You are on page 1of 9

*Tuyên bố cá nhân đã chết :

 Điều 71. Tuyên bố chết

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định
tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu
lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc
mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn
hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn
sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống;
thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác
định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi
chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch

 Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án
tuyên bố là đã chết

1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực
pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác
của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết
như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy
định của pháp luật về thừa kế.

 Điều 73. Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết


1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là
người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền,
lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người
đó là đã chết
2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi
Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ
trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly
hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho
ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người
khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những
người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này
còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn
trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thường
4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ
luật này, Luật hôn nhân và gia đình
5. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên
bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Câu 4 : Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá
nhân ? Nêu cơ sở pháp lý và ví dụ minh họa

Xác định thời điểm chết của một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết có ý nghĩa
rất quan trọng bởi thời điểm chết của một người là thời điểm phát sinh sự kiện
pháp lý liên quan đến quyền, nghĩa vụ về tài sản của người đó. Qua đó hậu quả
của việc tuyên bố cá nhân chết là rất nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền nhân thân và tài sản của người này do đó cần phải thận trọng, phải có
thời gian hợp lý để tìm kiếm, kiểm định thông tin. Về tư cách chủ thể : Trong
trường hợp quyết định tuyên bố chết của Tòa án đối với một cá nhân có hiệu lực
thì  thì tư cách chủ thể của cá nhân đó chấm dứt hoàn toàn.  Điều này có nghĩa
là, tính từ thời điểm quyết định của Tòa án có hiệu lực thì cá nhân đó không thể
tham gia vào bất cứ quan hệ dân sự nào với tư cách là một chủ thể của quan hệ
đó, từ quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân, các giao dịch dân sự,…Đây là điểm
khác so với tuyên bố mất tích: nếu một người bị tuyên bố mất tích thì tư cách
chủ thể của họ không bị chấm dứt mà chỉ bị tạm dừng .Khi tuyên bố ngày chết
của cá nhân sẽ phát sinh hậu quả pháp lý sau khi cá nhân bị tuyên bố chết , về
mặt tài sản ( tài sản của cá nhân đó sẽ được chia thừa kế cho những người thừa
kế của cá nhân theo quy định của pháp luật ); về mặt nhân thân sẽ được giải
quyết như một người đã chết ( người vợ/ chồng có thể kết hôn với người khác
mà không cần thủ tục ly hôn, Các quan hệ nhân thân khác như các quan hệ về
tên gọi, danh dự, nhân phẩm của cá nhân hay các quan hệ nhân thân gắn với tài
sản như quyền tác giả về tá phẩm văn học nghệ thuật, quyền tác giả về phát
minh sáng chế…cũng được giải quyết như đối với người đã chết, tức là chấm
dứt các quan hệ đó.Trường hợp không có di chúc hoặc rơi vào một số trường
hợp đặc biệt của  Điều 669 của Bộ luật Dân sự thì di sản người chết để lại được
chia theo pháp luật.
Có thể thấy việc tuyên bố chết đối với một cá nhân là một việc hết sức quan
trọng và cần thận trọng, kĩ càng, tuyên bố chết sẽ hoàn toàn chấm dứt tư cách
chủ thể, qua đó còn ảnh hưởng đến tư cách của cá nhân khi tham gia các quan
hệ xã hội, từ đó chấm dứt hoàn toàn về quan hệ dân sự, nhân thân , tài sản, giao
dịch...Vì thế để tuyên bố một cá nhân chết là một vấn đề quan trọng, cần phải
luôn xem xét kĩ lưỡng, tìm kiếm, kiểm định thông tin và có chứng thực để bảo
vệ quyền cho cá nhân và tránh đi hành vi nhằm mục đích che dấu, lợi dụng để
trục lợi với cá nhân.

Ví dụ:  Ông Phạm Văn T kết hôn với bà Nguyễn Thị B năm 1986 và sinh sống
tại khu X, phường Y, thị xã K, tỉnh H. Do mâu thuẫn vợ chồng, bà B cùng hai
con bỏ vào tỉnh BD sinh sống. Năm 2004, gia đình chồng bà B cho biết, ông
Phạm Văn T vào tỉnh BD tìm vợ con nhưng thực tế bà B và hai con không gặp
được ông T, không biết ông T đi đâu. Ông T cũng không về địa phương sinh
sống, không liên lạc với gia đình, người thân. Từ 2004, ông T đi khỏi địa
phương đến nay, không ai biết được tin tức của ông T; chính quyền địa phương
xác định từ 2004 đến nay ông T không còn thực hiện đóng góp nghĩa vụ với địa
phương; hồ sơ về quản lý nhân hộ khẩu hiện không có công dân Phạm Văn T có
lý lịch như bà B cung cấp. Gia đình bà B đã tìm kiếm ông T nhưng không có kết
quả nên bà B yêu cầu TAND thị xã K, tỉnh H tuyên bố ông T đã chết.

TAND thị xã K đã thông báo tìm kiếm ông T theo quy định của pháp luật nhưng
không có tin tức về ông T và xác định kể từ ngày 01/01/2005, ông Phạm Văn T
biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống. TAND thị xã K, tỉnh H quyết
định ngày chết của ông Phạm Văn T là ngày 01/01/2010.

Câu 5 : Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày
nào ? Đoạn nào của các quyết định trên ( Quyết định năm 2018 và 2019 )
cho câu trả lời
Việc Tòa án xác định ngày chết của một người khi có yêu cầu Tòa án ra quyết
định tuyên bố một người là đã chết theo Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015 là
xác định "ngày chết về pháp lý", không phải là "ngày chết thực tế".
Khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các trường hợp người có
quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người
là đã chết, có nghĩa là nếu yêu cầu đáp ứng đủ các điều kiện của một trong các
trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 71 thì Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu.
Khoản 2 Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: "Căn cứ vào các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị
tuyên bố là đã chết". Như vậy, ngày chết của người bị yêu cầu tuyên bố là đã
chết được xác định là ngày đầu tiên kế tiếp ngày kết thúc thời hạn của từng
trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 71 (cụ thể là: Ngày kết thúc thời hạn 03 năm,
kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật (điểm
a); ngày kết thúc thời hạn 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc (điểm b);
ngày kết thúc thời hạn 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai chấm
dứt (điểm c); ngày kết thúc thời hạn 05 năm liền biệt tích (điểm d)). Đối với thời
hạn tính bằng năm thì xác định thời điểm kết thúc thời hạn theo các khoản 4, 5
và 6 Điều 148 Bộ luật dân sự năm 2015
Theo Điều 71 BLDS 2015 về tuyên bố chết :
 Điều 71. Tuyên bố chết

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định
tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu
lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc
mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn
hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn
sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống;
thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác
định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi
chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch

 Điều 148. Kết thúc thời hạn

4. Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc
ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn
5. Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ
lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày
nghỉ đó
6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ
của ngày đó.
Đoạn của TAND quận 9 TPHCM của quyết định năm 2018 trên xác
nhận rằng :

“Cuối năm 1985, ông C bỏ nhà đi biệt tích, không có tin tức, gia đình đã
tổ chức tìm kiếm, nhưng vẫn không có tin tức của ông C.

Tại đơn xác định ngày 23/08/2017, Công an Phước Bình, quận 9 xác nhận
ông có đăng kí hộ khẩu thường trú tại phường Phước Bình, quận 9,
TPHCM từ năm 1976-1985 đã xóa khẩu không còn quản lý tại địa phương

Ngày 26/10/2017, Tòa án nhân dân quận 9 ban hành Thông báo tìm kiếm
thông tin về người yêu cầu tuyên bố đã chết số 409/TB-TA trên báo công lý
qua 3 loạt báo 95,96,97 (29/01,01/12,06/12) và nhắn tin trên Đài tiếng
nói Việt Nam ngày 23,24,25/11/2017 nhưng đến nay vẫn không có tim tức
gì của ông”

Căn cứ theo điểm d , khoản 1, điều 71 BLDS 2015 quy định “Người có
quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố
một người đã chết trong trường hợp sau đây...d) Biệt tích năm năm liền
trở lên và không có tin tức xác định là còn sống. Thời hạn này được tính
theo khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này ”. Xét về thời gian ông C bắt đầu
biệt tích là vào cuối năm 1985, không có tin tức mà gia đình đã tổ chức
tìm kiếm một thời gian dài , Công an phường Phước Bình, quận 9 không
xác định rõ được ngày, tháng ông C vắng mặt tại địa phương.Không xác
định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của ông C. Do đó, ngày chết
của ông C được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức
cuối cùng”

 Ngày chết của ông C là ngày 01/01/1986

Đoạn của TAND TP Hà Nội của quyết định năm 2019 trên xác nhận
rằng :

“ Khoảng tháng 01/1997 cụ C đi khỏi nhà, gia đình không nhớ rõ cụ C đi


vào ngày nào.Thời điểm cụ C đi khỏi nhà thì sức khỏe của cụ bình thường,
không ốm đau, bệnh tật cụ còn minh mẫn, tuy nhiêm cụ có tiền sử bệnh
huyết áp cao.Trong gia đình cụ C không có mâu thuẫn với ai nên lý do cụ
C ra khỏi nhà gia đình không ai biết ....Công an phường Bạch Mai và Ủy
ban nhân dân phường Bạch Mai đều xác nhận,cụ C đã đi khỏi địa phương
và không sinh sống tại hộ khẩu thường trú năm 1997, đến nay không xác
định cụ đang ở đâu, làm gì

Năm 2008, gia đình cụ C đã đăng tin tìm cụ C trên các phương tin thông
tin đại chúng... nhưng không có tin tức gì.
Quá trình giải quyết đơn yêu cầu của bà K, Tòa án đã đưa ra Quyết định
thông báo tìm kiếm thông tin về người yêu cầu tuyên bố đã chết...và công
văn.. tìm kiếm thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao,báo nhân dân,
Đài tiếng nói Việt Nam.. liên tiếp đến nay vẫn không có thông tin xác thực
cụ C còn sống hay đã chết.

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng không thực hiện chi trả lương hưu
cho cụ C từ tháng 02/1999 do đi vắng lâu ngày không lĩnh lương...Việc chi
trả lương hưu cho cụ C được thực hiện đến hết tháng 04/1997( trong thời
gian vắng mặt ông C không lĩnh lương hưu tại nơi cư trú)

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ trên phù hợp với trình bày của bà K và
những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, do vậy có cơ sở xác định,
cụ C đã biệt tích từ năm 1997 đến nay không có tin tức gì xác thực cụ C
còn sống hay đã chết.....

Theo quy định tại điểm d, khoản 1, điều 71 Bộ luật dân sự 2015 thì Tòa án
ra quyết định tuyên bố một người đã chết trong trường hợp “ Biệt tích 5
năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống ”; thời hạn này
được tính theo quy định gtaij theo quy định tại khoản 1 điều 68 của Bộ
luật này”. Khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 quy định : “... nếu không
xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày
đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác
định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ
ngày đầu tiên của năm tiếp theo có tin tức cuối cùng .”

 Căn cứ vào quy định trên,có cơ sở xác định cụ Phạm Văn C đã chết từ
ngày 01/5/1997.

Câu 6 : Đối với các hoàn cảnh như trong các quyết định trên ( quyết
định năm 2018 và 2019 ) pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là
ngày nào ?
Đối với các hoàn cảnh như trong các quyết định trên ( quyết định năm
2018 và 2019 ) pháp luật nước ngoài xác định ( lấy ví dụ về pháp luật
Anh ) ngày chếtn được xác định như sau

Anh :

Pháp luật ở Anh xác định rằng theo tiêu chuẩn quốc gia người được xác
định chết là người mất tích trong vòng 7 năm trước khi cá nhân đó được
tuyên bố là chết hợp pháp. Một số bang, đã sửa đổi những điều luật mà có
thời gian ngắn hơn. Cũng như, một số trường hợp không yêu cầu cho một
thời gian quá dài .Nền tảng của hệ thống dân luật cho rằng nếu một người
mất tích được cho rằng còn sống đến khi được chứng minh là cá nhân đó
còn sống ( không có bất kì giả định chung ), trong khi đó ở hệ thống thông
luật, điển hình là nước Anh, sau một giai đoạn 7 năm mất tích , sẽ được kết
luận là người mất tích đó đã chết . Ở Anh và xứ Wales, cá nhân có nghĩa
vụ liên quan đến người mất tích có thể nộp đơn lên tòa để thông báo người
mất tích đã chết. Sự thông báo này cho phép tất cả tài sản, tiền bạc và một
số tài sản của người mất tích sẽ được quản lý và làm chấm dứt mối quan hệ
hôn nhân hoặc quan hệ dân sự của người mất tích. Tuyên bố cá nhân đã
chết sẽ được chấp thuận nếu thỏa mãn được những tiêu chí tòa như cá nhân
mất tích đó đã chết hay không xác nhận là đã sống trong vòng ít nhất 7
năm (bao gồm không có tin tức, không có bất kì dấu vết giao dịch hay tin
báo về người đó, cũng như thông báo mất tích trên phương tiện đại chúng
mà không thể truy ra thân phận ). Nếu như có bằng chứng chứng mình
rằng người đó đã chết thì đương nhiên tuyên bố cá nhân đã chết sẽ được ấn
định ngay lập tức. Tuyên bố cá nhân đã chết sẽ được thụ án giải quyết tại
Tòa án công lý cao cấp ( tòa cấp cao) ở Anh và Bắc Ireland 1

1
Bản dịch theo trang Missing Peope về Tuyên bố cá nhân đã chết ( Declaration of Presumed Death ) ,
xem tại : https://www.missingpeople.org.uk/get-help/help-services/practical-help/presumption-of-death/
england-and-wales, truy cập ngày 25/03/2022

You might also like