You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


*******

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI:


GIAO DỊCH DÂN SỰ
NHÓM 3- LỚP TMQT43

Họ & tên MSSV Lớp


Vũ Thu Hà 1853801090019 TMQT43.1
Lưu Ngọc Ngân 1853801090043 TMQT43.1
Tạ Minh Cường 1853801090008 TMQT43.1
Cổ Tấn Thảo Nguyên 1853801090051 TMQT43.2
Nguyễn Thị Thùy Trang 1853801090083 TMQT43.2
Nguyễn Ngọc Phương Linh 1853801090033 TMQT43.1
Đoàn Thị Tố Uyên 1853801090087 TMQT43.2
Nguyễn Đăng Khánh Phương 1853801090063 TMQT43.2
Võ Thanh Tùng 1853801090086 TMQT43.2
BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI:
GIAO DỊCH DÂN SỰ
NHÓM 3- LỚP TMQT43

Họ & tên MSSV Lớp


Vũ Thu Hà 1853801090019 TMQT43.1
Lưu Ngọc Ngân 1853801090043 TMQT43.1
Tạ Minh Cường 1853801090008 TMQT43.1
Cổ Tấn Thảo Nguyên 1853801090051 TMQT43.2
Nguyễn Thị Thùy Trang 1853801090083 TMQT43.2
Nguyễn Ngọc Phương Linh 1853801090033 TMQT43.1
Đoàn Thị Tố Uyên 1853801090087 TMQT43.2
Nguyễn Đăng Khánh Phương 1853801090063 TMQT43.2
Võ Thanh Tùng 1853801090086 TMQT43.2

Bài tập 1: Giao dịch xác lập bởi người không có khả năng nhận thức

2
Câu 1: Nhũng điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS 2005) về điều kiên có hiệu lực
cuả giao dịch dân sự và suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới này.
_ Điểm a khoản 1 Điều 117 BLDS so với Điều 122 BLDS 2005 đã thay từ “người tham
gia giao dịch” bằng từ “chủ thể” và bổ sung thêm “năng lực pháp luật dân sự”, “năng lực
hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. Bổ sung “năng lực hành vi
dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập” là hợp lí vì các giao dịch dân sự khác
nhau sẽ có những yêu cầu về mức độ năng lực hành vi dân sự khác nhau. Còn bổ sung
“năng lực pháp luật dân sự” thì mặc dù đã có hướng tiến bộ nhưng vẫn chưa thực sự hợp
lí vì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn luật cụ thể hoặc án lệ định hướng áp dụng thống
nhất pháp luật về vấn đề này.
_ Điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 đã thay từ “pháp luật” của diểm b khoản 1 điều
122 BLDS 2005 bằng từ “luật”. Thay đổi này là hợp lí vì từ “pháp luật” có nghĩa quá
rộng, bao gồm cả luật và văn bản dưới luật, điều này dễ gây nên sự lạm quyền của các cơ
quan nhà nước và sự tự do của các chủ thể dân sự sẽ bị giới hạn.
_ Tương tự, khoản 2 điều 117 BLDS 2015 đã sửa đổi từ “pháp luật” của khoản 2 điều 122
BLDS 2005 bằng từ “luật”.
_ Khoản 1 Điều 125 BLDS 2015 bổ sung thêm đối tượng người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi so với Điều 130 BLDS 2005. Việc này là hợp lí vì pháp luật đã
thừa nhận rằng sự trợ giúp pháp lý cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi là cần thiết.
Tóm lại, nhìn chung những sự bổ sung của BLDS 2015 đối với BLDS 2005 là cần thiết
và hợp lí để góp phần xây dựng nên một bộ luật hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn.
Câu 2: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời
điểm nào ông Hội bị Tào án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?
_ Thời điểm ông Hội bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự: 07/5/2010.
_ Thời điểm ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức: từ năm 2007 khi ông Hội
bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được.
Câu 3: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi
ông Hội bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?
Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập vào ngày 08/02/2010, trước khi
ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự (ngày 07/5/2010).

Câu 4: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không?
Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?

3
Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội bị vô hiệu mặc dù giao
dịch đó (cùng với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi ông bị Tòa tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự vì xét theo Điều 130 BLDS 2005: “Khi giao dịch dân sự do người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án
tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do
người đại diện của họ xác lập, thực hiện.”
Như vậy, giao dịch giữa ông Hội, bà Hương với vợ chồng ông Hùng bị vô hiệu
một phần (phần giao dịch của ông Hội).
Câu 5: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và
Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết.
Trong thực tiễn xét xử, có một vụ việc giống với hoàn cảnh của ông Hội, cụ thể
như sau: Ngày 19/9/2003, ông Tình đến phòng công chứng ký hợp đồng tặng cho một
căn nhà cho bà Nga. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 40/DSST ngày 17/11/2003, Tòa án
nhân dân quận 3, thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố ông Tình mất năng lực hành vi dân
sự. Về thời điểm thực tế bắt đầu mất năng lực hành vi dân sự, Tòa án nhận định “ông
Tình đã có một quá trình dài bị bệnh tâm thần phải điều trị liên tục từ năm 2000”. Hướng
giải quyết của Tòa án là vô hiệu hợp đồng tặng cho nhà ở giữa ông Tình và bà Nga lập
ngày 19/9/2003 do ông Tình mất năng lực hành vi dân sự nên mọi giao dịch dân sự do
ông Tình thực hiện đều vô hiệu theo quy định tại Điều 140 Bộ luật dân sự 1995.
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong
vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa
ra hướng xử lý.
Theo em, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên là hợp
lý vì tại thời điểm phát sinh giao dịch, mặc dù chưa bị Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi
dân sự nhưng ông Hội đã bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được nên không
thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, vì vậy giao dịch trên vô hiệu theo quy
định tại Điều 130 Bộ luật dân sự 2005.
Câu 7: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có
bị vô hiệu không? Vì sao?
Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì tùy vào trường hợp
mà giao dịch đó có bị tuyên bố vô hiệu hay không. Trong trường hợp giao dịch đó nhằm
đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của ông Hội; hoặc chỉ làm phát sinh quyền hoặc
miễn trừ nghĩa vụ của ông Hội với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với ông Hội;
hoặc được ông Hội thừa nhận hiệu lực sau khi đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì
giao dịch đó không bị vô hiệu (theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật dân sự 2015). Trong các
trường hợp còn lại thì giao dịch bị tuyên bố vô hiệu theo khoản 1 Điều 125 Bộ luật dân
sự 2015 vì ông Hội là người mất năng lực hành vi dân sự, và theo khoản 2 Điều 22 Bộ

4
luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do
người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Bài tập 2: Giao dịch xác lập do có nhầm lẫn
Câu 8: So với BLDS 2005, BLDS 2015 có gì khác về giao dịch vô hiệu do nhầm lẫn?
Tiêu chí BLDS 2005 BLDS 2015
Nguyên nhân gây ra nhầm Khi một bên có lỗi vô ý làm Giao dịch được xác lập có
lẫn cho bên kia nhầm lẫn về nội sự nhầm lẫn làm cho một
dung giao dịch bên hoặc các bên không đạt
được mục đích của việc xác
lập giao dịch
Đối tượng nhầm lẫn Nhầm lẫn về nội dung Nhầm lẫn làm không đạt
được mục đích
Điều kiện vô hiệu/không vô Bên bị nhầm lẫn có quyền Mục đích xác lập giao dịch
hiệu giao dịch yêu cầu bên kia thay đổi nội dân sự của các bên đã đạt
dung của giao dịch đó, nếu được hoặc các bên có thể
bên kia không chấp nhận khắc phục được sự nhầm
bên bị nhầm lẫn có quyền lẫn làm cho mục đích giao
yêu cầu tòa án tuyên bố dịch vẫn đạt được thì không
giao dịch vô hiệu vô hiệu giao dịch

Trong BLDS 2015 đã thay đổi, mở rộng thêm:


_ Về nguyên nhân gây ra nhầm lẫn, nếu BLDS 2005 chỉ nói về một bên có lỗi vô ý
gây ra nhầm lẫn thì BLDS 2015 đã khẳng định “giao dịch được xác lập có sự nhầm lẫn”
tức chỉ cần giao dịch được xác định là nhầm lẫn, có thể là lỗi 1 bên, có thể là cả 2 bên.

_ Về đối tượng nhầm lẫn, BLDS 2005 chỉ đề cập nhầm lẫn về nội dung, còn BLDS
2015 thì đề cập đến “nhầm lẫn không đạt được mục đích” tức không chỉ nhầm lần về nội
dung mà có thể nhầm lẫn các điều kiện khác. BLDS 2015 đã mở rộng, không còn điều
kiện cứng nhắc như BLDS 2005.
_ Điều kiện vô hiệu ở BLDS 2005 đề cập “bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên
kia thay đôi nội dung giao dịch, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có
quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Còn ở BLDS 2015, nếu mục đích dân
sự của các bên đã đạt được hoặc nhầm lẫn có thể hắc phục ngay thì không cần vô hiệu
giao dịch. BLDS 2015 thể hiện sự linh động trong việc giải quyết vấn đề vô hiệu giao
dịch.
Câu 9: Đoạn nào của bản án trên cho thấy Tòa án đã tuyên bố hợp đồng vô hiệu do
nhầm lẫn?
5
Trong phần quyết định:
“Như vậy, vị thế và giá trị nhà đất có mặt tiền đường nhựa rộng 18m và vị thế, giá trị nhà
đất chỉ có lối đi nhỏ rộng 02m là hoàn toàn khác nhau; chênh lệch rất lớn về giá trị và
điều này mọi người đều biết và thừa nhận. Rõ ràng đường nhựa rộng 18m được vẽ trước
nhà (trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là đường đi của quân đội, quản lý trực
tiếp là Sư đoàn BB7; sơ đồ bản vẽ thửa đất do cơ quan có thẩm quyền lập (khi cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất) là đường đi của quân đội, quản lý trực tiếp là Sư đoàn
BB7; sơ đồ bản vẽ thửa đất do cơ quan có thẩm quyền lập (khi cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho bà Anh vào năm 2010) ghi không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho
người sử dụng đất và cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.”
Câu 10: Theo anh/chị nhầm lẫn là gì và trong vụ việc trên có nhầm lẫn không? Vì
sao?
_ Nhầm lẫn là làm cho sự thể hiện ra bên ngoài của ý chí một trong các bên không
phù hợp với ý chí đích thực bên trong của họ khiến cho sự thỏa thuận đạt được đã bị
khiếm khuyết.
_ Trong vụ việc trên, có nhầm lẫn, vì:
“Rõ ràng đường nhựa rộng 18m được vẽ trước nhà (trong giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất) là đường đi của quân đội, quản lý trực tiếp là Sư đoàn BB7; sơ đồ bản vẽ thửa
đất do cơ quan có thẩm quyền lập (khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là đường
đi của quân đội, quản lý trực tiếp là Sư đoàn BB7; sơ đồ bản vẽ thửa đất do cơ quan có
thẩm quyền lập (khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Anh vào năm 2010)
ghi không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho người sử dụng đất và cho người nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.”
Câu 11: Giả sử có nhầm lẫn, việc Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn có
thuyết phục không? Vì sao?
Theo Khoản 1 Điều 126 BLDS 2015: “Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập
có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập
giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu,
trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 điều này”; bà Mai có liên hệ với bà Anh để
thương lượng giảm giá trị của hợp đồng là có thiện chí nhưng bà Anh không đồng ý
thương lượng, trong trường hợp này bà Mai yêu cầu huỷ hợp đồng là đúng quy định của
pháp luật. Do đó Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn có thuyết phục.
Bài tập 3: Giao dịch xác lập do có lừa dối
Câu 12: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS
2005 và BLDS 2015

6
Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS 2005
và BLDS 2015
• Điều 132 BLDS 2005:
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu
Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho
bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân
sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia
buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy
tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.
• Điều 127 BLDS 2015:
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có
quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của
giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người
thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích
của mình.
Câu 13: Đoạn nào của quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị
tuyên bố vô hiệu do có lừa dối.
“Việc anh Vinh và người liên quan (ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân – họ
hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà
các bên đã thỏa thuận hoán đổi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù (căn nhà đã có
quyết định tháo dỡ do xây dựng trái phép từ năm 1998 nên không được bồi thường giá trị
căn nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì không đủ điều kiện để mua nhà tái định cư theo Quyết
định số 135/QĐ – UB ngày 21/11/2002) là có sự gian dối. Mặt khác, tại bản “Thỏa thuận
hoán nhượng” không có chữ ký của ông Đô (chồng bà Thu) và là người củng bà Thu bán
căn nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, Quận Gò Vấp cho bà Phố (mẹ của anh Vinh). Do vậy,
giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu nên phải áp dụng
Điều 132 BLDS để giải quyết.”
Câu 14: Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa ? Nếu có tiền lệ nêu vắn tắt tiền lệ
anh/chị biết.

7
Hướng giải quyết trên chưa có tiền lệ vì :
- Tiền lệ (án lệ) là những lập luận phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu
lực của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
lựa chọn và được Chánh án tòa án nhân dân tối cao công bố là một án lệ để các Tòa án
nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
- Theo Khoản 2 Điều 8 NQ 03/2015/NQ-HĐTP: “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm
phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc
có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau. Trường hợp áp
dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ
việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết,
vấn đề pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định
của Toà án; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do
trong bản án, quyết định của Toà án.” Nhưng bản án trên không hề thấy viện dẫn một tiền
lệ nào trước đó có hướng giải quyết tương tự để nghiên cứu, áp dụng mà chỉ căn cứ vào
BLDS 2005 để giải quyết.
Câu 15: Hướng giải quyết trên có phù hợp với BLDS năm 2015 không ? Vì sao ?
Hướng giải quyết trên vẫn còn phù hợp với BLDS. Vì căn cứ vào khoản 2 điều
131 BLDS 2015 , qui định : ‘’ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình
trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận…’’
Như vậy, Bà Mai được nhận lại số tiền đã cọc cho bà Anh và bà Anh vẫn tiếp tục
sở hữu mảnh đất của mình là đúng.
Câu 16: Trong quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu
cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu ?
Trong quyết định số 210, theo Tòa án, ông Tài hoặc bà Nhất là người được yêu
cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu ; ông Dưỡng không được yêu cầu
Tòa án về điều này.
Trong quyết định số 210, theo Tòa án, có hai trường hợp để xác lập người có
quyền yêu cầu và không có quyền yêu cầu . Cụ thể :
+ Với trường hợp vô hiệu hóa hợp đồng do bị lừa dối, ông Tài thì ông Tài là người có
quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng tranh chấp vô hiệu. Ông Dương và bà Nhất
không có quyền được yêu cầu về điều này.
+ Với trường hợp vô hiệu hóa hợp đồng do chủ thể tham gia giao dịch không hoàn toàn
tự nguyện, bà Nhất là người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng tranh chấp vô
hiệu. Ông Dương và ông Tài không có quyền được yêu cầu về điều này.

8
Câu 17: Trong quyết định số 210, theo Tòa Án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu do lừa dối có còn không ? Vì sao ?
Trong quyết định số 210, theo Tòa Án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô
hiệu do lừa dối không còn. Vì từ thời gian bà Nhất biết ông Dương giả mạo chữ kí mình
đến lúc bà Nhất đâm đơn khởi kiện đã hơn 2 năm. Căn cứ vào khoản 1 điều 142 BLDS
1995, khoản 1 điều 136 BLDS năm 2005, điều 159 BLTTHS, đã hết thời hiệu để yêu cầu
Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối.
Câu 18: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do
lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?
Theo Điều 132 Bộ Luật Dân sự 2015:
Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các điều 125,
126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
…b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm
lẫn, do bị lừa dối;…
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch
dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
Vậy trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối,
hợp đồng đã được ký kết mặc nhiên được Tòa án công nhận.
Câu 19: Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định
tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?
• Đối với câu 16, câu trả lời cho câu hỏi này không thay đổi, vì khi áp dụng Điều
117 BLDS 2015, chủ thể xác lập giao dịch dân sự và chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố
giao dịch vô hiệu vẫn là ông Tài.
• Đối với câu 17, câu trả lời có sự thay đổi sau:

9
BLDS 2005 BLDS 2015 Điều 136. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên
bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao 2. Đối với các giao dịch dân sự được quy
dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật
điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố
này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
được xác lập.
Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án 1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu dịch dân sự vô hiệu quy định tại các điều
125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này
là 02 năm, kể từ ngày:
…b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết 2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều
hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị này mà không có yêu cầu tuyên bố giao
nhầm lẫn, do bị lừa dối;… dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có
hiệu lực.
Nếu áp dụng BLDS 2005, ông Tài đã không còn quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch vô hiệu vì từ lúc xác lập giao dịch (tức năm 2003) đến lúc bà Nhất khởi kiện (tức
năm 2010) đã hơn 2 năm.
Tuy nhiên nếu áp dụng BLDS 2015, trong thời điểm bà Nhất khởi kiện, ông Tài mới biết
mình bị lừa dối, thì lúc này ông Tài có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch giữa ông
với ông Dưỡng là vô hiệu.
Câu 20: Quay trở lại vụ việc trong phần nhầm lẫn, vì sao Tòa án tuyên hợp đồng vô
hiệu do nhầm lẫn mà không tuyên hợp đồng vô hiệu do lừa dối?
Theo Điều 127 BLDS 2015:
Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm
làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao
dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Theo điều 126 BLDS 2015:
Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các
bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền
yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này.

10
Với trường hợp bản án số 98/2017/DS-PT, về việc bà Anh có lừa dối bà Mai về việc “biết
thông tin về đường nhựa rộng 18m trước nhà là của quân đội, quân đội sẽ xây dựng tường
chắn ngang vào đầu năm 2016”, Tòa án đã đưa ra các chứng cứ như sau:
+ Bản vẽ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho bà Anh ngày 4/2/2010
thể hiện:… mặt tiền nhà là lề đường rộng 5m rồi đến đường nhựa rộng 18m (ghi là
“đường vào Sư đoàn BB7 (18m) nhựa”, không thể hiện đường nhựa là của quân đội).
+ Biên bản xác minh ngày 18/11/2016, đại diện Sư đoàn BB7 xác định: Tháng
12/2015, Sư đoàn có cử cán bộ nhiều lần sang thông báo nhưng không gặp bà Anh vì nhà
đóng cửa, thường xuyên vắng nhà.
+ Biên bản lấy lời khai 28/2/2017, ông Nguyễn Thái Thanh hàng xóm bà Anh đã
xác nhận Sư đoàn có đến nhà bà Anh thông báo 2 lần vào tháng 12/2015 và tháng 2/2016.
Dựa trên các chứng cứ trên, Tòa án nhận định rằng: những chứng cứ trên chưa đủ căn cứ
xác định bà Anh cố ý làm cho bà Mai hiểu sai lệch về diện tích phần đường nhựa. Nên
căn cứ vào điều 126 BLDS 2015, do cả 2 bên đều không đạt được mục đích của việc xác
lập giao dịch, Tòa án xác nhận giao dịch trên vô hiệu do bị nhầm lẫn mà không phải do
lừa dối.
Câu 21: Suy nghĩ của anh/chị về hướng tuyên nêu trên của Toà án.
Theo em, hướng tuyên nêu trên của Tòa án là hoàn toàn hợp lý vì:
+ Chứng cứ quan trọng nhất: Bản vẽ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho bà
Anh ngày 4/2/2010, do cơ quan có thẩm quyền ghi không rõ ràng nên đã gây nhầm lẫn
cho cả 2 bên nguyên đơn và bị đơn.
+ Theo biên bản xác minh của Sư đoàn BB7 và lời khai của hàng xóm bà Anh, bà Anh
thường xuyên vắng nhà, và cả 2 lần Sư đoàn chỉ cử người đến thông báo mà không để lại
giấy báo, hay nhờ hàng xóm chuyển lời cho bà Anh nên việc bà Anh không biết về vấn đề
xây tường rào là hoàn toàn khả thi.
+ Ngoài ra theo lời khai của các đương sự, bị đơn có dẫn nguyên đơn đi coi đất và ký hợp
đồng vào ngày 27/2/2016, nhưng đến ngày 15/3/2016 Sư đoàn mới bắt đầu xây tường
rào. Vì vậy hợp đồng được ký kết trước khi tường rào khởi công, nên bà Anh có khả năng
không biết về vấn đề này khi xác lập giao dịch.
=> Giao dịch này có sự nhầm lẫn chứ không phải lừa dối, và Tòa án đã tuyên bố giao
dịch này vô hiệu do nhầm lẫn. Đồng thời, bà Anh không chấp nhận thượng lượng lại giá
trị hợp đồng, và bà Mai không yêu cầu bồi thường thiệt hại do hợp đồng bị hủy, nên căn
cứ vào điều 131 BLDS 2015:
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

11
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Tòa yêu cầu bà Wòng Thị Lan Anh trả lại số tiền đã nhận cho bà Trần Thị Kim Mai.
Bài tập 4: Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu
Câu 22: Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Vì khoản
1 Điều 131 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác
lập”.
Câu 23: Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ
có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công
việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?
Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ phải thanh
toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện.
Khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 quy định:
“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”
Như vậy khi Hợp đồng dịch vụ được xác định là vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ phải hoàn
trả lại cho Công ty Orange dịch vụ mà Công ty Phú Mỹ đã nhận mà dịch vụ cung cấp
không thể hoàn trả được bằng hiện vật nên Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty
Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện.
Câu 24: Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà
Công ty Orange đã thực hiện như thế nào?
- Trong trường hợp xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì phải buộc Công ty Phú Mỹ
phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà

12
Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng và không chấp nhận lãi chậm
trả.
Hướng giải quyết này của Hội đồng thẩm phán là hợp lý căn cứ theo khoản 2 Điều 131
BLDS 2015. Dịch vụ cung cấp cần được hoàn trả lại bằng số tiền tương ứng bởi “mục
đích của việc khôi phục lại tình trạng ban đầu là để tránh trường hợp một bên bị tổn hại
và một bên có lợi từ hợp đồng nếu không có việc khôi phục tình trạng ban đầu”1.
- Trong trường hợp Hợp đồng dịch vụ là hợp pháp thì phải buộc Công ty Phú Mỹ phải
thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công
ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do chậm thanh toán
theo quy định của pháp luật.
Với hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán trong trường hợp này, tôi cho là chưa hợp
lý bởi chưa thể xác định được là bên nào có lỗi trong quá trình bàn giao, bởi bên Công ty
Orange khai đã bàn giao nhưng Công ty Phú Mỹ không phản hồi, bên Công ty Phú Mỹ
lại khai đã nhiều lần phản hồi nhưng kết quả công việc vẫn không đúng yêu cầu. Vì vậy
trước khi đưa ra kết luận buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange như
trong Quyết định được bình luận, Tòa án cần yêu cầu các bên đương sự cung cấp tài liệu,
chứng cứ chứng minh cũng như sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ khác để làm rõ
các vấn đề nêu trên.
Nếu lời khai của Công ty Orange là đúng sự thật thì Công ty Phú Mỹ đã vi phạm hợp
đồng (Điều 12) và phải thanh toán cho Công ty Orange số tiền như đã thỏa thuận trong
hợp đồng cùng tiền lãi do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật;
Nếu lời khai của Công ty Phú Mỹ là đúng sự thật thì Công ty Orange đã vi phạm Điều 13
của hợp đồng và Công ty Phú Mỹ không có nghĩa vụ phải thanh toán cho Công ty Orange
số tiền như đã thỏa thuận trong hợp đồng cùng tiền lãi do chậm thanh toán theo quy định
của pháp luật.
Câu 25: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên
quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng
vô hiệu.
Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán liên quan tới khối lượng công việc mà Công
ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu là chưa hợp lý. Vì theo nội dung
của Quyết định thì Công ty Orange chưa thực hiện đung với nội dung hợp đồng đưa các
bản thảo chưa hoàn chỉnh và chậm trễ dẫn tới việc tổn thất do các chi phí phát sinh của
Công ty Phú Mỹ. Hơn nữa, Công ty Orange không đủ năng lực chuyên môn cũng như
không có giấy phép hành nghề theo quy định.1

1 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam 2017
(xuất bản lần thứ 6), tập 2, tr.39.

13
Câu 26: Hướng xủ lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công
ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu?
Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào?
Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?
Hướng xủ lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty Orange
đã thực hiện khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu là nếu hợp đồng hợp pháp thì
buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange giá trị tương đương khối
lượng công việc công ty này đã thực hiện theo thỏa thuận hợp đồn giữa hai bên, đồng
thời thanh toán phần lãi suất do chậm thanh toán.
Phần lãi suất nêu trên được chấp nhận nếu hợp đồng hợp pháp và không có nếu như hợp
đồng vô hiệu.
Nếu xem hợp đồng trên hợp pháp thì việc thanh toán lãi suất là để thực hiện nghĩa vụ đã
cam kết theo hợp đồng và chịu chế tài cho việc không thực hiện đúng cam kết. Nhưng
nếu giao dịch này vô hiệu thì không phát sinh lãi suất vì đây được xem là các bên đang
khôi phục lại hiện trạng ban đầu. (căn xứ theo khoản 2 điều 131 BLDS)
Từ hướng giải quyết của Hội đồng thảm phán thấy được tòa cấp sơ thẩm và cấp phúc
thẩm chưa thu thập đầ đủ tài liệu liên quan cũng như chưa làm rõ tính hợp pháp của hợp
đồng mà xác định hợp đồng 15/6/2007 hợp pháp là chưa thỏa đáng.
Theo quan điểm cá nhân, tôi để có cơ sở giải quyết vụ án được chính xác, công bằng và
đúng pháp luật thì Tòa án phải yêu cầu các đương sự cung cấp đầy đủ tài liệu, các minh
chứng cũng như sử dụng các biện pháp để thu thập các chứng cứ để làm rõ được vấn đề
tránh sự thiếu sót dẫn đến xét sử không hợp tình hợp lý.
Câu 27: Trong quyết định số 75, vì sao Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác
định hợp đồng vô hiệu?
Trong quyết định số 75, Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô
hiệu do bản hợp đồng được lập giữa vợ chồng anh Dư, chị Chúc với ông Sanh vi phạm về
mặt hình thức, không vi phạm về nội dung, cụ thể là:
- Việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng anh Dư, chị Chúc
cho ông Sang là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc: hợp đồng đã có sự xác nhận của
Ủy ban nhân dân xã, vợ chồng anh Dư đã nhận đủ số tiền trong thỏa thuận và cũng đã
giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Sanh.
- Vợ chồng anh Dư, chị Chúc và ông Sanh đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; mục
đích và nội dung của giao dịch cũng không vi phạm pháp luật cũng như đạo đức xã hội.
Xét theo khoản 1, điều 122 Bộ Luật dân sự 2005 thì giao dịch dân sự giữa vợ chồng anh
Dư, chị Chúc với ông Sanh là giao dịch dân sự có hiệu lực.
Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

14
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái
đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
- Khi ông Sanh đến Ủy ban nhân dân xã Trung Nguyên để làm thủ tục chuyển nhượng
quyền sử dụng đất thì vợ chồng anh Dư, chị Chúc lại không kí vào hợp đồng theo mẫu in
sẵn (mẫu hợp đồng hợp lệ theo quy định của pháp luật). Ngày 18/10/2010 Tòa án nhân
dân huyện Yên Lạc đã có quyết định số 01/TA gia hạn để các bên thực hiện quy định về
hình thức của hợp đồng nhưng vợ chồng anh Dư, chị Chúc cũng không thực hiện, do vậy
nên các thủ tục về hình thức của hợp đồng đã không được hoàn thiện. Xét điều 134, Bộ
luật Dân sự 2005, hợp đồng giữa vợ chồng anh Dư, chị Chúc với ông Sanh bị coi là vô
hiệu.
Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực
của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về
hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao
dịch vô hiệu.
Câu 28: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định
hợp đồng vô hiệu?
- Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử vụ án này theo quy định của Bộ luật
dân sự năm 2005, nên cách xét xử của Tòa trong vụ án này là hợp lý.
- Tuy nhiên, nếu vụ án này được xét xử theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì
các quyết định sẽ thay đổi tương đối. Cụ thể là:
+ Giá chuyển nhượng đất mà hai bên đã thỏa thuận là 195.000.000 đồng, ông Sanh đã
thanh toán số tiền chuyển nhượng là 160.000.000 đồng, tức 82.051% giá trị hợp đồng.
Xét theo khoản 1, điều 129, Bộ luật dân sự 2015
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ
trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản
không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba

15
nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định
công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
+ Dựa vào điều luật trên, chỉ cần ông Sanh có yêu cầu thì Tòa án có thể công nhận hiệu
lực của giao dịch.
- Ta thấy được rằng trong quy định của Bộ luật dân sự 2015 đã có sự bảo vệ quyền lợi của
các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự, tránh được việc lạm dụng các quy định
về hình thức trong giao dịch dân sự để làm vô hiệu giao dịch dân sự đó nhằm trục lợi.
(Đặc biệt là khi loại tài sản trong giao dịch có giá trị biến đổi theo thời gian).
Câu 29: Với thông tin trong quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ
được bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Vì giao dịch dân sự giữa vợ chồng anh Dư, chị Chúc với ông Sanh vô hiệu, nên vợ
chồng anh Dư, chị Chúc và ông Sanh phải hoàn trả cho đối phương những gì mình đã
nhận. Vậy ông Sanh được nhận lại số tiền chuyển nhượng đất là 160.000.000 đồng.
Xét theo khoản 2, điều 131 Bộ luật dân sự 2015:
“Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận.”
- Còn 01 nhà xưởng tường xây lợp mái tôn do ông Sanh xây dựng trên diện tích đất tranh
chấp, do nhà xưởng là bất động sản, nên được Tòa án xác định là không thể được hoàn trả
bằng hiện vật (khái niệm “không thể hoàn trả bằng hiện vật”rất chung chung nên hướng
giải quyết còn phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh cụ thể 1) thêm vào đó, vì hợp đồng đã vô
hiệu nên phần đất sẽ được hoàn trả cho vợ chồng anh Dư, chị Chúc, bởi vậy nhà xưởng
đó sẽ được trị giá thành tiền để hoàn trả (giá trị công trình là 81.500.000 đồng). Vậy ông
Sanh sẽ nhận 81.500.000 đồng.
Xét theo khoản 2, điều 131 Bộ luât dân sự 2015:
“Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”

16
- Khoản bồi thường thiệt hại do lỗi gây ra là 330.225.000 đồng, tuy không được nhắc đến
một cách chi tiết trong quyết định số 75, nhưng có thể đặt giả thuyết rằng đây là chi phí
thiệt hại trong việc ngưng sử dụng hoặc tháo dỡ nhà xưởng. Tuy nhiên, “nếu không có
bên nào yêu cầu giải quyết việc bồi thường thì thiết nghĩ Tòa án không có trách nhiệm
xác định thiệt hại vì việc bồi thường thiệt hại là vấn đề thuộc quyền định đoạt của các đơn
sự”2. Ở trong quyết định 75 không đề cập đến việc ông Sanh đòi bồi thường thiệt hại, vậy
ông Sanh không nhận bồi thường thiệt hại do lỗi là 330.225.000 đồng.
- Vậy ông Sanh được nhận bồi thường tổng cộng là 241.500.000 đồng.
Câu 30: Trong bản án 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Dậu
và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được
cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu
không? Vì sao?
- Theo em, việc Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Dậu và ghi nhận cho
ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu. Ta xét theo khoản 2, điều
131, Bộ luật dân sự 2015:
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận.
- Khái niệm “những gì đã nhận” mang tính đại khái, không nhất thiết phải là tài sản.
Quyền sử dụng đất đã được chuyển từ bên tặng là ông Văn, bà Tằm cho bên được tặng
cho là anh Dậu trong “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất”.
Vậy khi hợp đồng này vô hiệu thì quyền sử dụng đất cần được hoàn trả cho ông Văn, bà
Tằm.

17

You might also like