You are on page 1of 8

A.

TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

1. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

=> SAI. Vì đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi các

chủ thể này thực hiện tội phạm. Còn quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là các quan hệ xã hội được quốc gia tuyên bố bảo vệ trước sự xâm hại của tội

phạm. Các quan hệ xã hội này khi bị xâm phạm sẽ trở thành khách thể của tội phạm (VD: Quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu…)

2. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện.

=> SAI. Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều quan hệ xã hội như quan hệ dân sự, quan hệ hành chính… mà không chỉ có quan hệ hình

sự. Trong khi đó, đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm

tội khi chủ thể này thực hiện tội phạm, hay còn gọi là quan hệ pháp luật hình sự.

 ĐÁP ÁN: SAI. Đối tượng điều chỉnh là quan hệ XH phát sinh giữa NN và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi chủ thể này thực hiện tội

phạm. Câu này sai bởi vì đối tượng điều chỉnh của LHS không phải là tất cả QHXH khi tội phạm thực hiện mà chỉ là QHXH phát sinh giữa NN với người

phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội

3. Việc thực hiện hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự.

=> ĐÚNG. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự là hành vi phạm tội được thực hiện trên thực tế, bất kể Nhà nước có phát hiện, điều tra,

truy tố xét xử hay không.

4. Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự.

=> SAI. Bãi nại của người bị hại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện. Đơn bãi nại của bị hại không làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự hay trách nhiệm

hình sự cho người phạm tội vì thứ nhất, bị hại hay gia đình bị hại không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự nên không thể tác động bằng cách

bãi nại và làm nó chấm dứt. Thứ hai, theo nội dung của phương pháp điều chỉnh của luật hình sự, chủ thể phạm tội chịu trách nhiệm trước nhà nước chứ

không phải trước bị hại nên nhà nước mới có thể chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự. Thứ ba, quan hệ pháp luật hình sự chấm dứt khi người phạm tội

được miễn trách nhiệm hình sự hoặc khi người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội chấp hành xong nghĩa vụ đối với nhà nước. Bãi nại của người bị

hại không là điều kiện để chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự. Vậy nên bãi nại của người bị hại không là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt

quan hệ pháp luật hình sự.

=> Đ155 Bộ LTTHS, khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại, nếu bị hại rút đơn thì sẽ chấm dứt QHPLHS, đây là trường hợp đặc biệt của khởi tố, không

đúng với đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nhưng không mâu thuẫn vì những tội danh ở Đ155 tính nguy hiểm không cao, không ảnh hưởng

đến ngoài xã hội – mà ảnh hưởng đến chính bị hại, gây ra thiệt hại không đáng có cho bị hại.

 Khi rút đơn theo K2 Đ55 LTTHS: trong giai đoạn điều tra thì đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố xét xử

o Quan điểm 1: Không truy cứu TNHS  miễn TNHS

o Quan điểm 2: Không đồng ý miễn TNHS  1 trường hợp đặc biệt

 ĐÁP ÁN

o SAI. QHPLHS chấm dứt khi người phạm tội được miễn TNHS hoặc khi người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội chấp

hành xong các nghĩa vụ đối với NN, hay còn gọi là xóa án tích

1
5. Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.

=> SAI. Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực

hiện, chứ không chỉ là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện. Nhận định thiếu chủ thể của quan hệ pháp luật

hình sự.

6. Trong Phần thứ hai (Các tội phạm) của Bộ luật hình sự năm 2015, mỗi điều luật chỉ quy định một quy phạm pháp luật hình sự.

=> SAI. Vì trong mỗi điều luật không chỉ quy định 1 quy phạm pháp luật hình sự mà có thể quy định một hoặc một vài quy phạm pháp luật hình sự. Các

khoản của một điều luật có thể trở thành các quy phạm pháp luật độc lập. Ví dụ như điều 113 BLHS: Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân:

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù

chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;

b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;

c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác.

3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

thì cũng bị xử phạt theo Điều này.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

7. Phần quy định trong quy phạm pháp luật tại khoản 1 Điều 259 BLHS là loại quy định viện dẫn.

=> ĐÚNG. Vì có viện dẫn đến các quy định khác, như quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma túy, thuốc

gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất; quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất; quy định về giao nhận, tàng trữ,

vận chuyển chất ma túy, tiền chất; quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất; quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất

ma túy, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển…

8. Phần quy định trong quy phạm pháp luật hình sự tại khoản 1 Điều 108 BLHS là loại quy định mô tả.

=> ĐÚNG. Vì phần quy định mô tả các dấu hiệu pháp lý: câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh

thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.

9. Phần chế tài trong quy phạm pháp luật hình sự tại khoản 1 Điều 171 BLHS là loại chế tài tương đối dứt khoát.

=> ĐÚNG. Vì phần chế tài trong quy phạm pháp luật hình sự tại khoản 1 điều 171 BLHS quy định bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm là nêu ra mức tối thiểu (1

năm) và tối đa (5 năm) của loại hình phạt nên đó là loại chế tài tương đối dứt khoát.

10. Phần chế tài trong quy phạm pháp luật hình sự tại khoản 1 Điều 168 BLHS là loại chế tài lựa chọn.

=> SAI. Vì phần chế tài trong quy phạm pháp luật hình sự tại khoản 1 Điều 168 BLHS quy định hình phạt tù từ 3 năm đến 10 năm là loại chế tài tương đối

dứt khoát khi nêu mức tối thiểu và mức tối đa của loại hình phạt chứ không nêu nhiều loại hình phạt khác nhau mà Tòa án có thể lựa chọn.

2
11. BLHS Việt Nam chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

=> SAI. Vì theo điều 6 BLHS, BLHS Việt Nam không chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam mà còn có thể ở

ngoài lãnh thổ Việt Nam khi công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ hay người nước ngoài, pháp

nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm

hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

12. Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.

=> SAI. Theo khoản 1 điều 5 thì BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và

việc thực hiện của hành vi phạm tội đó có thể là lúc bắt đầu, kết thúc, hay có 1 giai đoạn diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam chứ không cần phải diễn ra trọn

vẹn. còn trường hợp không xảy ra trên lãnh thổ VN nhưng hậu quả của nó xảy ra trên lãnh thổ VN

13. Nguyên tắc chi phối hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (Điều 5 BLHS) chỉ là nguyên

tắc chủ quyền quốc gia.

=> ĐÚNG. Nguyên tắc quốc tịch xảy ra ngoài lãnh thổ VN. Xét về hiệu lực của BLHS VN thì chỉ xét đến những trường hợp được áp dụng

14. Nguyên tắc chi phối hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (Điều 6 BLHS) chỉ là

nguyên tắc quốc tịch chủ động.

=> SAI. Nguyên tắc chi phối hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (Điều 6 BLHS) là: Nguyên

tắc quốc tịch chủ động (Dựa vào quốc tịch của chủ thể phạm tội để xác định xem BLHS của nước nào được áp dụng - Khoản 1 điều 6) , nguyên tắc quốc

tịch thụ động (Dựa vào quốc tịch của bên bị hại để xác định xem BLHS của nước nào được áp dụng - Khoản 2 điều 6) và nguyên tắc phổ cập (Người

nước ngoài/ pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ quốc gia nhưng BLHS của quốc gia đó vẫn được áp dụng để

thực hiện các nghĩa vụ/ cam kết/ điều ước quốc tế của các quốc gia thành viên) chứ không chỉ có nguyên tắc quốc tịch chủ động.

=> ĐÁP ÁN:

15. Công dân Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam mà BLHS Việt Nam quy định là tội phạm thì bị truy cứu

trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của BLHS Việt Nam.

=> SAI. Vì khoản 1 điều 6 BLHS 2015, công dân Việt Nam chỉ “có thể" bị truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không chắc chắn luôn bị truy cứu trách

nhiệm hình sự theo quy định của BLHS Việt Nam. Theo nguyên tắc quốc tịch thụ động (nếu công dân Việt Nam có hành vi phạm tội đối với công dân

nước ngoài) và nguyên tắc chủ quyền quốc gia thì BLHS của nước mà công dân đó thực hiện hành vi phạm tội vẫn có thể được áp dụng.

16. Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội

đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

=> ĐÚNG. Vì theo khoản 3 điều 7 BLHS 2015 thì Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn,

một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt,

tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi

điều luật đó có hiệu lực thi hành. Do đó những hành vi phạm tội xảy ra trước 0h0p ngày 1/1/2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra,

truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hàng hình phạt, xóa án tích thì một số điều luật của BLHS 2015 vẫn sẽ được áp dụng

trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

3
ĐÁP ÁN: ĐÚNG. Theo khoản 3 điều 7 BLHS trong trường hợp điều luật có lợi cho người phạm tội thì có hiệu lực hồi tố (được áp dụng với hành vi phạm

tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành)

B. BÀI TẬP

Bài tập 1

A là học viên của một trường dạy nghề. Vì có xích mích cá nhân với B là bạn cùng lớp nên đã đánh B bị thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 30%. Vì

thế, B phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày và chi phí điều trị tại bệnh viện là 15.300.000 đồng. Việc A cố ý gây thương tích cho B đã làm phát sinh các quan

hệ pháp luật sau:

-A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B (Điều 134 BLHS).
-A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện.
-A bị trường dạy nghề buộc thôi học vì có vi phạm nghiêm trọng quy chế của nhà trường.
Anh (chị) hãy xác định:

1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?

=> Quan hệ pháp luật hình sự là: A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B (Điều 134 BLHS) vì: phát sinh giữa 1 bên nhà nước, và 1

bên chủ thể là người phạm tội để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của A

=> Việc A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự; A bị trường dạy nghề buộc thôi học

là vi phạm quy chế nhà trường.

2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?

=> Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án: A đánh B bị thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 30% => Hành vi phạm tội

được thực hiện trên thực tế. (trong trường hợp thông thường là trên 11% mới cấu thành hành vi phạm tội)

3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được không? Tại sao?

=> A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình.

=> Vì theo nội dung của phương pháp điều chỉnh quyền uy, chủ thể phạm tội (người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội) phải chịu trách nhiệm

trước nhà nước, mà không được ủy thác trách nhiệm hình sự cho người/ tổ chức khác. Trách nhiệm hình sự không thể ủy thác. Ngoài ra, chủ thể của quan

hệ pháp luật hình sự gồm Nhà nước và chủ thể phạm tội mà ở đây là A nên A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình.

4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?

=> Quyền: Yêu cầu nhà nước áp dụng hình phạt và các biện pháp xử lý hình sự khác trong giới hạn luật định và đảm bảo, tôn trọng các quyền, lợi ích hợp

pháp của mình.

4
=> Nghĩa vụ: Phải chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước áp dụng đối với mình; chịu trách nhiệm trước nhà nước, mà không được ủy thác TNHS

cho người/ tổ chức khác.

Bài tập 3

Pháp nhân thương mại A phạm tội buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 BLHS. Tòa án tuyên phạt pháp nhân thương mại A 1 tỷ đồng theo quy

định tại điểm a khoản 5 Điều 190 BLHS. Ông X không thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ là người đại diện theo pháp luật cho pháp nhân thương mại A

thực hiện các thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng.

Anh (chị) hãy xác định:

1. Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?

a. Quan hệ giữa Nhà nước với ông X? => Không phải quan hệ pháp luật hình sự ⇔ Vì ông X chỉ là người đại diện theo pháp luật cho pháp nhân thương

mại A thực hiện các thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng chứ không phải chủ thể phạm tội nên không là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự.

b. Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A? => Là quan hệ pháp luật hình sự ⇔ Vì chủ thể của quan hệ ở đây là Nhà nước mà cụ thể là

Nhà nước tham gia thông qua cơ quan chuyên trách là Tòa án và pháp nhân thương mại A có hành vi buôn bán hàng cấm, là chủ thể phạm tội.

c. Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X? => Không phải quan hệ pháp luật hình sự ⇔ Vì quan hệ này không đảm bảo chủ thể Nhà nước tham

gia.

2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?

=> Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án: Pháp nhân thương mại A buôn bán hàng cấm => Hành vi phạm tội được thực hiện

trên thực tế

Bài tập 4

Hãy xác định loại quy định của quy phạm pháp luật hình sự trong các điều luật sau:

- Điều 157 BLHS (tạm giữ người theo thủ tục hành chính và những trường hợp theo thủ tục TTHS)

=> Quy định viện dẫn vì muốn bắt giữ người theo pháp luật để không trái luật thì phải viện dẫn qua luật xử lý vi phạm hành chính và luật tố tụng hình sự

Theo quan điểm khác, trong điều 157 đã viện dẫn đến 2 điều khác trong cùng BLHS là điều 153 và điều 377

Phát hiện bắt giữ đúng PL: bắt quả tang, bắt lệnh truy nã,… (bắt giữ giam người không trái luật)

- Điều 168 BLHS

=> Quy định mô tả

- Điều 260 BLHS

=> Quy định viện dẫn vì muốn xác định các dấu hiệu của nó phải viện dẫn các quy định pháp luật có liên quan

Bài tập 5

Hãy xác định loại chế tài của quy phạm pháp luật hình sự trong các điều luật sau:

- Khoản 1 Điều 169 BLHS.

=> Chế tài tương đối dứt khoát (nêu mức tối thiểu và mức tối đa của loại hình phạt)

5
- Khoản 4 Điều 251 BLHS.

=> Chế tài lựa chọn (nêu nhiều loại hình phạt khác nhau mà Tòa án có thể lựa chọn một trong những hình phạt đó: phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử

hình)

- Khoản 1 Điều 134 BLHS.

=> Chế tài lựa chọn (nêu nhiều loại hình phạt khác nhau mà Tòa án có thể lựa chọn một trong những hình phạt đó: cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn)

Bài tập 6

Vào lúc 03 giờ ngày 25/6/2020 tại khu vực bản Chiềng Khương, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Tổ công tác Đồn Biên phòng Chiềng

Khương đã phát hiện và bắt quả tang Sổn T đang có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy; vật chứng thu giữ gồm: 01 bánh hình chữ nhật bên trong có

30 túi nilon, trong các túi nilon đều có

chứa các viên nén màu Hồng (Sổn T khai là ma túy tổng hợp); ngoài ra còn tạm giữ của Sổn T 01 chiếc điện thoại di động hiệu Lao Telecom.

Kết luận giám định số: 1059/KLMT ngày 26/06/2020 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Sơn La kết luận bánh hồng phiến (gồm 30 mẫu túi nilon)

gửi giám định là chất ma túy, loại Methamphetamine, tổng khối lượng ma túy thu giữ được là 525,47 gam loại Methamphetamine. Quá trình điều tra bị cáo

Sổn T khai nhận:

Khoảng 24 giờ ngày 24/06/2020, Sổn T nhận được điện thoại của một người đàn ông không quen biết tự giới thiệu là người Việt Nam, bảo Sổn T đến nhà

người đàn ông tên K ở bản Mường Ét, huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn, Lào (K có quốc tịch Lào và là người quen của Sổn T) để lấy ma túy. Sổn T đồng ý.

Sau đó, Sổn T gọi điện cho K hẹn gặp nhau lúc 01 giờ 30 phút ngày 25/06/2020 tại khu vực bản Đán, huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Sau khi gặp

nhau tại địa điểm đã hẹn, K đưa cho Sổn T 01 bánh hồng phiến và bảo mang đến giao cho người đàn ông Việt Nam đã gọi điện cho Sổn T, địa điểm tại khu

vực nghĩa trang của bản Chiềng Khương, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. K bảo Sổn T đóng giả người đi soi ếch vào ban đêm, để làm tín

hiệu cho người đàn ông Việt Nam mua ma túy nhận biết. Giao ma túy xong Sổn T sẽ cầm 13.000.000 Kíp (Lào) mang về cho K và K sẽ trả công cho Sổn T

1.000.000 Kíp (Lào).

Đến khoảng 02 giờ 30 phút cùng ngày 25/06/2020, Sổn T cầm bánh hồng phiến đi đến điểm hẹn và gặp một người đàn ông Việt Nam, qua trao đổi Sổn T

biết là người mua ma túy. Khi Sổn T và người đàn ông Việt Nam đang chuẩn bị giao nhận ma túy thì bị lực lượng chức năng bắt quả tang và Sổn T bị thu

giữ 01 bánh hồng phiến, 01 chiếc điện thoại di động, còn người đàn ông mua ma túy bỏ chạy thoát.

Trong vụ án trên, có một hành vi phạm tội được thực hiện là hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Anh (chị) hãy xác định:

1. Hành vi phạm tội của Sổn T có được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam hay không? Tại sao?

=> Hành vi phạm tội của Sổn T được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

=> Vì hành vi phạm tội của Sổn T có giai đoạn được thực hiện tại Việt Nam: hành vi giao nhận ma túy (khu vực nghĩa trang của bản Chiềng Khương, xã

Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La).

2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của Sổn T không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?

=> BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của Sổn T

=> Căn cứ pháp lý: Khoản 1 điều 5 BLHS 2015 (Hiệu lực về không gian) và điều 7 BLHS 2015 (Hiệu lực về thời gian)

6
=> Lý giải: Vì theo khoản 1 điều 5 BLHS 2015, khi hành vi phạm tội có 1 giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì BLHS Việt Nam sẽ có hiệu

lực áp dụng thông qua hành vi chuẩn bị giao hàng và nhận tiền. Và theo điều 7 BLHS, BLHS Việt Nam năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS hiện

hành) có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của Sổn T (được thực hiện vào tháng 6/2020)

3. Giả sử, trong vụ án trên, cơ quan chức năng bắt được người đàn ông Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) thì BLHS Việt Nam có hiệu lực áp

dụng đối với người này không? Tại sao?

=> Giả sử cơ quan chức năng bắt được người đàn ông Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) thì BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với người này.

=> Vì người đàn ông Việt Nam cũng là một chủ thể phạm tội gián tiếp. Nếu việc gọi điện của người đàn ông được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì áp

dụng khoản 1 điều 5 BLHS, hành vi được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì BLHS Việt Nam sẽ có hiệu lực áp dụng. Nếu hành vi gọi điện nhờ mua ma

túy được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam thì người đàn ông này theo nguyên tắc quốc tịch chủ động vẫn có thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

của BLHS Việt Nam.

Bài tập 7

A là công dân Việt Nam thường xuyên sang Trung Quốc móc nối với B và C (đều là công dân Trung Quốc) để thực hiện việc buôn bán người. A về Việt

Nam dụ dỗ, hứa hẹn một số phụ nữ Việt Nam qua Trung Quốc kiếm việc làm với thu nhập cao. A đã đưa một số cô gái Việt Nam qua Trung Quốc và bán

họ cho B và C. Tại Trung Quốc, A cùng B và C đã hiếp dâm các cô gái này rồi sau đó bán họ cho những người Trung Quốc lấy về làm vợ. Trong vụ án

này, có hai hành vi được thực hiện: hành vi hiếp dâm và hành vi mua bán người.

Anh (chị) hãy xác định:

1. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.

=> BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người

=> Căn cứ pháp lý: Khoản 1 điều 5 BLHS

=> Vì hành vi mua bán người xuất phát và bao gồm việc A hứa hẹn, dụ dỗ và đưa các cô gái có quốc tịch Việt Nam qua Trung Quốc có diễn ra trên lãnh

thổ Việt Nam nên áp dụng nguyên tắc lãnh thổ chi phối khoản 1 điều 5 BLHS, BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với việc mua bán người.

2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.

=> BLHS Việt Nam có thể có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm

=> Căn cứ pháp lý: Điều 6 BLHS 2015

=> Vì theo khoản 1 Điều 6 BLHS 2015,

=> Vì A là người Việt Nam có hành vi phạm tội là mua bán người và hiếp dâm ở Trung Quốc. Theo khoản 1 điều 6 BLHS 2015, áp dụng nguyên tắc quốc

tịch chủ động thì BLHS Việt Nam có thể áp dụng đối với hành vi hiếp dâm của A diễn ra tại Trung Quốc. Còn B và C là người Trung Quốc, nhưng theo

khoản 2 Điều 6 BLHS 2015, B và C có hành vi phạm tội xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các cô gái Việt Nam nên BLHS Việt Nam có thể được áp

dụng với B và C.

Bài tập 8

1. Theo em, BLHS 1999 có hình phạt nặng hơn BLHS 2015, vì:

7
- Theo quy định tại khoản 3 điều 133 BLHS 1999 thì tội “Cướp tài sản” quy định loại hình phạt nặng nhất, nặng hơn khoản 4 điều 168 BLHS 2015 là tử

hình còn 168 là chung thân

Thông tư liên tịch 2000 (áp dụng tinh thần)

Xác định hình phạt nặng hơn có 7 tiêu chí: nặng hơn ở tiêu chí nào dừng lại xác định tiêu chí đó

2. Khoản 4 điều 133 BLHS 1999 sẽ không được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày BLHS 2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm 0h0p

ngày 1/1/2018 mới đem ra xét xử thì sẽ áp dụng khoản 4 điều 168 BLHS 1999 (có hình phạt nhẹ hơn) theo quy định tại khoàn 3 điều 7 BLHS 2015

You might also like