You are on page 1of 4

Bài 3 câu 3: Trong các vụ việc trên , cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?

1. Trong Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 9
TP.Hồ Chí Minh, ông Trần Văn C bị tuyên bố chết biệt tích từ ngày 01/01/1986. Vì :
 Bà T và ông T xác định ông C bỏ đi cuối năm 1985.
 Công an phường Phước Bình, quận 9 không xác định được ngày, tháng ông C
vắng mặt tại địa phương. Đây thuộc trường hợp không xác định được ngày tháng
có tin tức cuối cùng của ông C. Do đó, ngày chết của ông C được tính là ngày
đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Như vậy ngày chết của ông
C là ngày 01/01/1986.
 Căn cứ theo khoản 4 điêu 27, điểm a khoản 2 điều 35, điểm b khoản 2 điều 39,
điều 370, điều 371, điều 372 và điều 393 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Và
căn cứ điểm d khoản 1, khoản 2 điều 71 và điều 72 Bộ luật dân sự 2015. Tòa án
tuyên bố ông Trần Văn C đã chết, ngày chết của ông C là ngày 01/01/1986.
2. Trong Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân huyển
Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa, chị Quản Thị K bị tuyên bố chết biệt tích ngày 19/11/2018. Vì
 Chị Quản Thị K đã bỏ nhà đi khỏi địa phương từ năm 1992 đến nay không có tin
tức gì. Gia đình anh Đ đã tìm kiếm nhưng không có tin tức gì.
 Toàn án nhân dân huyện Đông Sơn đã ra quyết định thông báo tìm kiếm chị K
trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao, Báo nhân dân và Đài tiếng
nói Việt Nam 03 kỳ liên tiếp. thời hạn thông báo 04 tháng kể từ ngày đăng, đến
nay hết thời hạn nhưng vẫn không có tin tức gì về chị K. do đó có đủ cơ sở khẳng
định chị K đã biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực chị K còn
sống.
 Căn cứ khoản 4 điều 27, điều 361, điều 393,371, khoản 1 điều 372 của Bộ luật Tố
tụng dân sự, điểm d khoản 1 điều 71, điều 72 của Bộ luật dân sự, Tòa án tuyên bố
chị Quản Thị K đã chết vào ngày 19/11/2018. Ngày 19/11/2018 là ngày làm căn
cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ về nhân thân, tài sản, về hôn nhân gia
đình, và về thừa kế của chị Quản Thị K.
3. Trong Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 Tòa án nhân dân TP. Hà
Nội, cụ Phạm Văn C bị tuyên bố chết biệt tích từ 01/05/1997. Vì :
 Cụ C bỏ nhà đi khoảng 01/1997, năm 2008 gia đình cụ C đã đăng tin tìm cụ C
trên các phương tiện thông tin đại chúng,… nhưng không có tin tức gì.
 Quá trình giải quyết đơn yêu cầu của bà K, Tòa án đã ra quyết định thông báo tìm
kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố đã chết số 69/2019/QĐ-TA ngày
20/02/2019 và thông báo tìm kiếm thông tin theo Công văn số 70/2019/CV-TA
ngày 20/02/2019 thông báo tìm kiếm cụ C trên báo điện tử,… đăng trên số ra
hằng ngày 03 lần, ba ngày liên tiếp nhưng đến nay cũng không có tin tức xác
thực về việc ông C sống hay đã chết.
 Theo quy định tại điểm d, khoản 1, điều 71 Bộ luật dân sự 2015 thì Tòa án ra
quyết định tuyên bố 1 người là đã chết trong trường hợp “Biệt tich 05 năm liền
trở lên và không co tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy
định tại khoản 1 điều 68 của Bộ luật này”
 Khoản 1 điều 68 BLDS 2015 : “… nêu không xác định được được ngày có tin
tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo
tháng có tin tức cuối cùng, nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối
cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức
cuối cùng.

Câu 4: Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu cơ sở pháp lý.

 Khi một người được sinh ra thì tất yếu sẽ có lúc mất đi, đó là quy luật tự nhiên mà không
ai có thể chối cãi được. Sự mất đi của con người chính là cái chết sinh học mà tạo hoá đã
sắp đặt sẵn trong mỗi cá nhân. Tuy nhiên bên cạnh cái chết pháp lý này, con người còn có
một cái chết khác được gọi là cái chết pháp lý và được quy định trong Bộ luật Dân sự
Việt Nam. Chết về mặt pháp lý là việc một cá nhân khi rơi vào các trường hợp nhất định
và theo điều kiện luật định toà án sẽ tuyên bố một người là đã chết. Khi đó, việc tuyên bố
một người là đã chết sẽ đồng nghĩa với việc tư cách chủ thể bị chấm dứt hoàn toàn. Qua
đó, chế định tuyên bố chết đối với cá nhân mang một ý nghĩa pháp lý quan trọng trong
việc bảo vệ các quyền và lợi ích liên quan đến họ trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và
gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại,...; đảm bảo cho các giao dịch dân sự được
diễn ra thông suốt. Tuyên bố chết đối với một cá nhân là một quy định không thể thiếu
trong việc giải quyết một số việc dân sự trong xã hội. Bộ luật Dân sự năm 1995 là Bộ luật
Dân sự đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định việc tuyên bố
một cá nhân là đã chết và quy định cụ thể hơn so với các văn bản dưới luật trước đó,
nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của những người có quyền, lợi ích liên quan đến
người vắng mặt tại nơi cư trú quá lâu mà không có tin tức xác thực là còn sống hay đã
chết. Sau đó, quy định tuyên bố này dần được hoàn thiện hơn qua các bộ luật thay thế là
Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015.
 Cơ sở pháp lý để xác định ngày chết của một cá nhân : được quy định tại điều 71,72,73
Bộ luật dân sự 2015.

Điều 71. Tuyên bố chết

“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là
đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn
không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin
tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai
đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính
theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của
người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”

Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

“1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về
hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với
người đã chết.

2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã
chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Điều 73. Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết

“1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì
theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy
bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.

2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định
hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại
khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;

b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó
vẫn có hiệu lực pháp luật.

3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa
kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình
giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi,
lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn
nhân và gia đình.
5. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của
pháp luật về hộ tịch.”

You might also like