You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


------------------–&–------------------
KHOA: QUẢN TRỊ - LUẬT
LỚP: 119-QTL45(B1)
MÔN HỌC: LUẬT THUẾ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI

DANH SÁCH NHÓM 4

Họ và tên MSSV

Nguyễn Thị Thùy Nhung 2053401020160


Võ Hồng Nhung 2053401020161
Lê Ngọc Phụng 2053401020165
Phạm Nguyễn Quỳnh Như 2053401020158
Vũ Thị Thu Phương 2053401020172
Huỳnh Sinh Thái 2053401020186
Nguyễn Hoàng Thắng 2053401020188
Đào Nguyễn Thanh Thanh 2053401020189
Phạm Quang Thanh 2053401020190
Võ Chí Thành 2053401020192
Mã Thị Hoài Thương 2053401020210
MỤC LỤC
I. Lý thuyết........................................................................................................................1
1. Tại sao thuế xuất khẩu - nhập khẩu không điều tiết vào hành vi xuất khẩu - nhập khẩu
dịch vụ qua biên giới Việt Nam?............................................................................................1
2. Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu và thuế suất thuế
xuất khẩu?............................................................................................................................1
3. Tại sao Việt Nam vẫn duy trì thuế xuất khẩu, mặc dù thuế suất thuế xuất khẩu đối với
đa số mặt hàng xuất khẩu chỉ là 0%?.....................................................................................2
4. Hàng hoá trong danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất để xuất khẩu có
phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Tại sao?....................................................................2
5. Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
không? Tại sao?....................................................................................................................3
6. Tại sao ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu để sử dụng trong khu phi thuế quan vẫn
phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?............................................................................................3
II. Nhân định Đúng/sai..........................................................................................................4
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu - nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt Nam
phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu......................................................................................4
2. Doanh nghiệp khu chế xuất là người nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu............................4
3. Doanh nghiệp trong khu chế xuất ở Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra khỏi biên
giới Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu theo qui định của Luật thuế xuất khẩu - nhập khẩu.. 4
4. Thuế chống trợ cấp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu tăng thêm về số lượng so với
tờ khai hải quan....................................................................................................................4
5. Hàng hoá nhập khẩu bị điều tiết thuế tự vệ thì không bị điều tiết thuế nhập khẩu.......5
6. Tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu thì không phải nộp
thuế GTGT............................................................................................................................5
7. Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào giá nhập khẩu của hàng hóa nhập
khẩu......................................................................................................................................6
8. Thời điểm tính thuế NK là thời điểm hàng hóa cập cảng nhập khẩu đầu tiên..............6
9. Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của doanh nghiệp khu chế xuất không phải thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu.........................................................................................6
10. Cơ quan thuế là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu thuế tiêu thụ đặc biệt..................6
III. Bài tập...............................................................................................................................7
Bài tập 1:...............................................................................................................................7
Bài tập 2:.............................................................................................................................12
BUỔI THẢO LUẬN 2

I. Lý thuyết

1. Tại sao thuế xuất khẩu - nhập khẩu không điều tiết vào hành vi xuất
khẩu - nhập khẩu dịch vụ qua biên giới Việt Nam?
Thuế xuất khẩu - nhập khẩu không điều tiết vào hành vi xuất khẩu - nhập khẩu dịch
vụ là vì:
- Dịch vụ nó là sản phẩm vô hình nên không thể cân đo đong đếm được, do đó dẫn
đến khó khăn trong việc kiểm soát và xác định cơ sở tính thuế. Như ta đã biết, cơ sở
tính thuế đối với đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ là dựa trên giá trị của
hàng hóa, dịch vụ đó. Tuy nhiên, giá cả của dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng, uy tín của chủ thể cung cấp dịch vụ nên giá cả thường không được xác định
cụ thể và Nhà nước cũng rất khó kiểm soát vấn đề này.
- Xét về hiệu ích kinh tế: mục đích Nhà nước thu thuế cũng nhằm hướng đến việc
gia tăng ngân sách nhằm phục vụ và duy trì hoạt động bộ máy. Xuất phát từ tính
chất khó kiểm soát như trên nên công tác hành thu đòi hỏi phải tốn nhiều chi phí khi
đó sẽ dẫn đến tình trạng thu không bù chi. Điều đó làm cho Nhà nước không đạt
được mục đích như ban đầu đề ra.

2. Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu và
thuế suất thuế xuất khẩu?
Căn cứ vào khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 5 Luật Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu
2016 thì sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu và thuế
suất thuế xuất khẩu là: việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu chỉ cần căn cứ vào
chủng loại hàng hoá, nhưng việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu thì phải căn
cứ vào chủng loại hàng hóa và cả xuất xứ hàng hóa.
Bởi lẽ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam có thể xuất xứ từ nhiều nước khác nhau,
và mỗi nước đều có quan hệ ngoại giao, thương mại khác nhau với Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, Việt Nam có tham gia ký kết nhiều điều
ước quốc tế và các quốc gia thành viên cam kết dành cho nhau những ưu đãi nhất
định về thuế quan. Vì vậy, còn phải tùy vào thái độ đối cư xử của các nước đó đối
với hàng hoá của Việt Nam và quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành

1
viên mà chúng ta có thái độ cư xử và chính sách thuế phù hợp với từng quốc gia.

3. Tại sao Việt Nam vẫn duy trì thuế xuất khẩu, mặc dù thuế suất thuế
xuất khẩu đối với đa số mặt hàng xuất khẩu chỉ là 0%?
Việt Nam vẫn duy trì thuế xuất khẩu bởi các lý do sau:
Thứ nhất, vì mục đích gia tăng ngân sách nhà nước dù thuế suất thuế xuất khẩu đối
với đa số mặt hàng xuất khẩu chỉ là 0% nhưng thuế xuất khẩu vẫn một trong những
là nguồn thu quan trọng vào ngân sách nhà nước
Thứ hai, nhằm kiểm soát xuất khẩu: thuế xuất khẩu là cơ sở để nhà nước kiểm soát
được số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu. Chẳng hạn đối
thuế suất đối với hàng hóa có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng
lượng khá cao để ngăn ngừa tình trạng xuất khẩu tràn lan
Thứ ba, thuế nói chung hay thuế xuất khẩu nói riêng đây là công cụ của chính sách
tài khóa được nhà nước sử dụng để điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình kinh tế, thị
trường và nhu cầu xuất khẩu

4. Hàng hoá trong danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất để
xuất khẩu có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Tại sao?

Hàng hóa trong danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất để xuất khẩu thì
không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 thì các hàng hóa trên
sẽ không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp hàng hóa do cơ sở
sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác
để xuất khẩu.

Khi hàng hóa được sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài sẽ không được tiêu dùng
trong nước, không ảnh hưởng đến sức khỏe, trật tự an toàn tại Việt Nam. Trong khi
đó, Nhà nước thu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm mục đích định hướng tiêu dùng, điều
tiết hàng hóa, dịch vụ nhạy cảm, tác động nhiều đến kinh tế - xã hội vì những loại
hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa, dịch vụ
không thật cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người và có những
tác hại nhất định đến người sử dụng, môi trường, xã hội.

2
5. Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có
phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không? Tại sao?
Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì phải nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt vì các lý do sau:
- Hàng hóa này thuộc đối tượng chịu thuế và việc sử dụng các hàng hóa do chính cơ
sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ không thuộc các trường hợp được
đối tượng không chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008.
- Khoản 6 Điều 6 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 có quy định về giá tính thuế đối
với trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá
tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời
điểm phát sinh các hoạt động này. Như vậy, việc sử dụng hàng hóa trong trường
hợp này vẫn phải thực hiện việc nộp thuế.
- Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa, dịch vụ không thật cần
thiết cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người và có những tác hại nhất định
đến người sử dụng, môi trường, xã hội. Nhà nước thu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm
mục đích định hướng tiêu dùng, điều tiết hàng hóa, dịch vụ nhạy cảm, tác động
nhiều đến kinh tế - xã hội (đối với những hàng hóa sử dụng không tốt cho sức khỏe,
môi trường, xã hội) và điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội (đối với các
hàng hóa xa xỉ). Trong trường hợp này, về bản chất, những hàng hóa này vẫn được
tiêu thụ tại Việt Nam nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và trật tự xã
hội.

6. Tại sao ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu để sử dụng trong khu phi
thuế quan vẫn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu để sử dụng trong khu phi thuế quan vẫn phải
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì đây là phương tiện vận tải sử dụng trong lưu thông.
Hoạt động sử dụng ô tô của các doanh nghiệp chế xuất sẽ không thể kiểm soát được
là chỉ sử dụng trong khu chế xuất hay ngoài thị trường nội địa. Do vậy, để tránh tình
trạng trốn thuế, gian lận thương mại, nhà nước thu thuế tiêu thụ đặc biệt cả đối với
hành vi bán xe ô tô từ thị trường nội địa vào khu chế xuất.
Khu phi thuế được coi là thị trường nước ngoài
Vì ô tô có 4 bánh, ko đảm bảo chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan

3
+ giải thích mục đích điều tiết thuế tiêu thụ đặc biệt

II. Nhân định Đúng/sai

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu - nhập khẩu hàng hoá qua biên
giới Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới kinh tế
Việt Nam nếu thuộc trường hợp đối tượng không chịu thuế quy định tại khoản 4
Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì không phải nộp thuế xuất
khẩu, nhập khẩu.

2. Doanh nghiệp khu chế xuất là người nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhận định sai. Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
thì hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài, hàng hoá từ nước ngoài
vào khu vực phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá chuyển
từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác không là đối tượng chịu thuế
xuất nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp chế xuất không phải nộp thuế xuất khẩu, nhập
khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

3. Doanh nghiệp trong khu chế xuất ở Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa
ra khỏi biên giới Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu theo qui định của Luật
thuế xuất khẩu - nhập khẩu.

Nhận định sai.

Theo điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định đối
tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hóa xuất khẩu từ khu phi
thuế quan ra nước ngoài. Do đó, trường hợp khu chế xuất ở Việt Nam khi xuất khẩu
hàng hóa ra khỏi biên giới Việt Nam thì không phải nộp thuế xuất khẩu theo quy
định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

4
4. Thuế chống trợ cấp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu tăng thêm về
số lượng so với tờ khai hải quan.
Nhận định sai. Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì
điều kiện để áp dụng thuế chống trợ cấp với hàng hóa nhập khẩu:
- Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất
trong nước.
Do đó, đối với hàng hóa nhập khẩu tăng thêm về số lượng so với tờ khai hải quan
mà không thỏa các điều kiện trên sẽ không bị áp dụng thuế chống trợ cấp.

5. Hàng hoá nhập khẩu bị điều tiết thuế tự vệ thì không bị điều tiết thuế
nhập khẩu.
Nhận định sai. Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu thì thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập
khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây
ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình
thành của ngành sản xuất trong nước. Vì vậy, thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung
của thuế nhập khẩu (được áp dụng thêm vào sau khi đã áp dụng thuế nhập khẩu)
chứ nó không nhằm loại trừ thuế nhập khẩu nên hàng hóa bị điều tiết bởi thuế tự vệ
vẫn chịu sự điều tiết của thuế nhập khẩu.

6. Tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu thì
không phải nộp thuế GTGT.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 4 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008
Căn cứ Điều 4 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 quy định người nộp thuế bao gồm có
tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người
nhập khẩu), điều này có nghĩa là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không chỉ
chịu thuế nhập khẩu mà còn có thể chịu thuế giá trị gia tăng nếu không thuộc các
trường hợp không chịu thuế quy định tại Điều 5 luật này.
Điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung năm
2013) cũng có quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu
là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ
5
đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Như vậy, một hàng
hóa có thể chịu cả thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu nếu thuộc đối tượng chịu
thuế của 2 loại thuế này.

7. Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào giá nhập khẩu của
hàng hóa nhập khẩu.
Nhận định sai. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm thuế suất ưu đãi,
thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường. Căn cứ khoản 3 Điều 5 Luật thuế
xuất khẩu - nhập khẩu thì việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu phải căn cứ vào
chủng loại hàng hóa và xuất xứ hàng hóa, không căn cứ vào giá nhập khẩu của hàng
hóa

8. Thời điểm tính thuế NK là thời điểm hàng hóa cập cảng nhập khẩu đầu
tiên.
Nhận định sai
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì
thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải
quan. Còn đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế,
miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối
trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn
thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy
định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

9. Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của doanh nghiệp khu chế xuất
không phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu.
Nhận định sai
Khu phi thuế quan bao gồm khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu
bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công
nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về
thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu: hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước là đối
tượng chịu thuế do đó hàng hóa mà doanh nghiệp việt Nam mua tại khu chế xuất là
đối tượng chịu thuế. Vậy nên, doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của doanh nghiệp
khu chế xuất cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu.

6
10. Cơ quan thuế là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu thuế tiêu thụ đặc
biệt.
Nhận định sai. CSPL: khoản 1 Điều 84 Luật hải quan 2014, điểm b khoản 2 điều 2
Luật quản lý thuế 2019
Cơ quan thu thuế gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan căn cứ vào khoản 2 Điều 2
Luật quản lý thuế 2019. Theo quy định của Điều 84 Luật hải quan 2014 thì cơ quan
hải quan có thẩm quyền thu tất cả các loại thuế có liên quan đến hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng,... Như vậy, không
chỉ có cơ quan thuế mà còn có cơ quan hải quan có thẩm quyền thu tiền thuế tiêu
thụ đặc biệt.

III. Bài tập

Bài tập 1:
Ông An và Ông Bình cùng góp vốn thành lập công ty kinh doanh giải trí
Entertainment, theo đó, công ty Entertainment chuyên kinh doanh Karaoke,
Vũ trường và sân golf. Để hỗ trợ cho hoạt động của mình, tại các điểm
Karaoke, Vũ trường và sân Golf, Công ty có bán lẻ mặt hàng bia, rượu, thuốc
lá cho khách hàng có yêu cầu. Ngoài ra để mở rộng hoạt động, công ty đã xin
mở thêm dịch vụ kinh doanh trò chơi bằng máy jack pot và đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đồng ý. Ngày 10/04/2023, công ty Entertainment đã
nhập khẩu thêm 10 dàn máy Karaoke, 100 bộ gậy golf và 10 máy jackpot.
Hỏi:
1. Xác định các hành vi làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của Công ty
Entertaiment?
1. Hành vi kinh doanh karaoke, vũ trường và sân golf
2. Hành vi bán lẻ bia, rượu, thuốc lá
3. Hành vi kinh doanh trò chơi bằng máy Jackpot
4. Hành vi nhập khẩu thêm 10 dàn máy Karaoke, 100 bộ gậy Golf và 10 máy
Jackpot
2. Xác định các loại thuế mà Công ty Entertaiment phải nộp cho các hành
vi nói trên?

7
Đối với hành vi 1 và 3
Căn cứ theo điểm a, b, c, đ khoản 2 Điều 2, Điều 3, Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc
biệt theo đó Công ty Entertainment là tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên là công ty là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
hành vi kinh doanh karaoke, vũ trường và sân golf và hành vi kinh doanh trò chơi
bằng máy Jackpot.
Thuế giá trị gia tăng nữa
Đối với hành vi 2
Căn cứ theo Điều 3, Điều 4, Điều 5 Luật thuế GTGT công ty Entertainment là tổ
chức kinh doanh hàng hóa (bia, rượu, thuốc lá) chịu thuế giá trị gia tăng nên công ty
là người nộp thuế giá trị gia tăng.
Đối với hành vi 4:
Căn cứ theo khoản 1, 4 Điều 2, khoản 1 Điều 3 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu,
công ty Entertainment là chủ hàng hóa nhập khẩu (dàn máy karaoke, gậy Golf, máy
Jackpot) không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 2 luật này nên công ty
là người nộp thuế nhập khẩu.
Căn cứ theo Điều 3, Điều 4, Điều 5 Luật thuế GTGT công ty Entertainment là tổ
chức nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng cho nên công ty
là người nộp thuế giá trị gia tăng
3. Công ty Entertaiment có trụ sở chính tại Quận X, TP.H, nhưng đặt các
điểm để kinh doanh Karaoke, Vũ trường, Golf ở các quận khác nhau, trường
hợp mỗi một điểm kinh doanh được lập dưới hình thức là chi nhánh phụ thuộc
Công ty và được lập dưới hình thức Công ty con của Công ty Entertainment
thì nghĩa vụ thuế sẽ khác nhau như thế nào?
Đối với trường hợp mỗi một địa điểm kinh doanh được lập dưới hình thức công ty
con của công ty Entertainment thì nghĩa vụ thuế giữa hai công ty không phụ thuộc
lẫn nhau nên sẽ thực hiện các thủ tục thực hiện các nghĩa vụ thuế độc lập với nhau
còn chi nhánh công ty được phép chuyển lợi nhuận về công ty để công ty tiến hành
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động của của nhau.
Công ty con có tự cách pháp nhân, có con dấu, tự quyết toán, tự thực hiện đóng thuế
Chi nhánh:
- Hạch toán độc lập: quyết toán thuế chung vs công ty, nộp thuế riêng
- Hạch toán phụ thuộc: do công ty mẹ làm
8
4. Thủ tục thực hiện các nghĩa vụ thuế của Công ty Entertainment như thế
nào (đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán)? (cô không sửa)
Bước 1: Đăng ký thuế
Công ty Entertainment là đối tượng đăng ký thuế thuộc điểm a khoản 1 Điều 30
Luật quản lý thuế nên công ty phải đăng ký thuế để thông báo với cơ quan thuế biết
được công ty đang tiến hành những hoạt động, thực hiện hành vi chịu thuế
Bước 2: Kê khai
Căn cứ theo Điều 42 Luật quản lý thuế công ty phải thông báo cho cơ quan thuế biết
về thực tế hoạt động của mình và số tiền thuế có thể phát sinh trong một khoảng
thời gian nhất định theo quy định của pháp luật (còn gọi là kỳ tính thuế)
Bước 3: Nộp
Công ty thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với nhà nước. Công ty có thể nộp
thuế tại các địa điểm quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật quản lý thuế như nộp tại
Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế hoặc thông
qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế
Bước 4: Quyết toán
Công ty xác định lại với cơ quan thuế chính xác số thuế mà đối tượng nộp thuế có
nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước trong 1 khoảng thời gian nhất định
(thường là kết thúc năm tài chính)
Các trường hợp xảy ra khi quyết toán thuế:
Nếu số tiền tạm nộp > nghĩa vụ nộp: công ty được hoàn thuế
Nếu tiền thuế tạm nộp < nghĩa vụ nộp: công ty nộp phần còn thiếu vào ngân sách
nhà nước
Nếu tiền thuế tạm nộp = Nghĩa vụ nộp công ty thực hiện kết toán sổ sách theo quy
định

Thủ tục nộp thuế cụ thể đối với từng loại thuế như sau:
Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt
Đăng ký: Công ty Entertainment phải kê khai những thông tin để thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế theo các
quy định của pháp luật. Phải đăng ký với cơ quan thuế tại nơi sản xuất hàng hóa và
kinh doanh dịch vụ.
9
Kê khai: kê khai các thông tin vào tờ khai thuế theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền
quy định. Phải tiến hành kê khai thuế căn cứ vào hoạt động sản xuất, nhập khẩu
hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà mình thực
hiện trong tháng hoặc trong từng lần nhập khẩu. Việc kê khai thuế tiêu thụ được
thực hiện theo hồ sơ như sau: tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01/TTĐB;
Bảng kê khai hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra thuế TTĐB 01-1/TTĐB; Bảng kê
khai hàng hóa dịch vụ mua vào thuế tiêu thụ đặc biệt 01-2/TTĐB.
Thời hạn nộp: nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo từng lần nhập khẩu tại nơi kê khai
nộp thuế nhập khẩu theo thời hạn nộp thuế nhập khẩu.
Quyết toán: Công ty Entertainment phải nộp quyết toán thuế cho cơ quan thuế
chậm nhất không quá 45 ngày, kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán thuế.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Đăng ký: Công ty Entertainment phải kê khai những thông tin để thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế theo các
quy định của pháp luật. Phải đăng ký với cơ quan thuế tại nơi sản xuất hàng hóa và
kinh doanh dịch vụ.
Kê khai: Căn cứ Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, công ty Entertainment tính
doanh thu tính thuế TNDN như sau:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền
cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng,
không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với trường hợp công ty Entertainment kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu không có
thuế giá trị gia tăng.
Đối với trường hợp công ty Entertainment kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu tính thuế TNDN bao gồm
cả thuế giá trị gia tăng.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp cụ thể xem chi tiết
tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 5 Thông tư
78/2014/TT-BTC.
Thời hạn nộp: thuế TNDN tạm tính hàng quý chậm nhất là ngày cuối cùng của
tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Quyết toán: Thời hạn nộp sơ quyết toán thuế năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng

10
của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Đối với thuế nhập khẩu
Đăng ký: Công ty Entertainment phải kê khai những thông tin để thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế theo các
quy định của pháp luật. Phải đăng ký với cơ quan thuế tại nơi sản xuất hàng hóa và
kinh doanh dịch vụ.
Kê khai: Khai báo với hải quan cửa khẩu về tình hình đối tượng xuất – nhập khẩu
theo quy định của cơ quan hải quan. Xuất trình đối tượng làm thủ tục hải quan tại
địa điểm và thời gian quy định để cơ quan hải quan kiểm tra. Chấp hành quyết định
giải quyết của cơ quan hải quan và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan.
Thời hạn nộp: sau khi thực hiện hoạt động kê khai đối với hàng hóa nhập khẩu thì
Công ty Entertainment thực hiện hoạt động thu nộp thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu công ty Entertainment sẽ chờ cơ quan kiểm tra và thông báo thuế, sau đó nộp
thuế và thông qua.
Quyết toán: Hồ sơ quyết toán thuế năm công ty Entertainment chậm nhất là ngày
cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính
Đối với thuế giá trị gia tăng
Đăng ký: Công ty Entertainment phải kê khai những thông tin để thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế theo các
quy định của pháp luật. Phải đăng ký với cơ quan thuế tại nơi sản xuất hàng hóa và
kinh doanh dịch vụ.
Kê khai: Sau khi xác định công ty Entertainment kê khai thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp trực tiếp hoặc theo phương pháp khấu trừ thì công ty tiến hành xác
định kê khai thuế theo tháng hoặc quý. Theo đó, cách thức kê khai như sau:
Công ty Entertainment mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai
thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương
lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm
dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để xác định kê khai thuế GTGT theo kỳ tính
thuế tháng hoặc quý. Cụ thể:
+ Nếu có doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được kê khai thuế
GTGT theo quý.
+ Nếu có doanh thu năm trước liền kề trên 50 tỷ à Kê khai thuế GTGT theo tháng.
+ Trường hợp công ty Entertainment đáp ứng tiêu chí khai thuế theo quý được lựa

11
chọn khai thuế theo tháng hoặc quý ổn định trọn năm dương lịch.
Thời hạn nộp:
+ Khai thuế theo tháng thì thời hạn là ngày 20 của tháng sau;
+ Khai thuế theo quý thì thời hạn Ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau;
+ Khai thuế theo từng lần phát sinh thì thời hạn là Ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh,
Công ty Entertainment phải nộp hồ sơ khai thuế.
Quyết toán: Căn cứ theo quy định hiện hành thì Công ty Entertainment phải thực
hiện quyết toán thuế hàng năm cho cơ quan thuế thông qua lập tờ khai và gửi tờ
khai quyết toán thuế tới cơ quan có thẩm quyền.
5. Giả sử nhân ngày 30/4/2013, Công ty tổ chức kỷ niệm 5 năm ngày thành
lập, trong tiệc kỷ niệm này, công ty đã mua và sử dụng 50 két bia. Hỏi việc tiêu
thụ 50 két bia có phát sinh nghĩa vụ thuế của Công ty không?
Việc tiêu thụ 50 két bia không làm phát sinh nghĩa vụ thuế của Công ty. Cụ thể:
Công ty đã mua và sử dụng bia là đối tượng chịu thuế của luật thuế tiêu thụ đặc biệt
theo điểm c khoản 1 Điều 2 tuy nhiên đây không phải là hành vi tác động đó không
phải là hành vi làm phát sinh nghĩa vụ chịu thuế của công ty theo quy định tại Điều
4 luật này. Nên công ty không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ theo Điều 3, Điều 4, Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng, công ty Entertainment
cũng không phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng.
Chỉ làm phát sinh thuế giá trị gia tăng (điểm c khoản 1 Điều 7 Luật thuế GTGT)
Chỉ áp dụng cho cơ sở kinh doanh là công ty, còn cá nhân không bị áp dụng
Vì sao? Nếu luật không quy định TH này chịu thuế thì doanh nghiệp sẽ trốn thuế
(em sản xuất ra/mua về để uống hết, ko phải để bán ra thị trường)

Bài tập 2:
Để tiến hành nhập khẩu 1000 chiếc máy lạnh (có công suất 75.000 BTU) về tiêu
thụ tại thị trường trong nước, ngày 15/04/2021, Công ty cổ phần M ký hợp
đồng với Đại lý làm thủ tục hải quan N với nội dung: N có nghĩa vụ thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế và tiến hành làm thủ tục cần thiết để thông quan lô hàng nói
trên; M có nghĩa vụ trả tiền thuế theo biên lai nộp thuế do N cung cấp.
Ngày 20/4/2021, lô hàng nói trên cập cảng Sài Gòn. N tiến hành làm tờ khai hải
quan 1000 chiếc máy lạnh theo đúng số lượng mà M cung cấp và tiến hành các

12
thủ tục để thông quan hàng hóa. Khi thông quan, cán bộ hải quan kiểm kê
hàng hóa và phát hiện số lượng thực tế là 1100 máy lạnh. Hỏi:
1. Hành vi nhập khẩu 1000 máy lạnh phải chịu những loại thuế nào? Tại
sao?
Phải phân tích 2 yếu tố:
Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế:
Hành vi tác động làm phát sinh nghĩa vụ thuế:

Xác định theo thứ tự: thuế xuất khẩu -> thuế tiêu thụ đặc biệt -> thuế bảo vệ môi
trường -> thuế GTGT
- Thứ nhất, thuế nhập khẩu vì căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu 2016, theo đó đã có hành vi nhập khẩu 1000 chiếc máy lạnh từ nước
ngoài vào thị trường trong nước để tiêu thụ. Bên cạnh đó, 1000 chiếc máy lạnh này
cũng không thuộc trường hợp đối tượng không chịu thuế nhập khẩu theo khoản 4
Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu 2016.
Khoản 1 Điều 3 về người nộp thuế thì công ty đã có hành vi nhập khẩu hàng hóa
thuộc diện chịu thuế nhập khẩu nên phải nộp thuế
- Thứ hai, thuế tiêu thụ đặc biệt vì căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Thuế
tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định điều hòa nhiệt độ có công suất 90.000 BTU trở
xuống thuộc đối tượng chịu thuế, cụ thể trong trường hợp này là 75.000 BTU. Thiếu
cơ sở pháp lý về người nộp thuế (Điều 4)
- Thứ ba, thuế giá trị gia tăng vì căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
quy định đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa được sử dụng cho kinh
doanh, cụ thể trong trường hợp này Công ty M đã nhập khẩu 1000 máy lạnh về
nhằm để tiêu thụ ở thị trường trong nước nên 1000 chiếc máy lạnh này là đối tượng
chịu thuế theo quy định trên. Bên cạnh đó, 1000 chiếc máy lạnh này không thuộc
đối tượng không chịu thuế theo Điều 5 luật này.
Điều 2 chỉ nêu hàng hóa không nói hành vi
Điều 4 mới nói hành vi
2. Hãy xác định đối tượng nộp thuế trong tình huống trên? (Người nộp
thuế)
Đại lý làm thủ tục hải quan dựa trên hợp đồng ủy quyền, nhân danh người khác chứ

13
không nhân danh ổng.
Đối tượng nộp thuế vs người nộp thuế:
Đối tượng nộp thuế (con người): là người thay quy định của luật, nghĩa vụ nộp thuế
là của họ
Người nộp thuế: rộng hơn khái niệm đối tượng nộp thuế, bao gồm đối tượng nộp
thuế + người nộp thuế thay (ủy quyền, nộp thuế theo hợp đồng)
Đối với thuế nhập khẩu: Đối tượng nộp thuế trong tình huống trên là Công ty cổ
phần M. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế xuất thuế nhập Khẩu
năm 2016, người nộp thuế là tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Trong tình huống trên, Công ty cổ phần M là chủ sở hữu hàng hóa nhập khẩu, có
trách nhiệm khai báo và nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Công ty cổ phần M
đã ký hợp đồng với Đại lý hải quan N để thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa,
nhưng việc thực hiện thủ tục thông quan không làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của
Công ty cổ phần M. Người nộp thuế thay là N
Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng: căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế
tiêu thụ đặc biệt và Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng thì Công ty M là người nộp
thuế vì là tổ chức nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế. Người nộp thuế
thay là N, đối tượng nộp thuế là M -> 3 trường hợp đều như nhau
3. Trong trường hợp số lượng hàng hóa thực nhập khác với tờ khai hải
quan thì cơ quan hải quan có quyền xử phạt vi phạm về thuế không? Tại sao?
(cô không sửa)
Cơ quan hải quan có quyền xử phạt vi phạm về thuế vì căn cứ theo khoản 2 Điều
139 và Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019 thì trong trường hợp này đã có hành vi
khai sai theo khoản 1 Điều 142 nên Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng
Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 139 luật này.
4. Hãy xác định loại hành vi vi phạm pháp luật thuế trong tình huống trên.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019, điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị
định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải
quan theo đó hành vi vi phạm pháp luật thuế trong tình huống trên là hành vi khai
sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.
Trốn thuế: cho 1 khoảng thời gian để nộp bổ sung, hết thời gian đó mà ko nộp bổ
sung thì là trốn thuế, nếu có nộp bổ sung thì là khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế

14
phải nộp (xem thêm Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019).
5. M lập luận rằng, vì dòng máy lạnh này rất dễ hư hỏng, bình quân cứ 10
máy thì có một máy phải thay máy mới trong thời gian bảo hành. Vì vậy, số
lượng máy dư ra là để thực hiện nghĩa vụ bảo hành nên không phải chịu thuế.
Lập luận này có cơ sở không?
CSPL: khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, Điều 3 Luật Thuế
tiêu thụ đặc biệt 2008, Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.
Theo đó, 100 máy lạnh không được kê khai không thuộc đối tượng không chịu thuế
nên lập luận của M cho rằng số lượng máy dư ra để thực hiện nghĩa vụ bảo hành
nên không chịu thuế là không hợp lý.
Thỏa đối tượng chịu thuế và người nộp thuế
Không quan tâm mục đích khi thực hiện hành vi xuất khẩu, nhập khẩu

Bài tập 3: (cô không sửa)


Công ty cổ phần Thế Kỷ có trụ sở tại Bình Dương với chức năng sản xuất và
kinh doanh các sản phẩm từ gỗ. Tháng 9/2017 Thế Kỷ đã nhập khẩu 200 kg
thuốc diệt mối thuộc loại hạn chế sử dụng để xử lý và bảo quản gỗ; đồng thời
công ty cũng đã bán ra thị trường 100 sản phẩm bao gồm: giường ngủ, bàn
ghế, tủ, kệ các loại.
1. Xác định những nghĩa vụ thuế phát sinh từ hoạt động của công ty cổ
phần Thế Kỷ? Giải thích tại sao?
Những nghĩa vụ thuế phát sinh từ hoạt động của công ty cổ phần Thế Kỷ là:
- Thuế nhập khẩu:
Nhận thấy:
+ Có hành vi dịch chuyển hàng hóa từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong
nước
+ Hành vi dịch chuyển hàng hóa hợp pháp
+ Thuốc diệt mối thuộc loại hạn chế sử dụng không thuộc nhóm hàng hóa cấm nhập
khẩu
+ Không phải là đối tượng không chịu thuế theo khoản 4 Điều 2 Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

15
Vì vậy, căn cứ vào khoản 1 và khoản 4 Điều 2, khoản 1 Điều 3 Luật Thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu 2016, hành vi nhập khẩu 200 kg thuốc diệt mối thuộc loại
hạn chế sử dụng đã làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu của công ty.
- Thuế bảo vệ môi trường: thuốc diệt mối thuộc loại hạn chế sử dụng là hàng hóa
thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Thuế
bảo vệ môi trường 2010. Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Luật Thuế bảo vệ môi trường
2010, công ty có nghĩa vụ nộp thuế bảo vệ môi trường.
- Thuế GTGT cho các sản phẩm từ gỗ vì các sản phẩm từ gỗ do công ty Thế kỷ bán
ra là những hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam
theo Điều 2 VBHN số 01/2016/VBHN-VPQH. Hàng hóa trên là hợp pháp và không
phải là đối tượng không chịu thuế theo Điều 5 VBHN số 01/2016/VBHN-VPQH.

- Thuế GTGT: Hành vi bán ra thị trường 100 sản phẩm bao gồm: giường ngủ, bàn
ghế, tủ, kệ các loại của công ty đã phát sinh nghĩa vụ nộp thuế GTGT căn cứ Điều
3,4,5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008. Cụ thể:
+ Công ty cổ phần Thế Kỷ là chủ thể sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giường
ngủ, bàn ghế, tủ, kệ các loại.
+ Những loại hàng hóa này được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam và không thuộc
các trường hợp không chịu thuế quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng
2008.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: công ty đã phát sinh thu nhập từ hoạt động bán các
sản phẩm ra thị trường. Căn cứ vào khoản 1 Điều 3, Điều 4 Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013), thu nhập này thuộc thu nhập chịu
thuế và không rơi vào các trường hợp được miễn thuế . Vì vậy, theo quy định tại
điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008,
Công ty cổ phần Thế Kỷ phát sinh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Trong năm 2017, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình,
Công ty cổ phần Thế Kỷ đã thành lập thêm một chi nhánh tại Trung Quốc.
Hỏi thu nhập của chi nhánh tại Trung Quốc có phải nộp thuế TNDN của Việt
Nam không? Vì sao?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty Việt Nam, không có tư cách pháp nhân
độc lập do đó hoạt động của chi nhánh tại nước ngoài cũng chính là hoạt động của
công ty Việt Nam nên về nguyên tắc vẫn phải kê khai thuế TNDN tại Việt Nam căn
cứ vào điểm a khoản 2 Điều 2, khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014).

16
Tại Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư
96/2015/TT-BTC) quy định như sau:
- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam
- Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh
nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam,
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài
hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ
phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định
của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Vì thuế thu nhập doanh nghiệp
ở Trung Quốc là 33%, cao hơn ở Việt Nam nên nếu công ty đã đóng thuế thu nhập
doanh nghiệp khoản thu nhập từ chi nhánh ở Trung Quốc thì không cần phải đóng
thêm ở Việt Nam (để tránh trường hợp trùng thuế).
3. Trong tháng 11/2018, Công ty cổ phần Thế Kỷ có các khoản chi phí sau:
(1) chi trả lương cho người lao động, (2) Chi tài trợ cho cuộc thi Hoa hậu hoàn
vũ Việt Nam, (3) Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả do bão số 9 gây ra tại
huyện Cần Giờ - Tp Hồ Chí Minh, (4) Chi nộp phạt do hành vi xả thải gây ô
nhiễm môi trường.
Hãy xác định các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN của Công ty
cổ phần Thế Kỷ? Tại sao?
Các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN của Công ty cổ phần Thế Kỷ là:
- Chi tài trợ cho cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam vì đây là khoản tài trợ của
công ty và không thuộc các trường hợp ngoại lệ được quy định tại điểm n khoản 2
Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- Chi nộp phạt do hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường vì đây là khoản tiền phạt
do vi phạm hành chính căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp 2008

17

You might also like