẩm
trước đó;
- Nhà trên đất được xây dựng với mục đích kinh doanh karaoke, từ nguồn tiền của vợ
chồng ông Tân, bà Hằng là 1.500.000 đồng, có sự góp vốn của ông Tuấn Anh và ông
Hùng là 1.500.000 đồng. Tại thời điểm giải quyết tranh chấp, nhà định giá 4tr đồng.
BUỔI THỨ TƯ VÀ THỨ NĂM, VẤN ĐỀ:  QUAN HỆ CHA, MẸ, CON;
QUAN HỆ CẤP DƯỠNG GIỮA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH
II. TÌNH HUỐNG:   
2.1 Ông Xu và bà Lê là vợ chồng.
Tháng 3.2014, do mâu thuẫn ông Xu yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng.
Bản án có hiệu lực ngày 22.8.2014 của Tòa án quyết định: Ông Xu được sở hữu ngôi
nhà 36A tổng diện tích 250m2, tọa lạc tại đường Y, phường 5, quận G, thành phố H.
Bà Lê nhận khối tài sản chung còn lại với giá trị tương đương; Các bên có nghĩa vụ
làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu; quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp
luật.
Ngay sau khi chia tài sản, ông Xu và bà lê ly thân.Ông Xu sử dụng nhà 36A cho
công ty X thuê. Theo hợp đồng, tiền cho thuê nhà mỗi tháng 70 triệu đồng.
Tháng 2.2017 bà Lê sinh một bé trai và khai sinh cho con tên Nguyễn Tú, họ tên
Cha là Nguyễn Xu.
Tháng 5.2017 ông Xu chết không để lại di chúc. Bà Lê khởi kiện yêu cầu Tòa án
xác định 1.470.000.000 đồng - số tiền có từ hợp đồng cho thuê nhà 36A (giữa Ông Xu
và công ty X tính từ thời điểm lập hợp đồng cho thuê nhà đến thời điểm giải quyết
tranh chấp) là tài sản chung của vợ chồng. Bà Lê cũng đồng thời yêu cầu chia di sản
thừa kế của ông Xu vì quyền lợi của bà và con trai là Tú.
Anh chị hãy cho biết, Tòa án giải quyết yêu cầu của bà Lê như thế nào cho
đúng pháp luật? (Viện dẫn căn cứ pháp lý khi phân tích).
Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân khi L2000 có hiệu lực:
+ Giải quyết tranh chấp sở hữu số tiền 1.470.000.000 đồng: áp dụng Điều 29, 30
L2000 -> Khoản 1 Điều 8 NĐ 70/2001 -> chia TSC trong thời kì hôn nhân mà không
có thỏa thuận khác thì lợi tức phát sinh từ TS đã chia là TSR.
+ Thực tiễn vụ việc cho thấy tòa án bác yêu cầu chia đôi số tiền trên => ông Xu là
chủ sở hữu của số tiền trên.
Giải quyết tranh chấp thừa kế:
+ Di sản của ông Xu bao gồm: TSR + TSC trong khối TSC với người khác (các
bên đã chia hết, không còn TSC) -> di sản còn lại là TSR bao gồm căn nhà 36 A +
1.470.000.000 đồng
+ Xác định hàng thừa kế: Điều 655, 651 BLDS 2015, Điều 88 L14 (để xác định
con) => bà Lê và con là Tú.
2.2.  Năm 1981 , mẹ đẻ ông Dũng lập “văn tự tặng cho ông căn nhà 4A diện tích
100 m2 tại xã G , huyện B , tỉnh TG . Tháng 2.1984 , ông Dũng làm thủ tục kê khai và
đứng tên chủ sở hữu nhà , đất này .
Năm 1981 , ông Dũng kết hôn với bà Nguyệt . Con nuôi hợp pháp của ông Dũng
và bà Nguyệt là Mỹ . Tháng 8.1986 , ông Dũng đến địa phương khác làm ăn rồi chung
sống với bà Mai như vợ chồng ( hôn nhân vẫn còn tồn tại vs bà nguyệt vì có đăng ký
kết hôn vi phạm pl không thừa nhận hôn nhân thực tế, vì vi phạm l59). Hai người có
con chung là Lâm ,Nhung .
Ngày 12. 4. 2005 , bà Nguyệt chết( vi phạm 1 vợ 1 chồng, đ 11 l2000, đ 19 l14) .
Ông Dũng đưa bà Mai và hai con về chung Dũng sống tại nhà 4A ( toạ lạc tại xã G ,
huyện B , tỉnh TG ) . Hai người sử dụng tài sản chung ( được tặng cho khi cưới ) là
200 triệu đồng để nâng cấp cải tạo nhà . ( ts chung theo phần, chia theo đ 16 l14 có
hluc)
Tháng 7.2018 , ông Dũng đột tử không để lại di chúc . Chị Mỹ khởi kiện yêu cầu
phân chia di sản thừa kế do các bên liên quan không thỏa thuận được .
Hãy tư vấn về đường lối giải quyết tranh chấp trên theo quy định của pháp luật
( Yêu cầu : Xác định rõ di sản thừa kế mà ông Dũng để lại , đối tượng hưởng di
sản của ông cũng như phần mà các đối tượng được hưởng. Giả thiết nhà đất tại td
tranh chấp định giá 4 tỷ trong đó phần cải tạo nc đc định giá 800tr)
Giả thiết nhà đất tại thời điểm giải quyết tranh chấp là 4 tỷ, phần cải tạo nâng cấp
là 800 triệu
Trong khối TSC theo phần với bà Mai: Điều 16 L14 không xác định được phần ->
chia 2 -> 800 triệu/2 = 400 triệu.
Trong khối TSC hợp nhất với bà Nguyệt: 4 tỷ - 800 triệu = 3 tỷ 2 (giá trị thực tế
của căn nhà) -> Điều 31 L2000, Điều 679 BLDS 1995: 3 tỷ 2 /2 = 1tỷ6/người.
Bà Nguyệt chết -> chia TK (Điều 679 BLDS 1995): 1 tỷ 6/2 = 800 triệu (ông
Dũng với Mỹ mỗi người hưởng 800 triệu)
Di sản của ông Dũng: 400 triệu + 1 tỷ 6 + 800 triệu = 2 tỷ 8.
Xác định đối tượng TK: không để di chúc nên thời điểm chết áp dụng Điều 651
BLDS 2015.
Do bà Nguyệt chết trước nên không được hưởng thừa kế
Từ 8/1986 đến 12/4/2005: vi phạm 1 vợ 1 chồng (Điều 3, 5 L59; Điều 4 L86; K1
Điều 10 L2000). Từ 12/4/2005 đến 7/2018 có quyền ĐKKH nhưng không đăng ký
(Điều 11 L2000; Điều 9 L14) -> bà Mai không là vợ nên không được hưởng TK
Mỹ, Lâm, Nhung là con nên được hưởng TK.

2.3.  Anh Trung và chị Hà là vợ chồng hợp pháp. Họ có con chung là Ngân, sinh
năm 2009.
Năm 2014, anh Trung và chị Hà được Tòa án giải quyết cho ly hôn. Theo phán
quyết của Tòa án, anh Trung được quyền trực tiếp nuôi con chung đến tuổi thành niên
và có khả năng lao động còn chị Hà có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Tháng 8.2016, chị Hà ra nước ngoài định cư và chung sống như vợ chồng với anh
Thụy (Anh Thụy là người Việt Nam định cư tại Liên Bang Nga từ năm 1995). Ngay
sau khi sống cùng chị Hà, anh Thụy đã tiến hành giám định ADN để xác minh huyết
thống giữa anh và cháu Ngân – đứa trẻ do chị Hà sinh ra. Sau khi có kết quả giám
định xác định mình là cha đẻ của cháu Ngân, anh Thụy đã liên lạc với anh Trung và
thương thảo về nguyện vọng được nhận con. Anh Trung đồng ý.
Tháng 10.2017, Anh Thụy trở về Việt Nam làm thủ tục nhận con.
Tại Ủy ban nhân dân huyện X, tỉnh H, nơi anh Trung và cháu Ngân cư trú, anh
Thụy đã yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết việc nhận con với sự nhất trí của anh
Trung, chị Hà kèm kết luận giám định ADN (xác định tư cách cha – con giữa anh và
cháu Ngân) mà anh đã thực hiện ở nước ngoài.
Hỏi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết quyền nhận con của anh
Thụy theo thủ tục như thế nào cho phù hợp với tinh thần pháp luật?
Đây là trường hợp xác định con có yếu tố nước ngoài (khoản 25 Điều 3 L14, Điều
3 Luật Quốc tịch).
Thẩm quyền xác định con có yếu tố nước ngoài; Nếu không thỏa thuận và các bên
còn sống thì theo thủ tục hành chính (Điều 123, 128 L14).
Do về mặt pháp lý và thực tế, cháu N đã được xác định cha (anh Trung) nên phải
xác định lại con cho cha -> PL đang bỏ ngỏ
Theo Điều 88 L14, cha mẹ không thừa nhận con phải có chứng cứ + được tòa án
xác định. Việc xác định lại phải theo 2 bước sau đây:
Bước 1: kiến nghị cá nhân, cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại tái thẩm để tòa án
tái thẩm lại bản án ly hôn, phần quan hệ cha con cấp dưỡng có hiệu lực, hủy quan hệ
cha con -> Trả cho tòa án sơ thẩm xử lại
Bước 2: Sau khi có bản án sơ thẩm giải quyết lại các bên có quyền, đăng ký nhận
con, khai sinh cho con tại phòng hộ tịch cấp huyện (Điều 43, 44 Luật Hộ tịch)

2.4 Anh Tú (sinh năm 1997) là con nuôi bà Bình. Quan hệ nuôi con nuôi này xác
lập hợp pháp năm 2012.
Từ năm 2015, do anh Tú thường xuyên có hành vi hành hạ, ngược đãi mình, bà
Bình đã làm “đơn từ con” với ý nguyện chấm dứt quan hệ mẹ nuôi - con nuôi. Đơn đã
được Chủ tịch UBND xã E, huyện B, tỉnh K nơi bà Bình thường trú xác nhận ngày
22.6.2017.
Tháng 2.2018, bà Bình chết không để lại di chúc. Anh Tú khởi kiện yêu cầu chia
thừa kế (di sản bà Bình để lại là 600 triệu đồng hiện do anh Lâm - con đẻ bà Bình
quản lý).
Trên cơ sở quy định của pháp luật, anh, chị hãy cho biết:
- Tòa án có phải thụ lý giải quyết yêu cầu của anh Tú với tư cách anh là con
nuôi yêu cầu chia di sản của mẹ nuôi?
- Khi giữa bà Bình và anh Tú đang tồn tại quan hệ, với chứng cứ bà Bình bị
anh Tú ngược đãi, hành hạ, anh Lâm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết chấm
dứt mối quan hệ mẹ con giữa các chủ thể quan hệ vì lợi ích của bà Bình?
Đơn từ con không có giá trị. Tòa án phải thụ lý giải quyết tranh chấp về TK vì:
Quan hệ nuôi con nuôi là hợp pháp, được PL bảo vệ (Điều 651 BLDS, Điều 78
L14).
Quan hệ này chỉ chấm dứt theo quyết định của tòa án có HLPL (Điều 10 LNCN,
Điều 372 BLTTDS)
Anh Tú có quyền yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4 BLTTDS) +
Tòa án phải thụ lý giải quyết theo khoản 5 Điều 29 BLTTDS.
Không có quyền yêu cầu vì anh Tú chưa bị kết án tội ngược đãi, hành hạ mẹ nuôi
(khoản 2 Điều 25 LNCN)
III. ĐỌC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH, TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN VÀ
TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN
1. Đọc tình huống thực tiễn và căn cứ cơ chế pháp lý (có đối chiếu với quy
định của pháp luật hiện hành) hãy cho biết, với những quan điểm giải quyết vụ
việc thể hiện trong tình huống thì nhóm quan điểm nào phù hợp với tinh thần
pháp luật.
Chị A sống chung với anh B cùng xã. Ngày 10/6/2013, sau một năm chung sống,
anh B đã đi khỏi địa phương. Ngày 20/9/2013, chị A sinh cháu C và đăng ký khai sinh
cho C theo họ của mẹ.
Ngày 12/4/2017, chị A kết hôn với anh D. Khi đăng ký kết hôn, chị A và anh D đã
làm thủ tục bổ sung hộ tịch, để phần khai về cha của cháu là anh D và cũng đổi họ cho
cháu từ họ mẹ sang học của anh D.
Năm 2018, anh B quay về nơi cư trú, khiếu nại về việc khai sinh cho cháu C và
cho rằng, trong giấy khai sinh của cháu C phải ghi anh B là cha. Sự việc đã dấn đến
tranh chấp, mâu thuẫn và hiện có các quan điểm khác nhau về vấn đề này.
2. Đọc trích Bản án số: 10/2017/DSST ngày 30 tháng 5 năm 2017 của
TAND thành phố Việt Trì; chỉ rõ các đoạn trích và trên cơ sở pháp lý, cho biết
quan điểm của người đọc về tiêu chí xác định quyền được hưởng (hoặc không
được hưởng) di sản thừa kế của con riêng thể hiện trong Bản án. Đối chiếu với
quy định của pháp luật hiện hành về xác định quyền thừa kế của con riêng đối
với di sản của cha dượng, mẹ kế.

BUÔI THỨ SÁU, VẤN ĐỀ: CHẤM DỨT HÔN NHÂN - KHI CÓ YẾU
TỐ NƯỚC NGOÀI

I.Trà lời phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi sau:
1. Hôn nhân có thể chấm dứt trong những trường hợp nào? Cho biết sự khác
biệt về thời điểm và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hôn nhân do một bên vợ hoặc
chồng chết tự nhiên với trường hợp hôn nhân chấm dứt do Tòa án tuyên bố vợ, chồng
chết.
2. Quyền ly hôn được pháp luật thừa nhận thế nào? Có thể đại diện trong ly
hôn? 3. Trình bày thủ tục tố tụng giải quyết các trường hợp ly hôn nhằm bảo vệ quyền
ly hôn của vợ chồng tại Tòa án.
4. Việc hạn chế quyền ly hôn: Các trường hợp, điều kiện và mục đích của việc
hạn chế quyền yêu cầu ly hôn ?
5. Phân tích các căn cứ cho ly hôn theo pháp luật hiện hành và cho biết điểm cá
nhân về tính khả thi của các căn cứ cho ly hôn trong thực tiễn quan
6. Trình bày đường lối giải quyết chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
7. Phân biệt nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn với nguyên tắc
chia tài sản của hai bên nam nữ khi họ không được công nhận quan hệ vợ chồng
8 Quyền lợi con chung được giải quyết thế nào khi vợ chồng ly hôn? 10 Thẩm
quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài? 11. Phân tích một số câu nhận định
II Tình huống
2.1.Năm 1970, ông A tình cờ quen biết bà B. Qua vài lần hò hẹn, bà B có thai
với ông A và ông A sau đó đã đứng tên trên giấy khai sinh cho trẻ (tên là D) với tư
cách là cha đẻ. Vì mưu sinh, A và B sau đó không còn gặp nhau.
Năm 1980, ông A chung sống với bà C như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn (dù đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HNGĐ năm 1959). Tài sản của
ông A được thừa kế trước khi chung sống với bà C là diện tích đất nông nghiệp 90m2
tại xã K huyện G
Năm 2019, do mâu trầm trọng không thể sống chung, bà C nộp đơn yêu cầu
không thừa nhận quan hệ vợ chồng (giữa bà và ông A) và yêu cầu Tòa án phân định
tài sản hiện tranh chấp (Tại thời điểm giải quyết ly hôn, tài sản hai bên khai thống nhất
gồm: i) Diện tích đất nông nghiệp 90m2 tại xã K huyện G do ông A đứng tên định giá
1 tỷ đồng ; i) Ngôi nhà 66/12 đường DQ, phường 2, quận 4 trị giá 3 tỷ đồng do bà C
đứng tên, được mua bằng tiền lương của bà C năm 2015). Trong quá trình tố tụng, ông
A yêu cầu xác định diện tích đất nông nghiệp tại xã K huyện G là tài sản riêng của ông
đồng thời yêu cầu chia đôi giá trị nhà do bà C đứng tên Bà C cho rằng nhà hình thành
từ công sức lao động trực tiếp của bà; ông A chỉ nội trợ, không đóng góp đáng kể nên
bà không đồng ý chia giá trị nhà theo yêu cầu của ông A.
TAND quận H nhận định trước khi chung sống với bà C, ông A đã sống chung
như vợ chồng với bà B trước ngày 3/1/1987 và có con với bà B. Khi chưa ly hôn bà B,
ông A lại tiếp tục sống chung với bà C là vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng Vì
vậy, tại Bản án hôn nhân sơ thẩm số 12/HNGĐ-ST có hiệu lực ngày 5.5.2019, Tòa
phán quyết không công nhận A, C là vợ chồng theo yêu cầu của bà C.
Về tài sản, Tòa nhận định có chứng cứ xác định 90m2 diện tích đất nông
nghiệp là tài sản ông A được tặng cho riêng nên quyết định giao trả ông A. Về căn nhà
nhà 66/12 đường DQ, phường 2, quận H, do ông A không chứng minh được bản thân
đã đóng góp tiền mua nhà theo yêu cầu của Tòa án nên Tòa đã bác yêu cầu chia nhà
của ông
Theo bạn, Tòa án quận H giải quyết về quan hệ nhân thân và tài sản trong vụ
án trên phù hợp quy định pháp luật không? Cơ sở pháp lý?
*Giải quyết nhân thân của TA không phù hợp
A và B không là vợ chồng do không sống chung liên tục từ năm 70 đến năm 87
để được công nhận là vợ chồng (điểm a mục 3 NQ 35/2000, TTLT 01/2001)
A và C là vợ chồng do sống chung liên tục từ năm 80 đến thời điểm ly hôn
2019. CSPL điểm a mục 3 nghị quyết 35/2000. Do đó việc TA không công nhận quan
hệ vợ chồng giữa ông A và bà C với lý do ông A vi phạm hôn nhân 1 vợ 1 chồng với
bà B là không hợp lý
*Giải quyết tài sản của TA không hợp lý vì phải xác định ts chung hợp nhất và
giải quyết ly hôn
Xđ chủ sở hữu tài sản tranh chấp
+ Đất nông nghiệp do A đứng tên là tài sản chung của vợ chồng (đ15 L59, k3
đ33 L14)
+ Nhà là tài sản chung hợp nhất vì đây là ts do 1 bên tạo ra trong thòi kì hôn
nhân (k1 đ33 L14). Do đó bà C có nghĩa vụ chứng minh ts riêng chứ không phải ông
A
Chia ts (đ59: chia nhà + buộc ông A chứng minh nghĩa vụ với căn nhà; đ66:
chia đất)
2.2. Ông A và bả B là vợ chồng. Tháng 2.2015, Tòa án tuyên bố ông A chết
theo quy định của pháp luật. Tài sản chung của ông A, bà B ghi nhận trong phán quyết
tuyên ông A chết là ngôi nhà diện tích 150 m2 tại số 34A đường TC, thành phố RG.
Do người thừa kế hàng thứ nhất của ông A chỉ còn bà B và con chung của ông
A, bà B là H nên sau khi quyết định tuyên bố ông A chết có hiệu lực, bà B tiếp tục
quản lý ngôi nhà 344 và sử dụng tầng một nhà cho công ty K thuê, tiền thuê nhà theo
hợp đồng mỗi tháng 30 triệu đồng Tháng 6.2016, bà B trúng thưởng xổ số giải độc
đắc trị giá 1 tỷ đồng và nhận chuyển nhượng diện tích đất 120 m2 (tại xã A, huyện B,
tỉnh KG) từ nguồn tiền trúng thưởng này Tháng 12.2016, hôn nhân của ông A, bà B
khôi phục do Ông A trở về mà thỏa mãn các căn cứ luật định. Vợ chồng A, B thống
nhất nhà 34A (hiện vẫn còn) là tài sản chung và tiếp tục thực hiện hợp đồng cho thuê
nhà với công ty K.
Tháng 2.2017, ông A khởi kiện ly hôn bà B. Hai bên đương sự tranh chấp nhà
34A và số tiền có được từ hợp đồng cho thuê nhà (tại thời điểm giải quyết tranh chấp,
tiền có từ việc cho thuê nhà là 720 triệu đồng vẫn còn) cùng diện tích đất 120 m2 tại
xã A, huyện B Theo anh, chị, nếu quyết định chấp nhận yêu cầu ly hôn của ông A,
Tòa án cần phân định tranh chấp tài sản giữa các bên như thế nào cho đúng pháp luật?
(nêu rõ cơ sở pháp lý).
Đây là trường hợp phục hồi hôn nhân
*Xđ ts tranh chấp (gồm nhà,120m2 đất, lợi tức từ nhà là 720tr)
K3 đ73 BLDS, L14 thì nhà và 720tr là ts chung hợp nhất
120m2 là ts riêng của bà B vì thời điểm TA huỷ tuyên bố chết có hiệu lực PL
(điểm a k2 đ67 L14)
Chia ts tranh chấp theo điều 59 L14

2.3. Tháng 2 năm 2009, anh A và chị B quyết định cùng nhau “kết nghĩa vuông
tròn" Nhưng chỉ vài tháng sau khi được cấp giấy chứng nhận kết hôn, hai người đã
bàn chuyện thuận tình ly hôn giả để anh A kết hôn với chị C - bạn thân của chị B đang
sống tại một đô thị với mục đích nhập khẩu vào thành phố. Ngày 115.2009, TAND
huyện E đã ra quyết định công nhận cho A và B thuận tình ly hôn. Song do “vi ly
hôn” nên dù đã có phán quyết có hiệu lực của Tòa án, A và B vẫn tiếp sống chung.
Tháng 2.2011, chị B lập hợp đồng bán ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng (nhà
được anh A và chị B mua sau khi kết hôn có giá trị 3 tỷ đồng). Tháng 9.2011, chị B
trúng số giải đặc biệt trị giá 1.2 tỷ đồng.
Tháng 3.2012, do việc kết hôn giữa anh A, chị C bất thành nên anh Á và chị B đăng
ký kết hôn lại.
Ngày 09.4.2013, chị B sinh con là G (con chung của A, B). Ngày 15.3.2016, do anh A
ngoại tỉnh, quan hệ vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng nên chị B nộp đơn xin ly hôn anh
A và yêu cầu Tòa án giải quyết quyền lợi về tài sản và con cái
Trên cơ sở quy định của pháp luật, anh, chị hãy cho biết:
2.1. Nếu Tòa án giải quyết cho anh A và chị B ly hôn thì tài sản của vợ chồng
được phân định như thế nào khi các bên tranh chấp?
2.2. Nếu A và B không tìm được giải pháp tương thích để bảo vệ quyền lợi con
chung thì việc xác định bên trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng và thăm nom con sau ly hôn
phải được phản quyết như thế nào?Cơ sở pháp lý?
*Xđ ts tranh chấp (nhà + tiền trúng số)
+ Nhà: đây là ts chung của vợ chồng (đ27 L2000, nay là đ33 L14). Định đoạt
nhà là ts chung, sau hôn nhân nhưng vẫn cần có sự đồng ý bằng văn bản của 2 vợ
chồng (k3 đ28 L2000, nay là k3 đ35 L14) -> hành vi của B là trái pháp luật, nhưng do
thời hiệu khởi kiện hết hiệu lực nên chia đôi 3 tỷ
+ Tiến trúng số 9/2011 là ts hình thành ngoài thời kỳ hôn nhân -> đ27, đ32
L2000: ts có trước khi thời kỳ hôn nhân phát sinh lần 2 -> ts có chủ sở hữu là chị B ->
k2 đ59 L14: trả lại cho chị B
*Giải quyết quyền lợi con chung
Đ89 L2000: đây là con chung. Đ81 84, 88 L14

III. Đọc Quyết định đính kèm và trình bày quan điểm

Đặc Quyết định Giám đốc thẩm số 02/2012/DS-GĐT ngày 12-01-2012 về


tranh chấp hôn nhân gia đình" của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao (kèm dưới) và
bình luận về hướng xác định, phân định về hôn nhân, con chung và tài sản của các các
cấp Tòa án thể hiện trong Quyết định.

Nhận định.
TL 1,2:
1.Người thành niên cũng có thể không có quyền kết hôn.
=> Đúng.
Nếu không đủ điều kiện kết hôn tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014 và
nam đã thành niên nhưng chưa đủ 20 (điểm a khoản 1 Điều 8) thì không có quyền kết
hôn.
2.Việc kết hôn không được ủy quyền.
=> Đúng.Nghi thức K2 đ 6 và Đ 18 LHT
k1đ 2 TT04/2020
Điểm b khoản 1 Điều 8 quy định về sự tự nguyện, người kết hôn phải trực tiếp ký đơn.
3.Người chưa kết hôn cũng có thể không có quyền kết hôn dù thỏa mãn điều
kiện về độ tuổi, sự tự nguyện, không mất NLHVDS, đồng thời không thuộc TH
cấm quy định tại điểm a b d K2 DD5.
=> Đúng.

Điểm c khoản 2 Điều 5 cấm:


- Người đang có vợ (chồng) mà KH với người khác (vì người đang có vợ (chồng) có
thể chưa ĐKKH (điểm b khoản 4 Điều 2 TTLT 01/2016)).
- Người chưa vợ (chồng) mà KH với người đã có vợ (chồng) hoặc sống chung như vợ
(chồng) với người đang có vợ (chồng).
3.Người chưa kết hôn cũng có thể không có quyền kết hôn dù thỏa mãn điều
kiện về độ tuổi, sự tự nguyện, không mất NLHVDS, đồng thời không thuộc TH
cấm quy định tại điểm a b c d K2 DD5.
Đúng, t.h hôn nhân thực tế.
4.Nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 1/1/2001 nếu đủ điều kiện
ĐKKH thì đều được PL công nhận là vợ chồng.
=> Sai.
Nếu sống chung như vợ chồng từ 03.01.1987 đến trước 01.01.2001 mà đủ điều kiện
KH nhưng không đi ĐKKH trước 01.01.2003 thì không được pháp luật công nhận là
vợ chồng.
5. Việc ĐKKH có yếu tố nước ngoài phải được thực hiện tại UBND cấp
huyện.
=> Sai.
Theo khoản 1 Điều 123 Luật HNGĐ thì hôn nhân có yếu tố nước ngoài được thực
hiện theo Luật Hộ tịch:
- Điều 37 (UBND cấp huyện)
- Điều 53 (Cơ quan đại diện)
- Điều 18 NĐ 123 (UBND cấp xã khu vực biên giới).
TL 3:
1. QHVC chỉ có thể phát sinh do hành vi ĐKKH.
Nhận định: Sai
CSPL: khoản 1 Điều 3, điểm a, b mục 3 NQ 35
Phát sinh từ thời điểm sống chung như vợ chồng
2.Mọi TH thời kỳ hôn nhân được phát sinh từ ngày ĐKKH.
Nhận định: Sai
Mục 1 TTLT 01/2001, điểm a, b Mục 3 NQ 35: đối với hôn nhân thực tế thì thời kỳ
hôn nhân được tính từ ngày sống chung như vợ chồng
Điều 13: Khi các bên vi phạm thẩm quyền ĐKKH thì thời kỳ hôn nhân được tính từ
ngày đăng ký lần 1
Điều 3 TTLT 01/2016 đối với kết hôn trái pháp luật thời kỳ hôn nhân được tính khi
các bên không còn vi phạm điều kiện kết hôn
3. Trong chế độ tài sản theo luật định, hoa lợi phát sinh tài sản riêng của 1
bên trong TKHN mọi trường hợp được xác định là TS chung của VC K1Đ40.
Nhận định: Sai
CSPL: khoản 1 Điều 40, Điều 33, khoản 2 Điều 14 NĐ 126/2014
Điều 33 Hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân khi chưa chia tài sản là tài
sản chung của vợ chồng
Khoản 1 Điều 40 Hoa lợi, lợi tức chưa chia là tài sản chung của vợ chồng tuy nhiên
khi chia tài sản không có thỏa thuận khác thì là tài sản riêng
K2 Điều 14 NĐ 126/2014 Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà hoa
lợi, lợi tức phát sinh trong tài sản đã chia không có thỏa thuận khác là tài sản riêng
4.Nam nữ sống chung như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến 1/1/2001 nếu đủ
ĐKKH thì có thể được hưởng di sản TK của nhua theo PL.
Nhận định: Đúng
CSPL điểm b mục 1 NQ 01/2003
Trong trường hợp một trong hai bên chết trước 1/1/2003 thì bên còn lại được hưởng di
sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trường hợp một trong 2 bên chết sau 1/1/2003 mà đã đăng kí kết hôn trong khoản thời
gian luật định thì người còn lại vẫn được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật
TL 4, 5:
1.Con đẻ phải được xác định cùng huyết thống với cha mẹ.
Nhận định sai.
TH1: Con chung của vợ chồng (Điều 88 L14, Điều 16 TT 04/2020).
TH2: Con sinh ra khi cha mẹ không có hôn nhân (Điều 89 L14) + yêu cầu của các
bên, chứng cứ.
TH3:
+ Phương pháp hỗ trợ sinh sản: thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm
(Điều 88, 93 L14).
+ Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều 94 L14) -> Huyết thống thuộc về
người nhờ mang thai.
2.TA có thể ra quyết định chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi nếu có xác định
giữa các bên có quan hệ trực hệ.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 17 Điều 3 L14 (định nghĩa về trực hệ); Khoản 4 Điều 25 -> khoản 6
Điều 13: cấm nhận nuôi con nuôi vì sẽ làm thay đổi tôn ti trật tự xã hội, Điều 26
LNCN: các chủ thể có quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi.
3.Xét về độ tuổi, người đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi cũng có thể không đủ
điều kiện kết hôn, người đủ Đkkh cũng có thể không đủ ĐK nuôi con nuôi.
Nhận định đúng.
Theo theo điểm b khoản 1 Điều 14 LNCN: nguyên tắc 19t + 1 ngày -> đủ điều kiện
nhận nuôi con nuôi nhưng không đủ điều kiện kết hôn tại điểm a khoản 1 Điều 8 L14.
Trường hợp ngoại lệ tại khoản 3 Điều 14 LNCN: chỉ cần có đủ NLHVDS (đủ 18t)
TL 6
1. Quyết định tuyên bố vợ/chồng mất tích của Toà án là căn cứ pháp lý chấm
dứt quan hệ vợ chồng
Sai. Phải có yêu cầu của vợ hoặc chồng. CSPL K2 Đ68 BLDS
2. Khi 1 bên vợ/chồng bị Toà án tuyên bố chết trở về thì quan hệ hôn nhân
của họ mặc nhiên được phục hồi nếu vợ chồng của người đó chưa kết hôn
với người khác
Sai. Theo K1 Đ70 BLDS, phải có yêu cầu của người đó hoặc người có quyền, lợi ích
liên quan thì TA ra quyết định tuyên bố huỷ quyết định người đó mất tích; hôn nhân
được khôi phục theo K1 Đ67 L14
3. Giải quyết ly hôn phải thông qua thủ tục hòa giải
Sai. Có những trường hợp không hoà giải: bị đơn tuyên bố mất tích, mất NLHVDS,
thỏa thuận không hoà giải; không được hòa giải như Đ206 BLTTDS – quan hệ không
hợp pháp
4. Vợ/chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ hoặc chồng của người đó
gây ra thì người thân thích của họ - với tư cách người đại diện - có quyền
yêu cầu giải quyết ly hôn
Sai. K2 Đ51 phải thoả mãn 3 dấu hiệu
5. Khi người vợ đang có thai, sinh con hoặc có con dưới 36 tháng tuổi thì vợ
chồng được quyền ly hôn
Sai. K3 Đ51, dưới 12 tháng thì chồng không được yêu cầu ly hôn vợ

You might also like