You are on page 1of 7

THẢO LUẬN LẦN 8

I. NHẬN ĐỊNH

50. Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi
phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma
túy theo Điều 247 BLHS.
Sai. Hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý chỉ cấu
thành tội phạm khi hành vi này đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để
ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm mới cấu thành Tội
trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy theo Điều 247 BLHS

52. Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vận
chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS).
Sai. Bởi vì:
- Thứ nhất, trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy nhưng trước đó đã bị xử phạt
hành chính hoặc vận chuyển ma túy với liều lượng tương đương với các loại khác
nhau theo quy định của Luật thì mới cấu thành tội này
- Thứ hai, những trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy nhằm mục đích sản
xuất, mua bán, tàng trữ ma túy thì có thể cấu thành các tội danh theo các Điều 248,
249, 251 BLHS. )

55. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành vi cấu thành
Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
Sai => Hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Đối tượng tác động ở đây là ma túy và
khách thể xâm phạm là chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy. Còn
tội buôn lậu có đối tượng tác động là hàng hóa, tiền VN, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý
trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên. Và khách thể là xâm phạm đến trật tự quản lý kinh
tế của nhà nước. Vì vậy, hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành
vi cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma túy với tình tiết tăng nặng tại điểm g
khoản 2 Điều 251 BLHS 2015.

59. Người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã nhiễm HIV
mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định khung
tăng nặng “gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g khoản 2 Điều 255
BLHS).
Sai => Trong trường hợp người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân đã
nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì bị truy cứu
trách nhiệm về hai tội: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định
khung tại điểm g khoản 2 Điều 255 và Tội lây truyền HIV cho người khác Điều 148
hoặc Tội cố ý truyền HIV cho người khác Điều 149.

60. Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành Tội
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS).
Đúng => Trong trường hợp chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy mà việc
người có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ dùng địa
điểm đó không phải để họ sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử
dụng chất ma túy, mà dùng địa điểm đó để đưa chất ma túy trái phép vào cơ thể người
khác, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy” quy định tại Điều 255 BLHS.

Bài tập 32
A có một cửa hàng bán các phụ liệu ngành may có Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh do UBND Quận X cấp và được Chi cục Thuế Quận X ấn định mức thuế
khoán, doanh thu nộp thuế hàng tháng. Trong 2 năm, A đã đến Chi cục Thuế
Quận X mua 32 quyển hóa đơn bán hàng. Khi A đang sử dụng quyển hóa đơn cuối
cùng thì bị phát hiện hành vi vi phạm. Trong quá trình kinh doanh nói trên, có
nhiều khách hàng đến mua hàng với số lượng ít nhưng lại yêu cầu A ghi hóa đơn
với số lượng lớn hơn hoặc họ không mua hàng của A nhưng đã đến nhờ A ghi
khống hóa đơn bán hàng. A đồng ý yêu cầu của khách hàng và mỗi lần ghi khống
hóa đơn như vậy, A thu của họ 5% trên tổng số tiền ghi thêm vào hóa đơn. Bằng
cách này, A đã ghi khống tổng cộng 327 hóa đơn với số tiền 1,75 tỷ đồng, thu lợi
bất chính 87,5 triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định: Hành vi trên của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm
tội gì? Tại sao?
=> A phạm Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách
nhà nước (Điều 203)
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: A đã xâm phạm vào chế độ quản lý của nhà nước đối với các loại
hoá đơn, chứng từ.
+ ĐTTĐ: Hoá đơn
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A đã có hành vi mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp
ngân sách nhà nước. Cụ thể, trong quá trình kinh doanh nói trên, có
nhiều khách hàng đến mua hàng với số lượng ít nhưng lại yêu cầu A ghi
hóa đơn với số lượng lớn hơn hoặc họ không mua hàng của A nhưng đã
đến nhờ A ghi khống hóa đơn bán hàng. A đồng ý yêu cầu của khách
hàng và mỗi lần ghi khống hóa đơn như vậy, A thu của họ 5% trên tổng
số tiền ghi thêm vào hóa đơn.
+ Hậu quả: A thu lợi bất chính với 87,5tr đồng
+ MQH nhân quả: Chính hành vi mua bán trái phép hóa đơn thu nộp ngân
sách nhà nước của A là nguyên nhân cho việc A thu lợi bất chính.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt:
+ A đủ tuổi và NLTNHS, ngoài ra, A là chủ sở hữu của cửa hàng bán phụ liệu
ngành may có đăng ký kinh doanh.

Bài tập 36
A đã thuê người vào chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên
cạnh bản Khe Dây, do UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý, bảo vệ
để chiếm đất trồng keo lai. Theo ước tính ban đầu, hành vi của A đã gây thiệt hại
cho nhà nước gần 300 triệu đồng.
Theo anh (chị) A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
=> A phạm Tội huỷ hoại rừng Điều 243 BLHS 2015.
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Xâm phạm đến chế độ quản lý và bảo vệ của NN đối với hệ sinh
thái rừng, qua đó xâm hại đến sự bền vững, ổn định của MT.
+ ĐTTĐ: Rừng sản xuất tự nhiên.
- Mặt khách quan: Cấu thành vật chất
+ Hành vi: A đã có hành vi phá rừng trái phép. Cụ thể A đã thuê người
vào chặt phá 4,6 ha rừng = 46000 m2 => Tội hủy hoại rừng phải có yếu
tố DIỆN TÍCH thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên cạnh bản Khe Dây,
do UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý, bảo vệ để
chiếm đất trồng keo lai.
+ Hậu quả: Gây thiệt hại cho NN 300tr đồng.
- Chủ thể: Thường
+ A đủ tuổi và đủ NLTNHS
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý: A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội nhưng vẫn thực hiện.
+ Mục đích, động cơ không phải dấu hiệu định tội

Bài tập 46
A 17 tuổi bị bắt quả tang đang mang trong người 3 tép heroin với trọng lượng
0,155 gam. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong các tình huống sau:
a. A là con nghiện nên mua về để sử dụng cho cá nhân.
=> A phạm tội tàng trữ trái phép chất ma tuý theo Điều 249 BLHS 2015.
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Xâm phạm chế độ độc quyền của NN về quản lý ma tuý.
+ ĐTTĐ: Chất ma tuý (heroin) trên 0,1g
- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: A đã có hành vi mang trong người 3 tép heroin với trọng lượng
0,155 gam để nhằm sử dụng mà không nhằm mục đích mua bán, vận
chuyển hay sản xuất trái phép chất ma tuý.
(A là con nghiện, mua về để sử dụng nên trong trường hợp này được xem là tàng trữ
trái phép chất ma tuý)
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhân thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm và vẫn thực hiện hành vi.
- Chủ thể: Thường - A đủ tuổi và NLTNHS.

b. A mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn nghiện nhờ mua.
=> A phạm Tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251 BLHS 2015)
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Xâm phạm chế độ độc quyền của NN về quản lý ma tuý.
+ ĐTTĐ: Chất ma tuý (heroin) trên 0,1g
- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: A đã có hành vi mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn
nghiện ma tuý
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm đến chế độ độc quyền
của NN về quản lý ma tuý nhưng A vẫn thực hiện hành vi.
- Chủ thể: A chủ thể thường, đủ tuổi và đủ NLTNHS
A phạm tội Vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)
- Khách thể: A xâm phạm đến chế độ độc quyền của NN về quản lý ma tuý
+ ĐTTĐ: Ma tuý
- Khách quan: CTHT
- Hành vi: A có hành vi mua giùm cho B nhưng không nhằm mục đích mua bán,
vận chuyển hay tàng trữ
-
A mua giùm, mang tới cho B => Vận chuyển
Note:
A mua xong để tại cửa hàng, kêu B tới lấy => Tàng trữ
TTLT 17/2007, Mục 3.3: đối với hành vi mua giùm, bán với giá cao hơn => Cấu
thành Tội mua bán
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhận thức rõ hành vi mua bán trái phép chất ma tuý của mình nhưng vẫn cố
ý thực hiện hành vi.
c. A đang mang đến cho người mua do mẹ A sai.
A biết rõ mục đích của mẹ mình là mua bán ma tuý thì A sẽ phạm Tội mua bán trái
phép chất ma tuý.
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Xâm phạm đến chế độ độc quyền của NN về quản lý ma tuý
+ ĐTTĐ: Ma tuý
- Khách quan: CTHT
+ Hành vi: A đã có hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý giúp mẹ của
mình khi biết rõ mục đích của mẹ mình là mua bán trái phép.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và A vẫn thực hiện
hành vi
- Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi và NLTNHS
Note1:
Không cần chia trường hợp xét xem liệu A có biết hành vi mua bán của mẹ
mình hay không vì A đã 17 tuổi + số Heroin nói trên chia thành tép => A biết
hoặc phải biết rằng việc mẹ mình sai đem ma túy đến cho người mua là nhằm
mục đích mua bán
A đưa B 1kg Heroin nhờ vận chuyển từ Q1->Q4 và trả thù lao 10tr =>
Tội vận chuyển
Note2:
A đưa B 1kg Heroin nhờ B vận chuyển từ Q1->Q4 và nói: “Mày đưa
cho C mặc áo trắng và thu giùm t 500tr nhé” => Lúc này B là đồng
phạm mua bán theo TTLT 17/2007 vì B đã biết rõ A nhờ mình vận
chuyển số Heroin đến cho C nhằm mục đích mua bán nhưng B vẫn
làm
Bài tập 47
A thuê cửa hàng để bán vật liệu xây dựng. Cơ quan công an bắt quả tang B đang
sử dụng trái phép chất ma túy trong cửa hàng của A.
Hãy xác định tội danh đối trong các tình huống sau:
a. B là bạn của A. Vì nể bạn nên thỉnh thoảng A đã đồng ý cho B vào cửa hàng
của mình để hút heroin.
=> A phạm Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 256 BLHS
2015.
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Xâm phạm đến chế độ quản lý của NN về việc sử dụng chất ma tuý
+ ĐTTĐ: Người sử dụng trái phép chất ma tuý
- Khách quan: CTHT
+ Hành vi: A đã có hành vi cho B vào cửa hàng của mình, tức A cho B
mượn địa điểm do mình quản lý để B sử dụng trái phép chất ma tuý và
A biết rõ điều này.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp:
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là chưa chấp cho hành vi sử dụng trái
phép chất ma tuý của B nhưng vẫn thực hiện hành vi cho B mượn cửa
hàng vì nể bạn.
- Chủ thể: A đủ tuổi và NLTNHS

b. A mua giùm cho B 0,2 gam heroin để B sử dụng. Khi B đến cửa hàng của A
để lấy heroin thì lên cơn nghiện nên A đã cho B sử dụng heroin ngay tại cửa hàng
của mình.
A phạm hai tội là Tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 BLHS 2015 (Tội
tàng trữ Điều 249)và Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý theo Điều 256
BLHS 2015.
1. Tội tang trữ (Điều 249)
+ Hành vi: A mua cho B và giữ số Heroin đó tại cửa hàng của mình, không nhằm mua
bán, vận chuyển => Tội tang trữ

1. Tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251 BLHS 2015)
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: A xâm phạm đến chế độ độc quyền của NN về quản lý ma tuý
+ ĐTTĐ: Ma tuý
- Khách quan: CTHT
+ Hành vi: A đã có hành vi mua trái phép chất ma tuý nhằm bán lại cho B. Cụ thể
là A đã mua giùm cho B 0,2 gram heroin để B sử dụng.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhận thức rõ hành vi mua bán trái phép chất ma tuý của mình nhưng vẫn cố
ý thực hiện hành vi.
- Chủ thể: A đủ tuổi và NLTNHS

2. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 256)
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Xâm phạm đến chế độ quản lý của NN về việc sử dụng chất ma tuý
+ ĐTTĐ: Người sử dụng trái phép chất ma tuý
- Khách quan: CTHT
+ Hành vi: A đã có hành vi cho B sử dụng ma tuý ngay tại cửa hàng của
mình khi A lên cơn nghiện, tức A cho B mượn địa điểm do mình quản lý
để B sử dụng trái phép chất ma tuý và A biết rõ điều này.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp:
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là chưa chấp cho hành vi sử dụng trái
phép chất ma tuý của B nhưng vẫn thực hiện hành vi cho B mượn cửa
hàng.
- Chủ thể: A đủ tuổi và NLTNHS

c. A và B đều nghiện ma túy. A đã mua 0,2 gam heroin và rủ B đến cửa hàng
của A để cùng sử dụng.
A phạm Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 256)
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của NN về việc sử dụng chất
ma tuý
+ ĐTTĐ: Người sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Khách quan: CTHT
+ Hành vi: A đã mua 0,2 gram heroin và rủ B đến cửa hàng của A để cùng
sử dụng. A đã có hành vi cho B mượn địa điểm để cả hai cùng sử dụng
ma tuý.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn
thực hiện.
- Chủ thể thường: A đủ tuổi và đủ NLTNHS.
A phạm tội tang trữ (Điều 249): A cất giữ heroin trong nhà, chỉ rủ B đến sử dụng
chung chứ ko nhằm mua bán, vận chuyển, sản xuất
- “rủ” => là hành vi lôi kéo nhưng ko xử về tội lôi kéo (TTLT 17/2007, điểm g, Mục 2
phần II NQ 02 17/4/2003)
- điểm b Mục 7.3 TTLT 17 => ko xử về tội chứa chấp => Tuy nhiên, NQ 02 chưa bị
bãi bỏ
- điểm a Mục 6.2 TTLT17 => ko xử về tội tổ chức

You might also like