You are on page 1of 5

*Vấn đề 2: Xác định tổn thất về tinh thần được bồi thường

Bản án số 08/2017/DS-DT ngày 30/6/2017 của Tòa án nhân dân huyện IA


Grai tỉnh Gia Lai:
Nguyên đơn chị Vũ Thị Nhị khởi kiện bị đơn là anh Vũ Minh Hiếu phải bồi
thường thiệt hại cho bà số tiền 80.440.000 đồng vì đã gây thương tích cho bà dẫn đến
thiệt hại về cả vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, anh Hiếu, vợ chồng ông Vũ Kim Dư và
bà Nguyễn Thị Huyền (cha mẹ bị đơn) lại không đồng ý yêu cầu trên vì cho rằng anh
không đánh nguyên đơn. Sau quá trình điều tra, kết hợp cùng những chứng cứ mà Cơ
quan Cảnh sát điều tra công an Ia Grai cung cấp, Toà án xác định anh Vũ Minh Hiếu đã
dùng gậy đánh trúng vào tay trái chị Nhị khiến chị bị gãy tay và phải nhập viện điều trị.
Dựa theo những điều trên, Toà án quyết định anh Hiếu phải chiu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho nguyên đơn bao gồm phí điều trị, thu nhập thực tế nạn nhân bị mất, thu nhập
thực tế của người chăm sóc nạn nhân bị mất và phí bồi đắp tổn thất tinh thần. Trong
trường hợp,` anh Hiếu không đủ tài sản chi trả, thì ông Dư bà Huyền sẽ đứng ra thanh
toán phần còn thiếu vì hiện nay bị đơn vẫn chưa đủ 18 tuổi.
Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc: Chu Văn D lấy trộm quần đang phơi của Trần Hữu G. Nguyễn Văn A đã
gọi D ra ngoài để hỏi lỗi nhưng D không thừa nhận. Sau đó để các phạm nhân khác làm
chứng, đối chất thì Chu Văn D mới thừa nhận. Do không nhận lỗi ngay từ đầu nên
Nguyễn Văn A đã dùng chân trái đá trúng vùng ngực của Chu Văn D. D là người đã bị
bệnh xơ vữa tắc hẹp mức độ nặng nên đã bất tỉnh và tử vong sau đó.
Bản án số 31/2019/HS-PT ngày 10/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên:
Bị cáo là Ksor Y Ký, bị hại là Kpá Hờ Miêng. Sau khi Ký thực hiện hành vi giao
cấu với Miêng dù Miễn đã nói là không cho và còn đe dọa Miêng không được nói cho ai
biết thì hôm sau Nhang đã báo với gia đình của Miêng. Gia đình Miêng làm đơn tố cáo
hành vi xâm hại tình dục của Ký đối với Miêng. Tòa sơ thẩm quyết định tuyên Ksor Y
Ký phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”, buộc bị cáo phải bồi thường cho bị hại số
tiền 71.100.000 đồng về khoản bồi thường thiệt hại vì sức khỏe bị xâm phạm. Tòa phúc
thẩm quyết định tuyên bố Ksor Y Ký phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”, không
chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Phạt bị cáo 7 năm 6 tháng tù
giam.
1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần
được bồi thường?
- Thứ nhất, BLDS 2015 quy định “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường
hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm” thay cho “Người xâm phạm sức khoẻ của
người khác” trong BLDS 2005. Quy định này nhằm mở rộng các đối tượng phải bồi
thường, có những đối tượng không phải là “người xâm phạm” đến sức khoẻ của người
khác nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường như cha mẹ chịu trách nhiệm bồi
thường cho con cái chưa thành niên, mất năng lực hảnh vi dân sự (Điều 586 BLDS 2015),
chủ sở hữu của súc vật, cấy cối gây ra thiệt hại cho người khác (Điều 603, 604 BLDS
2015).
- Thứ hai, một điểm mới ở mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường
hợp các bên không thoả thuận được có sự thay đổi.
+ Khoản 2 Điều 590 BLDS 2015 quy định mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh
thần trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có
sức khỏe bị xâm phạm “không quá năm mươi lần mức lương cơ sở” và Khoản 2 Điều 609
BLDS 2005 mức tối đa “không quá ba mươi tháng lương tối thiểu”.
+ Khoản 2 Điều 591 BLDS 2015 mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm
phạm “không quá một trăm lần mức lương cơ sở” và Khoản 2 Điều 610 BLDS 2005 mức
tối đa “không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu”.
+ Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm phạm “không quá mười lần mức lương cơ sở” và Khoản 2 Điều 611 BLDS
2005 mức tối đa “không quá mười tháng lương tối thiểu”.
Quy định này cũng hoàn toàn hợp lý vì để thể hiện tính công bằng cho việc xét xử
cũng như phù hợp với đời sống thực tiễn.
“Thực tế giải quyết tranh chấp, các Tòa án vẫn áp dụng mức lương cơ sở để xác định
mức bù đắp tổn thất về tinh thần. Hơn nữa, mức lương tối thiểu được quy định ở các
vùng khác nhau là khác nhau. Do đó, những người bị thiệt hại sức khỏe như nhau nhưng
thuộc các vùng khác nhau dẫn đến mức bù đắp tổn thất về tinh thần khác nhau là không
công bằng”, “Việc tăng mức tiền bồi thường là phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã
hội khi mà yếu tố tinh thần ngày càng được chú trọng”.
2. Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có
được bồi thường không? Vì sao?
Thiệt hại về tinh thần là những tổn thất về mặt danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc suy
sụp về tâm lí, tình cảm của cá nhân. Khác với thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần
không có tiêu chí chung để xác định cho mọi cá nhân bởi điều kiện, hoàn cảnh của từng
cá nhân là khác nhau. Vì vậy, căn cứ vào Điều 590, 591 và 592 BLDS thì theo pháp luật
hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm sẽ không được bồi thường bởi vì.
Không phải bất kì loại tài sản nào cũng có thể gây ra tổn thất về tinh thần cho chủ sở hữu.
Mặc dù có những loại tài sản có thể khiến cho chủ sở hữu tổn thất về mặt tinh thần như
kỷ vật tổ tiên để lại, vật nuôi… nhưng để chứng minh rằng tài sản đó có phải của tổ tiên
để lại hay không? Vật nuôi ấy có thực sự là của người sở hữu hay không là điều khó có
thể xác định tính chính xác của tài sản. Bên cạnh đó, việc chủ sở hữu có thể giả vờ đau
buồn, mất mát… cũng là một trong những trường hợp có thể xảy ra. Ngoài ra, những tài
sản có khả năng gây ra tổn thất về mặt tinh thần chỉ thuộc một trong số ít lượng lớn các
loại tài sản có giá trị và rất khó để chứng minh rằng việc mất đi loại tài sản đó sẽ gây tổn
thất về mặt tinh thần cho chủ sở hữu tài sản. Bên cạnh đó, những tài sản mang giá trị tinh
thần thường là những tài sản có tính phi vật thể cho nên khó có thể xác định được mức
bồi thường cụ thể, chính xác. Vì vậy căn cứ vào Điều 590, 591 và 592 BLDS thì theo
pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm sẽ không được bồi
thường.
3. Đoạn nào của bản án này cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về tổn
thất tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên?
Đoạn của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần của
BLDS 2015 trong các vụ việc trên là:
Bản án 08/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của toà án nhân dân huyện IA Grai tỉnh Gia
Lai:
“Theo quy định tại khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “...Mức bồi
thường bù đắp về tinh thần cho các bên thỏa thuận; nếu không thuận được thì mức tối đa
cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định”.”
Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc:
“Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 584; Điều 585; Điều 586; Điều
589 và Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015: Buộc bị cáo Nguyễn Văn A phải bồi thường chi
phí mai táng đối với người bị hại, bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm
phạm cho gia đình người bị hại Chu Văn D là 151.000.000đ. Xác nhận gia đình bị cáo
Nguyễn Văn A đã bồi thường cho gia đình người bị hại Chu Văn D số tiền 23.000.000đ ;
do vậy số tiền còn lại bị cáo Nguyễn Văn A phải bồi thường là 128.000.000đ.”
4. Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án không áp dụng BLDS 2005 mà
áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần.
Việc Tòa án không áp dụng BLDS 2005 mà áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc
trên liên quan đến tổn thất tinh thần là hợp lý. Vì bởi lẽ, đối với quy định bồi thường thiệt
hại tổn thất về tinh thần do thiệt hại về sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm ở BLDS 2005
có điểm khác so với BLDS 2015 về chủ thể thực hiện việc bồi thường và về mức bồi
thường tối đa tổn thất về mặt tinh thần cho người bị thiệt hại.
Về chủ thể, BLDS 2015 đã mở rộng các đối tượng phải bồi thường, bao hàm cả các
đối tượng không phải là người xâm hại nhưng lại là đối tượng phải chịu trách nhiệm bồi
thường trên thực tế, trong khi đó, BLDS 2005 chỉ là "người xâm phạm". Chẳng hạn trong
Bản án số 08/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của TAND huyện IA Grai tỉnh Gia Lai: Vũ
Minh Hiếu lúc này chưa đủ 18 tuổi, nên cha mẹ của Hiếu chịu trách nhiệm bồi thường
cho con cái chưa thành niên, trong trường hợp Hiếu không đủ khả năng bồi thường về tổn
thất tinh thần thì cha mẹ của Hiếu phải bồi thường thay.
Về mức phạt bồi thường, BLDS 2015 quy định trong các trường hợp về mức phạt bồi
thường đều có chiều hướng tăng lên nhằm nâng cao sự mạnh mẽ và tính răn đe của pháp
luật. Ngoài ra, tổn thất về tinh thần không chỉ đối với người bị thiệt hại mà còn đối với
gia đình của người bị thiệt hại. Tuy không thể dùng nhiều tiền để bù đắp những nỗi đau
buồn, suy sụp nhưng mức phạt tiền cao hơn như BLDS 2015 quy định sẽ bồi thường
xứng đáng cho những tổn thất đó.
5. Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức
khỏe vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm?
Trong Bản án số 31, đoạn cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức khỏe vừa bị
xâm phạm về danh dự, nhân phẩm là: Khoảng 20 giờ ngày 25/02/2018, Kpá Hờ Miêng,
cùng bạn Rô Hờ Nhang từ tiệm Internet Duy Tùng (cùng thôn) về nhà, Nhang đi trước,
Miêng đi sau, trên đường về Ksor Y Ký từ phía sau đi tới nắm hai tay Miêng kéo ra sau
làm Miêng ngã xuống đường, Miêng đứng dậy về nhà, Ký đi theo đến trước công trường
Tiểu học thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên; Ký nảy sinh ý
định giao cấu với Miêng nên nắm tay Miêng kéo vào trong khu vực trường tiểu học, đến
hành lang tầng 2, Ký kéo Miêng ngồi xuống, dùng hai tay sờ vào ngực Miêng, Miêng
khác cự đẩy Ký ra… Ký đi về nhà ngủ, Miêng đi về đến nhà rông văn hóa thôn Kiến
Thiết thì gặp Rô Hờ Nhang, thấy Miêng khóc Nhang hỏi “Thằng Ký làm gì mày?”,
Miêng nói “Ký cởi quần, áo của tao và hiếp dâm tao”.
6. Theo Tòa án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt
hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không?
Theo Tòa án trong Bản án số 31, Tòa đã xác nhận hình phạt dành cho Ký dựa trên cả
thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm. Căn
cứ vào hành vi xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người bị hại; mà
còn gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý tự nhiên. Về mức bồi thường thiệt
hại Tòa án dựa vào Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định được mức bồi thường
gồm các khoản chi phí về việc chữa trị, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, ngoài ra còn chi
phí bù đắp tổn thất về tinh thần. Vì vậy theo Tòa án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với
nhau.
7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Bản án 31 về
khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ
thể cùng bị xâm phạm.
Theo em hướng giải quyết trên của Tòa án trong Bản án 31 về khả năng kết hợp các
loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ thể cùng bị xâm phạm là hợp lý.
Bởi vì căn cứ vào Điều 590 về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì việc bù đắp tổn
thất về tinh thần cũng được quy định tại Khoản 2 Điều này. Ngoài ra việc kết hợp các loại
thiệt hại này có mối liên kết với nhau do việc Ký sử dụng bạo lực để đè Miêng xuống là
xâm phạm đến sức khỏe, thực hiện hành vi giao cấu trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên làm
tổn hại đến danh dự nhân phẩm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm sinh lý tự
nhiên của Miêng do Miêng chỉ mới 14 tuổi gây ra tổn thất về tinh thần.

You might also like