You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HCM
KHOA QUẢN TRỊ
BỘ MÔN QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ

BỘ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

MANAGEMENT INFORMATION SYSTEM


(MIS)

GV: TS. NGUYỄN XUÂN TÙNG

THÁNG 01/2021
PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC
Khoá đào tạo: Cử nhân Quản trị - Luật; Cử nhân Quản trị Kinh doanh
Tên môn học: Hệ thống thông tin quản lý
Bộ môn : Quản trị hành chính – Nhân sự
Mã môn học: TQL301
2. SỐ TÍN CHỈ
Số tín chỉ: 2
Môn học: Bắt buộc
Tổng số tiết : 30
Số tiết lý thuyết : 25
Số tiết thực hành, thảo luận : 5
Số tiết bài tập ở nhà: 30
Số tiết tự học: 60
3. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
3.1. Mục tiêu nhận thức
Về kiến thức
 Nắm được các khái niệm, vai trò của các loại hệ thống thông tin quản lý, các
khái niệm và phương pháp quản lý phần cứng, phần mềm, dữ liệu, mạng
truyền thông, Internet, intranet, điện toán đám mây.

 Hiểu rõ các phương pháp xây dựng, triển khai hệ thống thông tin quản trị và
tác động đến hoạt động và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

 Củng cố và nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin với các môn học có
liên quan như quản trị nhân sự, marketing, ngoại thương, sản xuất, kế toán,
bán hàng ....

 Hiểu rõ các phương pháp phân tích, đánh giá, đưa ra giải pháp ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản trị các hoạt động cho từng loại hình kinh
doanh của doanh nghiệp.

Về kỹ năng
 Vận dụng những kiến thức đã học nhân sự, marketing, ngoại thương, sản
2
xuất, kế toán, bán hàng.... vào công tác xây dựng, triển khai và quản lý hệ
thống thông tin trong tổ chức, doanh nghiệp.

 Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào các môn học tiếp theo và
các công việc thực tiễn cũng như đời sống hàng ngày.

 Có các kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng so sánh, phân
tích, bình luận, đánh giá các vấn đề về hệ thống thông tin quản lý.

 Có khả năng đề xuất, cải tiến và nâng cấp các hệ thống thông tin quản lý có
sẵn trong doanh nghiệp.

 Có khả năng đề xuất xây dựng mới các hệ thống thông tin quản lý trong
doanh nghiệp.

 Có khả năng đề xuất mua các hệ thống thông tin quản lý tích hợp với hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về thái độ
 Có ý thức đúng đắn, nghiêm túc và khách quan trong việc nhìn nhận được
vai trò quan trọng của hệ thống thông tin đối với hiệu quả hoạt động của các
tổ chức kinh tế.

 Có ý thức nghiên cứu khoa học trong các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến hệ thống thông tin.

 Có định hướng tích lũy kiến thức chuyên môn cho nghề nghiệp về sau ngay
từ khi còn là sinh viên.

3.2. Các mục tiêu khác


 Có kỹ năng và hành vi tích cực khi cộng tác, làm việc nhóm

 Có kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng

4. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC


 Giảng lý thuyết trên lớp: Giảng viên trình bày những vấn đề lý luận về môn
học, kết hợp với việc đưa ra tình huống để sinh viên cùng trao đổi, thảo luận.
Sinh viên đọc tài liệu và cài đặt phần mềm do giáo viên chỉ dẫn thực hành.

3
 Giảng dạy theo nhóm: Nhóm sinh viên chuẩn bị đề cương thảo luận do giảng
viên gửi trước đó và trình bày quan điểm, đánh giá của mình tại lớp hoặc qua
bài thu hoạch.

 Tự học có hướng dẫn: Giảng viên định hướng cho sinh viên những nội dung
tự học và nguồn học liệu sử dụng để sinh viên nghiên cứu.

5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC


- Đánh giá thường xuyên: Chuyên cần, phát biểu & thực hành có chất lượng
từ việc học tập và nghiên cứu.
- Đánh giá định kỳ

Hình thức Tỷ lệ Số lượng bài Thời điểm hoàn thành

Bài tập cá nhân 10% 1 Buổi 8

Kiểm tra giữa kỳ 10% 1 Buổi 10

Bài tập nhóm 10% 1 Buổi 11

Thi hết môn (trắc nghiệm) 70% 1 Kết thúc môn học

3. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC


Hệ thống Thông tin Quản lý là môn học bắt buộc 2 tín chỉ được giảng dạy cho
sinh viên ngành Quản trị - Luật năm thứ 5 và ngành Quản trị Kinh doanh năm thứ
4. Ngày nay, vai trò của hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp đã ngày
càng phát triển lớn mạnh: Từ vị trí chỉ được sử dụng để hỗ trợ một số hoạt động
trong văn phòng, hệ thống thông tin đã trở nên có vai trò chiến lược và sống còn
trong doanh nghiệp. Đặc biệt, những thành tựu về công nghệ thông tin và ứng dụng
của chúng trong các lĩnh vực đa dạng khác nhau của doanh nghiệp đã khiến cho
doanh nghiệp ngày càng chú ý nhiều hơn tới việc áp dụng những thành tựu của
công nghệ thông tin nhằm gia tăng ưu thế cạnh tranh và tạo cơ hội cho mình. Tuy
nhiên, việc ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin không phải đơn giản ngay cả
đối với các doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia dồi dào cả về kinh nghiệm, nguồn tài lực

4
và nhân lực. Vì thế, môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên
bậc đại học trong quá trình tiếp cận với khả năng ứng dụng các thành tựu về công
nghệ thông tin trong những lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

NỘI DUNG MÔN HỌC


Môn hệ thống thông tin quản lý được chia thành 6 chương với nội dung như sau:
Phần I. Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý
Chương này cung cấp một số khái niệm cơ bản liên quan tới hệ thống thông tin
và vai trò của hệ thống thông tin đối với quản lý doanh nghiệp.
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.Dữ liệu
- Sơ cấp
- Thứ cấp
1.1.2.Thông tin
- Khái niệm
- Phân loại
- Mục đích sử dụng
- Đặc tính
- Hệ thống thông tin
- Hệ thống thông tin quản lý
- Công nghệ thông tin
1.1.3.Tri thức kinh doanh
- Khái niệm
- Cách tạo ra tri thức kinh doanh
- Cách sử dụng
- Các ứng dụng CNTT để tạo ra tri thức kinh doanh
2. Sự cần thiết của HTTT QL đối với TC/DN
2.1. Bốn lý do cần thiết
2.2. Năm yếu tố cần quan tâm
2.3. Kinh doanh và thương mại điện tử
3. HTTT QL dưới góc độ công nghệ và kinh doanh.
5
3.1.1. HTTT QL dưới góc độ công nghệ.
- Lý do để đầu tư xây dựng HTTTQL
- Các yếu tố cấu thành HTTTQL
- Các chức năng cơ bản của HTTTQL
- HTTT QL dưới góc độ kinh doanh.
3.1.2. HTTT QL dưới góc độ kinh doanh.
- Khái niệm
- Công cụ quan trọng tác nghiệp
- Cung cấp thông tin
- Giải pháp quan lý dựa trên CNTT
4. Những thử thách đặt ra cho HTTT dưới góc độ của các nhà quản lí.
4.1.1. Vấn đề hiệu quả đầu tư cho HTTTQL
4.1.2. Vấn đề nguồn lực cho HTTTQL
4.1.3. Vấn đề xác định đúng yêu cầu HTTTQL và kinh doanh
4.1.4. Vấn đề hạ tầng của HTTTQL
4.1.5. Vấn đề an toàn và đạo đức của HTTTQL
Phần II. Phân loại các hệ thống thông tin quản lý
Chương này trình bày các HTTT và xu hướng ứng dụng công nghệ hiện nay,
gồm :
1. Phân loại HTTT theo mức quản lí
- Chiến lược
- Cấp Quản lý
- Tác nghiệp
2. Phân loại HTTT theo lĩnh vực chức năng:
- Sản xuất
- Kế toán
- Nhân sự
- Marketing
- Bán hàng
- ......

6
3. Phân loại HTTT tác nghiệp
- Trợ giúp lãnh đạo
- Trợ giúp ra quyết định
- Quản lý
- Xử lý giao dịch
4. Ứng dụng các hệ thống thông tin tích hợp trong doanh nghiệp
- Tiến trình nghiệp vụ
- Hệ thống tích hợp tác tiến trình
Phần III. Cơ sở công nghệ của hệ thống thông tin quản lí
1. Phần cứng HTTTQL (INFO System Hardware)
- Các phạm trù công nghệ cơ sở
- 6 phạm trù liên quan
2. Phần mềm HTTTQL (INFO System Software)
- Phần mềm hệ thống
- Phần mềm ứng dụng
- Các lưu ý khi mua Phần mềm ứng dụng
3. Viễn thông và các mạng truyền thông (Telecommunication & networks)
(xem tài liệu tham khảo)
4. Quản trị dữ liệu (Data Management)
- Tổ chức dữ liệu trong tệp
- Xử lý kiểu tệp truyền thống
- Môi trường cơ sở dữ liệu hiện đại
- Các mô hình cơ sở dữ liệu
- Trình tự xây dựng cơ sở dữ liệu
- Các xu thế phát triển cơ sở dữ liệu
- Khai thác cơ sở dữ liệu
Phần IV. Các HTTT và vấn đề tích hợp hoạt động sản xuất kinh doanh.
1. HTTT quản lí toàn diện doanh nghiệp (ERP).
- Khái niệm

7
- Cấu trúc
- Các họat động
- 5 bước triển khai hệ thống
2. HTTT quản lí chuỗi cung cấp (SCMS).
- Khái niệm
- Các thực thể liên quan
- Cấu trúc
- Các tiến trình cơ bản
- Thông tin với SCMS
- Các vấn đề thường gặp
- Các ứng dụng tin học hóa SCMS
- Do lường năng lực SCMS
- Internet và Intranet với SCMS
3. HTTT quản lí quan hệ khách hàng (CRMS).
- Khái niệm
- Quản trị quan hệ khách hàng
- Quản trị quan hệ đối tác
- Quản trị quan hệ nhân viên
4. Cơ hội, thử thách và giải pháp khi triển khai các hệ thống ứng dụng tích hợp
trong doanh nghiệp.
- Hệ thống ứng dụng
- Tính năng
- Giá trị kinh doanh
- Thách thức
- Giải pháp
Phần V. Lập kế hoạch HTTT trong tổ chức doanh nghiệp
1. Quá trình lập kế hoạch
- Chiến lược
- Các bước lập kế họach

8
2. Mức độ ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp
- Tự động hóa
- Hợp lý hóa
- Tái thiết kế
- Đổi mới toàn diện
Phần VI. Phát triển HTTT quản lý
1. Tổng quan về phát triển HTTTQL
- Quá trình phát triển
- Các giai đoạn quá trình phát triển
2. Các phương pháp mô hình hóa và thiết kế HTTTQL
- Có cấu trúc
- Hướng đối tượng
3. Các cách tiếp cận khác nhau trong xây dựng HTTTQL
- Dựa trên chu kỳ vòng đời HT truyền thông
- Bản mẫu
- Người sử dụng tự phát triển
- Mua phần mềm thương phẩm
- Thuê các công ty chuyên nghiệp bên ngoài.
- Nguyên nhân thành công và thất bại khi xây dựng HTTTQL
4. Cơ hội thách thức & giải pháp liên quan
- Những cơ hội
- Những thách thức
- Những giải pháp

PHẦN 2: DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

a. Tài liệu chính


 Song-Minh, T.-T. (2012). Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý. Đại học
Kinh tế quốc dân.

9
 Rainer, R. K., Prince, B., & Watson, H. J. (2014). Management Information
Systems (3 ed.). Wiley Publishing.

b. Tài liệu tham khảo


 Tài liệu giáo viên cung cấp và hướng dẫn sinh viên.
 Management Information Systems: Managing the Digital Firm, 9/E
Kenneth C. Laudon, New York University Jane P. Laudon, Azimuth
Information Systems. Prentice Hall Publishing House, 206 Internet site for
this textbook
 Management Information Systems for the Information Age Stephen Haag /
Maeve Cummings / Amy Phillips///. McGraw-Hill, 2017
 Thực hành chiến lược kinh doanh và kinh doanh quốc tế trên phần
mềm mô phỏng BSG (Business Strategy Game), Nguyễn Văn Thoan, NXB
lao động – xã hội , 2015
 Quản lý dự án công nghệ thông tin, Lê Văn Phùng, NXB Thông tin và
truyền thông, 2015
 Kỹ thuật lập kế hoạch kinh doanh, Dương Hữu Hạnh, NXB thống kê,
2009

 Hoạch định nguồn lực xí nghiệp (Enterprise Resource Planning (ERP)),


Dương Quang Thiện, NXB văn hóa Sài Gòn, 2008

 Các tài liệu, video theo sự hướng dẫn của giáo viên

PHẦN 3: CÂU HỎI LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP


PHẦN I: Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý
1. Tự tìm hiểu về một HTTT quản lý đã được áp dụng trong doanh nghiệp hay
tổ chức. (Nhóm)
2. Thông tin, phân loại thông tin, Accurate là gì? Smarte?
3. HTTT là gì? Phân loại HTTT, Các chức năng cơ bản của HTTT
4. Các yếu tố cấu thành HTTT? Sự cần thiết của HTTT với doanh nghiệp
5. Những thử thách đặt ra cho HTTT dưới góc độ của các nhà quản lí.
6. Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu)
PHẦN II. Phân loại các hệ thống thông tin quản lý

10
1. Tự tìm hiểu về một HTTT quản lý đã được áp dụng trong doanh nghiệp hay
tổ chức (Nhóm)
2. Vai trò của các HTTT mức chiến lược, quản lý, tác nghiệp,
3. Trình bày 4 loại hình HTTT chính: DSS, TPS, ESS, MIS
4. Liệt kê HTTT được phân loại theo chức năng và cho biết đâu là giới hạn
trên?
5. Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu)
PHẦN III. Cơ sở công nghệ của hệ thống thông tin quản lí
1. Tự tìm hiểu về một HTTT quản lý đã được áp dụng trong doanh nghiệp hay
tổ chức (Nhóm)
2. Phần cứng HTTT là gì? Các phạm trù liên quan
3. Phần mềm ứng dụng và phân loại
4. Trình tự các bước xây dựng cơ sở dữ liệu
5. Những khó khăn đặt ra cho môi trường CSDL
6. Quản trị dữ liệu là gì?
7. Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu)
PHẦN IV. Các HTTT và vấn đề tích hợp hoạt động sản xuất kinh doanh Trình
bày một HTTT quản lý đã được áp dụng trong doanh nghiệp hay tổ chức
1. HTTT quản lí toàn diện doanh nghiệp (ERP). (Nhóm)
2. HTTT quản lí chuỗi cung cấp (SCMS).
3. HTTT quản lí quan hệ khách hàng (CRMS).
4. Thách thức & giải pháp cơ bản khi áp dụng MIS trong doanh nghiệp
5. Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu)
PHẦN V. Lập kế hoạch HTTT trong tổ chức doanh nghiệp
1. Trình bày một HTTT quản lý đã được áp dụng trong doanh nghiệp hay tổ
chức (Nhóm)
2. Lập kế hoạch định các HTTT là gì? Các bước thực hiện?
3. Các mức độ ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp
4. Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu)
PHẦN VI. Phát triển HTTT quản lý
1. Trình bày một HTTT quản lý đã được áp dụng trong doanh nghiệp hay tổ
chức. (Nhóm)
2. Hãy trình bày sáu giai đoạn phát triển HTTT trong doanh nghiệp?
3. Các phương pháp mô hình hóa & thiết kế HTTT
4. Nguyên nhân thành công phát triển HTTT
5. Nguyên nhân thất bại phát triển HTTT
6. Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu)

11

You might also like