You are on page 1of 4

Câu 1.

Việc ông Kakazu S đại diện Công ty STT ký hợp đồng thuê văn phòng
với Công ty NLQ3 có hợp pháp hay không?

Trả lời :
Việc ông Kakazu S ký hợp đồng thuê văn phòng với Công ty NLQ3 là không
hợp pháp. Vì:
- Thứ nhất, việc giao kết hợp đồng thuê văn phòng chính là hợp đồng và đây
chính một trong những quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
được quy định tại khoản 1 Điều 138 Luật doanh nghiêp 2020 (LDN 2020).
ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc này chứ không phải phó
chủ tịch hay là Tổng giám đốc (ông Kakazu S). Nên việc ông Kakazu S đại
diện công ty tự ý ký hợp đồng là không hợp pháp.
- Thứ hai, theo bản án :
+ Ngày 06/5/2015, ông Kakazu S đại diện Công ty STT ký hợp đồng thuê văn
phòng với Công ty NLQ3.
+Ngày 21/5/2015, ông Kakazu S theo ủy quyền của ông NLQ1 - Chủ tịch
HĐQT tổ chức họp để xin ý kiến các thành viên HĐQT về việc trình ĐHĐCĐ
để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản việc thay đổi địa chỉ trụ sở Công ty và bổ
sung ngành nghề kinh doanh.
Như vây, sau khi ký hợp đồng thuê văn phòng thì ĐHĐCĐ đã mở cuộc họp
thông qua trên tỷ lệ 5/5 thành viên và thông qua việc lấy phiếu của các cổ đông
đã đồng ý về việc này. Tuy nhiên việc họp đã xảy ra sau khi việc kí kết hợp
đồng xảy ra (ngày 06/5/2015), chính là sau khi hợp đồng đã có hiệu lực nên
không có ý nghĩa gì. Nhưng dù cuộc họp này có xảy ra trước khi kí kết hợp
đồng này thì ông Kakazu S cũng không có thẩm quyền thay mặt công ty kí, bởi
người thay mặt công ty kí kết hợp đồng này là người đại diện cho công ty

*Chỗ màu vàng này là cuộc họp HĐQT để lấy ý kiến các thành viên trong
HĐQT chứ Nghị quyết số 18/2015/NQ-ĐHĐCĐ của ĐHĐCĐ này đã được
thông qua rồi (theo phần Lan trích ở dưới) . Theo ngày 21/5 á.

Lan trích án để mn coi lại xem để thảo luận típ.


Ngày 06/5/2015, ông Kakazu S đại diện Công ty STT ký hợp đồng thuê văn
phòng số 2415-HĐTVP/2015/PVM SG-SGTTC với Công ty NLQ3. Ngày
21/5/2015, ông Kakazu S đại diện theo ủy quyền của ông NLQ1, Chủ tịch
HĐQT Công ty STT tổ chức họp để xin ý kiến các thành viên HĐQT về việc
trình ĐHĐCĐ để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản việc thay đổi địa chỉ trụ sở
Công ty và bổ sung ngành nghề kinh doanh. Tại điểm 5.1 mục 5 Biên bản họp
HĐQT ngày 21/5/2015 có nội dung: "Thống nhất tổ chức lấy ý kiến cổ đông
bằng văn bản về việc thay đổi địa chỉ công ty hiện tại sang địa chỉ mới tại:
Tầng trệt tòa nhà PSG tại số 11bis NGT, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh". Biên bản được 5/5 thành viên HĐQT đồng ý ký tên. Sau đó, ngày
23/6/2015, ông Kakazu S thay mặt HĐQT ký Phiếu lấy ý kiến bằng văn bản
của cổ đông về nội dung: Chuyển trụ sở Công ty từ số 25 P, quận 1 sang tầng
trệt tòa nhà PSG tại số 11bis NGT, quận 3. Tại phần IV Biên bản kiểm phiếu
về việc xin ý kiến cổ đông bằng văn bản số 01/2015/ĐHĐCĐ-BB ngày
08/7/2015 có nội dung: "Thông qua việc thay đổi trụ sở của Công ty từ địa chỉ:
25 P, phường NTB, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam sang: Tầng trệt
tòa nhà PSG tại số 11bis NGT, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam". Biên bản được 5/5 thành viên HĐQT đồng ý ký tên. Căn cứ biên
bản kiểm phiếu trên, ngày 09/7/2015, ông Kakazu S thay mặt HĐQT ký Nghị
quyết số 18/2015/NQ-ĐHĐCĐ của ĐHĐCĐ có nội dung: "Thông qua việc
thay đổi trụ sở của Công ty từ địa chỉ: 25 P, phường NTB, quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam sang: Tầng trệt tòa nhà PSG tại số 11bis NGT, phường
6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam".

* Chỗ màu xanh á, ông S là người đại diện theo pháp luật cho công ty, ông S có
quyền thay mặt công ty để ký hợp đồng theo thẩm quyền của ông S và theo
nghĩa vụ được giao (Điều 165). Nhưng hợp đồng mà ông S tự ý ký lại thuộc
thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ, ĐHĐCĐ đã thông qua thông qua hợp
đồng này(theo đoạn trích dẫn ở trên) nhưng chưa ủy quyền hay giao nghĩa vụ
thực hiện việc ký hợp đồng này cho ông S, mà ông S đã tự ý ký nên hợp đồng
này không hợp pháp do trình tự thủ tục không hợp pháp theo luật định. Việc
làm của ông S cũng không hợp pháp, vi phạm pháp luật và điều lệ công ty do
tự ý quyết định ký hợp đồng không thuộc thẩm quyền của mình, chưa thông
qua ý kiến ĐHĐCĐ

Đây là phần Lan có thắc mắc và Lan nêu thử suy nghĩ của Lan nha.

Câu 2: Viê ̣c thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Công ty STT có hợp pháp hay
không?
Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Công ty STT là không hợp pháp. Vì
- Thứ nhất, sự thay đổi về địa chỉ trụ sở này được hình thành từ hợp đồng thuê
văn phòng được ông Kakazu S kí kết với công ty NLQ3. Tuy nhiên, hợp đồng
thuê văn phòng này được ông Kakazu S đại diện công ty kí một cách không
hợp pháp (Hợp đồng này chưa được ĐHĐCĐ thông qua mà ông Kakazu S đã
tự ý kí hợp đồng này). Vì vậy nên việc kí kết hợp đồng này lf không hợp pháp,
nên việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính cũng không hợp pháp.
- Thứ hai, việc thay đổi trụ sở văn phòng của công ty phải được công ty đăng kí
và sửa đổi trong sổ đăng kí doanh nghiệp với cơ quan đăng kí kinh doanh quy
định tại khoản 1 Điều 30 LDN 2020. Căn cứ vào khoản 2 Điều 30 LDN 2020
có quy định rằng khi nội dung Giấy chứng nhân đăng kí doanh nghiệp có thay
đổi thì doanh nghiệp phải đi đăng kí trong vòng 10 ngày với cơ quan có thẩm
quyền. Tuy nhiên, việc thay đổi trụ sở này đã không được công ty STT đăng ký
thay đổi với cơ quan chức năng trong thời gian luật định nên việc thay đổi địa
chỉ trụ sở chính này là không hợp pháp.

Câu 3: Viê ̣c hoạt đô ̣ng liên kết taxi làm 49 xe của Công ty STT bị thu hồi phù
hiê ̣u taxi, ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh có phải do lỗi ông Kakazu S
hay không?
Việc hoạt động liên kết làm Công ty STT ảnh hưởng xấu đến kinh doanh được
coi là có lỗi của ông Kakazu S. Vì hai lý do sau:
- Thứ nhất, theo bản án: “bị đơn thừa nhận việc liên kết taxi là chủ trương được
Công ty triển khai thực hiện từ năm 2013, trước khi ông Kakazu S làm Tổng
giám đốc. Việc sau khi làm Tổng giám đốc, ông Kakazu S thực hiện việc liên
kết taxi cũng là thực hiện Nghị quyết của ĐHĐCĐ.”
+Mặc dù việc liên kết taxi này đã được diễn ra trước khi ông Kakazu S được
bổ nhiệm làm Tổng giám đốc. Tuy nhiên ông Kakazu S đã được bổ nhiệm làm
chức Tổng giám đốc của công ty nên ông đương nhiên có quyền và nghĩa vụ
của mình đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Và một trong những nghĩa
vụ của tông giám đốc được quy định tại Điều 162 đó chính là quyết định việc
kinh doanh của công ty và điều hành việc kinh doanh hằng ngày của công ty
mà không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
+Theo Điều 162, việc kinh doanh hằng ngày là các hoạt động kinh doanh
không vượt quá 35% tổng giá trị tài sản của công ty ( quy định tại điểm d
khoản 2 Điều 138 LDN 2020). Hoạt động liên kết taxi này là hoạt động kinh
doanh hằng ngày của công ty nên ông Kakazu S sẽ là người có thẩm quyền
quyết định. Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 165 tại.....
- Thứ hai, việc ông Kakazu chối bỏ trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động
liên kết với taxi đã ảnh hưởng xấu tới lợi ích và kết quả kinh doanh của công ty
là không đúng và không có căn cứ.

Câu 4: Viê ̣c vi phạm quy định niêm yết giá taxi của Công ty STT có phải lỗi
của ông Kakazu S hay không?

Viê ̣c vi phạm quy định niêm yết giá taxi của Công ty STT không phải lỗi của
ông Kakazu S. Vì
- Tại bản án có đề cập như sau; “ tại mục 6.2 Điều 6 của hợp đồng thuê xe ô tô
và khoản 4 mục II của Bản thỏa thuâ ̣n về hợp đồng xe liên kết ghi rõ: “Trong
quá trình thực hiê ̣n hợp đồng thì chủ xe phải cam kết hoàn toàn chịu trách
nhiê ̣m đối với mọi hành vi của lái xe do mình giới thiê ̣u/ đề nghị trong quá
trình hoạt đô ̣ng khai thác kinh doanh xe liên kết.” Theo đó, việc niêm yết giá là
do thỏa thuận của hai bên, một trong bên vi phạm thì phải chịu trách nhiệm bồi
thường. Và theo thỏa thuận giữa hai bên, việc niêm yết giá do phía taxi tự
quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi xảy ra sai xót. Ông
S không có quyết định gì trong việc niêm yết giá của bên phía taxi và việc niêm
yết giá cũng không phải do ông S quy định (theo thỏa thuận là bên taxi tự quyết
định) nên ông S không vi phạm việc niêm yết giá này. Do đó, trong sự việc về
vi phạm quy định niêm yết giá, bên phía taxi đã vi phạm chứ không phải do
phía ông S. (Cụ thể về việc bên Taxi vi phạm, Lan tìm và trích luật ở dưới câu
hỏi này để mn đọc thao khảo biết thêm thui á, việc vi phạm hoàn toàn là do bên
taxi gây ra để minh chứng thêm vững chắc cho việc bảo vệ ông S)

Thế nào là niêm yết giá


Theo quy định tại Khản 6 Điều 4 Luật giá 2012, niêm yết giá là
việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai
bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn
cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ
bằng Đồng Việt Nam.
Việc niêm yết giá được thực hiện bằng cách in, dán, ghi giá trên
bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình
thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch
vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cách thức niêm yết giá
Tại Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể về
cách thức niệm yết giá như sau:
♦ Về hình thức niêm yết:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá
theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn
cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ
bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì
của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc
nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát,
nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm
yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng
hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được
bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.

You might also like