You are on page 1of 4

BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ

1. Nghiên cứu:
Tóm tắt Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/03/2013 của Hội đồng thấm
phán Tòa án nhân dân tối cao:
Xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa, giữa
các đương sự: Nguyên đơn là Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel (gọi tắt là
bên B), bị đơn là Công ty Cổ phần kim khí Hưng Yên (gọi tắt là bên A) do ông Lê
Văn Mạnh làm giám đốc đại diện. Hai bên ký/2 Hợp đồng mua bán phôi thép số
01/HĐPT/2007VA-HY. Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, bên B đã chuyển khoản
toàn bộ số tiền cho bên A, nhưng bên A đã thường xuyên không tuân thủ nghĩa vụ
giao hàng. Nay bên B yêu cầu bên A phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng;
phạt do vi phạm hợp đồng với mức 2% giá trị hợp đồng và thanh toán tiền lãi quá hạn
tính đến thời điểm 10/06/2008. Sau bao phiên tòa, cuối cùng Tòa án hủy Quyết định
giải quyết việc khánh cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số
46/2010/QĐ-PT và đình chỉ giải quyết kinh doanh thương mại số 05/2009/QĐ-ST.
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng
quy định pháp luật.
Tóm tắt Quyết định số 10/2013/KDTM-GĐT ngày 25/04/2013 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao:
Xét xử vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp về hợp đồng tín dụng” giữa các
đương sự: Nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, bị đơn là Công
ty cổ phần xây dựng 16 – Vinacoex, do ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc xí nghiệp
làm đại diện Hai bên kí hợp đồng tín dụng số 01/HĐTD vay 2 tỉ đồng, lãi suất
0,75%/tháng. Do làm ăn thua lỗ, Xí nghiệp xây dựng 4 không có khả năng trả nợ. Do
hiện nay Xí nghiệp 4 thuộc Công ty Vinacoex nên Ngân hàng TMCP Việt Nam yêu
cầu Công ty Vinacoex phải có trách nhiệm thanh toán khoản nợ nói trên, đồng thời
yêu càu Tòa án xử lý tài sản đã thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ cho Ngân hàng. Kết
thúc, Tòa án hủy hai Bản án kinh doanh,thương mại phúc thẩm số 95/2009/KDTM-
PT và số 01/2008/KDTM-ST, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét
xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật.
 Trường hợp đại diện hợp lệ:
1.1. Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS 2005) về người đại diện.
Bộ luật dân sự 2015 ra đời với nhiều điểm sửa đổi, bổ sung, làm mới. Vấn đề
người đại diện theo BLDS 2015 cũng có những điểm mới, khác với quy định
so với BLDS 2005:
- Thứ nhất, pháp nhân có thể là người đại diện:
Tại Khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định: Đại diện là việc cá nhân,
pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của
cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện)
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Với quy định này không chỉ có cá nhân
mà pháp nhân cũng có thể là người đại cho cá nhân hay một pháp nhân.
Một pháp nhân hoàn toàn có thể ủy quyền cho một pháp nhân khác nhân
danh mình tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định mà hợp đồng ủy
quyền đó là hợp pháp. Đây là một điểm mới về người đại diện so với LBSD
2005. Theo Điều 139 BLDS 2005 thì người được đại diện chỉ có thể là cá
nhân mà không thể là pháp nhân, theo đó cá nhân chỉ có thể ủy quyền cho
cá nhân và pháp nhân chỉ có thể ủy quyền cho cá nhân mà không cho phép
pháp nhân ủy quyền cho một pháp nhân khác đại diện mình tham gia một
quan hệ pháp luật.
Khoản 2 Điều 134 BLDS 2015 đã quy định: Cá nhân, pháp nhân có thể xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Như vậy, BLDS
2015 đã bãi bỏ cụm từ “chủ thể khác” trong BLDS 2005. Việc xác lập và
thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện chỉ có cá nhân và pháp
nhân mới được xác lập giao dịch thông qua người đại diện còn các chủ thế
khác theo quy định của BLDS thì không có quyền này.
- Thứ hai, pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật:
Tại BLDS 2015 đã tách riêng quy định về đại diện theo pháp luật của cá
nhân và đại diện theo pháp luật của pháp nhân, quy định tại 2 khoản của
một điều luật. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định
tại Điều 137 BLDS năm 2015 gồm: Người được pháp nhân chỉ định theo
điều lệ; Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; Người
do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Theo đó, quy định cụ
thể và rõ ràng hơn trong từng trường hợp so với quy định trước đây của
BLDS 2005.
Khoản 2 Điều 137 quy định: Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện
theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo
quy định tại Điều 140, Điều 141 của Bộ luật này. Việc quy định cho phép
một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật của BLDS
2015 đã bảo đảm sự tương thích với quy định của Luật doanh nghiệp 2014
trong việc quy định Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần “có
thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật”.
- Thứ ba, quy định cụ thể về thời hạn đại diện:
BLDS 2015 bổ sung quy định về thời hạn đại diện mà Bộ luật dân sự 2005
không quy định. Cụ thể khoản 1 Điều 140 BLDS 2015 quy định: Thời hạn
đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan
có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp
luật.
BLDS 2015 bổ sung quy định về việc xác định thời hạn đại diện trong
trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo văn bản ủy quyền;
quyết định của cơ quan có thẩm quyền; điều lệ của pháp nhân hoặc theo
quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 140 BLDS 2015). Cụ thể: Nếu
quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại
diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó. Nếu quyền đại
diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện
là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.Với những quy định
trên giúp người đại diện biết rõ được thời hạn đại diện của mình khi tham
gia đại diện cho bên ủy quyền hay bên được đại diện kí kết và thực hiện các
giao dịch.
- Thứ tư, bổ sung quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người không
có quyền đại diện thực hiện và do người đại diện xác lập, thực hiện vượt
quá phạm vi đại diện:
Bộ luật dân sự năm 2015 đã bổ sung điều khoản loại trừ đối với trường hợp
giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ các
trường hợp được quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều 142 BLDS 2015
(đó là: Người được đại diện đã công nhận giao dịch; người được đại diện
biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; người được đại diện có
lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc
người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại
diện), đồng thời quy định: Trường hợp người không có quyền đại diện và
người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại
cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt
hại.
Bộ luật dân sự năm 2015 cũng bổ sung điều khoản loại trừ trong trường
hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi
đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối
với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ các
trường hợp quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều 143 (như đã viện dẫn ở
trên); đồng thời bổ sung quy định về giao dịch dân sự do người đại diện xác
lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa
vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện
vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối
với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại
diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá
phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
1.2. Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng
Yên xác lập hợp đồng với Vinausteel?
- Trong Quyết định số 08, đoạn cho thấy ông Mạnh đại diện Hưng Yên xác
lập hợp đồng với Vinausteel là:
“Bởi lẽ ngày 20/11/2006, bà Lê Thị Ngọc Lan có Giấy ủy quyền cho ông
Lê Văn Mạnh – Phó Tổng Giám đốc Công ty kim khí Hưng Yên được thay
mặt Công ty thực hiện các giao dịch kinh tế trong phạm vi ngành nghề kinh
doanh (trong thời gian này bà Lê Thị Ngọc Lan vẫn là người đại diện theo
pháp luật của Công ty kim khí Hưng Yên), nên ngày 16/01/2007, ông Mạnh
đã đại diện cho Công ty kim khí Hưng Yên kí Hợp đồng mua bán phôi thép
số 01/HĐPT/VA-HY với Công ty Vinausteel”.
1.3. Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteel
không?
- Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh không phải chịu trách nhiệm với
Vinausteel.
- Việc ông Lê Văn Mạnh Bản cam kết xin chịu trách nhiệm trước pháp luật
và xin cam kết nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại tất cả các hợp đồng
mà ông Mạnh đã thay mặt Công ty kim khí Hưng Yên ký với các đối tác và
các bên thứ 3 (trong đó có Công ty Vinausteel). Tuy nhiên, việc chuyển
giao nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa Công ty kim khí Hưng Yên và ông Lê
Văn Mạnh, Công ty kim khí Hưng Yên không báo cho Công ty Vinausteel
biết. Và Công ty Vinausteel cũng không tham gia kí kết, không đồng ý nên
không thuộc trường hợp chuyển giao nghĩa dân sự được quy định tại khoản
1 Điều 315 BLDS 2005.

You might also like