You are on page 1of 5

Bài thảo luận dân sự tuần 2

Bài 1: Năng lực pháp luật dân sự của chủ thể trong xác lập giao dịch
Câu 1: So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên
Điều 117 BLDS 2015 và Điều 122 BLDS 2005
Thay từ “người tham gia giao dịch” thành “chủ thể”
Thêm điều kiện: năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân
sự được xác lập;
“Điều cấm của pháp luật” => “Điều cấm của luật”
Hình thức trong trường hợp pháp luật quy định => Hình thức trong trường hợp luật quy định
Thu hẹp một số hình thức đối với giao dịch dân sự thể hiện bằng văn bản: “Trường hợp luật quy
định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì
phải tuân theo quy định đó”
Điều kiện tự nguyện lên trước.
Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở
tại Việt Nam?
Hơn nữa ông T và bà H là người Việt Nam nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai
năm 2003 và điều 121 của Luật Nhà ở 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được
quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện sau: “Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn
hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp
xây dựng đất nước, người được phép sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ
ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú và thời hạn được phép từ sáu
tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H không được
sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm ở Việt Nam.”
Câu 3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị
Tòa án tuyên bố vô hiệu?
Tại phần nội dung của nhận định Tòa án, Tòa án đã nói: “Giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004,
giấy nhường đất thổ cư ngày 02/06/2004 được lập giữa nguyên đơn và bị đơn L K Đ xét về hình
thức thì tờ cho đất thổ cư và tờ nhường đất thổ cư không tuân thủ theo quy định của pháp luật,
không được công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 127 của Luật đất đai năm 2003 và
điều 117 của BLDS nên không phát sinh hiệu lực hợp đồng.”, “Vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày
31/05/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/06/2004 mà các bên xác lập do vi phạm điều cấm
của pháp luật.”
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về
căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?
Bài 2: Giao dịch dân sự xác lập bởi người không có khả năng nhận thức
Câu 1: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời
điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?
Từ năm 2007 ông Hội đã không còn khả năng nhận thức nhưng đến 07/05/2010, Tòa án nhân
dân thành phố Tuy Hòa mới tuyên bố ông Hội mất năng lực hành vi dân sự,
Câu 2: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông
Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?
Giao dịch của ông Hội được xác lập trước khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự.
Vào năm 2007, ông Hội đã mất nhận thức nhưng vẫn Tòa vẫn chưa tuyên bố mất hành vi dân sự.
Ngày 7/5/2010, Tòa mới tuyên bố ông Hội mất năng lực hành vi dân sự nhưng giao dịch ông Hội
với bà Hương được xác lập vào ngày 8/2/2010. Vì vậy, giao dịch được xác lập trước khi ông Hội
bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự
Câu 3: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không? Vì
sao? Trên cơ sở quy định nào?
Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội đã bị vô hiệu. Vì từ năm 2007, ông
Hội đã bị tai biến, nằm một chỗ, không nhận thức được. Cơ sở pháp lý tại điều 130 của BLDS
2005: “Khi giao dịch dân sự người mất năng lực hành vi dân xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu
của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của
pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện”
Câu 4: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và
Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết.
Bản án số 941/2006/DS-ST ngày 01/9/2006 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt bản án: Ngày 19/9/2003, ông Tình đến Phòng công chứng nhà nước số 1, Thành phố Hồ
Chí Minh, kí hợp đồng tặng cho căn nhà 611/611F Điện Biên Phủ cho bà Nga. Tại thời điểm kí
hợp đồng tặng cho nhà thì ông Tình chưa được tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự. Tuy
nhiên, theo xác nhận của Trung tâm y tế thì ông Tình đã tham gia điều trị bệnh tâm thần liên tục
từ năm 2000. Như vậy, tại thời điểm xác lập giao dịch tặng cho nhà thì ông Tình được xác định
là đã mất năng lực hành vi dân sự. Hướng giải quyết Tòa án: bà Nga yêu cầu hợp đồng tặng nhà
vẫn còn phát sinh hiệu lực do ngày tuyên bố ông Tình mất năng lực hành vi dân sự là sau ngày kí
hợp đồng. Nhưng Tòa án đã căn cứ theo Điều 140 của BLDS 1995 “Giao dịch dân sự vô hiệu do
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự xác lập, thực hiện”
Nguồn: Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án tập 1 tái bản lần thứ
tám, trang 464-466, bản án số 59-61.
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ
việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa
ra hướng xử lý.
Tòa án nhân dân đã hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 35/2012/DSPT của Tòa án nhân dân
tỉnh Phú Yên và bản án dân sự sơ thẩm số 98/2011/DSST của Tòa án nhân dân tỉnh Tuy Hòa và
giao lại Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa xét xử sơ thẩm là quyết định hoàn toàn hợp lý. Vì
vẫn chưa thực sự chứng minh thời gian ông Hội bị mất năng lực hành vi dân sự là lúc nào, sau
hay trước khi diễn ra hợp đồng giao dịch với bà Hương và ông Hùng. Nếu xác định được giao
dịch dân sự ông Hội lập là sau khi ông mất năng lực hành vi dân sự thì theo điều 130 của BLDS
2005: Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện
của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch
này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện. Như vậy, chị Ánh sẽ là người có quyền yêu
cầu vô hiệu hợp đồng giao dịch đó.
Câu 6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có bị
vô hiệu không? Vì sao?
Khi giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó sẽ không bị vô hiệu.
Vì giao dịch tặng cho thì ông Hội là người được hưởng lợi ích từ giao dịch này, do đó giao dịch
sẽ không bị vô hiệu theo điểm b khoản 2 điều 125 BLDS 2015 “Giao dịch dân sự của người quy
định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;”

Bài 3: Giao dịch dân sự xác lập do có lừa dối


Câu 1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS
2005 và BLDS 2015;
Điều 127 BLDS 2015
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho
bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên
đã xác lập giao dịch đó.
Điều 132 BLDS 2005
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao
dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia
hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác
lập giao dịch đó.
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô
hiệu do có lừa dối?
Theo Quyết định số 521 “việc anh Vinh và người liên quan không thông báo cho ông Đô và bà
Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bên thỏa thuận hoán đổi đã có quyết định thu hồi, giải tòa,
đền bù là có sự gian dối. Mặt khác, tại bản “Thỏa thuận hoán nhượng” không có chữ kí của ông
Đô là người cùng bà Thu bán căn nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp cho bà Phố. Do vậy,
giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu áp dụng Điều 132 BLDS
để giải quyết.”
Câu 3: Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ
anh/chị biết.
Hướng giải quyết trên là chưa có tiền lệ. Vì theo nguyên tắc Án lệ thì khi xảy ra một vụ việc với
các tình tiết, tính chất tượng tự một vụ việc đã từng xảy ra trong quá khứ thì Thẩm phán, Tòa án
có trách nhiệm áp dụng tương tự pháp luật. Trong trường hợp không áp dụng thì Thẩm phán phải
có lời giải thích tại sao không dùng. Trong bản án vừa rồi không có chi tiết nào được viện dẫn.
Câu 4: Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì sao?
Hướng giải quyết trên vẫn còn phù hợp với BLDS 2015. Vì theo điều Điều 127 BLDS 2015
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho
bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên
đã xác lập giao dịch đó.
Anh Vinh đã giấu bà Thu và ông Đô về tình trạng ngôi nhà, quyết định thu hồi giải tỏa theo
Quyết định số 135/QĐ-UB do đó bà Thu và ông Đô đã đồng ý kí thỏa thuận hoán nhượng ngày
19/5/2004. Do vậy, theo điều 127 BLDS 2015 thì hợp đồng kia là vô hiệu.
Hướng giải quyết hủy bỏ bản án là hợp lý.
Câu 5: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu
Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?
Bà Nhất là người không có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu vì
theo quy định của BLDS 2005 và 1995, bà Nhất không phải là một bên tham gia giao dịch với
ông Tài nên bà Nhất không có quyền khởi kiện yêu cầu hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất
vô hiệu do bị lừa dối.
Chỉ có ông Tài mới là người có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị
lừa dối, nếu ông Tài không biết việc ông Dưỡng giả mạo chữ kí của bà Nhất khi tiến hành giao
kết hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất.
Câu 6: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?
Bài 4: Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu
Câu 3: Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà Công
ty Orange đã thực hiện như thế nào?
Khi giải quyết vụ án, Hội đồng thẩm phán chưa thể xác định:
- Ngày Công ty Orange đã bàn giao sản phẩm thiết kế vào ngày nào? ; sản phẩm thiết kế
được bàn giao gồm những nội dung và khối lượng công việc được Công ty Orange thực
hiện có đúng như thỏa thuận của hai bên không?
- Trong vòng 10 ngày sau khi nhận bàn giao, Công ty Phú Mỹ có ý kiến phản đối về sản
phẩm không?
- …
Do đó, khi giải quyết vụ án để có đủ cơ sở giải quyết vụ án được chính xác thì yêu cầu các bên
đương sự cung cấp tài liệu để làm rõ các vấn đề nêu trên.
Hướng giải quyết được chia thành 2 trường hợp
Hướng 1: Nếu xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì phải buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán
cho Công ty Orange phần giá trị tương ướng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã
thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng.
Hướng 2: Nếu hợp đồng dịch vụ là hợp pháp thì phải buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho
Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực
hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do chậm thanh toán theo quy định của pháp
luật

You might also like