You are on page 1of 4

1.1.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh
do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên, do đó bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong
hợp đồng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại mà mình đã gây ra cho phía bên
kia tương ứng với mức độ lỗi của mình”.Từ định nghĩa này,căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên. Cho
nên các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là:

Có hành vi vi phạm hợp đồng: Để có hành vi vi phạm hợp đồng thì trước hết phải
có hợp đồng có hiệu lực và hành vi vi phạm được quy định trong hợp đồng. Nếu như có
hành vi vi phạm nhưng hợp đồng không còn hiệu lực hoặc bị vô hiệu phần nghĩa vụ bị vi
phạm thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Hành vi vi phạm chính là nghĩa vụ của
bên vi phạm cần phải thực hiện. Tuy nhiên, chủ thể có nghĩa vụ ấy không thực hiện nghĩa
vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung
của nghĩa vụ.

Có thiệt hại thực tế: Sẽ không phát sinh nghĩa vụ bồi thường nếu như không có
thiệt hại xảy ra bởi lẽ bồi thường chính là một biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi
phạm nghĩa vụ.

Có lỗi của người vi phạm nghĩa vụ: Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý
hoặc vô ý. Tuy nhiên, người có quyền chỉ cần chứng mình được hành vi vi phạm của bên
kia chứ không cần chứng minh lỗi. Vì lỗi trong trường hợp này là lỗi suy đoán.

Những điều này dựa trên Điều 303 Luật Thương mại 2005.

Những thay đổi trong BLDS 2015 so với 2005:

Tại Điều 307, BLDS 2005 đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, quy định vừa nêu không đưa ra căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, mà chỉ đề cập đến hai loại trách nhiệm.Việc chỉ
đề cập hai loại trách nhiệm này không làm rõ được căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường

Nhưng ở BLDS 2015 đã bổ sung thêm vấn đề này tại Điều 360 BLDS 2015.

(Thứ nhất, BLDS 2005 quy định về “trách nhiệm dân sự” do không thực hiện đúng nghĩa
vụ dân sự (trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại) taị Điều 302. Tuy nhiên, BLDS
2005 lại theo hướng liệt kê trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những nghĩa vụ cụ
thể, ví dụ nghĩa vụ giao vật (Điều 303), nghĩa vụ thực hiện hoặc không thực hiện một
công việc (Điều 304). BLDS 2015 đã cải thiện được nhược điểm nêu trên khi quy định tại
Điều 360 rằng: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
định khác”. Với quy định này, BLDS 2015 đã liệt kê các điều kiện làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại để áp dụng cho mọi loại nghĩa vụ.

Thứ hai, “BLDS 2015 đã cụ thể hóa các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại tại Điều 360”. Theo quy định tại điều này, điều kiện đầu tiên là phải có “vi phạm
nghĩa vụ” và, theo khoản 1 Điều 351 thì: “Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ
không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện
không đúng nội dung của nghĩa vụ”.

Thứ ba, BLDS 2005 không quy định minh thị về điều kiện “tồn tại thiệt hại” như trong
BLDS 2015. Do đó đối với BLDS 2005, “chúng ta có thể khẳng định, nếu có thiệt hại thì
có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường nhưng chưa thể khẳng định chắc chắn là phải có
thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường mới phát sinh”.

Thứ tư, yếu tố “quan hệ nhân quả” giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra cũng không
được minh thị như trong BLDS 2015. Có thể thấy BLDS 2015 đã khẳng định rất rõ về
vấn đề này, thể hiện qua cụm từ “có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra”, tức là thiệt hại
là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm.

Thứ năm, khoản 1 Điều 308 BLDS quy định: “Người không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý”.
Với quy định này, để phát sinh trách nhiệm dân sự, người không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ dân sự phải “có lỗi”. Đến BLDS 2015, yếu tố “lỗi” không còn là
điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại “trừ trường hợp luật có quy định
khác” (như quy định trong hợp đồng tặng cho tại Điều 461 BLDS 2015).(Tham khảo)

1.2.Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn không?
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ chưa? Vì
sao?

Trong tình huống trên, không có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà
Nguyễn. Vì trong tình huống trên, ông Lại chỉ vi phạm thỏa thuận nhưng không xâm
phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn vì việc phẫu thuật có sự đồng ý của bà Nguyễn.
Và việc bà Nguyễn tổn hại tới sức khỏe( mất núm vú phải) là do ảnh hưởng của hành vi
vi phạm thỏa thuận của ông Lại.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã đủ các yếu tố:

Thứ nhất,có hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Theo thỏa thuận, ông
Lại phải lấy túi ngực ra, thâu nhỏ ngực lại, bỏ túi nhỏ vào, không được đụng đến núm vú
và sau lần phẫu thuật thứ hai được vài ngày, vết mổ lại hở khiến nước dịch tuôn ra, nên
ông Lại tiến hành phẫu thuật lần nữa để lấy túi nước ra. Vậy sau ba lần phẫu thuật, ông
Lại không bỏ lại được túi ngực như thỏa thuận và làm bà Nguyễn mất núm vú bên phải.

Thứ hai,hành vi vi phạm của ông Lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại
của bà Nguyên( mất núm vú).

Thứ ba,đã có thiệt hại xảy ra trên thực tế.Chính là tổn thất về sức khỏe của bà
Nguyễn khi phẩu thuật không thành công đành phải phẩu thuật lại thêm 2 lần và làm mất
núm vú bên phải, có những tình tiết cụ thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà Nguyên như
núm vú đen như than, vết mổ hở nhìn thấy cả túi nước đặt bên trong, sau khi tiến hành
mổ lại thì vết mổ lại hở, nước dịch tuôn ra ướt người.

1.3.Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng gây ra
được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Căn cứ khoản 2 Điều 361 BLDS 2015 quy định: “Thiệt hại về vật chất là tổn thất
vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn,
hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”.

Để xác định thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng gây ra được bồi thường thì
dựa theo:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng chỉ được phát sinh khi có
vi phạm trong hợp đồng và chỉ áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm đó. Hành vi vi
phạm hợp đồng có thể là hành động hoặc không hành động.

1.4.BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm hợp
đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

BLDS cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm hợp
đồng. Điều này được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 361 BLDS 2015 quy định:

“1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

3. Thiệt hại về tinh thần là những tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể”.
Và khoản 3 Điều 419 BLDS 2015 đã quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm
hợp đồng: “Theo yêu cầu của người có quyền, Toà án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền”.

1.5.Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh thần không?
Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn được bồi thường tổn thất về tinh thần.

Vì theo khoản 3 Điều 361 BLDS 2015 quy định:

“Thiệt hại về tinh thần là những tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ
thể”

Vì vậy phát sinh thêm khoản 3 Điều 419 BLDS 2015 quy định về thiệt hại được
bồi thường do vi phạm hợp đồng:

“Theo yêu cầu của người có quyền, Toà án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền”.

Cho nên ông Lại đã vi phạm yêu cầu của bà Nguyễn được ghi trong hợp đồng
phẫu thuật thẩm mỹ, cụ thể ông đã làm mất núm vú phải của bà Nguyễn, núm vú bị đen,
vết mổ bị hở phải tiến hành mổ may lại nhiều lần và bị mất luôn núm vú bên phải. Điều
này làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, thân thể của bà Nguyễn.

You might also like