You are on page 1of 107

Môn: Dân sự 1

QUY ĐỊNH CHUNG, TÀI SẢN, THỪA KẾ

BÀI TẬP LỚN


HỌC KỲ
Lớp: CLC45C

Giảng viên: Th.S Nguyễn Tấn Hoàng Hải

Bộ môn: Những quy định chung về Luật Dân sự, Tài sản và Thừa kế
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- BLDS: Bộ luật dân sự

- UBND: Ủy ban nhân dân


DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN

THỰC HIỆN BÀI THẢO LUẬN

Nhóm 4:

STT Thành viên nhóm MSSV


1 Đặng Quang Huy 2053801013057
2 Trần Thị Thùy Linh 2053801012143
3 Lê Võ Khánh Mai 2053801014140
4 Trần Lê Bích 2053801011028
5 Trần Phúc Ngọc Châu Long 2053801015054
6 Nguyễn Thị Diệu Anh 2053801011016
7 Trần Thị Thúy An 2053801012005
8 Nguyễn Kiều Phương Uyên 2053801011317
9 Đặng Thị Ngọc Ánh 2053801015011
10 Đặng Duy Ngọc 2053801013099

MỤC LỤC
Phần I........................................................................................................................1
1. Trường hợp đại diện hợp lệ.............................................................................1
Câu 1.1: Điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 (So với Bộ luật Dân sự năm 2005)
về người đại diện.........................................................................................................1
Câu 1.2. Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng
Yên xác lập hợp đồng với Vinausteel?.........................................................................3
Câu 1.3. Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteel
không?......................................................................................................................... 4
Câu 1.4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm liên quan đến ông Mạnh (có văn bản nào không về chủ đề này? Có thuyết phục
không?)........................................................................................................................ 5
Câu 1.5. Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có trách nhiệm gì với Vinausteel
không?......................................................................................................................... 6
Câu 1.6. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm liên quan đến Hưng Yên nêu trên?.....................................................................7
Câu 1.7. Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của của Hưng yên và trong hợp
đồng có thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài này có ràng buộc Hưng Yên
không? Biết rằng điều lệ của Hưng Yên quy định mọi tranh chấp liên quan đến Hưng
Yên (như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do đại diện theo pháp luật xác lập) phải
được giải quyết tại Tòa án...........................................................................................8
2. Trường hợp đại diện không hợp lệ.................................................................9
Câu 2.1. Trong Quyết định số 10, đoạn nào cho thấy người xác lập hợp đồng với
Ngân hàng không được Vinaconex ủy quyền (không có thẩm quyền đại diện để xác
lập)?............................................................................................................................. 9
Câu 2.2. Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinaconex có chịu trách nhiệm
với Ngân hàng về hợp đồng trên không?...................................................................10
Câu 2.3. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm........................................................................................................................... 11
Câu 2.4. Nếu hoàn cảnh tượng tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía Ngân
hàng phản đối hợp đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện Vinaconex
không có quyền đại diện) thì phải xử lý như thế nào trên cơ sở BLDS 2015? Vì sao?
................................................................................................................................... 12
Phần II....................................................................................................................15
1. Hình thức sở hữu tài sản................................................................................15
Câu 1.1. Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005
về hình thức sở hữu tài sản........................................................................................15
Câu 1.2. Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ
hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết gọn là
Quyết định 377) cho câu trả lời.................................................................................20
Câu 1.3. Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay sở
hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?..................21
Câu 1.4. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu chung
của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của quyết
định 377 cho câu trả lời?...........................................................................................22
Câu 1.5. Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao?...................................................................................................................... 23
Câu 1.6. Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu có thể
di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời.........25
2. Diện thừa kế....................................................................................................26
Câu 2.1. Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu
hay không? Vì sao?...................................................................................................26
Câu 2.2. Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu
hỏi trên có khác không? Vì sao?................................................................................29
Câu 2.3. Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không? Vì
sao?........................................................................................................................... 30
Câu 2.4. Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu
đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở khi trả lời?...................30
Câu 2.5. Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người
thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Vì sao?..............31
3. Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.........................................32
Câu 3.1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn
bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?...........................................................................32
Câu 3.2. Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ
thuộc và nội dung di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?.....................33
Câu 3.3. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn
nào của Quyết định cho câu trả lời?.........................................................................34
Câu 3.4. Nếu bà Thẩm khoẻ mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao?............35
Câu 3.5. Nếu di sản ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởng
khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?..............................................................................36
Câu 3.6. Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà
Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao?.................................................................37
Câu 3.7. Trong Bản án 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản án cho
thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh?.......................................39
Câu 3.8. Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?........39
Câu 3.9. Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên
của cụ Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời.....................................40
Câu 3.10. Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 40
Câu 3.11. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án?.....................42
Câu 3.12. Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao
động? Vì sao?............................................................................................................43
Câu 3.13. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản.....45
Câu 3.14. Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà,
trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông Lưu
thì bà Thẩm có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên không?.............47
4. Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản.......................................................48
Câu 4.1. Theo BLDS, những nghĩa vụ nào của người để lại di sản được ưu tiên thanh
toán?.......................................................................................................................... 48
Câu 4.2. Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng
thành không?.............................................................................................................49
Câu 4.3. Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ
khi còn nhỏ đến khi trưởng thành?............................................................................50
Câu 4.4. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có phải
trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi
dưỡng con chung không?...........................................................................................50
Câu 4.5. Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, anh/chị
hãy giải thích giải pháp trên của Tòa án...................................................................51
Phần III...................................................................................................................52
Câu 1. Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi; huỷ bỏ di chúc
(về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, huỷ bỏ)............................................52
Câu 2. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức
người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc không) không?
Vì sao?....................................................................................................................... 55
Câu 3. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tuân thủ hình
thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ không? Vì sao?...........................................57
Câu 5. Đoạn nào cho thấy, trong Quyết định số 363, Toà án xác định di chúc là có
điều kiện? Cho biết điều kiện của di chúc này là gì?.................................................61
Câu 6. Cho biết thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện ở
Việt Nam?..................................................................................................................62
Câu 7. Cho biết hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp ứng.. 64
Câu 8. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về di chúc có điều kiện ở Việt Nam (có nên luật
hóa trong BLDS không? Nếu luật hóa thì cần luật hóa những nội dung nào?..........65
Phần IV...................................................................................................................68
Câu 1: Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy đã có thỏa thuận phân
chia di sản?...............................................................................................................68
Câu 2: Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy thỏa thuận phân chia di
sản đã được Tòa án chấp nhận ?...............................................................................68
Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án chấp nhận thỏa thuận phân chia di sản
đã trên? Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hệ với yêu cầu về hình thức và
về nội dung đối với thỏa thuận phân chia di sản?.....................................................69
Câu 4: Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản..............71
Câu 5: Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thoả
thuận trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản?..................................73
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong
Án lệ số 24/2018/AL..................................................................................................74

Phần V....................................................................................................................76
Câu 1: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỳ
phần thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao?.......................................76
Câu 2: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được
hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyết phục
không? Vì sao?..........................................................................................................77
Câu 3: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công
sức quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao?.....................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Phần I
1. Trường hợp đại diện hợp lệ
Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/3/2013 của Hô ̣i đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao:

Nguyên đơn là Công ty Vinausteel kiê ̣n bị đơn là Công ty Hưng Yên về viê ̣c
phía bị đơn đã châ ̣m trễ trong viê ̣c giao hàng dẫn đến tổn thất cho nguyên đơn. Nay
Công ty Vinausteel yêu cầu bồi thường thiê ̣t hại do phía Công ty kim khí Hưng Yên
gây ra là 8.681.106.883 đồng. Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm công ty
Hưng Yên phải bồi thường thiê ̣t hại cho công ty Vinausteel. Tại bản án kinh doanh
thương mại phúc thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm. Yêu cầu tòa án sơ thẩm giải
quyết lại vụ án theo quy định của pháp luâ ̣t. Tại phiên tòa giám đốc thẩm đã xác
định ông Mạnh là đại diện hợp pháp của Công ty Hưng Yên để xác định hợp đồng
với Công ty Vinausteel, đồng thời đưa ra quyết định hủy Quyết định giải quyết viêc̣
kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án phúc thẩm Tòa
án nhân dân tối cao Hà Nô ̣i và Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh
thương mại của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, giao hồ sơ về cho Tòa án sơ thẩm
xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luâ ̣t.

Câu 1.1: Điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 (So với Bộ luật Dân sự năm
2005) về người đại diện.
Về quy định người đại diện, so với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm
2015 đã có nhiều thay đổi.

- Thứ nhất, pháp nhân có thể là người đại diện (cho cá nhân, pháp nhân khác).
Từ khái niệm đại diện, khoản 1 Điều 139 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Đại
diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của
người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự trong phạm vi đại diện”, việc sử dụng từ “một người” cùng với quy định tại
khoản 5 Điều 139 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Người đại diện phải có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật
này” (khái niệm chỉ áp dụng cho cá nhân) đã dẫn tới thực tế là Tòa án không thừa
nhận khả năng đại diện của pháp nhân khi không có quy định cụ thể cho phép pháp
2

nhân đại diện người khác. Trước thực trạng này, “chúng ta nên chỉnh sửa quy định
để cho thấy người đại diện không chỉ là cá nhân và thêm quy định theo hướng ghi
nhận khả năng cho tổ chức, chủ thể khác là người đại diện”1. Do đó, tại khoản 1
Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thay đổi như sau: “Đại diện là việc cá nhân,
pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá
nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự”.

- Thứ hai, có sự thay đổi về năng lực của người đại diện. Theo khoản 5 Điều
139 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này”. Quy định
này có nhược điểm là chỉ quy định về năng lực hành vi dân sự, tức chỉ đề cập tới cá
nhân, không còn phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015, cho nên, tại khoản 3 Điều
134 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể hơn: “Trường hợp pháp luật quy
định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện”, việc bổ sung như trên giúp
khái quát hơn về tư cách, năng lực của người đại diện, nhất là đối với pháp nhân.
Điều này góp phần hạn chế được các tranh chấp liên quan đến tư cách đại diện của
pháp nhân.

- Thứ ba, về các loại đại diện, nếu Bộ luật Dân sự năm 2005 phân loại dựa vào
tiêu chí căn cứ xác lập quyền (theo pháp luật hay theo ủy quyền) thì Bộ luật Dân sự
năm 2015 phân loại dựa vào cả căn cứ xác lập quyền và chủ thể đại diện.

Điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được
Tòa án chỉ định.
1
Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật
gia Việt Nam, 2013, tập 1, tr. 254.
3

3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”.

Điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015 bổ sung khoản 2 vì Bộ luật Dân sự năm 2015 đã
có quy định mới về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, nên đã ghi
nhận thêm về người giám hộ trong trường hợp này; và khoản 3 để khắc phục thực tế
không xác định được người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên hay
người được giám hộ và góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho những chủ
thể trên.

Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại
diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của
Bộ luật này”.

Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2015 bổ sung điểm c khoản 1 giúp thẩm quyền Tòa
án được tăng cường trong quá trình giải quyết các tranh chấp về đại diện nói chung
và đại diện theo pháp luật của pháp nhân nói riêng. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự
năm 2015 chính thức khẳng định: Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện
theo pháp luật.

Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự.
4

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình,
tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện
theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người
từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.

Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền có những sự
thay đổi về chủ thể. Người đại diện đều là các cá nhân và pháp nhân. Khoản 1 có sự
thay đổi: “pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự” để toàn diện và chính xác hơn (chủ thể ủy quyền là pháp
nhân chứ không phải là người đại diện của pháp nhân).

- Thứ tư, về số lượng người đại diện, khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm
2015 quy định: “Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc
pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng
là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quy
định này khắc phục được nhược điểm đó là các trường hợp trong thực tế: nhiều
người như cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên, ông bà cùng
giám hộ nên cũng là cùng đại diện cho cháu, pháp nhân có thể có nhiều đại diện
theo pháp luật2.

Tất cả những điểm mới trên về người đại diện trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đều
được bổ sung, thay đổi để phù hợp hơn với các trường hợp thực tế, khát quát hơn
đồng thời cũng cụ thể hơn để người đọc luật có thể hiểu rõ hơn những quy định về
người đại diện, giúp cho tranh chấp về người đại diện ít xảy ra hơn, Tòa án xét xử
dễ dàng hơn trong những vụ án tranh chấp có người đại diện, nhất là đối với chủ thể
là pháp nhân.
2
Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, NXB. Hồng
Đức- Hội Luật gia Việt Nam, 2017, tr. 181- 197.
5

Câu 1.2. Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho
Hưng Yên xác lập hợp đồng với Vinausteel?
- Trong phần “Xét thấy” của Quyết định số 08 đã cho thấy ông Mạnh đại diện
cho HYM (Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên) xác lập hợp đồng với
Vinausteel:“Bởi lẽ, ngày 20/11/2006, bà Lê Thị Ngọc Lan có Giấy ủy quuền cho
ông Lê Văn Mạnh – Phó giám đốc Công ty kim khí Hưng Yên được thay mặt Công
ty thực hiện các giao dịch kinh tế trong phạm vi ngành nghề kinh doanh (trong thời
gian này bà Lan vẫn là người đại diện theo pháp luật của Công ty kim khí Hưng
Yên), nên ngày 16/01/2007, ông Mạnh đã đại diện cho Công ty kim khí Hưng Yên kí
hợp đồng mua bán phôi thép số 01/HĐPT/2007/VA-HY với Công ty Vinausteel”3.

- Khái niệm “đại diện” được quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự
năm 2015: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại
diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung
là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Chế định đại diện là
một chế định hết sức quan trọng của Bộ luật Dân sự, chế định này giúp giải quyết
được các vấn đề pháp lý liên quan đến chủ thể khi một số chủ thể không thể tự mình
hoặc không muốn tự mình tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Chính
vì lẽ đó, pháp luật quy định cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự thông qua người đại diện. Thông qua chế định đại diện, quyền và lợi ích hợp
pháp của người được đại diện được đảm bảo 4.

Câu 1.3. Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteel
không?
- Trong Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/3/2013 của Tòa dân sự
Tòa án nhân dân tối cao có đoạn: “Bởi lẽ, ngày 20/11/2006, bà Lê Thị Ngọc Lan có
Giấy ủy quyền cho ông Lê Văn Mạnh – Phó Tổng Giám đốc Công ty kim khí Hưng
Yên được thay mặt Công ty thực hiện các giao dịch kinh tế trong phạm vi ngành
3
Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 25/03/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao.
4
Nguyễn Hồ Bích Hằng, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2018, chương V, tr. 239.
6

nghề kinh doanh (trong thời gian này bà Lê Thị Ngọc Lan vẫn là người đại diện
theo pháp luật của Công ty kim khí Hưng Yên), nên ngày 16/01/2017, ông Mạnh đã
đại diện cho Công ty kim khí Hưng Yên ký Hợp đồng mua bán phôi thép số
01/HĐPT/2007/VA-HY với Công ty Vinausteel. Quá trình thực hiện hợp đồng trên,
Công ty kim khí Hưng Yên không giao đủ hàng là trách nhiệm của Công ty kim khí
Hưng Yên.

Việc ông Lê Văn Mạnh có Bản cam kết vào ngày 01/4/2007 “xin chịu trách nhiệm
trước pháp luật và xin cam kết nhận trách nhiệm trả cho Công ty và các bên thứ ba
(trong đó có Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel) tất cả các khoản nợ và
bồi thường thiệt hại phát sinh từ các giao dịch hợp đồng” mà ông Mạnh đã ký
trước đó. Tuy nhiên, Công ty Vinausteel không tham gia ký kết, không đồng ý nên
không thuộc trường hợp chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1
Điều 315 Bộ luật Dân sự năm 2005”.

- Từ đó ta thấy theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh không cần phải chịu trách
nhiệm với Vinausteel mà trách nhiệm sẽ thuộc về Công ty kim khí Hưng Yên. Bên
cạnh đó ở khoản 1 Điều 315 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Bên có nghĩa vụ
có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền
đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc
pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ” tuy nhiên Công ty
Vinausteel không tham gia ký kết, không đồng ý nên ông Mạnh không thuộc trường
hợp này.

Câu 1.4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám
đốc thẩm liên quan đến ông Mạnh (có văn bản nào không về chủ đề này? Có
thuyết phục không?).
- Từ nhận định trong Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 25/03/2013
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có thể thấy, theo Tòa án, ông Lê
Văn Mạnh không phải chịu bất kì trách nhiệm nào trước vấn đề giao dịch với Công
ty Vinausteel. Ông Lê Văn Mạnh được bà Lê Thị Ngọc Lan ủy quyền làm đại diện
7

cho Công ty kim khí Hưng Yên để ký kết hợp đồng mua bán với Công ty Vinausteel
trong giai đoạn bà này vẫn giữ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty kim khí Hưng Yên.
Theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Cá nhân, pháp nhân có thể
ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Việc
ủy quyền đại diện cho một cá nhân hay một pháp nhân khác chỉ nhằm mục đích
“xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Bên cạnh đó, chỉ trong trường hợp người đại
diện “xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện” theo Điều 143 Bộ luật Dân sự
năm 2015 thì người đại diện mới “phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao
dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện”5, hoặc “phải chịu trách
nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại”6.Trong bản án nêu ra, ông Lê Văn Mạnh được
ủy quyền thay bà Lê Thị Ngọc Lan đại diện Công ty đối với “giao dịch dân sự, kinh
tế và thương mại trong phạm vi ngành kinh doanh của Công ty”. Ông Lê Văn Mạnh
đại diện Công ty kim khí Hưng Yên ký kết hợp đồng với Công ty Vinausteel không
có phát sinh về vấn đề vượt quá phạm vi đại diện, nên ông Mạnh không thể là người
chịu trách nhiệm đối với việc thanh toán các khoản nợ cho Công ty Vinausteel.
Đồng thời, bản án có nhắc đến Bản cam kết mà ông Mạnh đã ký với nội dung thay
mặt Công ty kim khí Hưng Yên nhận trách nhiệm thanh toán, bồi thường các khoản
tiền đối với Công ty Vinausteel, tuy nhiên trong quá trình ông Mạnh ký vào bản
cam kết không hề có sự xác nhận của bên còn lại nên bản cam kết đó không được
Tòa án công nhận là hợp pháp. Bên cạnh đó, xét theo Điều 370 Bộ luật Dân sự năm
2015 thì ông Mạnh không thuộc diện được chuyển giao nghĩa vụ dân sự:

“1.Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được
bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có
nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa
vụ”.

5
Khoản 2 Điều 143 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6
Khoản 4 Điều 143 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8

- Vì vậy, hướng giải quyết của Tòa án đối với ông Mạnh là không xác nhận
ông phải chịu trách nhiệm trước các khoản tiền đối với Công ty Vinausteel với tư
cách người đại diện cho Công ty kim khí Hưng Yên là phù hợp với các quy định
của luật, hợp lí trong bối cảnh khi ký kết hợp đồng với bên còn lại thì Công ty kim
khí Hưng Yên vẫn có người đại diện theo pháp luật là bà Lê Thị Ngọc Lan.

Câu 1.5. Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có trách nhiệm gì với Vinausteel
không?
- Toà phiên giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đưa ra
quyết định: “Huỷ Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án số 46/2010/ QĐ-T ngày 09/3/2010 của Toà phúc thẩm Toà án nhân
tối cao Hà Nội và Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại số
05/2009/QĐ-ST ngày 15/12/2009 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Giao hồ sơ
đến Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh để giải quyết lại vụ án theo quy định của pháp
luật”7.

- Lí do mà Viện kiểm sát đưa ra là:

+ Cần làm rõ, xác định rõ tư cách tham gia tố tụng của ông Lê Văn Mạnh và
ông Lê Văn Dũng, xác minh lại địa chỉ.

+ Chưa có đủ thu thập bằng chứng của vụ việc, đặc biệt là bản cam kết nợ
giữa ông Lê Văn Mạnh và Công ty kim khí Hưng Yên, bản thoả thuận chia tài sản
chung trong thời kì hôn nhân giữa bà Lê Thị Ngọc Lan và ông Lê Văn Dũng, bản
cam kết về nợ của Công ty giữa ông Lê Văn Dũng và bà Nguyễn Thị Toàn.

- Tuy không nêu rõ, nhưng tại phần “Xét thấy” của Quyết định số
08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/03/2013 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao có nêu: “Ngoài ra, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn
nhân giữa ông Lê Văn Dũng và bà Lê Thị Ngọc Lan; việc bà Nguyễn Thị Toàn và
ông Lê Văn Dũng có thoả thuận với nhau về trách nhiệm thanh toán các khoản nợ
7
Quyết định giám đốc thẩm số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/03/2013 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.
9

cũng như việc ông Mạnh cam kết chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty
liên doanh sản xuất thép Vinausteel là việc nội bộ của công ty kim khí Hưng Yên.
Do đó, Công ty kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh toán”.

Câu 1.6. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám
đốc thẩm liên quan đến Hưng Yên nêu trên?

- Tòa giám đốc thẩm đã giải quyết liên quan đến công ty kim khí Hưng Yên:

“Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lê Văn
Dũng và bà Lê Thị Ngọc Lan; việc bà Nguyễn Thị Toàn và ông Lê Văn Dũng có
thỏa thuận với nhau về trách nhiệm thanh toán các khoản nợ cũng như việc ông
Mạnh cam kết chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty liên doanh sản xuất
thép Vinausteel là việc của nội bộ của công ty kim khí Hưng Yên phải chịu trách
nhiệm thanh toán các khoản nợ và bồi thường thiệt hại cho Công ty Vinausteel chứ
không phải cá nhân ông Mạnh, ông Dũng”8.

- Theo quan điểm của chúng tôi, hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lý vì
ông Mạnh đã thực hiện đúng thẩm quyền trong phạm vi cho phép của mình. Căn cứ
vào khoản 3 Điều 143 Bộ luật Dân sự năm 2015 về “Người đại diện theo ủy quyền”:

“Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện
không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao
dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau
đây:

a) Người được đại diện đồng ý;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

8
Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/3/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao.
10

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc
không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt
quá phạm vi đại diện”.

- Mặt khác, Luật Doanh nghiệp năm 2014 của nước ta cũng có quy định:
“Người đại diện theo ủy quyền chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ
đông ủy quyền do vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Điều này. Chủ sở hữu, thành
viên, cổ đông ủy quyền chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát
sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện theo
ủy quyền”9 nên hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý, bảo vệ được quyền lợi của
công ty Vinausteel cũng như ông Dũng và bà Lan.

Câu 1.7. Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của của Hưng yên và trong
hợp đồng có thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài này có ràng buộc Hưng
Yên không? Biết rằng điều lệ của Hưng Yên quy định mọi tranh chấp liên quan
đến Hưng Yên (như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do đại diện theo pháp luật
xác lập) phải được giải quyết tại Tòa án.
Trong trường hợp này, thoả thuận trên vẫn ràng buộc công ty Hưng Yên. Bởi lẽ:

- Thứ nhất, cần xác định Điều lệ pháp nhân chỉ mang ý chí đơn phương của
pháp nhân đó trong khi hợp đồng có nguyên tắc cơ bản là dựa trên tính tự nguyện,
bình đẳng và ý chí song phương hoặc đa phương. Việc áp dụng Điều lệ của công ty
Hưng Yên đối với cả những giao dịch dân sự, tranh chấp có liên quan đến pháp
nhân khác là không hợp lý.

- Thứ hai, điểm i khoản 2 Điều 77 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định Điều
lệ pháp nhân bao gồm nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ. Có thể thấy, tranh
chấp phát sinh giữa Công ty Hưng Yên và Công ty Vinausteel không còn nằm trong
nội bộ của Công ty Hưng Yên nữa mà có sự tham gia của pháp nhân khác.

9
Khoản 3 Điều 16 Luật doanh nghiệp năm 2014, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
11

- Thứ ba, có thể thấy, ngay cả trong trường hợp việc thỏa thuận tranh chấp
được giải quyết nhờ trọng tài bị vô hiệu cũng không ảnh hưởng đến phần còn lại của
hợp đồng. Theo Điều 130 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần

Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô
hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”.

Do đó, giao dịch giữa Công ty Hưng Yên và Công ty Vinausteel chỉ có thể bị vô
hiệu một phần và vẫn sẽ phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với công ty Hưng Yên.

2. Trường hợp đại diện không hợp lệ


Tóm tắt Quyết định số 10/2013/KDTM-GĐT ngày 25/4/2013 của
HĐTPTANDTC

Nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam kiện bị đơn là Công
ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex. Ngày 14/5/2001, nguyên đơn cho bị đơn vay 2
tỷ đồng. Nay bị đơn không có khả năng trả nợ nên Ngân hàng đã xử lý phát mại một
phần tài sản thế chấp. Do bị đơn thuộc Công ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex
nên Ngân hàng yêu cầu công ty này phải có trách nhiệm thanh toán khoản nợ nêu
trên và xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ. Tại bản án sơ thẩm quyết định
Công ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex phải thanh toán cho ông Trần Quốc Toản
số tiền là 75.000.000 đồng, hợp đồng bảo lãnh số 02/HĐCT ngày 10/5/2001 giữa
Ngân hàng và ông Trần Quốc Toản vô hiệu do ông không phải là người đại diện
hợp lệ. Tại bản án phúc thẩm quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tại bản Quyết
định giám đốc thẩm quyết định hủy bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm và
bản án sơ thẩm. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử sơ
thẩm theo quy định của pháp luật.
12

Câu 2.1. Trong Quyết định số 10, đoạn nào cho thấy người xác lập hợp đồng
với Ngân hàng không được Vinaconex ủy quyền (không có thẩm quyền đại
diện để xác lập)?
- Trong Quyết định số 10/2013/KDTM-GĐT ngày 25/2/2013 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có đoạn:

“Theo tài liệu do Công ty xây dựng số II Nghệ An xuất trình thì ngày 26/3/2001,
Công ty xây dựng II có Công văn số 263 CV/XD2.TCKT quy định về việc vay vốn
tín dụng của các đơn vị trực thuộc và ngày 06/4/2001, Công ty xây dựng số II Nghệ
An có Công văn số 064CV/XDII.TCKT gửi Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Nghệ An không cho các Xí nghiệp thuộc Công ty xây dựng số II Nghệ An vay vốn
khi chưa có bảo lãnh vay vốn của Công ty kể từ ngày 06/4/2001…” và “Các văn
bản của Công ty liên quan tới vay vốn tại Ngân hàng Công thương Nghệ An ban
hành trước ngày 06/4/2001 đều bãi bỏ”, nhưng ngày 14/5/2001 Ngân hàng vẫn kí
Hợp đồng tín dụng số 01/HĐTD ngày 14/5/2001 cho Xí nghiệp xây dựng 4 vay
tiền”.

- Ở đây, qua Công văn mà Công ty Xây dựng số II Nghệ An (Vinaconex) ban
hành, người xác lập hợp đồng với Ngân hàng không được Công ty ủy quyền. Việc
ủy quyền của một pháp nhân hiện nay có quy định trong khoản 1 và 2 Điều 138 Bộ
luật Dân sự năm 2015:

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình,
tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”.

- Ở đây, pháp nhân được ủy quyền cho pháp nhân khác. Tuy nhiên, trong
trường hợp này, pháp nhân là Xí nghiệp xây dựng 4 lại không được pháp nhân lớn
13

hơn nó là Vinaconex ủy quyền đại diện đi vay vốn ngân hàng, Vinaconex đã có
công văn với nội dung là không cho các Xí nghiệp thuộc Công ty xây dựng số II
Nghệ An đi vay vốn khi chưa có bảo lãnh vay vốn của Công ty. Cho nên, Xí nghiệp
xây dựng 4 không có thẩm quyền xác lập giao dịch giữa Vinaconex và Ngân hàng.

- Xét thấy, đây là trường hợp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhưng không
có thẩm quyền đại diện. Đối với những trường hợp như vậy, người không có thẩm
quyền đại diện sẽ phát sinh thêm quyền và nhất là nghĩa vụ mà không phải là người
đại diện. Người đã giao dịch với người không có thẩm quyền khi muốn giải quyết
tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự đó, phải tìm đến người không có thẩm
quyền đại diện, hoặc có quyền đơn phương chấm dứt, hủy bỏ giao dịch đã xác lập,
yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại từ người không có thẩm quyền đại diện đó10.

Câu 2.2. Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinaconex có chịu trách
nhiệm với Ngân hàng về hợp đồng trên không?
- Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinaconex phải chịu trách
nhiệm với Ngân hàng về hợp đồng đã ký. Tòa giám đốc thẩm đã đưa ra nhận định:
“Như vậy, sau khi Xí nghiệp xây dựng 4 vay tiền Ngân hàng, Công ty xây dưng số II
Nghệ An biết và không phản đối nên Công ty xây dựng số II Nghệ An (nay là Công
ty cổ phần xây dựng 16 – Vinaconex) phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ này. Tòa
án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty cổ phần xây dựng 16 –
Vinaconex phải trả khoản tiền nợ gốc và lãi (1.382.040.000 đồng) cho Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam là có căn cứ” 11.

- Sở dĩ có tranh chấp về hợp đồng nêu trên là do Giám đốc cũ của Công ty xây
dựng số II khi còn đang giữ chức vụ đã nhất trí cho Xí nghiệp xây dựng 4 vay tiền
của Ngân hàng. Nhưng sau đó Giám đốc mới lên thay thế đã không đồng ý cho Xí
nghiệp 4 vay vốn Ngân hàng nữa, đồng thời công ty cũng đã có công văn gửi Ngân

10
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB. Đại học
quốc gia, 2007, tr. 87- 88.
11
Quyết định số 10/2013/KDTM-GĐT ngày 25/4/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao.
14

hàng yêu cầu không cho Xí nghiệp xây dựng 4 vay tiền, Ngân hàng chưa nhận được
Công văn. Sau này Công ty xây dựng số II cũng không xuất trình được tài liệu
chứng minh Ngân hàng đã nhận được Công văn này.

Câu 2.3. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám
đốc thẩm.

Trong Quyết định giám đốc thẩm số 10/2013/KDTM- GĐT, hướng giải quyết
của Tòa án là phù hợp với các quy định của pháp luật và có các cơ sở pháp lý vững
chắc. Khi nhận định về vấn đề Công ty Vinaconex có phải chịu trách nhiệm trả nợ
cho ngân hàng hay không, Tòa án đã xác định Xí nghiệp xây dựng 4- chi nhánh trực
thuộc Công ty Vinaconex đã ký kết hợp đồng tín dụng vay tiền từ Ngân hàng,
không phải là một pháp nhân bởi theo khoản 1 Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là
pháp nhân.”; vậy nên Vinaconex phải trực tiếp chịu trách nhiệm trả nợ cho Ngân
hàng. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Thuận- người được bổ nhiệm vào chức Giám
đốc Công ty thay cho ông Bạch Văn Thìn- cho rằng ông đã không chấp thuận và
không ký xác nhận bất kì văn bản nào cho phép Xí nghiệp xây dựng 4 vay nợ từ
Ngân hàng. Đồng thời, ông Thuận không ủy quyền đại diện cho ông Nguyễn Hồng
Tâm hay ông Trần Quốc Toàn (ban lãnh đạo của Xí nghiệp xây dựng 4) để thay mặt
Công ty ký kết hợp đồng tín dụng với Ngân hàng. Khi người đứng đầu chi nhánh
tham gia một giao dịch nào đó mà không có sự ủy quyền của pháp nhân thì trường
hợp này thuộc diện không có ủy quyền hoặc thẩm quyền vượt quá phạm vi cho
phép, bởi vì người đứng đầu chi nhánh vốn không thể tự ý, cũng như không có
quyền đại diện pháp nhân để thực hiện các công việc của pháp nhân 12. Vì thế, ông
Thuận cho rằng Công ty không phải chịu bất kì trách nhiệm nào trước khoản nợ của
Ngân hàng, và yêu cầu Xí nghiệp xây dựng 4 phải tự giải quyết khoản nợ này. Mặc
dù vậy, Tòa án sau khi xem xét cáo trạng đã nhận định rằng trong quá trình Xí
nghiệp xây dựng 4 vay vốn từ Ngân hàng đã có liên tiếp các báo cáo tình hình tài
12
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội luật
gia Việt Nam, 2009, tập 2, tr. 164.
15

chính lên Ban giám đốc Công ty, đồng thời có việc chuyển giao máy móc có từ vốn
vay Ngân hàng giữa Công ty Vinaconex và chi nhánh Xí nghiệp xây dựng 4, cùng
với việc Công ty không thể chứng minh Ngân hàng đã nhận công văn từ Công ty
với nội dung yêu cầu không cho Xí nghiệp xây dựng 4 vay vốn. Vì các lẽ đó, Tòa
án có đầy đủ cơ sở chứng minh Công ty Vinaconex phải biết về việc Xí nghiệp xây
dựng 4 vượt quá thẩm quyền. Điều này cho thấy Công ty Vinaconex thuộc diện
“Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý” 13nên vẫn
phải chịu trách nhiệm trước vấn đề phát sinh từ giao dịch dân sự vượt quá phạm vi
đại diện được xác lập bởi Xí nghiệp xây dựng 4.

Câu 2.4. Nếu hoàn cảnh tượng tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía
Ngân hàng phản đối hợp đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện
Vinaconex không có quyền đại diện) thì phải xử lý như thế nào trên cơ sở BLDS
2015? Vì sao?
- Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía Ngân
hàng phản đối hợp đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện Vinaconex
không có quyền đại diện) thì theo Điều 142 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về
“Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập thực
hiện”:

“1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các
trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc
không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không
có quyền đại diện.

13
Điểm b khoản 1 Điều 142, Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
16

2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực
hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người
không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với
mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền
đại diện mà vẫn giao dịch.

3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường
thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại
diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại”.

- Từ đó chúng ta nên xét theo 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu công ty Vinaconex không đồng ý hợp đồng thì giao dịch do
người đại diện Vinaconex không có quyền đại diện không làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ của Vinaconex và người đại diện đó phải có nghĩa vụ bồi thường cho Ngân
hàng và Ngân hàng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch
dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp 2: Nếu công ty Vinaconex đồng ý hoặc biết mà không phản đối hợp
đồng hoặc có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về
việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện
thì giao dịch do người đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của Vinaconex.

- Tuy nhiên, nếu người được đại diện (công ty Vinaconex) đồng ý với giao
dịch dân sự đã được thiết lập mặc dù người đại diện không có thẩm quyền thì không
có vấn đề gì. Trong trường hợp không đồng ý thì giao dịch vẫn có giá trị nếu công
17

ty Vinaconex “biết mà không phản đối”. Khi nào người được đại diện “biết mà
không phản đối”?14 Điều đó cho thấy đây sự khó khăn khi áp dụng điều luật trên.

14
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật
gia Việt Nam, Tr.166-168.
18

Phần II
1. Hình thức sở hữu tài sản

Tóm tắt Quyết định số 377/2008/DS-GĐT:


Vợ chông ông Lưu, bà Thẩm kết hôn hợp pháp có người con là chị Hương.
Sau năm 1975, ông Lưu vào Nam công tác tạo lập được căn nhà số 150/6A Lý
Thường Kiệt, thành phố Mỹ Tho do ông đứng tên riêng. Khi vào Nam, ông Lưu kết
hôn với bà Xê, có làm thủ tục đăng ký kết hôn. Trước khi chết ông Lưu có để lại di
chúc cho bà Xê toàn bộ tài sản trên (di chúc xác định hợp pháp). Bà Xê yêu cầu
được hưởng thừa kế theo di chúc, bà Thẩm thì yêu cầu được thừa kế theo pháp luật.
Tòa án sơ thẩm đã chia tài sản theo di chúc, Tòa án phúc thẩm theo hướng giải
quyết của Tòa sơ thẩm và chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn. Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm, có hướng giải quyết bảo
vệ quyền lợi cho bà Thẩm.

Tóm tắt Quyết định số 08/2013/DS-GDT:


Cụ Huệ có tạo lập được một căn nhà, có giấy chứng nhận của Sở xây dựng
tỉnh Tiền Giang cấp. Trước khi chết, cụ Huệ để lại di chúc cho ông Hà (con cụ
Huệ). Ông Hà chết, không để lại di chúc. Theo thỏa thuận (bà Ơn vợ ông Hà) được
thừa kế toàn bộ tài sản này. Nhưng thực tế, bà Chắc cùng cụ Thiệu (mẹ đẻ cụ Huệ)
đã sống rất lâu trong ngôi nhà này nên bà Chắc không đồng ý trả lại nhà đất cho bà
Ơn và yêu cầu được công nhận đây là tài sản của bà. Tòa sơ thẩm-phúc thẩm không
chấp nhận yêu cầu của bà Chắc. Viện kiểm sát kháng nghị, chỉ rõ những sai sót của
Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm. Đồng thời xem xét lại về quyền lợi của bà Chắc trong
công sức quản lí và bảo vệ nhà đất.

Tóm tắt Bản án số 2493/2009/DS-ST


Bà Khót, ông Tâm là con của cụ Khánh và cụ Lầm; ông Nhật là con của cụ
Khánh và cụ Ngọt. Năm 2000, cụ Khánh chết và lập di chúc để lại toàn bộ di sản
cho ông Nhật. Nhưng tại thời điểm mở thừa kế, bà Khót và ông Tâm yêu cầu được
hưởng thừa kế của cụ Khánh theo quy định của pháp luật về người thừa kế không
theo nội dung của di chúc. Tòa án không chấp nhận yêu cầu của bà Khót và ông
Tâm vè việc hưởng thừa kế của cụ Khánh theo quy định của pháp luật về người
thừa kế không theo nội dung di chúc.
19

Câu 1.1. Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự
2005 về hình thức sở hữu tài sản.
Sở hữu là hình thức nhất định được hình thành trong lịch sử về chiếm hữu của
cải vật chất xã hội. Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người đối với việc
chiếm hữu của cải vật chất, trước hết là đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu.

*Về số lượng các hình thức sở hữu:

Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 2005, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
quy định về hình thức sở hữu:

“Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức
sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở
hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp”.

Theo đó, nhà nước chấp nhận 6 hình thức sở hữu, bao gồm:

+ Sở hữu nhà nước

+ Sở hữu tập thể

+ Sở hữu tư nhân

+ Sở hữu chung

+ Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

+ Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp.

Việc phân chia hình thức sở hữu như trên là dựa vào tính chất, chức năng,
nhiệm vụ của các chủ thể. Tuy nhiên dễ nhận thấy một số điểm chưa hợp lí. Thứ
nhất, việc liệt kê chủ yếu chưa khoa học vì sự liệt kê có thể chưa đầy đủ vì còn có
nhiều loại hình tổ chức, các nhóm người phát sinh. Nếu như có một thành phần kinh
20

tế mới xuất hiện trong xã hội thì Bộ luật Dân sự lại phải sửa, như vậy tính ổn định
của Bộ luật Dân sự sẽ không cao; thứ hai, khi xác định một hình thức sở hữu nào đó
thì phải xuất phát từ sự khát biệt về nội dung quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt), về phương thức thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản.
Qua nghiên cứu cho thấy, nội dung của một số hình thức sở hữu được quy định
trong Bộ luật Dân sự năm 2005 là không có sự khác biệt ngoại trừ chủ thể sở hữu,
vì thế không có ý nghĩa về mặt pháp lý khi không chỉ ra được sự khác biệt cơ bản
giữa các hình thức sở hữu; thứ ba, theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2005 thì sở
hữu tập thể là một hình thức sở hữu độc lập nhưng về cơ bản, đây chỉ là sở hữu của
pháp nhân là hợp tác xã 15.

Điều 208 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về hình thức sở hữu như sau: “Sở
hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định
khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh
nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi”.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 thì lại có sự thay đổi. Tuy không nêu một
cách liệt kê các hình thức sở hữu như Bộ luật Dân sự trước đó, nhưng Bộ luật Dân
sự năm 2015 dành ba tiểu mục khác nhau để nói về ba hình thức sở hữu chính là:

- Sở hữu toàn dân (từ Điều 197 đến Điều 204)

- Sở hữu riêng (Điều 205 và Điều 206)

- Sở hữu chung (từ Điều 207 đến Điều 220)

Có thể thấy, số lượng các hình thức sở hữu đã giảm từ sáu còn ba.

Lý giải cho thay đổi này Ban soạn thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã đưa ra phân
tích: “Theo quan điểm này thì khi một người (cá nhân, pháp nhân) có toàn quyền
chi phối đối với một tài sản nhất định thì xuất hiện hình thức sở hữu là sở hữu
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.
15

HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt nam, 2019, Chương II, tr. 184-185.
21

riêng; khi có từ hai người (cá nhân, pháp nhân) trở lên cùng có quyền nhất định
trong việc thực hiện các hành vi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản
nhất định thì xuất hiện sở hữu chung; khi toàn thể nhân dân thông qua Nhà nước
của mình thực hiện các quyền của chủ sở hữu thì có sở hữu toàn dân, mà các nước
gọi là sở hữu nhà nước”.

Theo phân tích trong bài viết “Những điểm mới nổi bật về quyền sở hữu và những
quyền khác trong Bộ luật Dân sự năm 2015”, đăng trên Tạp chí Kinh tế Đối ngoại,
số 90/2017, thì việc sửa đổi căn bản này đã khắc phục được hạn chế về các hình
thức sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành. Bởi việc xác định các hình thức
sở hữu phải được dựa trên một tiêu chí thống nhất, trong khi đó Bộ luật Dân sự năm
2015 vừa dựa vào tiêu chí chủ thể, vừa dựa vào tiêu chí tính chất của việc sở hữu
mà phân chia thành năm hình thức khiến các hình thức sở hữu này vừa bị trùng lặp,
thừa và vừa thiếu.

* Sở hữu nhà nước và Sở hữu toàn dân:

Bộ luật Dân sự năm 2015 đổi hình thức sở hữu nhà nước (quy định trong Bộ luật
Dân sự năm 2005) sang hình thức sở hữu toàn dân.

Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định:“Tài sản thuộc hình thức sở hữu
nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách
nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên
ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa
học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật
quy định.”

Tuy nhiên, Điều 12, Hiến pháp năm 1992 lại có quy định: “Đất đai, rừng núi, sông
hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và
vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình
thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại
22

giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà
nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.”

Thạc sĩ Trần Quang Huy, Trưởng bộ môn Đất đai, khoa Pháp luật kinh tế (Đại học
Luật Hà Nội) cho rằng giữa các quy định pháp luật chưa có sự thống nhất về sở hữu
đối với đất đai; nói đến sở hữu toàn dân là nói tới một chế độ sở hữu, còn sở hữu
nhà nước là một hình thức sở hữu cụ thể, đây là hai vấn đề rất khác nhau. Sự
không thống nhất này đã gây ra nhiều vướng mắc trong thực tiễn và lý luận cần
được nghiên cứu sửa đổi cơ bản.

Thực tế, việc ghi nhận hình thức sở hữu nhà nước này kéo theo rất nhiều hệ quả đặc
thù trong Điều 157 Bộ luật Dân sự năm 2005, “thời hiệu hưởng quyền dân sự không
áp dụng trong các trương hợp sau đây: Chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu
nhà nước không có căn cứ pháp luật”. Tương tự, khoản 1 Điều 160 Bộ luật Dân sự
năm 2005 khẳng định “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không áp dụng trong
những trường hợp sau đây: Yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà
nước”16.

Điều 4 Bộ luật Dân sự 2015 đã chính thức khai tử hình thức sở hữu này, thay vào đó
là hình thức sở hữu toàn dân, có quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các
tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Sự thay đổi này cũng đồng nhất với quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013.
Trong quá trình sửa đổi, bổ sung các quy định về sở hữu toàn dân, rất nhiều quan
điểm cho rằng, sở hữu toàn dân không phải là một hình thức sở hữu độc lập mà chỉ
là một dạng cụ thể của hình thức sở hữu chung không phân chia (sở hữu chung hợp
nhất)17. Quy định sở hữu toàn dân cũng là một bước tiến bộ, là một biện pháp để
16
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật
TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt nam, 2019, chương II, tr. 203 .
17
Trần Thị Huệ, “Những điểm mới nổi bật về quyền sở hữu và những quyền khác trong Bộ luật
Dân sự năm 2015”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 90/2017, tr. 5.
23

bảo đảm quyền chính trị của các công dân Việt Nam. Vì theo quy định trên thì toàn
dân đều có quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân của
Nhà nước.

Tuy nhiên, đã có một số quan điểm, lập luận đưa ra phản bác ý kiến này, làm khẳng
định thêm lần nữa tính đúng đắn của hình thức sở hữu này:

- Một là sở hữu toàn dân phải là một hình thức sở hữu độc lập, hình thức sở hữu này
đã được ghi nhận trong Điều 53 Hiến pháp năm 2013, kế thừa bản Hiến pháp năm
1992 trước đó.

- Hai là ở trong phạm vi của nước ta, đa số các tài sản thuộc sở hữu toàn dân có giá
trị kinh tế lớn, có tầm quan trọng và ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển của kinh
tế, xã hội, quốc phòng. Chúng bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác. Chính những
khách thể này đã làm cho hình thức sở hữu này có một vị trí độc lập, dễ phân biệt so
với các hình thức sở hữu trước đó.

- Ba là cơ chế thực hiện quyền sở hữu toàn dân hoàn toàn khác với các cơ chế thực
hiện các hình thức sở hữu khác. Cụ thể là, trong sở hữu chung, chủ thể của quyền
này luôn luôn được xác định về tên gọi cũng như về số lượng; mặt khác, những
người được gọi là đồng sở hữu đều là những người trực tiếp thực hiện các quyền
năng của mình trên tài sản và trực tiếp thụ hưởng các lợi ích từ việc thực hiện các
quyền năng này. Trong khi đó, trong sở hữu toàn dân, căn cứ xác lập mang tính đặc
thù rất cao: sức lực và sự đóng góp của toàn dân cùng với sự dịch quyền pháp lý
qua các thời kỳ phát triển.

- Bốn là không chỉ ở Việt Nam mà ở một số quốc gia khác, pháp luật của các nước
này đều ghi nhận đó là một hình thức sở hữu độc lập. Ví dụ như Bộ luật Dân sự của
Cộng hòa Liên bang Nga năm 1996, có Điều 214 mang tên "Quyền sở hữu nhà
nước"; tại Điều 45 Luật quyền sở hữu tài sản Trung Quốc năm 2007 cũng có quy
24

định: "Pháp luật quy định những tài sản nào là tài sản thuộc sở hữu nhà nước thì
tài sản đó là tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước…”

* Sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể và Sở hữu riêng:

Theo như Bộ luật Dân sự năm 2005 thì sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của
tổ chức được phân chia thành các mục khác nhau. Nhưng tại Bộ luật Dân sự năm
2015 thì các loại hình sở hữu này được gộp thành sở hữu riêng. Việc gộp chung lại
nhằm tạo sự ngắn gọn, tránh rườm rà.

Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.”

Để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, và sử dụng vào các mục đích
khác hợp pháp thì chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
của mình.

* Sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở hữu chung và Sở hữu chung:

Nếu theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 thì sở hữu của tổ chức, sở hữu tập
thể mặc dù vẫn có hình thức thuộc sở hữu chung, nhưng chúng lại thuộc mục riêng,
được chia ra làm các hình thức sở hữu khác nhau.Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự
năm 2015, các loại hình trên được gộp thành hình thức sở hữu chung. Cũng giống
như việc gộp sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức thành sở hữu riêng
thì việc gộp sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở hữu chung thành hình thức sở
hữu chung nhằm tạo sự ngắn gọn, bớt rườm rà, dễ dàng hơn trong việc áp dụng
pháp luật.
25

Câu 1.2. Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời
kỳ hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết
gọn là Quyết định 377) cho câu trả lời.
- Kết luận của Tòa giám đốc thẩm cho rằng căn nhà số 150/6A Lý Thường
Kiệt là tài sản được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm thể hiện tại
đoạn trích dưới đây.

“Như vậy, quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm là quan hệ hôn nhân hợp
pháp và vẫn còn đang tồn tại theo quy định của pháp luật, còn quan hệ hôn nhân
giữa ông Lưu và bà Xê là là vi phạm pháp luật. Căn nhà số 150/6A Lý Thường
Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong
thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm, nhưng từ năm 1975 ông Lưu đã chuyển
vào Miền Nam công tác và căn nhà được tạo lập bằng nguồn thu nhập của ông; bà
Thẩm không có đóng góp về kinh tế cũng như công sức để cùng ông Lưu tạo lập ra
căn nhà này nên ông Lưu có quyền định đoạt đối với căn nhà nêu trên”.

- Tóm lại, Tòa đã công nhận hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm và bác bỏ
hôn nhân của ông Lưu với bà Xê. Bởi lẽ, từ khi có Luật Hôn nhân và gia đình năm
1959, pháp luật nước ta chỉ thừa nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Theo
Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “cấm người đang có vợ, có
chồng kết hôn với người khác”. Do vậy, nếu một người đang có vợ hợp pháp, chưa
chấm dứt quan hệ hôn nhân với người đó, mà sống như vợ chồng với người phụ nữ
thứ hai, thứ ba,… không được pháp luật công nhận là vợ hợp pháp nên không có
quyền thừa kế18. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được ghi nhận và áp dụng
ở miền Bắc từ ngày 13-1-1960 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 được
công bố), nhưng thực ra ở miền Bắc thì lấy ngày 13-1-1960 làm mốc để chấp nhận
tư cách vợ chồng mặc dù sống chung với hai người; nếu hôn nhân thứ hai được xác
lập sau ngày này thì hôn nhân thứ hai không có giá trị trong lĩnh vực thừa kế. Nếu ở
miền Nam, việc kết hôn với người vợ thứ hai hay người chồng thứ hai từ ngày 25-3-

Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia
18

Việt Nam 2019 (xuất bản lần thứ tư), tập 2, tr. 195-196.
26

1977 mà chưa ly hôn với người vợ trước hay chồng trước thì hôn nhân thứ hai là
không hợp pháp và không làm phát sinh quyền thừa kế 19. Theo điều kiện trên, ông
Lưu kết Hôn với bà Xê vào 21-10-1996 là sau thời gian pháp luật công nhận hôn
nhân nhiều vợ nhiều chồng tại miền Nam. Vì vậy, đây rõ ràng là quan hệ hôn nhân
không hợp pháp. Do đó, thời kỳ hôn nhân của ông Lưu và bà Thẩm vẫn không
chấm dứt khi ông Lưu kết hôn với bà Xê mà vẫn luôn tồn tại trong quãng thời gian
ông Lưu công tác vào miền Nam nên căn nhà tranh chấp nêu trên được ông Lưu tạo
lập trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm.

Câu 1.3. Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay
sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?

- Lúc đầu, theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà.
Bởi lẽ, bà cho rằng căn nhà là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân giữa ông
Lưu với bà Thẩm nên là tài sản chung. Do đó, căn nhà thuộc sở hữu chung của vợ
chồng bà Thẩm, ông Lưu.

+ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ghi nhận:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và
thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc
có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo
đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
19
Nghị quyết số 02/HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 19-1-1990
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế.
27

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

+ Quan điểm ban đầu của bà Thẩm được thể hiện trong đoạn trích: “Bà Thẩm cho
rằng căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt trên diện tích 101m 2 đất là tài sản chung
của vợ chồng bà nên không nhất trí theo yêu cầu của bà Xê. Bà đề nghị Tòa giải
quyết theo pháp luật để bà được hưởng thừa kế tài sản của ông Lưu cùng với chị
Hương”20.

- Tuy nhiên, sau đó, trong quá trình giải quyết vụ án, tại Tòa phúc thẩm, bà
Thẩm thừa nhận ngôi nhà là do một mình ông Lưu tạo lập bằng kinh tế riêng của
ông và công nhận căn nhà là tài sản riêng của ông Lưu. Việc công nhận tài sản riêng
này đã thể hiện sự thay đổi trong quan điểm của bà Thẩm. Lúc này, bà thừa nhận
căn nhà thuộc sở hữu riêng của ông Lưu chứ không còn thuộc sở hữu chung của vợ
chồng nữa. Sự thay đổi thể hiện tại đoạn trích “... hơn nữa trong quá trình giải
quyết vụ án bà Thẩm thừa nhận căn nhà là do ông Lưu tạo lập và là tài sản riêng
của ông Lưu...”.

Câu 1.4. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu
chung của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào
của quyết định 377 cho câu trả lời?
- Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu riêng
của ông Lưu. Trong Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa
dân sự Tòa án nhân dân tối cao có đoạn:

“Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kì hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm,
nhưng từ năm 1975 ông Lưu đã chuyển vào Miền Nam công tác và căn nhà được
tạo lập bằng nguồn thu nhập của ông; bà Thẩm không có đóng góp về kinh tế cũng
như công sức để cùng ông Lưu tạo lập nên căn nhà này nên ông Lưu có quyền định

20
Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
28

đoạt đối với căn nhà nêu trên. Việc ông Lưu lập văn bản đề là “Di chúc” ngày 27-
7-2002 là thể hiện ý chí của ông Lưu để lại tài sản của ông cho bà Xê là có căn cứ,
phù hợp với quy định của pháp luật”.

- Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng
của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Trong trường hợp của ông Lưu, việc xác định tài sản riêng của ông Lưu là rất quan
trọng, là căn cứ để có thể xác định quyền định đoạt của ông Lưu trong di chúc đối
với tài sản. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định về tài sản chung và
riêng của vợ chồng 21, tuy nhiên thực tế, vẫn có nhiều trường hợp khó xác định một
cách thỏa đáng một tài sản là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của từng
người như trường hợp quyền sở hữu trí tuệ đối với những đối tượng mà vợ hay
chồng sáng tạo ra. Khi tài sản do một người tự tạo lập trong thời kì hôn nhân bằng
công sức riêng của mình và không có công sức của người còn lại, thực tiễn xét xử
hiện nay cũng khá lung túng trong việc xác định là tài sản chung của vợ chồng hay
là tài sản riêng của người đã tạo lập (xu hướng hiện nay coi đây là tài sản riêng của
người tạo lập)22. Vậy nên, trong quyết định số 377 ở trên, đối với ông Lưu, qua các
tài liệu, chứng cứ có được, Tòa án đã xác định căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt,
phường 6, thành phố Mỹ Tho trên diện tích 101m 2 đất là tài sản riêng của ông Lưu
và ông được toàn quyền quyết định đối với tài sản trên và có quyền lập di chúc để
định đoạt tài sản đó.

Câu 1.5. Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao?

- Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã giải quyết vụ án trên theo hướng xác
định di chúc ngày 27-7-2002 của ông Lưu là di chúc hợp pháp, từ đó quyết định cho

21
Điều 33 và Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
22
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia
Việt Nam, 2016, tập 1, tr. 90- 91.
29

bà Xê được hưởng toàn bộ di sản của ông Lưu. Theo nhóm chúng em, giải pháp trên
của Tòa án là hợp tình, hợp lý.

- Đầu tiên, Tòa xem xét hai mối quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu với bà Thẩm
và ông Lưu với bà Xê. Dựa trên các căn cứ đã phân tích nêu trên, Tòa chỉ công nhận
quan hệ hôn nhân của ông Lưu với bà Thẩm là hợp pháp vì lý do“Ông Võ Văn Lưu
và bà Nguyễn Thị Thẩm kết hôn ngày 26-10-1924 trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký
kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ…” nên
quan hệ hôn nhân của hai người thỏa mãn các điều kiện kết hôn về cả nội dung lẫn
hình thức. Từ đó, Tòa xác định căn nhà là tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Tuy
nhiên, Tòa không hề áp dụng rập khuôn, máy móc các điều luật mà phân tích tỉ mỉ
các thông tin liên quan “giữa ông Lưu và bà Thẩm có kinh tế riêng và ông Lưu đứng
tên riêng đối với nhà đất trên, hơn nữa trong quá trình giải quyết vụ án bà Thẩm
thừa nhận căn nhà là do ông Lưu tạo lập và là tài sản riêng của ông Lưu”, “căn nhà
được tạo lập bằng nguồn thu nhập của ông; bà Thẩm không có đóng góp về kinh tế
cũng như công sức để cùng ông Lưu tạo ra căn nhà này”. Từ đó, công nhận căn nhà
số 150/6A là tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của riêng ông Lưu do đó ông Lưu có
toàn quyền định đoạt đối với căn nhà.

- Bản chất của di chúc là dùng để định đoạt tài sản riêng của cá nhân sau khi
chết. Di chúc luôn được lập ra bởi ý chí tự nguyện và đơn phương của cá nhân mà
không chịu sự tác động của bất kỳ chủ thể nào. 23 Thừa kế theo di chúc là phương
thức dịch chuyển tài sản do người chết để lại, là sự thừa kế theo ý chí chủ quan của
cá nhân người để lại di sản.Thừa kế theo di chúc được đặt trên nền tảng của nguyên
tắc tôn trọng quyền tự do định đoạt của người để lại thừa kế, bằng cách cho phép
người chủ tài sản, trước khi chết, có quyền lập di chúc để định đoạt di sản của mình
cho bất kỳ ai và có thể truất quyền hưởng thừa kế của người thừa kế theo pháp luật.
Với nguyên tắc này, nhà làm luật đã thừa nhận cá nhân có quyền, bằng ý chí cá nhân
thay cho ý chí chủa nhà lập pháp, trong việc để lại di sản thừa kế. Có thể nói, chia
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.
23

HCM, NXB. Hồng Đức, 2018, Chương VI, từ tr. 435- 436.
30

thừa kế theo ý nguyện của người có tài sản trong trường hợp này được ưu tiên áp
dụng so với thừa kế theo pháp luật.24 Do đó, pháp luật phải ưu tiên ý chí, nguyện
vọng của người chết nếu ý chí đó không trái pháp luật và bảo đảm cho ý chí đó có
thể được thực hiện.

- Như thế, Tòa đã giải quyết thấu đáo tranh chấp về căn nhà và đảm bảo được
toàn vẹn ý chí của ông Lưu khi lập di chúc để lại di sản; đồng thời, cũng bảo vệ
quyền lợi cho bà Xê, vì dù hôn nhân của bà không hợp pháp nhưng bà đã sống ở căn
nhà này nhiều năm và góp phần gìn giữ căn nhà. Xét thấy bà Xê không còn nơi nào
khác để sinh sống, nếu Tòa chỉ khăng khăng buộc bà trả lại căn nhà mà không xem
xét đến điều kiện sống thì thật không nhân đạo. Tóm lại, hướng giải quyết trên của
Tòa án thể hiện sự thấu tình, đạt lý trong thực tiễn xét xử khi Tòa cố gắng đảm bảo
đến mức tối đa lợi ích của các bên, vừa nhân đạo nhưng cũng không sai trái pháp
luật.

Câu 1.6. Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu
có thể di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả
lời.

Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu và bà Thẩm thì ông Lưu không
thể di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này. Khoản 2 và khoản 3 Điều 213 Bộ luật
Dân sự năm 2105 có quy định:

“2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang
nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản chung”.

Theo đó, ông Lưu và bà Thẩm là vợ chồng hợp pháp nên có quyền ngang bằng
nhau đối với khối tài sản chung đó. Vì vậy, ông Lưu chỉ được định đoạt một nửa
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.
24

HCM, NXB. Hồng Đức, 2018, Chương VI, từ tr. 439- 441.
31

căn nhà. Nếu ông muốn định đoạt toàn bộ căn nhà này phải thỏa thuận với bà Thẩm
và có sự đồng ý của bà Thẩm.

Về việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung, các đồng sở hữu chung có
quyền ngang nhau và tư tưởng này đã được thể hiện trong một số quy định của Bộ
luật Dân sự. Chẳng hạn, theo khoản 2 Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì vợ
chồng “có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản chung”. Vì các đồng sở
hữu có quyền ngang nhau nên khi định đoạt cần có sự đồng ý của họ. Tư tưởng này
đã được thể hiện trong một số quy định như “tài sản thuộc sở hữu chung đem bán
đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”25 hay “việc định đoạt tài sản là quyền
sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng
văn bản của tất cả các thành viên”26. Tuy nhiên, yêu cầu sự thống thất ý chí của tất
cả các đồng sở hữu chung không được áp dụng đối với một số trường hợp. Chẳng
hạn, đối với tài sản chung không là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu
sản xuất khác của tổ hợp tác thì việc định đoạt “do đại diện của các thành viên
quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”27.28

Đối với việc lập di chúc, nếu một bên vợ hoặc chồng lập di chúc riêng định
đoạt toàn bộ tài sản chung của vợ chồng thì di chúc này chỉ bị vô hiệu một phần.
Phần di chúc định đoạt trong giới hạn ½ tài sản chung (thuộc quyền sở hữu của cá
nhân người lập di chúc) vẫn được xem là hợp pháp và có hiệu lực. Phần di chúc
vượt quá ½ tài sản chung bị vô hiệu vì có nội dung trái pháp luật 29.

25
Điều 451 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
26
Khoản 2 Điều 506 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
27
Khoản 2 Điều 506 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
28
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật
TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, chương II, tr. 191- 192 .
29
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của Đại
học Luật TP.HCM, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, chương VI, tr. 496.
32

2. Diện thừa kế

Câu 2.1. Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông
Lưu hay không? Vì sao?
- Nếu bỏ qua việc ông Lưu để lại di chúc thì việc xác định này có thể theo
hướng như sau: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự
sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết”30.

* Đối với chị Hương: Vì ông Lưu là cha ruột của chị, theo quy định của pháp luật
thì con ruột được hưởng tài sản của cha mẹ mình nên chị Hương chắc chắn thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu.

Toà án cũng đưa ra nhận định: “Mặc khác, trong suốt quá trình ông Lưu vào miền
Nam công tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung của ông bà từ lúc
còn nhỏ đến lúc trưởng thành”31. Đồng thời khẳng định bà Võ Thị Thu Hương là
con của ông Võ Văn Lưu.

Quan hệ thừa kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ là quan hệ thừa kế được xác định dựa
trên cơ sở quan hệ huyết thống, giữa những người có cùng dòng máu trực hệ trong
phạm vi hai đời liền kề nhau. Cha mẹ đẻ là người thừa kế hàng thứ nhất của con đẻ
và con đẻ là người thừa kế hàng thữ nhất của cha mẹ đẻ. Con đẻ của một người gồm
cả con trong giá thú và con ngoài giá thú.32.

* Đối với bà Thẩm: Bà Thẩm thuộc hàng thừa kế thứ nhất vì là vợ hợp pháp của
ông Lưu.

Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Toà dân sự Toà án nhân dân
tối cao có nêu rõ:

30
Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
31
Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.
32
Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của
Đại học Luật TP.HCM, NXB. Hồng Đức, 2018, tr. 570-571.
33

+“Ngày 26-10-1964 ông Võ Văn Lưu kết hôn với bà Nguyễn Thị Thẩm có đăng kí
kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”.

+“Căn cứ các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án thì ông Lưu kết hôn với bà
Thẩm trên cơ sở tự nguyện, có đăng kí kết hôn nên quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu
với bà Thẩm là quan hệ hôn nhân hợp pháp vẫn đang còn tồn tại”.

Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ thừa kế mang tính hai chiều, hay còn
gọi là “thừa kế đối nhau” hoặc “thừa kế của nhau”, nghĩa là khi người chồng chết
thì người vợ còn sống là người thừa kế ở hành thứ nhất của người chồng; ngược lại
khi người vợ chết mà người chồng còn sống thì người chồng là người thừa kế trong
hàng thứ nhất của người vợ.

Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân. Theo
quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “hôn nhân là quan hệ
giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” và cũng tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy
định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn”. Như vậy, vợ chồng để
được thừa kế theo quy định của pháp luật phải là vợ chồng hợp pháp 33.

Viêc cả hai người này còn có giấy tờ đăng kí kết hôn mang một tầm quan trọng rất
lớn. Theo pháp luật ngày nay, hôn nhân được pháp luật công nhận phải là hôn nhân
có đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bằng chứng của hôn nhân và từ đó
là bằng chứng của quan hệ vợ/chồng để được hưởng thừa kế của nhau là giấy chứng
nhận đăng ký kết hôn hợp pháp 34.

*Đối với bà Xê:

Theo lời khai của bà thì: “Bà kết hôn với ông Võ Văn Lưu năm 1996, không có con
chung, tài sản chung của hai vợ chồng là một căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt,
33
Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của
Đại học Luật TP.HCM, NXB. Hồng Đức, 2018, tr. 560.
34
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia
Việt Nam, 2016, tập 2, tr. 187.
34

trên diện tích 101m2 đất cùng một số tài sản sinh hoạt trong gia đình toạ lạc tại tổ
5, khu phố 10, phường 6, thành phố Mỹ Tho”.

Tuy nhiên, Hội đồng giám đốc thẩm toà án nhân tối cao lại đưa ra nhận định rằng:
“Ngày 21-10-1996, ông Lưu làm thủ tục đăng ký kết hôn với bà Cao Thị Xê tại Uỷ
ban nhân dân phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và chung sống với bà
Xê cho đến năm 2003 thì ông Lưu chết. Sau khi ông Lưu chết thì vợ chồng chị Võ
Thị Thu Hương (con gái ông Lưu) vào ở tại căn nhà trên để làm ăn sinh sống và ở
cùng bà Xê. Như vậy, quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm là quan hệ hôn
nhân hợp pháp, còn tồn tại theo quy định của pháp luật, còn quan hệ giữa ông Lưu
với bà Xê là vi phạm pháp luật”35.

Nếu một người có nhiều vợ mà tất cả những cuộc hôn nhân đó đã được tiến hành
trước ngày 13/01/1960 ở miền Bắc hoặc trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam thì khi
người chồng chết trước, tất cả những người vợ còn sống tại thời điểm người chết
đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng. Ngược lại, người chồng
cũng là người thừa kế ở hàng thứ nhất của những người vợ đã chết trước người
chồng36.

“Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 -
ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước
- đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra
Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp
luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng
và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người
vợ”37.

35
Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao .
36
Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật
TP. HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam,Chương VII, tr. 566.
37
Nghị quyết số 02/HĐTP-TATC ngày 19/10/1990.
35

Tuy nhiên, bà Xê và ông Lưu kết hôn năm 1996, không thuộc trường hợp đặc biệt
nêu trên. Nếu việc kết hôn với người vợ thứ hai hay người chồng thứ hai từ ngày
23-3-1977 mà chưa ly hôn với người vợ trước hay chồng trước thì hôn nhân thứ hai
38
này là không hợp pháp và không làm phát sinh quyền thừa kế . Do đó, bà Xê
không phải là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu.

Câu 2.2. Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho
câu hỏi trên có khác không? Vì sao?
Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã quy định “cấm người đang có vợ,
có chồng kết hôn với người khác”. Như vậy, khi ông Lưu và bà Thẩm đăng ký kết
hôn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ thì cả hai đều phải tuân thủ chế độ một vợ, một
chồng như Luật đã quy định. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chỉ áp
dụng trong phạm vi miền Bắc, cụ thể là mốc thời gian 13-01-1960 để chấp nhận tư
cách vợ chồng trong trường hợp chung sống với nhiều người, và hôn nhân của ông
Lưu và bà Thẩm chỉ được xem xét “đối với miền Bắc” 39. Sau ngày giải phóng 30-
04-1975, ông Lưu rời gia đình tại tỉnh Phú Thọ để chuyển vào miền Nam công tác
và sinh sống. Tại đây, ông có đăng ký kết hôn với bà Xê vào năm 1996 và chung
sống với bà Xê đến cuối đời. Một câu hỏi đặt ra rằng liệu cuộc hôn nhân thứ hai của
ông Lưu đối với bà Xê có được xem là hợp pháp ? Để trả lời câu hỏi, chúng ta cần
biết rằng Luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực áp dụng khác nhau cho từng miền
Bắc và miền Nam vì hoàn cảnh chia cắt bấy giờ của đất nước. Sau khi miền Nam
hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất thì pháp luật quy định vợ chồng
chung sống với nhiều người được công nhận là hôn nhân hợp pháp dựa trên thực tế
trước mốc thời gian 25-03-1977. Điều đó có nghĩa nếu một trong hai người lấy vợ
hoặc lấy chồng mà chưa ly hôn với chồng hoặc vợ trước từ ngày 25-03-1977 trở đi
thì pháp luật không công nhân cuộc hôn nhân sau là hợp pháp, dẫn đến không phát
sinh quyền thừa kế. Quay trở lại vấn đề, ông Lưu kết hôn với bà Thẩm ở miền Bắc,

38
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia
Việt Nam, 2019, tập 2, tr. 196.
39
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB Hồng Đức - Hội luật gia
Việt Nam, 2016, tập 2, tr. 197-200.
36

còn kết hôn với bà Xê ở miền Nam, việc ông Lưu có hai cuộc hôn nhân ở hai miền
khác nhau thì nên giải quyết như thế nào?

Trong trường hợp này, cuộc hôn nhân thứ hai của ông Lưu ở miền Nam thì chúng ta
sẽ tính theo mốc thời gian áp dụng đối với miền Nam. Nếu ông Lưu và bà Xê kết
hôn trước ngày 25-03-1977, giả sử là vào cuối năm 1976 thì hôn nhân của hai ông
bà được công nhận là hợp pháp và có phát sinh quyền thừa kế giữa vợ và chồng.
Thế nhưng, thực tế ông Lưu và bà Xê kết hôn vào năm 1996 nên cuộc hôn nhân này
là không hợp pháp, kể cả thủ tục đăng ký kết hôn của ông Lưu và bà Xê là vi phạm
pháp luật, xâm phạm đến chế độ một vợ một chồng mà Luật hôn nhân và gia đình
năm 1986 đã đặt ra. Vì lẽ đó, ông Lưu và bà Xê đều không có quyền thừa kế lẫn
nhau theo pháp luật. Nếu ông Lưu không để lại di chúc thì bà Xê không được quyền
thừa kế di sản của ông Lưu theo pháp luật. Trong quá trình xử lí vụ việc tranh chấp
di sản của ông Lưu, việc xác định không gian và thời gian cho hai cuộc hôn nhân
của ông Lưu là tối quan trọng để làm rõ tính hợp pháp của hai cuộc hôn nhân, từ đó
biết được bà Thẩm hay bà Xê là người thừa kế hơp pháp đối với di sản của ông Lưu
theo pháp luật.

Câu 2.3. Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không?
Vì sao?
Tòa cấp giám đốc thẩm đã công nhận di chúc của ông Lưu là hợp pháp “ông Lưu có
để lại di chúc cho bà được quyền sử dụng toàn bộ tài sản gồm nhà cửa, đồ dùng
trong gia đình”; bên cạnh đó, chỉ xác định bà Thẩm là người thuộc diện thừa kế
“Tuy nhiên, do bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông lưu đã già yếu, không còn khả
năng lao động, theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự thì bà Thẩm được thừa
kế tài sản ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu” chứ
không nhắc đến quyền thừa kế của chị Hương, tức con ruột của ông Lưu và bà
Thẩm40.

40
Quyết định số 337/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
37

Như vậy, trong vụ việc trên, chị Hương không được chia di sản của ông Lưu để lại
trong di chúc, cụ thể là căn nhà số 150/6A và toàn bộ tài sản trong nhà. Tuy nhiên,
nếu trong quãng thời gian ông Lưu còn sống ở miền Bắc với bà Thẩm và đã tạo lập
một số tài sản chung nhất định thì số tài sản ấy sẽ được chia đôi và một phần trở
thành di sản của ông Lưu. Đối với phần di sản này, nếu không được ông Lưu định
đoạt trong di chúc thì sẽ đem chia theo pháp luật 41 và chị Hương sẽ được thừa kế
phần di sản này theo pháp luật bởi vì chị Hương thuộc hàng thừa kế thứ nhất, căn cứ
theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Hàng thừa kế thứ nhất
gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người
chết”.

Câu 2.4. Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở
hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở khi trả lời?

Theo pháp luật hiện hành, thời điểm người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài
sản là di sản do người quá cố để lại là thời điểm mở thừa kế.

+ Theo ghi nhận tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời điểm mở
thừa kế: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa
án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định
tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”.

+ Theo Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những
người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.

+ Luật nhà ở năm 2014 cũng có nêu rõ “thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được
thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế” 42 cũng là đồng thời xác định tại
thời điểm mở thừa kế, người thừa kế trở thành chủ sở hữu di sản đối với nhà ở.

41
Điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
42
Khoản 4 Điều 12 Luật Nhà ở năm 2014, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
38

Thời điểm mở thừa kế có vai trò rất quan trọng trong pháp luật thừa kế. Đây là
mốc thời gian xác định kể từ lúc đó mở đầu việc thừa kế di sản của người quá cố 43.
Do đó việc xác định thời điểm mở thừa kế là cần thiết. Nhìn một cách tổng thể, có
hai trường hợp làm phát sinh vấn đề thừa kế là cá nhân chết hay cá nhân bị coi là
chết bởi một quyết định của các cơ quan có thẩm quyền 44.Bên cạnh đó, lại còn có
vấn đề được đặt ra là những người thừa kế có thể quyết định một ngày khác với
ngày chết đích thực hay không? Và nếu như có thì thời điểm này có được xem là
thời điểm mở thừa kế hay không. Bởi khoản 1 Điều 661, Bộ luật Dân sự năm 2015
cũng có quy định: “Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa
thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn
nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia”.

Câu 2.5. Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào
người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Vì sao?
Trong quyết định số 08, theo nội dung bản án, người thừa kế của ông Hà có
quyền sở hữu nhà ở và đất tranh chấp tại thời điểm mở thừa kế,

Trong quyết định số 08 có đoạn:

“Cụ Huệ chết ngày 27/12/1999, trước khi chết cụ Huệ đã lập di chúc cho con là
Nguyễn Kì Hà được thừa kế; ông Hà chết ngày 12/5/2008 thì bà Lý Thị Ơn là vợ và
các con ông Hà được thừa kế và nhà đất này đã chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở sang cho bà Lý Thị Ơn; ngày 04/3/2011 bà ơn đã được cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với
đất, nên bà Ơn có quyền đòi bà Chắc trả lại đất”.

Bởi vì, theo khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thời điểm
mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Với trường hợp trên, ông Hà chết
sau cụ Huệ, ông Hà được hưởng thừa kế từ di chúc của cụ Huệ, di sản của cụ Huệ
43
Hoàng Thế Liên (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, NXB. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2010, t. III, tr. 15.
44
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia
Việt Nam, 2019, tập 2, tr. 29.
39

trở thành tài sản của ông Hà, và ngay khi ông Hà chết vào ngày 12/5/2008, thì thời
điểm mở thừa kế bắt đầu tính từ lúc ông Hà chết vào ngày 12/5/2008. Người thừa
kế của ông Hà ở hàng thừa kế thứ nhất có bà Lý Thị Ơn là vợ ông Hà cùng với các
con, có quyền được hưởng thừa kế từ di sản ông Hà để lại, cụ thể, đó là quyền sở
hữu nhà ở và đất có tranh chấp.

Thời điểm mở thừa kế có vai trò quan trọng trong pháp luật về thừa kế. Đây là
mốc thời gian xác định kể từ lúc đó mở đầu việc thừa kế di sản của người quá cố.
Thời điểm mở thừa kế cho phép xác định thời điểm người thừa kế được hưởng tài
sản và có quyền, nghĩa vụ của người để lại di sản. Cụ thể, theo Điều 614 Bộ luật
Dân sự năm 2015 quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có
các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”, tại thời điểm này, người thừa kế
trở thành chủ sở hữu di sản là nhà ở. Nhờ vào những quy định này, chúng ta có thể
xác định được những người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản trong trường
hợp người có quyền sở hữu đối với tài sản đó đã chết, để có thể xét xử những vụ án
tranh chấp tài sản, đặc biệt là về bất động sản.

3. Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Câu 3.1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc
toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?
Trong Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao có đoạn:

“Bà Cao Thị Xê được hưởng thừa kế theo di chúc ngày 27-7-2002 do ông Võ Văn
Lưu viết gồm các tài sản, nhà và đất tọa lạc tại số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường
6, thành phố Mỹ Tho đã được ghi nhận tại biên bản xác minh đo đạc ngày 26-5-
2005 của Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho gồm một căn nhà và đất có diện tích
116,64m2 cấu trúc mái nhà tôn, nền gạch men, vách tường (2 vách nhỏ), không khu
phụ, không trần, 01 bàn gỗ chữ y có 04 ghế đai, 01 tủ áo 02 buồng bằng thao lao
40

(1m X 1,8m X 0,5). Tổng giá trị nhà, đất và tài sản tủ bàn ghế là 379.085.094
đồng”.

Như đoạn trích ở trên, ông Lưu để lại toàn bộ căn nhà và những vật dụng trong
nhà cho bà Xê. Đây là tài sản của ông tạo lập được kể từ khi công tác vào miền
Nam sau giải phóng. Vì trong quyết định không đề cập hay nói thêm gì về việc ông
Lưu có tạo lập tài sản chung với bà Thẩm trong thời kỳ còn ở miền Bắc hay không
nên có thể cho rằng di sản được xác định trong di chúc của ông Lưu là toàn bộ tài
sản của ông.

Câu 3.2. Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không
phụ thuộc và nội dung di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?

Diện những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là nhóm
những người thân thích nhất của người để lại di sản, đáng lẽ có thể được hưởng
thừa kế theo luật, nhưng đã bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản bằng
cách nói rõ trong di chúc hoặc tuy không nói rõ trong di chúc, nhưng thực tế lại
không dành cho họ một phần di sản hoặc có dành cho họ một phần di sản nhưng ít
hơn ⅔ của một suất thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự năm
2015 quy định những người sau đây được thừa kế di sản mà không phụ thuộc vào
nội dung di chúc:

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp
họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản
ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.


41

Như vậy, trong ba người bà Xê, bà Thẩm, chị Hương thì chỉ có bà Thẩm thuộc
diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc còn bà Xê và chị Hương không
thuộc diện này.

Bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu (thỏa mãn các điều kiện kết hôn về cả
hình thức và nội dung), còn hôn nhân giữa ông Lưu và bà Xê là trái pháp luật do
quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Xê được hình thành trong thời gian hôn nhân
của ông Lưu và bà Thẩm tồn tại hợp pháp đồng thời cũng không thỏa mãn các điều
kiện kết hôn xét cho hai miền Bắc, Nam được quy định trong Nghị quyết số
02/HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 19-1-1990 hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế.

Đối với chị Hương (sinh năm 1965) là con ruột của ông Lưu nhưng đã thành
niên (loại trường hợp con chưa thành niên). Xét thấy, chị Hương là con đã thành
niên nhưng không phải là người không có khả năng lao động để tự nuôi sống mình,
không phụ thuộc vào việc người này có hoàn cảnh kinh tế như thế nào. Người
không có khả năng lao động để tự nuôi sống mình có thể được hiểu là cá nhân đã
thành niên vào thời điểm mở thừa kế, nhưng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh
khác dẫn đến mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình như mắc các bệnh
nan y (ung thư, suy thận mãn tính...); bị bệnh nặng như bại liệt toàn thân, liệt cột
sống, liệt đốt sống cổ, liệt từ hai chi trở lên, cụt mất từ hai chi trở lên, mù mắt; bị
mất sức lao động từ 81% trở lên. Việc xác định thuộc trường hợp mất từ 81% sức
lao động trở lên cần phải có giấy y chứng của cơ sở y tế hoặc cơ quan giám định
pháp y có thẩm quyền. Do đó, chị không phải là người thừa kế ngoài nội dung di
chúc.
42

Câu 3.3. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu?
Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu dựa vào các cơ sở sau đây.

Bà Thẩm và ông Lưu kết hôn với nhau vào năm 1964, có đăng ký kết hôn tại
Ủy ban nhân dân xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Sau ngày giải phóng,
ông Lưu chuyển công tác ra miền Nam và sinh sống ở đây đến cuối đời, còn bà
Thẩm và các con chung của hai ông bà vẫn ở lại Phú Thọ. Sau khi đến miền Nam
làm việc và định cư, ông Lưu có đăng ký kết hôn với bà Xê, chung sống với bà Xê
đến khi chết vào năm 2003. Ông Lưu có di chúc cho bà Xê toàn bộ nhà đất 150/6A
Lý Thường Kiệt nên bắt đầu xảy ra tranh chấp đối với di sản của ông Lưu. Tòa án
cho rằng mặc dù bà Thẩm và ông Lưu không còn chung sống với nhau trên thực tế
từ năm 1975 nhưng trên giấy tờ thì hôn nhân của hai ông bà vẫn hợp pháp, vẫn có
hiệu lực pháp luật. Vì vậy, bà Thẩm vẫn là vợ hợp pháp của ông Lưu. Thêm vào đó,
dù ông Lưu và bà Xê có đăng ký kết hôn nhưng thủ tục đăng ký này là trái luật, hôn
nhân của hai ông bà đã vi phạm pháp luật bởi hai ông bà kết hôn sau mốc 25-3-1977
(mốc chấp nhận tư cách vợ chồng hợp pháp dù chung sống với hai người để xác
định tư cách thừa kế, được áp dụng trong phạm vi miền Nam) nên cuộc hôn nhân
này là không hợp pháp, giữa hai người không có tư cách thừa kế lẫn nhau. Vì các lẽ
trên, bà Lưu thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào di chúc theo Điều 644 Bộ luật
Dân sự năm 2015, cụ thể bà Lưu được thừa kế ít nhất 2/3 một kỷ phần thừa kế theo
pháp luật đối với di sản của ông Lưu.

Trong Quyết định số 377/2008/DS-GĐT, ngày 23/12/2008 của Toà dân sự


Toà án nhân dân tối cao đã đưa ra nhận định như sau: “Tuy nhiên, do bà Thẩm đang
là vợ hợp pháp của ông Lưu đã già yếu, không còn khả năng lao động, theo quy
định tại Điều 699 Bộ luật Dân sự thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu mà
không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu”. Như vậy, trong trường hợp
43

trên, khi chia di sản thừa kế theo di chúc thì người thiệt thòi nhất ở đây là bà Thẩm,
vì rõ ràng bà là vợ hợp pháp nhưng không được nhận gì từ di sản của chồng, trong
khi chồng đi công tác để bà một mình nuôi dưỡng con nhỏ đến khi trưởng thành mà
không có trợ cấp tiền nuôi dưỡng cho mẹ con bà và hiện tại, tuổi bà Thẩm cũng đã
cao, không còn khả năng lao động tự nuôi sống bản thân nên Tòa án đã can thiệp
vào ý chí của ông Lưu để bảo vệ quyền lợi cho bà Thẩm.

Câu 3.4. Nếu bà Thẩm khoẻ mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì
sao?
Việc bà Thẩm khoẻ mạnh hay bệnh tật, có khả năng lao động hay mất thì bà
vẫn sẽ được hưởng thừa kế bắt buộc (thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc) đối với tài sản của chồng mình bởi lẽ bà là người vợ hợp pháp của ông Lưu
và thời kỳ hôn nhân của ông, bà vẫn luôn tồn tại và chỉ chấm dứt vào thời điểm ông
Lưu chết. Như vậy, bà Thẩm vẫn thỏa mãn điều kiện để được xác định vào diện
thừa kế bắt buộc, căn cứ theo quy định của pháp luật, trong đó: Con chưa thành
niên, cha, mẹ, vợ, chồng vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp
họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản
ít hơn hai phần ba suất đó45.

Pháp luật dù rất tôn trọng quyền của người lập di chúc trong việc định đoạt tài
sản cho những người còn sống. Người lập di chúc có thể lựa chọn bất cứ chủ thể
nào đó để cho hưởng di sản theo di chúc: có thể cá nhân, có thể cơ quan tổ chức,
nếu là cá nhân có thể là những người không thuộc hàng thừa kế của người chết. Tuy
nhiên, xét dưới góc độ pháp luật thì cá nhân phải có nghĩa vụ đối với một số đối
tượng theo xác định theo pháp luật. Ở đây là những đối tượng được quy định tại
Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015. Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi
cho những người như bà Thẩm. Mặc dù là vợ hợp pháp nhưng không được chồng

45
Điểm a khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
44

cho hưởng di sản, di sản đó lại được trao toàn bộ cho người vợ bất hợp pháp kia.
Tuy nhiên, không thể vì ông Lưu không để lại di chúc mà bà Thẩm không có quyền
lợi, thực chất bà còn nuôi nấng con chung của hai người từ lúc ông rời đi nên việc
bà được hưởng 2/3 suất thừa kế bắt buộc là hoàn toàn thoả đáng, bất kể bà có bệnh
tật hay không.

Câu 3.5. Nếu di sản ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được
hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?

Vì bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu nhưng lại không được ông Lưu cho
hưởng di sản thừa kế theo di chúc nên bà Thẩm thuộc diện thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc theo điểm a khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tính khoản di sản bà Thẩm được nhận dựa vào diện thừa kế bắt buộc:

- Giả sử toàn bộ di sản của ông Lưu được chia theo pháp luật thì:

+ Xác định người thừa kế. Áp dụng theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm
2015:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội,
bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
45

là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người
chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Ông Lưu có hai người thừa kế ở hàng thứ nhất là bà Nguyễn Thị Thẩm (vợ hợp
pháp) và chị Võ Thị Thu Hương (con gái ruột).

+ Phân chia thừa kế theo pháp luật. Áp dụng khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm
2015: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Vậy nên bà Thẩm = chị Hương =600/2=300 (triệu đồng)

- Phần thừa kế bắt buộc của bà Hương: theo như Điều 644 Bộ luật Dân sự năm
2015: “….hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo
pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai
phần ba suất đó.”

Suất của một người thừa kế theo pháp luật đối với bà Thẩm là:

600 x 2/3 = 400 (triệu đồng)

Vậy suy ra, bà Thẩm sẽ được nhận ít nhất 400 triệu đồng trích từ phần di sản do ông
Lưu để lại.

Câu 3.6. Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà
Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao?

Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm
không thể được chấp nhận. Trong Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày
23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, Tòa công nhận nội dung di
chúc của ông Lưu là để lại toàn bộ căn nhà số 150/6A và toàn bộ tài sản gồm nhà
cửa, đồ dùng trong nhà cho bà Xê. Như vậy, theo đúng lý, bà Xê sẽ là người thừa kế
toàn bộ di sản nêu trên của ông Lưu (trong trường hợp ông không có hoặc không đề
46

cập đến tài sản chung tạo lập trước khi vào miền Nam). Tuy nhiên, để bảo vệ quyền
lợi cho bà Thẩm, pháp luật đã can thiệp vào di chúc của ông Lưu và đặt bà Thẩm
vào diện thừa kế bắt buộc để hưởng ít nhất 2/3 kỷ phần thừa kế. Trước hết, bà Xê
mới là người thừa kế theo di chúc của ông Lưu và di sản thừa kế để lại ở đây hoàn
toàn là hiện vật (căn nhà và đồ dùng trong nhà). Theo quy tắc chia thừa kế thì di sản
sẽ được chia theo di chúc rồi sau đó mới xét đến những trường hợp thừa kế bắt
buộc. Do đó, bà Thẩm không phải là đồng thừa kế di sản với bà Xê nhưng vẫn là
người thừa kế di sản của ông Lưu nên giữa bà Thẩm và bà Xê vẫn có thể tồn tại
thỏa thuận phân chia tài sản bằng hiện vật.

“Trong trường hợp di chúc có xác định rõ hiện vật để lại cho từng người thừa kế,
hoặc do những người thừa kế tự nguyện thỏa thuận với nhau để cho một trong số
những người thừa kế được nhận hiện vật, thì giao hiện vật cho người đó. Người
thừa kế cũng có thể yêu cầu nhận hiện vật.

Nếu tranh chấp về việc phân chia di sản do Tòa án giải quyết mà di sản có thể chia
được bằng hiện vật, thì về nguyên tắc, ai cũng được chia hiện vật”46.

Tuy nhiên, phải xem xét hiện vật ấy có thể được chia thừa kế hay không bởi
khi hiện vật là tư liệu sản xuất, là nguồn sống duy nhất của một người thừa kế đang
quản lý, thì chia cho người trực tiếp quản lý, khai thác nhằm duy trì sự ổn định về
sản xuất và đời sống của người thừa kế 47.Trong Quyết định số 377, bà Xê đã sinh
sống trong căn nhà số 150/6A từ năm 1996 sau khi ông Lưu chết thì vợ chồng chị
Hương(con gái của ông Lưu) mới vào ở chung với bà Xê. Căn nhà số 150/6A là nơi
sinh sống duy nhất của bà Xê; các vật dụng trong căn nhà cũng là những đồ dùng cơ
bản thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày của bà Xê (01 bàn gỗ chữ y có 04 ghế đai,
01 tủ quần áo và 02 buồng bằng thao lao), vì thế, không thể chia di sản thừa kế bằng
hiện vật được. Như vậy, yêu cầu của bà Thẩm là không thể thực hiện được. Bà

46
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.
HCM, NXB. Hồng Đức, 2018, từ tr. 654-655.
47
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.
HCM, NXB. Hồng Đức, 2018, tr. 655.
47

Thẩm chỉ có thể nhận được số tiền thừa kế bằng ít nhất 2/3 kỷ phần thừa kế từ bà
Xê.

Bên cạnh đó, “di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản
của mình cho người khác sau khi chết”.48 Đây là thừa kế theo di chúc thì rõ ràng bà
Xê mới là người thừa kế chính thức duy nhất theo ý chí của ông Lưu khi để lại di
chúc. Bà Thẩm tuy là người thừa kế (bắt buộc) nhưng phần thừa kế bà nhận được là
do pháp luật can thiệp vào ý chí của chủ thể để lại di sản chứ bà không phải là đồng
thừa kế với bà Xê theo di chúc. Nhóm chúng em nghĩ rằng, xét về mặt vị trí trong
thừa kế thì bà Thẩm chỉ là phụ, bà Xê mới là chính và quy tắc chia thừa kế bao giờ
cũng chia di sản theo di chúc rồi sau đó mới xét đến các di sản chia theo pháp luật
hay diện người thừa kế nằm ngoài nội dung di chúc. Do đó, không nên áp dụng việc
thỏa thuận phân chia giữa những đồng thừa kế với nhau (nếu có) kéo theo việc
người nhận hiện vật có giá trị lớn hơn phần quyền của mình thì phải thanh toán cho
những người thừa kế khác khoản tiền chênh lệch, tính theo tỷ lệ mỗi người được
hưởng. Giả sử, yêu cầu của bà Thẩm được chấp nhận và bà được chia di sản thừa kế
bằng một hiện vật nhất định nhưng hiện vật ấy có giá trị lớn hơn 2/3 kỷ phần thừa
kế. Luật chỉ quy định người thừa kế bắt buộc được nhận ít nhất 2/3 kỷ phần thừa kế
theo pháp luật mà không giới hạn nhiều nhất là bao nhiêu. Vậy trong giả định vừa
nêu, bà Thẩm có cần phải trả lại tiền dư cho bà Xê hay không và bà Xê có quyền
yêu cầu bà Thẩm trả lại tiền hay không? Có thể sẽ có tranh chấp xảy ra, tuy nhiên
mỗi Tòa sẽ có cách phân xử khác nhau, dẫn đến nhiều bất cập và không công bằng.
Thiết nghĩ, các nhà làm luật nên xem xét đến trường hợp này để dự liệu và sửa đổi
sao cho hợp tình, hợp lý.

Câu 3.7. Trong Bản án 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản án
cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh?

Trong Bản án 2493, việc cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của
cụ Khánh trong một đoạn sau đây: “Cụ Nguyễn Thị Khánh và cụ An Văn Lầm (chết
48
Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
48

năm 1938) có 2 con là bà Nguyễn Thị Khót sinh năm 1929, ông An Văn Tâm sinh
năm 1932. Cụ Khánh và cụ Nguyễn Tài Ngọt (chết năm 1973) có 01 con là ông
Nguyễn Tài Nhật sinh năm 1930. Năm 2000 cụ Khánh chết. Mặc dù các đương sự
không xuất trình được giấy khai sinh một cách đầy đủ nhưng đều thống nhất xác
nhận các con của cụ Khánh là bà Khót, ông Tâm, ông Nhật và không có tranh
chấp gì về hàng thừa kế đồng thời cũng xác nhận cha mẹ của cụ Khánh chết trước
cụ Khánh đã lâu. Căn cứ Điều 679 của Bộ luật dân sự 1995, những người thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của cụ Khánh gồm: bà Khót, ông Tâm và ông Nhật”

Câu 3.8. Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?
Ông Nguyễn Tài Nhật là người cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có
tranh chấp. Trong Bản án số 2493/2009/DS-ST ngày 04/9/2009 của Tòa án nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh có đoạn: “Mặc dù theo di chúc của cụ Khánh thì toàn
bộ căn nhà này cụ Khánh để lại cho ông Nguyễn Tài Nhật…” và ông Nguyễn Tài
Nhật cũng khai nhận: “Căn nhà số 83 Lương Định Của phường An Khánh quận 2
do ông mua nhưng ông để cho cụ Khánh đứng tên vì thế nên vào ngày 13/01/1976
cụ Khánh đã làm tờ ủy quyền nhà để ủy quyền cho ông được trọn quyền sử dụng
căn nhà và tiếp đó năm 1990 cụ Khánh đã có di chúc để lại cho ông toàn bộ căn
nhà này…”.

Câu 3.9. Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành
niên của cụ Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời.
Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm là con đã thành niên của cụ
Khánh.Trong bản án số 2493/2009/DS-ST ngày 04/9/2009 của Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh có đoạn:

“Xét yêu cầu của ông Tâm, bà Khót về việc được hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc do không có khả năng lao động vì tại thời điểm mở thừa
kế bà Khót đã 71 tuổi, ông Tâm 68 tuổi... Các nguyên đơn cũng không xuất trình
được chứng cứ chứng minh tại thời điểm mở thừa kế học là những người không có
khả năng lao động”.
49

Theo Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại
các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này”.

Bà Khót, ông Tâm đã là con đã thành niên của cụ Khánh vì vào thời điểm mở
thừa kế, tức là khi cụ Khánh chết thì bà Khót, ông Tâm đều đã trên 18 tuổi.

Đề cập đến việc con đã thành niên bởi vì, theo như trong bản án số
2493/2009/DS-ST, bà Khót và ông Tâm đều yêu cầu được chia thừa kế theo quy
định của pháp luật về người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của
di chúc, căn cứ theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những
trường hợp là diện thừa kế bắt buộc.

Theo như quy định trên, người được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung
di chúc là con của người chết khi rơi vào hai trường hợp: con chưa thành niên hoặc
con thành niên mà không còn khả năng lao động. Xét trường hợp của bà Khót, ông
Tâm, như trên đã nói, hai ông bà đều là con đã thành niên của cụ Khánh, tuy nhiên
theo Tòa án, hai ông bà không có đủ cơ sở để chứng minh mình không có khả năng
lao động vào thời điểm mở thừa kế (khi cụ Khánh chết), cho nên toàn bộ yêu cầu
của bà Khót và ông Tâm được hưởng thừa kế theo trường hợp người được hưởng
thừa kế không phụ thuộc vào di chúc đều không được chấp nhận.

Câu 3.10. Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không? Đoạn nào của bản án cho
câu trả lời?

Bà Khót và ông Tâm không được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc. Phần “Xét thấy” của bản án số 2493/2009/DS-ST
ngày 04/9/2009 của Toà án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh khẳng định rõ điều này:
“Xét yêu cầu của ông Tâm, bà Khót về việc được hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc do không có khả năng lao động vì tại thời điểm mở thừa
50

kế bà Khót đã 71 tuổi, ông Tâm 68 tuổi lại là thương binh 2/4, thấy tại điều 140,
145 của Bộ luật lao động năm 1994 quy định độ tuổi lao động của người Việt Nam
là từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ. Bên cạnh
đó, tại chương lao động là người cao tuổi của Bộ luật lao động còn có các quy định
về chế độ đối với người lao động từ 56 tuổi trở lên đối với nữ và từ 61 tuổi trở lên
đối với nam. Như vậy, pháp luật không đặt ra giới hạn tuổi tối đa được tham gia
các quan hệ lao động mà việc tham gia quan hệ lao động tùy thuộc vào thể lực, trí
lực và tinh thần của từng người. Do đó, độ tuổi lao động là cơ sở xác định người
hết tuổi lao động được hưởng các chế độ đãi ngộ chứ không phải là căn cứ để xác
định một người không còn khả năng lao động. Các nguyên đơn cũng không xuất
trình được chứng cứ chứng minh tại thời điểm mở thừa kế họ là những người không
có khả năng lao động. Hơn nữa, từ trước đến nay ông Tâm, bà Khót có gia đình, có
tài sản riêng, bản thân bà hàng tháng còn được hưởng chế độ chính sách của nhà
nước theo diện người có công với cách mạng khoảng 400.000 đồng; còn ông Tâm
tuy là thương binh 2/4, theo quy định thì ông bị suy giảm khả năng lao động là 62%
nhưng ông cũng được hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước hàng tháng ông lãnh
hơn 2.000.000 đồng nên Hội đồng xét xử nhận thấy không có cơ sở để chấp nhận
yêu cầu của bà Khót, ông Tâm về người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung di chúc, cụ thể mỗi người được hưởng là 400.000.000 đồng”.

Người không có khả năng lao động ở đây có thể hiểu là cá nhân đã thành niên
vào thời điểm mở thừa kế, nhưng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến
mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình như mắc các bệnh nan y (ung
thư, suy thận mãn tính...); bị bệnh nặng như bại liệt toàn thân, liệt cột sống, liệt đốt
sống cổ, liệt từ hai chi trở lên, cụt mất từ hai chi trở lên, mù mắt; bị mất sức lao
động từ 81% trở lên. Việc xác định thuộc trường hợp mất từ 81% sức lao động trở
lên cần phải có giấy y chứng của cơ sở y tế hoặc cơ quan giám định pháp y có thẩm
quyền49. Như vậy, cả bà Khót và ông Tâm đều là con đã thành niên của cụ Khánh

49
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức, chương VI, tr. 514.
51

nhưng không là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Vì tại thời
điểm mở thừa kế, bà Khót đã ngoài độ tuổi lao động nhưng không có nghĩa là bà bị
mất khả năng lao động, việc bà bị ngã nằm liệt vào năm 2006 là sau thời điểm mở
thừa kế (năm 2000). Còn ông Tâm là thương binh nhưng tỉ lệ sức lao động bị mất đi
là dưới 81%. Cả hai người đều không chứng minh được tại thời điểm mở thừa kế
mình không có khả năng lao động.

Ngoài ra, để được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc cần
đáp ứng một số điều kiện sau:

- Điều kiện chung: Cũng như những người thừa kế hợp pháp khác của người để lại
di sản, ngưòi thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc cũng phải
tuân thủ các yêu cầu của một người thừa kế:

+ Không từ chối hưởng di sản theo Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015.

+ Không bị mất quyền hưởng di sản theo Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015.

(phần này Chi có footnote nd luật nhưng t thấy k cần thiết nên xoá bớt, m xem lại có
nên thêm hay không)

+ Cá nhân còn sống, tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

- Điều kiện đặc thù: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc không
được hưởng di sản hoặc tuy được hưởng di sản nhưng giá trị của phần di sản thực tế
được hưởng nhỏ hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia
theo pháp luật 50.

Câu 3.11. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án?

Tòa án đã giải quyết là không cho ông Tâm và bà Khót được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào di chúc. Cụ thể như câu trên vừa nêu.

50
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của Đại
học Luật TP.HCM, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, chương VI, tr. 515- 516.
52

Theo quan điểm của chúng tôi nghĩ Tòa án giải quyết như vậy là hợp lý vì như
đã phân tích ở các câu hỏi trên, ở đây ông Tâm, bà Khót xin được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc do không có khả năng lao động (tại thời
điểm mở thừa kế bà Khót 71 tuổi, ông Tâm 68 tuổi là thương binh 2/4) 51 nhưng
trường hợp của hai ông bà theo nhóm em không phải là “không có khả năng lao
động” vì : thứ nhất, theo lý thì pháp luật hiện hành thì không có quy định nào liên
quan đến việc người cao tuổi là “không có khả năng lao động”; trong thực tế, người
đến tuổi nghỉ hưu không được Tòa án coi là người không có khả năng lao động và
Tòa án Sơ thẩm cũng đã ra đưa ra được những lý lẽ thuyết phục “ pháp luật không
đặt ra giới hạn độ tuổi tối đa được tham gia các quan hệ lao động mà việc tham gia
quan hệ lao động tùy thuộc vào thể lực, trí tuệ và tinh thần từng người. Do đó, độ
tuổi lao động là cơ sở xác định người hết tuổi định một người không còn khả năng
lao động”52. Thứ hai; về tình thì Tòa cũng đã tuyên: “Bà Khót có đời sống kinh tế
độc lập, không phụ thuộc vào cụ Khánh. Bà Khót có gia đình, có tài sản riêng, bản
thân hàng tháng cũng được hưởng chế độ chính sách của nhà nước theo diện người
có công với cách mạng khoảng 400.000 đồng; còn ông Tâm tuy là thương binh 2/4,
theo quy định thì ông bị suy giảm khả năng lao động là 62% nhưng ông cũng được
hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước hàng tháng”53. Ta có thế thấy ông Tâm với
Bà Khót cũng có được hưởng những khoản tiền từ nhà nước, cũng có tài sản riêng
nên tòa tuyên họ không được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
là đúng vì làm như vậy sẽ bảo vệ được ý chí của người đã khuất (được chuyển giao
tài sản của mình sau khi chết cho người mình muốn) cũng như bảo vệ được quyền
lợi chính đáng của những người thừa kế theo di chúc (hưởng phần tài sản xứng đáng
với họ).

51
Bản án số 2493/20009/DS-ST ngày 04/09/2009 của Tòa án nhân dân TP.HCM.
52
Bản án số 2493/20009/DS-ST ngày 04/09/2009 của Tòa án nhân dân TP.HCM.
53
Bản án số 2493/20009/DS-ST ngày 04/09/2009 của Tòa án nhân dân TP.HCM.
53

Câu 3.12. Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức
lao động? Vì sao?

Hướng giải quyết của Tòa án có lẽ sẽ thay đổi nếu ông Tâm bị tai nạn mất
85% sức lao động. Trong vụ việc này, ông Tâm yêu cầu được chia thừa kế thuộc
diện thừa kế không theo nội dung di chúc với tư cách“Con thành niên mà không có
khả năng lao động” căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm
2015. Đối với quy định này, cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kì văn bản pháp luật
nào hướng dẫn, diễn giải về khái niệm này. Như thế nào là “không có khả năng lao
động”? Cụ thể trường hợp nào mới được xác định là “không có khả năng lao
động”?

Khi xét về tình trạng của ông Tâm bị suy giảm khả năng lao động đến 85%,
Tòa án có thể vận dụng quy định tại khoản 1 Điều 6 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà
các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán
được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương
tự” để áp dụng các quy định của luật khác có liên quan đến vấn đề suy giảm, không
có khả năng lao động. Trước đây, trong Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có đề cập đến các trường hợp mất khả
năng lao động như sau: “Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất
khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại
không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm
thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị
suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí
hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại”. Bên cạnh đó, Điều 50 Luật Bảo hiểm
xã hội năm 2014 còn có quy định đề cập đến người bị suy giảm khả năng lao động
như sau: “Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt
cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài
mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp
54

phục vụ bằng mức lương cơ sở”. Nhìn chung, các quy định trên đều xác định một
người bị mất khả năng lao động khi người đó có mức độ suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở lên, không thể phục hồi, bị khuyết tật nặng trên cơ thể dẫn đến
không có khả năng tạo ra thu nhập bằng lao động để nuôi sống bản thân, phải dựa
vào sự chăm sóc của người khác. Và người bị mất khả năng lao động trong trường
hợp này đều có sự đảm bảo hỗ trợ, quan tâm, chăm sóc về kinh tế từ Nhà nước và
các tổ chức sản xuất sử dụng lao động.

Trở lại với trường hợp ông Tâm bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao
động đến 85%, nếu ông Tâm có sự giám định thương tật tại bệnh viện, hoặc một số
giấy tờ liên quan đến việc chứng minh ông thuộc diện bị suy giảm khả năng lao
động nặng nề tương ứng với các chi tiết thương tật của các quy định nêu trên và
cuộc sống hằng ngày phải phụ thuộc vào người chăm sóc vì không thể lao động để
nuôi sống bản thân thì Tòa án nên xác nhận ông Tâm thuộc diện “Con thành niên
mà không có khả năng lao động”, và chấp nhận yêu cầu được quyền thừa kế theo
chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Vậy ông Tâm sẽ nhận được
khoản tiền 400.000.000 đồng, tương ứng với 2/3 suất thừa kế từ di sản của cụ
Khánh.

Câu 3.13. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản.
- Khái niệm di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài
sản của mình cho người khác sau khi chết.

- Khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở
hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý
nhận”54

* Giống nhau:

54
Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
55

- Đều có sự định đoạt về tài sản của người có tài sản. Thể hiện ý chí của chủ thể có
tài sản.

- Là căn cứ để chấm dứt quyền sở hữu của chủ thể này và căn cứ để xác lập quyền
sở hữu cho chủ thể được chuyển giao.

- Đối tượng được chuyển giao quyền sở hữu là bất kì ai theo ý chí của người có tài
sản.

- Đối tượng chuyển giao là tài sản.

- Giao dịch dân sự không đền bù. Vì người để lại di chúc và người tặng cho tài sản
không có yêu cầu phải nhận lại lợi ích.

* Khác nhau:

Tiêu chí Di chúc Tặng cho tài sản


so sánh
Ý chí của các Đây là một giao dịch dân sự Đây là hợp đồng, thể hiện sự
chủ thể tham gia thể hiện ý chí đơn phương thỏa thuận, thể hiện ý chí song
của một người định đoạt tài phương giữa người cho và
sản của cá nhân người đó cho người được tặng
những người thừa kế.
Phương thức thể Di chúc hợp pháp theo quy Hợp đồng tặng cho tài sản.
hiện định của pháp luật.
Thời điểm có Từ thời điểm mở thừa kế. Từ thời điểm bên được tặng cho
hiệu lực Thời điểm mở thừa kế là thời nhận tài sản, trừ trường hợp có
điểm người có tài sản chết. thỏa thuận khác.
Trường hợp Tòa án tuyên bố Đối với động sản mà luật có quy
một người là đã chết thì thời định đăng ký quyền sở hữu thì
điểm mở thừa kế là ngày hợp đồng tặng cho có hiệu lực
được xác định tại khoản 2 kể từ thời điểm đăng ký.
Điều 71 của Bộ luật dân sự Hợp đồng tặng cho bất động sản
56

201555. có hiệu lực kể từ thời điểm đăng


ký; nếu bất động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu thì hợp
đồng tặng cho có hiệu lực kể từ
thời điểm chuyển giao tài sản.
Nghĩa vụ của Những người hưởng thừa kế Người được tặng cho không
người nhận có trách nhiệm thực hiện phải thực hiện nghĩa vụ tài sản
nghĩa vụ tài sản trong phạm đối với phần tài sản tặng cho.
vi không vượt quá phần tài Trừ trường hợp quy định tại
sản mà mình nhận được56. khoản 1 Điều 462, Bộ luật Dân
sự năm 2015 57.
Quy định về bảo Nếu người có tài sản định Nếu người có tài sản định đoạt
vệ người thừa kế đoạt tài sản của mình cho tài sản của mình cho người khác
không phụ thuộc người khác theo cách thức di theo cách thức tặng cho di sản
nội dung di chúc chúc thì tồn tại quy định để thì không có quy định để bảo vệ
bảo vệ những người thừa kế những người thừa kế không phụ
không phụ thuộc vào nội thuộc vào nội dung di chúc.
dung di chúc, có quy định tại
Điều 644 Bộ luật Dân sự năm
2015.
Đối tượng Tài sản Tài sản nhưng phải là tài sản
chuyển giao đang có, đang tồn tại chứ không
phải tài sản hình thành trong
tương lai.

55
Theo khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự 2015: “Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành
văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyển giao và tình trạng tài sản của người được giám hộ tại thời
điểm chuyển giao. Người cử người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển
giao giám hộ.”
56
Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
57
Khoản 1, Điều 462, Bộ luật Dân sự năm 2015: “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho
thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
57

Câu 3.14. Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc
mà, trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của
ông Lưu thì bà Thẩm có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên
không?

Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hơp đồng tặng cho tài
sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và
chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được
tặng cho đồng ý nhận”. Nếu ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản
của ông có đầy đủ trình tự thủ tục theo khoản 1 Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015
là “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực
hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của
luật.”, thì hơp đồng đó là hợp pháp và có hiệu lực pháp luật “kể từ thời điểm đăng
ký”58, và từ thời điểm đó bà Xê xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được tặng cho,
đồng thời toàn bộ tài sản đó không còn là tài sản của ông Lưu, kéo theo việc đó
không phải là di sản của ông Lưu khi ông chết. Vì toàn bộ tài sản của ông Lưu đã
được chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp cho bà Xê trước khi ông chết nên bà
Thẩm không thể có quyền thừa kế một phần di sản của ông Lưu với tư cách là vợ
hợp pháp. Cũng như, Tòa án xác định phần tài sản trên do một mình ông Lưu tạo
lập khi vào miền Nam sinh sống, trong giai đoạn này ông và bà Thẩm không còn
sống chung với nhau và bà Thẩm không có đóng góp gì vào việc tạo lập nhà đất nên
đó là tài sản riêng của ông Lưu. Trong trường hợp ông Lưu để lại di chúc, mặc dù
chỉ định người thừa kế là bà Xê nhưng Tòa án xác định được nhà đất trên là di sản
của ông Lưu nên có cơ sở lập luận cho rằng bà Thẩm thuộc diện thừa kế theo pháp
luật bởi hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm vẫn còn hiệu lực pháp lực. Tuy nhiên,
ông Lưu làm hợp đồng tặng cho toàn bộ nhà đất đối với bà Xê đã chấm dứt quyền
sở hữu và quyền sử dụng nhà đất của ông Lưu kể từ khi đăng ký chuyển nhượng bất
động sản trên cho bà Xê. Bởi vậy, mặc nhiên toàn bộ tài sản đó không phải là di sản

58
Khoản 2 Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
58

của ông Lưu khi ông chết nên bà Thẩm không thể hưởng một phần nhà đất trên
được.

4. Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản

Câu 4.1. Theo BLDS, những nghĩa vụ nào của người để lại di sản được ưu tiên
thanh toán?
Theo Điều 685 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về “Thứ tự ưu tiên thanh
toán”:

“Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán
theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác”.

Các khoản nợ này được liệt kê theo thứ tự từ 1 đến 10, cũng là thứ tự ưu tiên
thanh toán từ trên xuống dưới. Theo đó, những khoản được quy định trước thì được
ưu tiên thanh toán trước và thanh toán hết, thì mới tiếp tục thanh toán đến khoản
tiếp theo, và lần lượt như vậy cho đến khi thanh toán hết nghĩa vụ, chi phí hoặc hết
59

di sản (trường hợp nghĩa vụ, chi phí lớn hơn di sản để lại). Có nghĩa, khi thanh toán
đến thứ tự ưu tiên nào mà di sản không còn thì các nghĩa vụ, chi phí còn lại sẽ
không được thanh toán và người có quyền trong trường hợp này đành gánh chịu rủi
ro vì không lấy lại được khoản tiền từ người chết59.

Câu 4.2. Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi
trưởng thành không?
Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng
thành.

Bởi vì ông Lưu với bà Thẩm là vợ chồng hợp pháp, hai ông bà có con chung
là chị Hương, cho nên ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ
đến khi trưởng thành. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái:

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để
con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu
thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng
lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành
niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn
nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con
đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động;
không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”60.
59
Nguyễn Ngọc Hồng Phượng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại
học Luật TP. HCM, NXB. Hồng Đức, 2018, Chương VIII, từ tr. 616- 618.
60
Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
60

Điều này quy định chung cho cả cha và mẹ, đồng nghĩa với việc cả cha và mẹ
đều có nghĩa vụ đối với con cái như nhau. Cho nên, ở trường hợp trong quyết định
377/2008/DS-GĐT có đề cập đến việc nên xem xét công sức của bà Thẩm khi ông
Lưu vào miền Nam công tác, để bà Thẩm một mình nuôi con, nên trích một phần di
sản để bù đắp cho công sức của bà Thẩm. Bởi vì dù tài sản là do một mình ông Lưu
tạo lập, nhưng cũng là tạo lập trong thời kì hôn nhân với bà Thẩm.

Tuy Tòa án xét xử căn nhà là tài sản riêng của ông Lưu, nhưng theo đúng luật
thì căn nhà vẫn được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm. Điều
này một lần nữa khẳng định nên có phần đền bù cho công sức bà Thẩm đã nuôi
dưỡng chị Hương khi ông Lưu không có mặt.

Câu 4.3. Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương
từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành?

Trong phần “Xét thấy” của Quyết định đã cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị
Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành: “Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi
ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung
từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, khi giải quyết lại cũng cần xem xét đến
công sức nuôi con chung của bà Thẩm và trích từ giá trị khối tài sản của ông Lưu
để bù đắp công sức nuôi con chung cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu)”61.

Thiết nghĩ, quan điểm của Tòa giám đốc thẩm như vậy là đúng đắn và đảm
bảo được quyền lợi cho bà Thẩm bởi chị Hương là con chung của ông Lưu và bà
Thẩm nhưng mình bà đã chăm sóc chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành.
Việc trích một phần từ di sản của ông Lưu cho công sức nuôi con chung của bà là
xứng đáng với công sức bà đã bỏ ra.

61
Quyết định số 377/2008/DS-GĐT, ngày 23/12/2008 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.
61

Câu 4.4. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có
phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công
sức nuôi dưỡng con chung không?

Theo Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì cần
phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức
nuôi dưỡng con chung: “Trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền nam công
tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi
trưởng thành, khi giải quyết lại cũng cần xem xét đến công sức nuôi con chung của
bà Thẩm và trích từ khối tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi con chung
cho bà Thẩm (nếu bà có yêu cầu)”62.

62
Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
62

Câu 4.5. Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản,
anh/chị hãy giải thích giải pháp trên của Tòa án.
Tòa án đưa ra giải pháp theo hướng xem xét công sức nuôi dưỡng của bà
Thẩm đối với chị Hương. Tòa cho rằng ông Lưu là cha ruột của chị Hương do đó
mà ông cần phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chị Hương. Tuy nhiên năm
1975, ông công tác vào miền Nam và không trở lại, lúc này chị Hương chỉ mới có
10 tuổi. Bà Thẩm và chị Hương cũng không khai rằng, trong suốt quá trình từ năm
1975 cho đến lúc chết, ông Lưu có gửi trợ cấp hỗ trợ bà Thẩm nuôi dưỡng chị
Hương hay không. Như vậy, có thể xem rằng ông Lưu đã không làm tròn trách
nhiệm của một người cha và chỉ để cho một mình bà Thẩm nuôi dưỡng con cho đến
khi trưởng thành, vì vậy, Tòa đã cân nhắc đến công sức của bà Thẩm đồng thời kết
luận rằng ông Lưu còn thiếu tiền cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng còn thiếu là một loại
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại do tiền cấp dưỡng người quá cố phải thực hiện
khi còn sống nhưng chưa thực hiện mới là nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là nghĩa vụ phát sinh cho chính người để lại di
sản và người để lại di sản đó phải thực hiện. Do đó, Tòa đề nghị xem xét trích một
phần di sản thanh toán nghĩa vụ tài sản của ông Lưu (tức tiền cấp dưỡng còn thiếu
đối với chị Hương) rồi sau đó mới chia di sản còn lại theo di chúc.
63

Phần III

Tóm tắt Bản án số 767/2011/DS-GĐT ngày 17/10/2011


Năm 1994 cụ Trượng (ông nội) cho anh Đang (nguyên đơn) 3.530m 2 đất thuộc
thửa 543. 1/3/1997 cụ Trượng lập di chúc cho anh 3.000m2 đất (trong tổng số diện
tích nói trên). 1996 anh cho vợ chồng ông Sáu và bà Hơn (bị đơn) 530m 2 để canh
tác. Nhưng hiện tại vợ chồng ông đang canh tác 1.500m 2 đất và cho rằng cụ Trượng
viết lại di chúc 1999 cho vợ chồng ông diện tích đất này. Nhưng anh Đang không
biết và không chấp nhận di chúc năm 1999 yêu cầu vợ chồng ông Sáu phải trả lại
cho anh 1.500m2 đất thuộc một phần thửa đất 543. Tòa cấp sơ thẩm chấp nhận yêu
cầu của nguyên đơn về việc kiện đòi thừa kế quyền sử dụng đất đối với ông Sáu.
Cấp phúc thẩm không chấp nhận đơn kháng cáo của ông Sáu. Giữ nguyên bản án sơ
phẩm. Tòa án Giám Đốc Thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Giao
hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang xét xử sơ thẩm lại
theo quy định của pháp luật.

Tóm tắt Quyết định số 194/2012/DS-GĐT


Cụ Môn và cụ Giảng có 1 căn nhà ngói 5 gian (không còn giá trị sử dụng) trên
169,3 m2 đất do cụ Môn đứng tên. Năm 1998, cụ Môn lập di chúc cho ông Đức 04m
đất, diện tích đất còn lại dùng làm nhà thờ cúng gia tiên giao cho ông Mạnh (bị đơn)
trông nom. Bản di chúc không có chứ ký cụ Giảng. Năm 1999, cụ Giảng chết không
để lại di chúc. Năm 2000, cụ Môn tổ chức họp gia đình thống nhất nội dung di chúc,
không ai có ý kiến gì khác. Năm 2003 ông Đức bị tai nạn chết, sau đó cụ Môn bị
sốc chết cùng ngày. Nguyên đơn là ông Nhiên cho rằng di chúc của cụ Môn không
rõ ràng, không hợp pháp và giữa ông Nhiên và ông Mạnh phát sinh mâu thuẫn,
không thống nhất việc xây nhà thờ nên ông yêu cầu được chia thừa kế theo pháp
luật. Tại bản án dân sự sơ thẩm xác định di chúc của cụ Môn có hiệu lực 1 phần về
nửa đất thuộc quyền định đoạt của cụ Môn. Tại bản án dân sự phúc thẩm xác định
di sản của cụ Giảng là 84,5m2 chia theo pháp luật. Xác định phần di sản của cụ
Môn (sau khi trừ diện tích đất cho ông Đức) chia theo di chúc để làm nhà thờ và
giao cho ông Mạnh quản lý, sử dụng. Tại quyết định giám đốc thẩm quyết định huỷ
bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm. Giao hồ sơ cho Toà án xét xử lại theo đúng
quy định của pháp luật.

Tóm tắt Quyết định số 363/2013/DS-GĐT


Nguyên đơn là bà Bay và bà Chim yêu cầu chia thừa kế di sản của cha là cụ
Nhà gồm hai thửa đất tại xã Mỹ Lộc (đứng tên cụ Nhà) và xã Long Thượng (đứng
tên bà Sáu – bị đơn) và không công nhận Tờ di chúc lập ngày 26/07/2000 của cụ
64

Nhà vì cho rằng lúc đó cha các bà đã 80 tuổi, không còn minh mẫn. Bị đơn không
đồng ý yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn. Tại bản án dân sự sơ thẩm chấp nhận
một phần yêu cầu của nguyên đơn. Tại bản án dân sự phúc thẩm quyết định bác yêu
cầu của nguyên đơn. Tòa giám đốc thẩm quyết định hủy Bản án dân sự phúc thẩm
và Bản án dân sự sơ thẩm.

Câu 1. Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi; huỷ bỏ di
chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, huỷ bỏ)
Theo quy định tại Điều 640, Bộ luật Dân sự năm 2015, về việc sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ di chúc:

“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào
bất cứ lúc nào.

2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ
sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ
sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc
trước bị hủy bỏ.”

Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 cũng có quy định về việc sửa đổi, bổ sung,
thay thế di chúc:

“1- Trong trường hợp người lập di chúc sửa đổi di chúc thì phần của di chúc không
bị sửa đổi vẫn hợp pháp.

2- Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và điều
bổ sung di chúc đều hợp pháp.

3- Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc thì coi như không có di
chúc trước”63.

63
Điều 22 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 của Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
65

- Thay đổi di chúc có thể là việc sửa đổi di chúc, bổ sung di chúc hoặc thay thế
di chúc, thực chất giống như việc tạo lập một di chúc mới, khiến cho di chúc này
khác với di chúc đã lập trước đó:

+ Sửa đổi di chúc: là việc người để lại di sản thay đổi một phần nội dung quyết định
của mình trong bản di chúc trước đó, đưa ra một quyết định mới nhằm thay đổi một
phần quyết định cũ của mình trong di chúc đã lập trước đó. Thông thường, việc sửa
đổi di chúc biểu hiện thông qua việc sửa đổi về kỹ thuật (như về câu chữ, ngữ pháp,
và các sửa đổi khác mang tính hình thức) và sửa đổi nội dung (như sửa về người
thừa kế, về di sản, về quyền và nghĩa vụ của người hưởng di sản). Về mặt pháp lý,
chỉ coi là sửa đổi di chúc nếu người lập di chúc đã điều chỉnh nội dung của di chúc
64
.

+ Bổ sung di chúc: là việc người để lại di sản thêm vào nội dung di chúc đã lập một
nội dung mới, có thể là bổ sung, người được hưởng thừa kế theo di chúc, hoặc bổ
sung nghĩa vụ mà người thừa kế phải thực hiện… Nếu người để lại di sản bổ sung
di chúc, mà phần di chúc bổ sung hợp pháp, thì di chúc đã lập và được bổ sung đều
có giá trị pháp lý như nhau, cần chú ý là, nếu phần di chúc đã lập trước đó và phần
di chúc bổ sung có nội dung mâu thuẫn nhau, thì chỉ phần di chúc bổ sung có hiệu
lực pháp lý.

+ Thay thế di chúc: là việc người để lại di sản lập di chúc khác thay thế hoàn toàn di
chúc cũ vì họ cho rằng, những quyết định của họ trước đây không còn phù hợp với
ý chí của họ nữa.

- Huỷ bỏ di chúc: là việc người để lại di sản, thông qua một hành vi pháp lí
hợp pháp để tuyên bố huỷ hoặc không công nhận tất cả các di chúc do mình đã lập
trước đó 65.

64
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật
TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Chương VI, tr. 502.
65
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật
TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Chương VI, tr. 505.
66

* Đối với việc thay đổi di chúc:

- Thời điểm: bất cứ lúc nào người lập di chúc muốn đưa ra sự thay đổi đối với di
chúc mà mình đã lập, bao gồm việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế di chúc.

- Cách thức: thực chất là việc lập ra một tờ di chúc mới, vì pháp luật không thừa
nhận các bản di chúc đã bị sửa chữa, bôi xoá trực tiếp trên tờ di chúc. Sự bôi xoá,
sửa chữa trực tiếp trên tờ di chúc có hậu quả làm cho di chúc này bị vô hiệu, vì hành
vi này tạo kẻ hở cho người khác tự ý sửa chữa, bôi xoá trên tờ di chúc 66.

- Hình thức: bản di chúc đã thay đổi vẫn phải đảm bảo hình thức của một di
chúc theo Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015, là di chúc hợp pháp theo quy định tại
Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015.

* Đối với việc huỷ bỏ di chúc:

- Thời điểm: bất cứ lúc nào người lập di chúc muốn huỷ bỏ hoặc khi có bảng
di chúc mới của chính người này lập.

- Cách thức: bao gồm ba cách thực hiện.

+ Huỷ bỏ di chúc một cách minh thị: là việc người lập di chúc nói rõ rằng di chúc
đã được huỷ bỏ, họ thể hiện ý chí công khai bằng một văn bản, nói rõ mình không
thừa nhận giá trị của bản di chúc do mình đã lập trước đó; có trường hợp họ thực
hiện các hành vi khác nhau làm cho bản di chúc đó không còn tồn tại như: đốt bỏ,
xé bỏ,… Tuy nhiên, cần lưu ý, một di chúc được lập theo các thể thức công chứng,
chứng thực thì ngoài các bản do người lập di chúc và người giữ thừa kế, còn có một
bản lưu tại các cơ quan hữu quan khi công chứng, chứng thực. Do vậy, cho dù thực
tế người lập di chúc đã tiêu huỷ các di chúc rồi, nhưng còn bản lưu ở các cơ quan
chức năng bản di chúc, thì những người thừa kế vẫn có thể yêu cầu cơ quan đó sao
và cấp bản sao thể làm bằng chứng cho việc xin hưởng thừa kế 67.
66
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật
TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Chương VI, tr. 504.
67
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật
TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Chương VI, tr. 505.
67

+ Huỷ bỏ mặc nhiên di chúc: có thể nói là huỷ bỏ bằng các xác lập một giao dịch
khác đối với tài sản định đoạt trong di chúc, bằng các hình thức như: mua bán, tặng
cho, cầm cố, thế chấp hay dùng tài sản đó bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà sau đó tài
sản này đã được xử lý để trả nợ thì hành vi này cũng được xem như huỷ bỏ mặc
nhiên (huỷ bỏ gián tiếp) đối với di chúc đã lập. Di chúc vẫn được coi là được huỷ
bỏ bởi việc người có tài sản đã xác lập một giao dịch thể hiện người có tài sản đã
định đoạt lại tài sản cho dù gia dịch này sau đó không được pháp luật ghi nhận: việc
định đoạt lại tài sản cho thấy người lập di chúc đã huỷ bỏ di chúc còn việc định đoạt
lại tài sản có giá trị pháp lý hay không không ảnh hưởng tới việc huỷ bỏ di chúc68.

+ Huỷ bỏ bằng việc lập một di chúc khác: di chúc trước có thể bị huỷ bỏ bởi di chúc
sau cho dù di chúc sau không có cùng hình thức với di chúc trước69.

Câu 2. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định
(tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc không)
không? Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử thì việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc vẫn có thể ngầm
định.

Ở Pháp, từ thời kỳ Trung cổ, “việc hủy bỏ di chúc có thể ngầm định khi người
lập di chúc có một hành vi sau này không tương thích với nội dung trong di chúc
như di tặng hay bán cho người khác chính tài sản đã nêu trong di chúc”. Giải pháp
này vẫn được ghi nhận trong pháp luật hiện hành của Pháp. Điển hình là vụ việc sau
đây được giám đốc thẩm ở Pháp:

Ông Jean làm di chúc để lại một số tài sản của mình cho vợ vào năm 1934. Khi con
trai kết hôn, ông Jean đã tặng cho tài sản nêu trong di chúc cho con trai của mình.
Sau khi ông chết, người vợ đã yêu cầu chia thừa kế theo di chúc nhưng người con
trai đã cho rằng việc tặng cho năm 1935 có hệ quả hủy bỏ di chúc năm 1934. Tòa án
68
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật
gia Việt Nam, 2019, tập 1, tr. 650.
69
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia
Việt Nam, 2019, tập 1, tr. 648.
68

địa phương đã chấp nhận lập luận của người con trai và Tòa án tối cao Pháp đã xét
rằng “hợp đồng có thể hủy bỏ một di chúc khi hợp đồng này không tương thích với
di chúc trước đây” nên đã không đồng ý với kháng cáo giám đốc thẩm của người
vợ.70

Trong cổ luật Việt Nam, “người lập di chúc có thể phát biểu sự thay đổi chung
ý một cách công nhiên và khai là bãi bỏ chúc thư cũ, hoặc bằng một giấy bãi bỏ
riêng biệt”. Ở đây, “người lập di chúc cũng có thể bãi bỏ một phần hay toàn thể
chúc thư một cách mặc nhiên bằng những hành vi chứng tỏ rằng đã thay đổi chung
ý về sử dụng tài sản”71. Ở pháp luật Việt Nam hiện hành, trong thực tiễn, các Tòa án
đều xem việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định mà không cần thể hiện
bằng một văn bản công chứng về việc hủy bỏ di chúc.

+ Người lập di chúc tự tay tiêu hủy di chúc (trường hợp hủy bỏ di chúc ngầm định).

+ Hủy bỏ di chúc bằng việc lập di chúc khác:

Hành vi này này cho phép Tòa suy luận rằng người để lại di chúc không muốn
giữa di chúc nữa và thực tiễn xét xử theo hướng di chúc trước bị hủy bỏ nên không
có giá trị. Có thể lấy minh họa là Quyết định số 175/2010/DS-GĐT ngày 27-4-2010
của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Cụ Tảng lập hai di chúc, một di chúc ngày
1-7-1990 và một di chúc ngày 15-9-1992. Tòa giám đốc đã xét rằng: “Trong trường
hợp di chúc năm 1992 cụ Tảng tự nguyện lập, khi minh mẫn và không bị lừa dối thì
di chúc năm 1990 không có hiệu lực vì đã có di chúc năm 1992”72. Điều này cho
thấy di chúc năm 1990 bị hủy bỏ bằng việc người lập di chúc lập di chúc mới có nội
dung khác liên quan đến tài sản trong di chúc năm 199073.

+ Hủy bỏ di chúc bằng giao dịch khác di chúc:

70
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức-Hội Luật gia
Việt Nam, 2016, tập 1, từ tr. 560- 561.
71
Nguyễn Văn Thành, Dân luật, Luật Khoa Đại học Sài Gòn, Quyển 2, tr. 120 và 122.
72
Quyết định số 175/2010/DS-GĐT ngày 27-4-2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
73
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật
gia Việt Nam, 2016, tr. 555.
69

Trường hợp người lập di chúc định đoạt lại tài sản bằng hành vi khác di chúc
như tặng cho, mua bán, cầm cố, thế chấp hay dùng tài sản đó bảo lãnh cho một
nghĩa bụ mà sau đó tài sản này đã bị xử lý để trả nợ thì hệ quả đối với di chúc cũ
cũng tương tự như trường hợp hủy bỏ di chúc trước bằng di chúc mới vì bản chất
đều là định đoạt lại tài sản đã nêu trong di chúc trước. Tại Quyết định số
471/2011/DS-GĐT ngày 21-6-2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, “cụ
Phát, cụ Đừng đã cho ông Phong đất, sau đó lại lập di chúc cho tài sản của mình cho
ông Linh ,bà Xuôi, bà Đơn. Khi di chúc chưa phát sinh hiệu lực (năm 2005) cụ Phát
thay đổi ý nguyện của mình đòi lại đất đã cho ông Phong nhưng sau đó lại cho ông
Phong diện tích đất đó. Mặc dù cụ Phát không có văn bản thay đổi di chúc nhưng
thực tế cụ Phát đã cho đất ông Phong nên đã đào mương để phân ranh và ông Phong
đã làm nhà kiên cố để ở từ đó đến trước khi cụ Phát chết không ai có khiếu kiện gì.
Nay cụ Phát đã chết, ông Phong đã đứng tên trong sổ địa chính, xét thấy nên tôn
trọng ý nguyện của cụ Phát khi còn sống là đã cho ông Phong phần đất của mình”. 74
Ở đây, di chúc cho ông Linh, bà Xuối, bà Đơn đã bị hủy bỏ bởi tặng cho tài sản cho
ông Phong nên di chúc cho ông Linh, bà Xuối, bà Đơn không còn giá trị75.

Các minh họa trong thực tiễn nêu trên cho thấy hướng công nhận sự ngầm
định của việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc của thực tiễn xét xử là rất thuyết phục,
cần được duy trì và phát triển. Bởi lẽ, thứ nhất, các cách thức thay đổi và hủy bỏ di
chúc ngầm định vẫn thể hiện ý chí đơn phương của người để lại di sản trước thời
điểm mở thừa kế khi mà người đó vẫn hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo, sáng suốt, do
đó những hành vi mà được hiểu ngầm là thay đổi hay hủy di chúc vẫn nằm trong ý
chí của người lập di chúc (đây là yếu tố quan trọng nhất đối với di chúc). Nếu như
thực tiễn pháp luật không công nhận cách thức ngầm định này thì nghĩa là pháp luật
đã không tôn trọng và thậm chí xâm phạm ý chí, nguyện vọng của người để lại di
chúc. Thứ hai, các hành vi ngầm định đó kéo theo một số hệ quả không đồng nhất
đối với tài sản được định đoạt trong di chúc. Khi tài sản trong di chúc không còn
Quyết định số 471/2011/DS-GĐT ngày 21-6-2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
74

Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức-Hội Luật gia
75

Việt Nam, 2016, từ tr. 556-557.


70

đồng nhất với tài sản hiện hữu thực tế nữa thì rõ ràng di chúc đó đã vô hiệu đối với
phần tài sản bị thay đổi. Vì vậy, sẽ có ba trường hợp xảy ra, hoặc có di chúc mới
thay thế hoặc di chúc cũ bị hủy hoặc di sản không có di chúc sẽ được chia thừa kế
theo pháp luật.

Câu 3. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tuân thủ
hình thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ không? Vì sao?
Khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người lập di chúc có
thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào”, với quy
định trên, di chúc được xác lập có thể bị thay đổi, hủy bỏ tùy theo nguyện vọng của
người để lại di chúc. Đối với việc hủy bỏ di chúc cũ bằng di chúc mới, câu hỏi được
đặt ra là di chúc mới có nhất thiết phải theo hình thức của di chúc cũ hay không?
Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc không phải tuân thủ hình
thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ.

Trong phần hợp đồng, Bộ luật Dân sự quy định việc sửa đổi hợp đồng phải
được tiến hành như hình thức của hợp đồng bị sửa đổi. Cụ thể, theo khoản 3 Điều
421 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức
của hợp đồng ban đầu”. Còn trong phần di chúc, Bộ luật Dân sự không có quy định
tương tự đối với hủy bỏ di chúc.

Có thể lấy ví dụ trong Bản án số 61/2009/DS-ST ngày 9-1-2009 của Tòa án


nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Trong vụ việc này, bà Nượu đã lập ra hai di
chúc với hai hình thức khác nhau. Di chúc đầu tiên lập ngày 9-11-1998 là hình thức
di chúc được công chứng tại Phòng công chứng số 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Di
chúc thứ hai lập ngày 7-8-1999 dưới hình thức di chúc được chứng thực bởi Ủy ban
nhân dân phường 14 quận Phú Nhuận. Như vậy, di chúc sau không có hình thức
như di chúc trước và Tòa án vẫn cho rằng “di chúc này thay cho di chúc lập ngày 9-
71

11-1998 tại Phòng công chứng”. Điều đó có nghĩa là di chúc trước có thể bị hủy bỏ
bởi di chúc sau cho dù di chúc sau không có cùng hình thức với di chúc trước.76

Hiện nay, Tòa án xét xử theo hướng: thay đổi, hủy bỏ di chúc không cần phải
tuân thủ hình thức của di chúc bị thay đổi, hủy bỏ là cách giải quyết tốt nhất. Bởi lẽ,
người bình thường không quá rành về pháp luật hoặc không có điều kiện tìm hiểu
luật pháp quy định về di chúc hoặc tại thời điểm lập di chúc không có đủ điều kiện
để lập theo hình thức di chúc cũ, vẫn có quyền để lại di chúc để định đoạt tài sản
của mình sau khi chết. Nếu pháp luật quá trọng hình thức khuôn mẫu mà bỏ qua các
di chúc được lập trong các trường hợp nêu trên thì các nhà làm luật đã vô tình tước
bỏ quyền định đoạt cơ bản của một cá nhân đối với tài sản của mình và xâm phạm ý
chí, nguyện vọng của chủ thể đó.

Câu 4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong 03
quyết định trên (3 quyết định đầu) liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc.

Di chúc của một người được lập ra nhằm định đoạt tài sản của mình cho
những người khác theo ý chí và nguyện vọng của người lập di chúc. Vì vậy, người
lập di chúc có quyền tự do thay thế, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc bất kì lúc nào,
nếu xét thấy ý chí hiện tại không còn phù hợp với nội dung đã được ghi chép trong
di chúc trước đó. Khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rõ “Người
lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc
nào.”. Thực chất việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập trước đó là
một hình thức lập di chúc mới nên di chúc này phải tuân thủ các trình tự thủ tục
theo luật định để trở nên hợp pháp, có hiệu lực sau khi được sửa đổi, bổ sung, thay
thế, hủy bỏ. Trong trường hợp di chúc được sửa đổi, phần nội dung bị thay đổi sẽ
không còn hiệu lực pháp lực do nội dung mới phủ định và thay thế, còn các nội
dung được giữ nguyên trong di chúc vẫn tiếp tục có giá trị pháp lý. Trường hợp di
chúc bị hủy bỏ do người lập di chúc không còn công nhận nội dung trong di chúc đã

Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia
76

Việt Nam, 2016, tập 1, từ tr. 547- 556.


72

lập, không muốn sự tồn tại của bản di chúc đó nên tiêu hủy, hủy bỏ bằng nhiều cách
khác nhau như thực hiện hành vi xé, đốt, làm cho di chúc không còn tồn tại hoặc
thông báo cho cơ quan công chứng biết việc hủy bỏ di chúc để xác nhận di chúc
không còn tồn tại.

Trong ba quyết định đầu, tình tiết của các vụ việc tranh chấp có liên quan đến
sự thay đổi, hủy bỏ di chúc. Ở Quyết định giám đốc thẩm số 619/2011/DS-GĐT,
Tòa án chưa có đủ cở sở để công nhận đơn xin hủy di chúc của bà Nguyễn Thi Lan
có nội dung như sau: “... Tôi và các con tôi đồng ý: Hủy bỏ di chúc mà trước kia tôi
đã viết cho con trai tôi là Lê Quốc Toản...”, bởi có chi tiết là đơn này được viết bởi
cháu Nguyệt Anh (con của chị Lê Thị Thu) là cháu ngoại của bà Lan, vậy thì liệu
đơn này có thể hiện đúng với ý chí của bà Lan hay không, và bà Lan có biết chữ hay
không. Và Ủy ban nhân dân phường thừa nhận chưa xác nhận vào bản hủy di chúc
của bà Lan bởi đơn này không phải do bà Lan viết và chữ ký trong đơn là của bà và
các con bà. Các chi tiết thiếu tính khách quan dẫn đến việc hoài nghi về giá trị pháp
lý của đơn xin hủy di chúc trên. Như vậy, tính hợp pháp của đơn xin hủy di chúc
chưa được làm rõ, nên việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm bác bỏ yêu
cầu chia thừa kế của anh Lê Quốc Toàn là thiếu thuyết phục, vội vàng trong xét xử.
Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm là yêu cầu làm rõ tính hợp pháp xung
quanh đơn xin hủy di chúc của bà Lan, sau đó mới đủ căn cứ để phán quyết đối với
yêu cầu chia di sản thừa kế của anh Toàn.

Trong Quyết định số 767/2011/DS-GĐT, cụ Dương Văn Trượng lập di chúc


vào 1979 nhưng thực tế di chúc được xác nhận vào năm 1997, cho anh Dương Văn
Đang 3530m2 diện tích đất. Khi tranh chấp xảy ra giữa anh Đang và vợ chồng ông
Dương Văn Sáu đối với 1500m2 diện tích đất, ông Sáu trình bày rằng vào năm 1999,
cụ Trượng có thay đổi nội dung di chúc, trong đó cho vợ chồng ông Sáu 1000m 2
(tương đương với phần diện tích đất đang tranh chấp). Vì vậy, ông Sáu không chấp
nhận trả lại phần đất đó cho anh Đang. Về phía anh Đang, anh không biết về sự tồn
tại của bản di chúc được thay đổi đó và không chấp nhận bản di chúc này. Tòa giám
73

đốc thẩm yêu cầu tiến hành giám định bản di chúc được lập vào năm 1999 để xem
xét liệu nó có thể hiện đúng ý chí của cụ Trượng hay không, có tuân thủ trình tự thủ
tục theo luật định trong việc sửa đổi di chúc hay không. Bên cạnh đó, Tòa án còn
yêu cầu phải xác định xem bản cam kết không khiếu nại đối với diện tích đất
3000m2 cho anh Đang có phải do cụ Trượng lập hay không bởi có chữ ký xác nhận
của cụ Trượng trong bản cam kết có sự khác nhau có thể nhìn bằng mắt thường nếu
so với các tài liệu khác mà cụ đã lập. Có thể thấy, sự thay đổi nội dung trong di
chúc dẫn đến thay đổi hậu quả pháp lý đối với những người được thừa kế trong di
chúc. Nếu di chúc được thay đổi mà không tuân theo các quy định của luật thì
không có sự thừa nhận về tính hợp pháp, cũng như hiệu lực pháp luật. Trường hợp
của cụ Trượng là bản di chúc được sửa đổi, bổ sung đang đặt nghi vấn về tính hợp
pháp, về hiệu lực pháp luật. Và Tòa án phải có trách nhiệm giám định bản di chúc
một cách chính xác thì mới có thể đưa ra phán quyết hợp tình hợp lý.

Đối với Quyết định Giám đốc thẩm số 194/2012/ DS-GĐT, Tòa án xác định
bản di chúc định đoạt toàn bộ tài sản chung của hai cụ Bùi Hữu Môn và cụ Hoàng
Thị Giảng không có hiệu lực pháp luật một phần do không có chữ ký xác nhận của
cụ Giảng trong bản di chúc. Đối với tài sản của cụ Giảng, Tòa án xác nhận chia thừa
kế theo pháp luật là phù hợp. Tuy nhiên thực tế cụ Môn đã có cuộc họp gia đình để
định đoạt phần tài sản của cụ Môn và cụ Giảng, các con của hai cụ không có ai phản
đối về việc phân chia tài sản. Nội dung cuộc họp gia đình được xác nhận lập thành
“Biên bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn”. Như vậy, ta có thể thấy việc lập văn
bản về cuộc họp gia đình để phân chia tài sản đã thay thế bản di chúc được cụ Môn
lập vào năm 1998. Thế nhưng, thực tế xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp
phúc thẩm đều chỉ dựa vào bản di chúc được lập năm 1998 mà bỏ qua “Biên bản
cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn” để phân xử chia di sản, đồng thời chia di sản
của cụ Giảng theo pháp luật là không công bằng đối với quyền lợi của các thừa kế.
Lẽ ra, Tòa án hai cấp phải căn cứ vào biên bản họp gia đình của cụ Môn để xác định
tài sản được chia cho các con của hai cụ. Có thể nói, Tòa án hai cấp chưa xác định
được trường hợp của cụ Môn là di chúc được thay thế bằng một văn bản thỏa thuận
74

chia tài sản trong gia đình cụ Môn, mọi ý kiến của các thành viên trong gia đình đều
được ghi nhân và mọi người đều đồng thuận. Và trên thực tế, các con của hai cụ đã
phân chia tài sản đúng theo ghi nhận trong biên bản.

Qua ba quyết định trên, ta thấy rằng trong thực tế xét xử còn nhiều bất cập
trong việc xác định di chúc bị thay đồi hay hủy bỏ của Tòa án. Cụ thể, các Tòa án
trong ba quyết định trên đều đưa ra kết luận vội vàng về phân chia di sản cho các
đương sự mà chưa giám định chính xác tính hợp pháp và có hiệu lực của di chúc,
hoặc xem xét không kĩ trường hợp di chúc thực chất đã bị thay thế bởi một thỏa
thuận được lập bằng văn bản khác. Thiết nghĩ, khi xét xử các vụ tranh chấp di sản
thừa kế, Tòa án phải ưu tiên điều nghiên bản di chúc của người quá cố để bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của người thừa kế.

Câu 5. Đoạn nào cho thấy, trong Quyết định số 363, Toà án xác định di chúc là
có điều kiện? Cho biết điều kiện của di chúc này là gì?
Một tác giả đã cho rằng “pháp luật thừa kế hiện hành của nước ta không có bất
kỳ một quy định nào về di chúc có điều kiện” 77. Tuy nhiên, thực tế việc đưa ra điều
kiện này rất phổ biến, bởi nhiều người để lại di sản có mong muốn rằng sau khi họ
qua đời, tài sản của họ chỉ được giao khi và chỉ khi người được hưởng tài sản đó
thực hiện đúng điều kiện mà họ đặt ra. Việc này không giống với việc thực hiện
nghĩa vụ tài sản của người chết. Thực ra, nghĩa vụ về tài sản của người quá cố mà
người hưởng theo di chúc thông thường phải thực hiện là những nghĩa vụ mà người
để lại di sản đáng ra phải thực hiện với người khác khi còn sống, còn nghĩa vụ trong
di chúc có điều kiện không nhất thiết phải là những nghĩa vụ này. Chẳng hạn, đó là
nghĩa vụ mà người thụ hưởng phải thực hiện đối với người lập di chúc như nuôi
dưỡng người này trước khi chết hoặc thờ cúng họ sau khi chết. Đây cũng có thể là
nghĩa vụ mà người thụ hưởng phải thực hiện với người khác sau khi người lập di
chúc chết như nuôi dưỡng người thân của người quá cố 78.

Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Sđd, tr. 218.
77

Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia
78

Việt Nam, 2016, tập 2, tr. 118-119.


75

Đoạn trong Quyết định số 363, Toà án xác định di chúc là có điều kiện là: “Bà
Nguyễn Thị Lên và bà Nguyễn Thị Sáu xuất trình tờ di chúc lập ngày 26/07/200 của
cụ Nguyễn Văn Nhà. Theo bản này, cụ Nguyễn Văn Nhà cho bà Nguyễn Thị Sáu và
Nguyễn Thị Lên trọn quyền sử dụng phần đất này, đồng thời có trách nhiệm thờ
cúng ông bà tổ tiên nhưng không được quyền cầm cố hoặc chuyển nhượng và phải
nuôi dưỡng ông Nguyễn Văn Cu khi bị ốm đau, bệnh hoạn hoặc tuổi già. Như vậy,
di chúc này thuộc loại di chúc có điều kiện, khi xem xét công nhận di chúc hay
không, phải xem xét những điều kiện được nêu trong di chúc có được đảm bảo thực
hiện hay không”79.

Những điều kiện mà ông Nguyễn Văn Nhà đặt ra đối với người thụ hưởng di
sản – bà Nguyễn Thị Lên và bà Nguyễn Thị Sáu là:

+ Có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên.

+ Không được quyền cầm cố hoặc chuyển nhượng dù được trọn quyền sử dụng
phần đất này.

+ Phải nuôi dưỡng ông Nguyễn Văn Cu khi bị ốm đau, bệnh hoạn hoặc tuổi già.

Câu 6. Cho biết thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện ở
Việt Nam?

Theo tìm hiểu, hiện nay ở Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật về di
chúc có điều kiện. Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và pháp luật về thừa kế cũng không có quy định nào về di chúc có điều kiện.
Trong khi đó trên thực tế nhu cầu về bản di chúc có điều kiện là rất lớn và có tồn
tại. Có thể hiểu di chúc có điều kiện tức là trong nội dung bẩn di chúc, người để lại
di sản đưa ra một số điều kiện cho người hưởng di sản, nếu họ đạt được những điều
kiện này thì mới có quyền hưởng di sản. Sau đây, xin được đưa ra một số quan điểm
về di chúc có điều kiện:

79
Quyết định số 363/2013/DS-GĐT ngày 28/08/2013 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.
76

- Trên thực tế khi tiến hành lập di chúc người để  lại di chúc vì lý do nào đó
chưa muốn người được hưởng di chúc hưởng toàn bộ di sản ngay khi mở thừa kế
mà muốn người hưởng thừa kế chỉ được hưởng di sản khi đạt được, làm được một
số điều kiện mà người lập di chúc đặt ra (làm một số nghĩa vụ nhất định, đạt được
những điều kiện nhất định). Khi đó di chúc trở thành di chúc có điều kiện.

Tới đây, ta nhận thấy có điểm tương đồng giữa di chúc có điều kiện và qui
định về tặng cho có điều kiện theo qui định tại Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ
dân sự trước hoặc sau khi tặng cho, điều kiện tặng cho không được trái pháp luật,
đạo đức xã hội”. Chủ thể ở hai chế định này đều mong muốn chuyển dịch tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình cho chủ thể khác và người được hưởng tài sản đó cần
đáp ứng điều kiện của người tặng cho, để thừa kế tài sản. Qui định của pháp luật về
tặng cho có điều kiện thì đã quá rõ ràng thông qua nội dung ở điều 470 nêu trên
nhưng qui định về di chúc có điều kiện thì không thể hiện rõ vậy liệu rằng pháp luật
thừa kế nước ta có chấp nhận di chúc có điều kiện? Theo đó, tuy không qui định ở
một điều cụ thể nhưng với nội dung ở điểm c khoản 1 điều 653 Bộ luật Dân sự năm
2015: “Di chúc phải ghi rõ :… họ, tên, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc
xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan tổ chức hưởng di sản”. Với qui định
như vậy thì chúng ta có thể suy luận các nhà lập pháp “ ngầm” chấp nhận di chúc có
điều kiện”80.

+ Luật hóa di chúc có điều kiện sẽ thỏa mãn được mong mỏi của nhiều
người, đồng thời, đây cũng là một bước tiến lớn trong kỹ thuật lập pháp của Việt
Nam. Bởi, công nhận di chúc có điều kiện tức là nhà làm luật phải ban hành thêm
nhiều quy định, văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Có thể thấy rõ nhất là những quy
định về "điều kiện" của di chúc thế nào là hợp pháp? Phạm vi cũng như năng lực
của người lập di chúc cũng cần xem xét thêm. Thời hạn thực hiện những điều kiện
đó là bao lâu thì hợp lý ? Trường hợp người hưởng di sản không thực hiện được
80
“Di chúc có điều kiện”, Văn phòng Luật sư Quang Thái, 2014, http://luatthuake.vn/di-chuc-co-
dieu-kien-89-a8ia.html, xem 08/05/2021.
77

điều kiện người để lại di sản đưa ra thì di sản đó sẽ được xử lý như thế nào? Và kèm
theo những quy định đó là một loạt các thủ tục hành chính pháp lý khác nhau. Đưa
ra được những quy định về vấn đề phức tạp này đã chứng minh trình độ lập pháp
của chúng ta ngàng càng phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ cũng còn tồn tại những điểm hạn chế. Luật hóa
"di chúc có điều kiện" tức là pháp luật đã trao cho người có tài sản (theo nghĩa
rộng) hay người để lại di sản (theo nghĩa hẹp) quyền sử dụng tài sản để yêu cầu
người khác (người hưởng di sản) thực hiện những điều kiện mình đưa ra. Thực tế có
thể những điều kiện đó là hợp pháp, là đúng chuẩn mực xã hội nhưng cũng có thể
những điều kiện đó không thực sự "tốt" như bản chất mà nó nên có, gây ảnh hưởng
đến người khác, và gián tiếp ảnh hưởng đến xã hội. Như vậy, vô tình pháp luật đã
để người để lại di sản có thể "thao túng" người hưởng di sản nếu những điều kiện về
"điều kiện của bản di chúc" không chặt chẽ”81.

+ “Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
có quy định về “Giao dịch dân sự có điều kiện tại khoản 1 Điều 125 (tương ứng với
Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 1995), theo đó: “Trong trường hợp các bên có thỏa
thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy
ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ”. Quy định vừa nêu được giữ lại tại
khoản 1 Điều 120 Bộ luật Dân sự năm 2015. Ở đây, giao dịch dân sự là hợp đồng
hay hành vi pháp lý đơn phương 82 và di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương
nên có thể cho rằng di chúc có điều kiện chịu sự điều chỉnh của quy định trên. Thực
ra, trong một số trường hợp, chế định giao dịch dân sự có điều kiện này không thể
được áp dụng cho di chúc có điều kiện. Bởi lẽ theo điều luật trên, điều kiện phải do
“các bên thỏa thuận” nhưng, đối với di chúc có điều kiện phải thực hiện một việc

81
Lê Minh Trường (2015), “Quy định của pháp luật về xác lập di chúc có điều kiện”, Văn phòng
Luật sư Quang Thái, https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-dan-su/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-xac-
lap-di-chuc-co-dieu-kien--.aspx, xem 08/05/2021.
82
Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Giao dịch dân
sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự”.
78

sau khi người lập di chúc chết, thường thì không có việc “các bên thỏa thuận” mà
chỉ là ý chí đơn phương của người để lại di sản. Tuy nhiên, chúng ta cũng không
loại trừ khả năng người lập di chúc và người thụ hưởng đã “thống nhất” với nhau
về điều kiện của di chúc. Khả năng này tồn tại đối với di chúc có điều kiện phải
thực hiện trước khi người lập di chúc chết: ở thời điểm người lập di chúc còn sống,
người thụ hưởng phải biết điều kiện để thực hiện và với việc người thụ hưởng đã
thực hiện các điều kiện để được nhận di sản sau này đã thể hiện người thừa hưởng
đồng ý với người để lại di chúc.

Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 1 Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2005: “di
chúc phải (...) xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di
sản”. Với quy định như vậy thì chúng ta có thể suy luận các nhà lập pháp đã
“ngầm” chấp nhận di chúc có điều kiện83.

Câu 7. Cho biết hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp
ứng.
Di chúc có điều kiện có thể là di chúc theo đó người lập di chúc yêu cầu người
thụ hưởng phải làm một việc gì đó trước khi người lập di chúc chết. Di chúc có điều
kiện đặt ra những nghĩa vụ cho người thụ hưởng và chỉ khi nào những nghĩa vụ này
được thực hiện thì người thụ hưởng mới thực sự được hưởng di sản của người quá
cố.84 Từ đó ta thấy điều kiện đối với di chúc không được đáp ứng sẽ dẫn đến hệ quả
pháp lý người hưởng thừa kế sẽ không được hưởng di sản. Tuy nhiên, pháp luật lại
không quy định về di chúc có điều kiện nên khi điều kiện đối với di chúc không
được đáp ứng cũng không có căn cứ giải quyết.

Bên cạnh đó, không phải lúc nào điều kiện trong di chúc bị vi phạm thì người
hưởng thừa kế không được sở hữu di sản mà còn phải tùy theo nội dung của điều
kiện và các tình huống phát sinh cụ thể. Di chúc có điều kiện là một loại di chúc nên
83
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia
Việt Nam, 2016, tập 2, tr. 119-120.
84
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội luật gia
Việt Nam 2019, tr.82-83.
79

cũng phải tuân thủ các điều kiện của di chúc. Trong khi đó điểm b khoản 1 Điều
652 Bộ luật Dân sự năm 2005 và điểm b khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm
2015 lần lượt quy định: “Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội” và
“nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội”. Như vậy, thông qua các quy định trên, có thể cho rằng điều kiện mà người lập
di chúc đặt ra không được “trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Trong trường hợp điều
kiện do người lập di chúc đặt ra là trái với pháp luật, đạo đức xã hội thì cần xử lý
như thế nào? Sẽ là thuyết phục khi chúng ta theo hướng chỉ điều kiện đó không có
giá trị và nội dung khác của di chúc không bị ảnh hưởng trừ trường hợp điều kiện
và phần còn lại của di chúc là một khối thống nhất85. Từ các lẽ trên ta có thể kết
luận rằng nếu điều kiện do người lập di chúc đặt ra trái pháp uật hoặc trái đạo đức
xã hội thì điều kiện đó không có giá trị, người hưởng thừa kế không cần phải có
nghĩa vụ thực hiện mà vẫn được nhận di sản.

Ngoài ra, về nguyên tắc, người lập di chúc chỉ có thể chỉ định thực hiện nghĩa
vụ trong phạm vi di sản mà người thừa kế theo di chúc được hưởng. Nếu di chúc chỉ
xác định người thừa kế có nghĩa vụ trả nợ mà không chia cho họ di sản thì sự chỉ
định đó không có giá trị pháp lý. Nếu người để lại di sản chỉ định người thừa kế
thực hiện nghĩa vụ lớn hơn giá trị phần di sản mà người thừa kế được hưởng thì
phần di chúc liên quan tới phần nghĩa vụ vượt quá giá trị di sản mà người thừa kế
được hưởng bị vô hiệu.86 Nếu điều kiện để hưởng di chúc nhằm bảo vệ một chủ thể
thì khi điều kiện đó bị vi phạm thì tài sản tất nhiên không thuộc về người hưởng
thừa kế mà phần di sản đó sẽ được chuyển giao quyền sở hữu lại cho người được
bảo vệ. Nếu điều kiện di chúc không nhằm bảo vệ cho chủ thể nào thì khi điều kiện
di chúc bị vi phạm phần di sản đó người thừa kế theo di chúc sẽ không được hưởng
mà sẽ chia di sản theo pháp luật.

85
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội luật gia
Việt Nam, 2019, từ tr.86- 88.
86
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của ĐH Luật TP. HCM,
NXB. Hồng Đức, 2018, tr.461.
80

Câu 8. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về di chúc có điều kiện ở Việt Nam (có nên
luật hóa trong BLDS không? Nếu luật hóa thì cần luật hóa những nội dung
nào?
Chúng tôi nhận thấy các quy định về di chúc có điều kiện ở Việt Nam là còn
rất sơ sài. Tuy đã có quy định một phần nào đó, đã có hướng chấp nhận loại di chúc
này nhưng lại không cụ thể, rõ ràng, dễ gây ra việc xử lý các vụ việc liên quan đến
loại di chúc này không được thống nhất và có một số vấn đề mà pháp luật chưa có
dự liệu cũng như đề ra cách giải quyết.

- Đầu tiên là vấn đề về điều kiện của di chúc phải hợp pháp vì khi muốn hưởng
phần tài sản được định đoạt trong di chúc có điều kiện thì người hưởng di sản phải
làm theo những điều kiện có trong di chúc. Vậy giả sử điều kiện này không phù hợp
với pháp luật như “A lập di chúc cho B một tài sản với điều kiện B không được kết
hôn hoặc ngược lại là B không được ly hôn”87 thì các nhà áp dụng pháp luật sẽ xử lý
như thế nào? Điều kiện như vậy là hết sức vô lý, trái với quy định của pháp luật về
quyền kết hôn nên sẽ không được chấp nhận. Trong điểm b khoản 1 Điều 630 Bộ
luật Dân sự 2015 đã có quy định rằng “nội dung di chúc không được trái pháp
luật, đạo đức xã hội” nhưng Bộ luật nước ta lại chưa quy định việc nếu như điều
kiện này trái với pháp luật thì người hưởng di sản có còn được hưởng di sản hay
không? Nếu phần di chúc đó bị xem là vô hiệu thì phần di sản đó được đem chia
theo pháp luật, như vậy có thể sẽ không bảo đảm được quyền lợi của người được
hưởng di sản khi phần tài sản đáng lẽ họ được hưởng được đem chia cho nhiều
người khác và như vậy là không công bằng. Ở Pháp các nhà làm luật đã can thiệp
với một số điều kiện. Chẳng hạn, theo Điều 900-1 Bộ luật Dân sự Pháp, “nội dung
không cho phép chuyển nhượng tài sản đã di chúc chỉ có giá trị pháp lý nếu nó là
tạm thời và được đưa ra vì một lý do nghiêm túc và chính đáng. Ngay cả trong
trường hợp này, người thụ hưởng có thể được Tòa án cho phép định đoạt tài sản
nếu lý do nêu trên không còn hoặc có một lý do quan trọng hơn yêu cầu cho phép

Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, NXB.Hồng Đức-Hội Luật gia
87

Việt Nam, 2016, tr.122.


81

định đoạt” những điều như vậy chưa từng có trong pháp luật Việt Nam nên có thể
xem xét và luật hóa nó để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người được
hưởng di sản.

- Ta còn biết là nếu di chúc có điều kiện thì phải thực hiện những điều kiện đó sau
khi người lập di chúc chết thì việc di chúc bị hủy bỏ cũng đồng thời là hủy bỏ điều
kiện nên người hưởng di sản không phải thực hiện những gì người lập di chúc yêu
cầu. Nhưng nếu ta giả định rằng, người để lại di sản yêu cầu người thụ hưởng di sản
làm một việc gì đó trước khi chết . Người thụ hưởng cũng đã hoàn thành xong hết
các yêu cầu nhưng sau đó người di chúc bị hủy bỏ thì như thế nào? Cũng đã có vụ
việc tương tự xảy ra thì tòa giải quyết “những gì người thụ hưởng đã làm theo di
chúc có điều kiện nhưng sau đó di chúc bị hủy sẽ trở thành nghĩa vụ tài sản của
người quá cố với những hệ quả của nó” . Đây là hướng giải quyết thuyết phục cần
được nghiên cứu và phát triển và trong khoản 2 Điều 462 Bộ luật dân sự nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã ngầm quy định: “Trường hợp phải
thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa
vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ
mà bên được tặng cho đã thực hiện”.

- Vấn đề tiếp theo “trong trường hợp không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo di
chúc hoặc khả năng người thụ hưởng thực hiện nghĩa vụ không cao thì phải làm gì
với phần di sản được định đoạt trong di chúc”88. Chúng ta có thể coi nó theo hướng
“phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có
quyền hưởng di sản” phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật nhưng có một số
trường hợp sẽ không phù hợp cũng như không bảo về được quyền lợi chính đáng
của người mà điều kiện muốn bảo vệ vì phần di sản của họ sẽ bị chia nhỏ ra nhiều
phần (điều này là không tôn trọng ý chí của người để lại di chúc). Ta có thể giải
quyết theo hướng “người phải thực hiện di sản sẽ không được hưởng di sản nữa và
di sản này sẽ được chuyển giao cho người mà điều kiện muốn bảo vệ”. Điều này
88
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam, 2016, tr.128.
82

nên được luật hóa để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người mà điều kiện
muốn bảo vệ cũng như tôn trọng ý kiến của người để lại di sản89.

89
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam, 2016, tr.129.
83

Phần IV
Tóm tắt Án lệ số 24/2018/AL

Vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” tại thành phố Hà Nội
giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị H, bà Phạm Thị H1, bà Phạm Thị H2 với bị đơn là
ông Phạm Văn H3; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 12 người. Nhà, đất
là tài sản chung của vợ chồng mà một người chết trước. Người còn lại và các thừa
kế của người chết trước đã thống nhất phân chia nhà, đất. Thỏa thuận phân chia
không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào. Việc phân chia nhà, đất đã được
thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai. Sau khi
người còn lại chết mới phát sinh tranh chấp. Tòa GĐT xác định nhà, đất đó đã
chuyển thành quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các cá nhân. Những người
này chỉ có quyền khởi kiện đòi lại nhà, đất được chia đang bị người khác chiếm
hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà,
đất.
84

Câu 1: Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy đã có thỏa thuận phân
chia di sản?

Trong mục [2], phần “Nhận định của tòa án” của Án lệ số 24/2018/AL đã cho
thấy có thỏa thuận phân chia di sản: “Sau khi cụ H chết, vợ chồng ông H3, bà N ở
và trông nom nhà đất, còn cụ V và những người con khác đi xây dựng kinh tế mới ở
Miền Nam. Năm 1983, vợ chồng ông H3 chuyển đến nhà đất nơi khác ở nhưng vẫn
trông nom quản lý nhà, đất. Ủy ban nhân dân huyện Q xác nhận sổ sách địa chính
lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cho thấy mảnh đất của các cụ được chia làm 2 thửa,
một thửa mang số 210 diện tích 162m 2 do ông H3 đứng tên và thửa 213 diện tích
300m2 do ông T đứng tên. Sau đó, cụ V quay về nhà đất này và ở tại đây cho đến
khi qua đời vào năm 1994. Sau khi về, cụ đã họp các con và đứng ra phân chia
toàn bộ thửa đất thành bốn phần riêng biệt cho các con, không ai có ý kiến gì và
đều thống nhất thực hiện việc phân chia này. Như vậy, việc ông T, ông H3 đồng ý
cùng với cụ V chia 464m2 đất đã thể hiện việc ông T, ông H3 chỉ là người đứng tên
trong giấy tờ sổ sách giấy tờ về địa chính, nhà đất vẫn là của cụ V, cụ H chưa chia.
Ông H3 cũng không đưa ra được chứng cứ chứng minh 162m 2 là tài sản riêng của
ông”90.

Theo đó, sau khi đi làm ăn ở miền Nam trở về, cụ V có đứng ra phân chia đất
cho các con và khi đó không ai có ý kiến gì và đều đồng ý về việc phân chia của cụ.
Như vậy là đã có thỏa thuận về phân chia di sản.

Câu 2: Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy thỏa thuận phân chia
di sản đã được Tòa án chấp nhận ?

Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã
được Tòa án chấp nhận như sau: “Phần chia cho ông Đ (94m2), ông Q (78m2), ông
T (189m2), các ông đều đã nhận đất sử dụng sau đó đã được đăng ký đứng tên chủ
sử dụng đất, hoặc chuyển nhượng cho người khác thì cũng đã đăng ký điều chỉnh
90
Án lệ số 24/2018/AL thông qua ngày 17/10/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.
85

trong các giấy tờ về đất, cho đến nay không ai có tranh chấp gì. Đối với phần đất
110m2 còn lại (là phần có 7m ngang mặt đường) do ông H3 quản lý, đến năm 2004
do ông chia đất cho các con của mình nên bà H, H1, H2 mới có tranh chấp đòi lại
44,4m2. Thực tế thời điểm cụ V chia đất, các con đều đã trưởng thành, một số có
gia đình riêng có nhu cầu về đất ở, riêng ông H3 đã có nhà đất; bà H, bà H và bà
H2 đang ở Bình Phước nên bốn người này chưa có nhu cầu xây dựng nhà ở. Ông T
thừa nhận việc cụ V chia đất, tất cả các con đều đồng ý và ông T xác định phần đất
110m2 do ông H3 quản lý là cụ V chia cho ông H3 và bà H, bà H1 và bà H2. Ông T
đề nghị Tòa án giải quyết để bà H, bà H1, bà H2 được nhận lại tài sản của mình.
Vợ của ông Đ, ông Q là bà T, bà H4 và các con của ông Đ, ông Q, tuy không biết
cụ thể việc phân chia nhưng đều thống nhất là cụ V đã chia đất xong cho các con
rồi nên các bà không có yêu cầu gì và phần 110m 2 để cho ông H3, bà H, bà H2
hưởng phần đất này. Do đó, có đủ cơ sở xác định cụ V có chia đất cho bà H, bà H1
và bà H2 và phần đất này ông H3 quản lý” 91. Việc Tòa án công nhận thỏa thuận
phân chia di sản giữa cụ V và các con trên thực tế để đưa ra giải pháp xử lý là các
bà H, bà H1 và bà H2 chỉ có quyền khởi kiện yêu cầu đòi lại phần nhà đất của mình
đang bị ông H3 chiếm hữu và sử dụng bất hợp pháp, không có quyền yêu cầu phân
chia di sản là nhà, đất.

Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án chấp nhận thỏa thuận phân chia di
sản đã trên? Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hệ với yêu cầu về hình
thức và về nội dung đối với thỏa thuận phân chia di sản?

- Về yêu cầu về mặt hình thức thì Tòa án giải quyết chấp nhận phân chia di
sản là hợp lý vì theo án lệ 24 thì: “Năm 1991, cụ V đứng ra chia mảnh đất trên cho
bảy con: Bốn con trai mỗi người 1 phần, còn 1 phần (có chiều ngang 3m giáp
đường, diện tích 44,4m2) chia chung cho ba con gái (là các nguyên đơn). Ngay sau
khi được chia, ông Đ đã bán lấy tiền vào tỉnh Sông Bé (cũ) sinh sống; ông T, ông Q
đã nhận đất xây dựng nhà ở. Phần các bà được chia nằm liền với phần đất cụ V
91
Án lệ số 24/2018/AL thông qua ngày 17/10/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.
86

chia cho ông H3 (có chiều ngang 4m giáp đường). Riêng ông H3 lúc đó đã có nhà
đất ở nơi khác nên ông cũng chưa sử dụng phần đất được chia. Thời điểm này các
bà đang ở miền Nam nên ông H3 trông nom cả phần đất các bà được cụ V chia và
đất của ông được chia, tổng diện tích hai phần là 110m2 (chiều ngang 7m). Nhiều
năm sau đó ông H3 vẫn thừa nhận là đất của các bà được chia ông trông nom” 92
tuy thỏa thuận trên không được lập thành văn bản hay văn bản được đem đi công
chứng nhưng nó vẫn được chấp nhận vì pháp lệnh thừa kế ghi nhận khả năng phân
chia di sản theo thỏa thuận nhưng không đưa ra điều kiện về điều kiện về mặt hình
thức đối với thỏa thuận này93. Việc thỏa thuận phân chia di sản như vậy nên được
lập thành văn bản và đem đi công chứng để tránh tranh chấp về sau này, điều này
nên được quy định rõ hơn để tránh tranh chấp cũng như bảo vệ quyền lợi chính
đáng của người hưởng di sản và tôn trọng ý chí của người để lại di sản.

- Yêu cầu về mặt nội dung thì hướng giải quyết của Tòa án cũng hợp lý vì
“theo Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng về quyền
hưởng di sản . Bên cạnh đó khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định
“những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Đồng thời,
Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định “nếu di chúc không xác định rõ
phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ
định trong di chúc”. Từ những quy định này, chúng ta có thể khẳng định khi phân
chia di sản thì những người thừa kế có quyền tham gia như nhau, tất cả những
người thừa kế phải tham gia thỏa thuận phân chia di sản”94 mà trong Án lệ 24 đã
nêu: “Sau khi cụ H chết, vợ chồng ông H3, bà N ở và trông nom nhà đất, còn cụ V
và những người con khác đi xây dựng kinh tế mới ở Miền Nam. Năm 1983, vợ
chồng ông H3 chuyển đến nhà đất nơi khác ở nhưng vẫn trông nom quản lý nhà,
đất. Ủy ban nhân dân huyện Q xác nhận sổ sách địa chính lưu giữ tại Ủy ban nhân
92
Án lệ số 24/2018/AL thông qua ngày 17/10/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.
93
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, NXB.Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam, 2016, tr. 474.
94
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, NXB.Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam, 2016, tr.478- 479.
87

dân cho thấy mảnh đất của các cụ được chia làm 2 thửa, một thửa mang số 210
diện tích 162m2 do ông H3 đứng tên và thửa 213 diện tích 300m 2 do ông T đứng
tên. Sau đó, cụ V quay về nhà đất này và ở tại đây cho đến khi qua đời vào năm
1994. Sau khi về, cụ đã họp các con và đứng ra phân chia toàn bộ thửa đất thành
bốn phần riêng biệt cho các con, không ai có ý kiến gì và đều thống nhất thực hiện
việc phân chia này”95 vì tất cả mọi người đều đồng ý nên việc Tòa án giải quyết
theo hướng chấp nhận thỏa thuận này là hợp lý. Như vậy sẽ tránh làm ảnh hưởng
đến quyền lợi của những người đồng thừa kế khác.

Câu 4: Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản.

Tranh chấp di sản Tranh chấp tài sản

Là sự tranh chấp kỷ phần thừa kế và các


Là sự tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa
quyền cũng như nghĩa vụ đối với di sản
vụ và các quyền khác đối với tài sản đó.
đó.

Chủ thể tranh chấp là những người thừa Chủ thể tranh chấp là những người có
kế theo di chúc, người thừa kế theo pháp quyền, nghĩa vụ gắn liền với tài sản
luật. tranh chấp.

Đối tượng tranh chấp là tài sản do người Đối tượng tranh chấp thường là tài sản
chết để lại, tài sản này thuộc sở hữu của chưa xác định chủ sở hữu, hoặc sở hữu
người chết. không có căn cứ pháp luật.

95
Án lệ số 24/2018/AL thông qua ngày 17/10/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.
88

Chỉ có thể khởi kiện giải quyết tranh


Có thể khởi kiện giải quyết tranh chấp
chấp di sản tại thời điểm mở thừa kế, tức
tài sản bất cứ lúc nào.
khi người để lại di sản chết

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được
nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết
bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp
năm, kể từ thời điểm mở thừa kế 96. Như của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp
vậy, việc yêu cầu giải quyết tranh chấp pháp luật có quy định khác.
di sản chỉ tồn tại trong thời gian 10 năm, Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
sau thời gian này, các bên tranh chấp được tính từ ngày phát sinh việc yêu cầu,
đều không thể khởi kiện yêu cầu giải trừ trường hợp pháp luật có quy định
quyết tranh chấp di sản. khác97. Như vậy, các bên tranh chấp tài
sản có thể khởi kiện yêu cầu giải quyết
tranh chấp nếu phát sinh nhu cầu giải
quyết hoặc phát hiện hoặc buộc phải biết
tranh chấp xâm phạm quyền, lợi ích của
mình.

96
Khoản 2 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
97
Điều 154 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
89

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia Tranh chấp tài sản luôn tồn tại cho đến
di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 khi có sự kiện xuất hiện làm phát sinh
năm đối với động sản, kể từ thời điểm hậu quả pháp lý đối với tài sản tranh
mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản chấp và các bên tranh chấp. Các sự kiện
thuộc về người thừa kế đang quản lý di này có thể là sự thỏa thuận giữa các bên
sản đó hoặc thuộc quyền sở hữu của tranh chấp tài sản hoặc quyết định của
người đang chiếm hữu, nếu không có Tòa án có hiệu lực.
người thừa kế đang quản lý di sản hoặc
thuộc về Nhà nước, nếu không có cả hai
đối tượng vừa nêu98. Như vậy, tranh
chấp di sản chỉ tồn tại trong vòng 30
năm đối với di sản là bất động sản và 10
năm đối với di sản là động sản.

Câu 5: Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thoả
thuận trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản?
Án lệ số 24/2018/AL là án lệ tranh chấp về di sản thừa kế chuyển thành tài sản
thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân. Nội dung án lệ xoay
quanh việc cha mẹ của các nguyên đơn Phạm Thị H, Phạm Thị H1, Phạm Thị H2
năm 1991 có đứng ra chia mảnh đất trên cho bảy con: bốn con trai mỗi người 1
phần, còn 1 phần (có chiều ngang 3m giáp đường, diện tích 44,4m 2) chia chung cho
ba con gái (là các nguyên đơn). Thời điểm này các bà đang ở miền Nam nên ông H3
trông nom cả phần đất các bà được cụ V chia và đất của ông được chia, tổng diện
tích hai phần là 110m2 (chiều ngang 7m). Nhiều năm sau đó ông H3 vẫn thừa nhận
là đất của các bà được chia ông trông nom. Tuy nhiên, vào năm 2002, khi các bà về
sang cát cho mẹ, ông H3 vẫn đồng ý khi nào các bà đủ điều kiện thì về nhận đất xây
nhà ở. Nhưng đến năm 2004, khi ba chị em có nhu cầu xây dựng nhà trên đất này

98
Khoản 1 Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
90

thì ông H3 lại không thừa nhận là đất của ba chị em và ông đã chia đất cho con của
ông là anh Phạm Văn L và chị Phạm Thị T, không trả đất cho các bà.

Tài sản tranh chấp ở đây là phần đất 115m2 (thực đo 110m2) đang do ông H3
quản lý. Tại Án lệ số 24/2018/AL thông qua ngày 17/10/2018 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao, toà án đã đưa ra nhận định:“Phần chia cho ông Đ
(94m2), ông Q (78m2), ông T (189m2), các ông đều đã nhận đất sử dụng sau đó đã
được đăng ký đứng tên chủ sử dụng đất, hoặc chuyển nhượng cho người khác thì
cũng đã đăng ký điều chỉnh trong các giấy tờ về đất, cho đến nay không ai có tranh
chấp gì. Đối với phần đất 110m 2 còn lại (là phần có 7m ngang mặt đường) do ông
H3 quản lý, đến năm 2004 do ông chia đất cho các con của mình nên bà H, H1, H2
mới có tranh chấp đòi lại 44,4m2. Thực tế thời điểm cụ V chia đất, các con đều đã
trưởng thành, một số có gia đình riêng có nhu cầu về đất ở, riêng ông H3 đã có nhà
đất; bà H, bà H và bà H2 đang ở Bình Phước nên bốn người này chưa có nhu cầu
xây dựng nhà ở. Ông T thừa nhận việc cụ V chia đất, tất cả các con đều đồng ý và
ông T xác định phần đất 110m2 do ông H3 quản lý là cụ V chia cho ông H3 và bà
H, bà H1 và bà H2”. Thực tế, di sản của cụ V đã được phân chia ổn thoả cho các
con, tại thời điểm phân chia mọi người đều đồng ý và nhất trí, cũng như có một số
hành động thể hiện việc tuân thủ theo di chúc. Phần di sản này không có tranh chấp,
tranh chấp chỉ phát sinh vào thời điểm mà các bà đòi lại quyền được sử dụng đất từ
ông H3 (đất đã được ông sang tên theo ý mình) vì vậy đây là tranh chấp về tài sản.

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong Án lệ số 24/2018/AL.
Trong Án lệ số 24/2018/AL, Tòa án nhân dân tối cao đã giải quyết vụ án theo
hướng: “…nhà đất của cụ V, cụ H đã được cụ V và các thừa kế của cụ H thống nhất
phân chia tài sản chung xong từ năm 1991 và đủ cơ sở xác định phần đất
110m2 trong đó phần bà H, bà H1 và bà H2 là 44,4m 2. Việc phân chia đã được
thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa
thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh
91

chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa
mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân. Vì vậy, bà H, bà
H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi lại 44,4m2 đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp
do được chia từ năm 1991; tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ không còn nên
không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của cụ H, cụ V nữa.”

Theo quan điểm của chúng tôi, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân là hợp
lý.

Trong đó: “Năm 1991, cụ V đứng ra chia mảnh đất trên cho bảy con: Bốn con
trai mỗi người 1 phần, còn 1 phần (có chiều ngang 3m giáp đường, diện tích
44,4m2) chia chung cho ba con gái (…) Thời điểm này các bà đang ở miền Nam nên
ông H3 trông nom cả phần đất các bà được cụ V chia và đất của ông được chia,
tổng diện tích hai phần là 110m2 (chiều ngang 7m)”.99

Từ đó ta thấy, di sản của cụ V đã trở thành tài sản hợp pháp của các con theo
thừa kế nên bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi 44,4m 2 phần đất được cụ
V chia trong di chúc. Tuy nhiên, về sau ba bà lại thay đổi lời khai, yêu cầu chia di
sản thừa kế phần 110m2 đất là tài sản của cha, mẹ để lại đang do ông H3 quản lý,
điều đó là không có cơ sở chấp nhận vì đó đã không còn là di sản của cha mẹ để lại
mà đã trở thành tài sản của các cá nhân trong đó có tài sản của ông H3 theo Điều
234 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với
tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này”. Thừa kế là sự
chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống. Người được thừa kế
được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản mà mình được thừa kể từ thời điểm mở
thừa kế100.

99
Án lệ số 24/2018/AL thông qua ngày 17/10/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.
100
Nguyễn Nhật Thanh, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của ĐH Luật TP.
HCM, NXB. Hồng Đức, 2018, từ tr.252-253.
92

Phần V
Tóm tắt Án lệ số 05/2016/AL

Vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên
đơn là bà Thưởng, bà Xuân với bị đơn là ông Trải, chị Phượng, bà Đào. Trong vụ
án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản
thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng
không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế),
không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản
lý, tôn tạo di sản thừa kế; nếu Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế
thì phải xem xét về công sức đóng góp của họ vì yêu cầu không chia thừa kế đối với
di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức.

Câu 1: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỳ
phần thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỳ
phần thừa kế cụ Hưng là có thuyết phục. Bởi vì, cụ Hưng chết mà không để lại di
chúc, cho nên phần di sản cụ Hưng để lại sẽ được chia theo pháp luật.

Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, lúc này, những người thừa kế
theo pháp luật của cụ Hưng sẽ được hưởng thừa kế, bao gồm những người thuộc
hàng thừa kế thứ nhất là vợ cụ Hưng (cụ Ngự) và 06 người con của hai cụ. Khi cụ
Hưng chết, hàng thừa kế thứ nhất đều còn sống, cho nên khi chia, di sản đươc chia
là bảy phần và ông Trải được hưởng 1/7 kỳ phần thừa kế theo pháp luật là có cơ sở.

Bên cạnh đó, bởi vì tranh chấp xảy ra sau khi người chết đã chết khá lâu, nên
việc xác định thời hiệu chia thừa kế cũng rất quan trọng (trong án lệ cũng có đề cập
đến thời hiệu thừa kế.

Căn cứ khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản,
10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản
93

thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế
đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều
236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a
khoản này”.

Trường hợp trên lại xảy ra đối với người định cư ở nước ngoài, tài sản tranh
chấp là bất động sản, năm cụ Hưng chết là năm 1978, thời điểm xảy ra tranh chấp là
năm 2008 (thời điểm khởi kiện), tính ra đã là 30 năm. Tuy nhiên, theo Án lệ số 05:

“Các đương sự đều xác định ông Trải định cư tại Mỹ trước ngày 01-7-1991. Tòa án
cấp sơ thẩm, phúc thẩm căn cứ Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27-7-
2006 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xác định thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với
di sản của cụ Hưng vẫn còn là có cơ sở”.

“Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia
di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp
lệnh thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990
của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp
lệnh Thừa kế, cụ thể là: Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990.

Khi xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước
ngày 01/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày
01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế không có
người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia; thời gian từ ngày 01/7/1996 đến
ngày 01/9/2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế có
người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia”.

“Tinh thần chung của hai giải đáp này về thời hiệu thừa kế đều khẳng định kể từ
ngày 01/01/2017, Tòa án phải căn cứ vào quy định tại khoản 1, Điều 623 Bộ luật
Dân sự để xác định thời hiệu thừa kế, đối với cả hai trường hợp thời điểm mở thừa
94

kế trước ngày 01/01/2017. Có nghĩa là nếu còn thời hiệu 30 năm đối với bất động
sản và 10 năm đối với động sản thì vẫn có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế”101.

Dựa trên những điều được nên trên thì thời hiệu thừa kế của ông Trải vẫn còn, ông
Trải có đầy đủ cơ sở để hưởng thừa kế.

Câu 2: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được
hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyết
phục không? Vì sao?

Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định như sau: “Cụ Hưng chết năm
1978, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì ông Trải được
hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng. Phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ
Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư” 102. Theo Điều 15 của Luật
hôn nhân và gia đình năm 1959: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và
sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Căn cứ vào quy định
này và chi tiết cụ Hưng chết không để lại di chúc nên Tòa án phán quyết ông Trải
được chia một phần di sản của cụ Hưng và nó trở thành tài sản chung của vợ chồng
ông Trải vì ông bà đang trong giai đoạn hôn nhân hợp pháp. Có rất nhiều luồng ý
kiến xung quanh quyết định này của Tòa án, bởi lẽ đó là di sản mà cha mẹ ông Trải
để lại cho ông theo pháp luật, bên cạnh đó bà Tư không phải là hàng thừa kế thứ
nhất, vì thế phần di sản đó nên thuộc về riêng ông Trải. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân
và gia đình năm 1959 vẫn công nhận bất kì loại tài sản nào phát sinh trong quá trình
hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng nên Tòa án mới có quyết định như trên.
Không những vậy, trong Án lệ đang đề cập, chị Phượng (con gái của ông Trải và bà
Tư) đã ở trong căn nhà của cụ Hưng và cụ Ngự từ nhỏ và hiện đang quản lý căn nhà
này, xét thấy chị Phượng đã gắn bó, có công gìn giữ, tôn tạo căn nhà trong suốt thời
gian qua nên Tòa có hướng giải quyết xác định di sản của cụ Hưng cho ông Trải

101
Nguyễn Quang Lộc, “Bàn về thời hiệu thừa kế của Bộ luật Dân sự 2015”, Tạp chí điện tử Tòa
án nhân dân của Cơ quan của Tòa án nhân dân tối cao, ngày 7/1/2019.
102
Án lệ số 05/2016/AL thông qua ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.
95

cũng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải và bà Tư, để chị Phượng vốn là bên
gặp bất lợi trong tranh chấp di sản được quyền hưởng di sản của cả ông Trải và bà
Tư. Ở đây, quyết định của Tòa án có phần nghiêng về phía người yếu thế hơn.

Pháp luật hiện hành không còn công nhận chung chung bất kỳ loại tài sản nào
phát sinh trong quá trình hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng nữa. Theo
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Tài sản chung của vợ,chồng gồm tài sản do
vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài
sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ
chồng thoả thuận là tài sản chung; quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi
kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa
kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.
Như vậy, hướng giải quyết của Tòa án chỉ phù hợp đối với Bộ luật hiện hành tại
thời điểm giải quyết vụ việc. Nhóm chúng em cho rằng, hướng giả quyết này chỉ
nhằm đảm bảo chữ “tình”, để bảo vệ quyền lợi của chị Phượng nhưng nếu xét về
mặt pháp lý thì rõ ràng hướng giải quyết này vẫn chưa thực sự thuyết phục.

Câu 3: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng
công sức quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án nhận định:

“Cụ Hưng chết năm 1978, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959
thì ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng. Phần tài sản ông Trải
được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư. Bà Tư
chết năm 1980, các thừa kế của bà Tư gồm ông Trải và 03 người con của ông Trải,
bà Tư trong đó có chị Phượng.

Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ
Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa
chữa nhà nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu xem
96

xét công sức vì chị Phượng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không
đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác
định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm,
phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng là giải quyết chưa triệt để yêu
cầu của đương sự”.

Như vậy, Tòa án xác định theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản
lý di sản. Hướng giải quyết này của Tòa án rõ ràng mang đầy tính thuyết phục bởi lẽ
chị Phượng đã bắt đầu ở căn nhà số 263 đường Trần Bình Trọng, Phường 4, Quận
5, Thành phố Hồ Chí Minh từ lúc nhỏ. Từ năm 1982, chị Phượng đã là chủ hộ khẩu
tại nhà đất này, cụ Ngự còn sống nhưng ở nơi khác, bà Thưởng chuyển hộ khẩu về
tại căn nhà này từ năm 1979 nhưng không ở nên chị Phượng đã trực tiếp quản lý, sử
dụng nhà đất tranh chấp từ sau khi cụ Ngự chết đến nay. Có thể khi cụ Hưng và cụ
Ngự còn sống thì các con của hai cụ đã có công sức trong việc tu sửa căn nhà nhưng
kể từ sau khi hai cụ mất căn nhà số 263 do một mình chị Phượng quản lý và tu sửa,
còn các người con của cụ Hưng và cụ Ngự đều đã có nơi ở ổn định khác. Trong lời
khai của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng không đề cập rằng các
đương sự có đóng góp công sức, tiền bạc bảo quản, tu sửa, tôn tạo căn nhà số 263
sau khi hai cụ chết chết. Do đó, chị Phượng có công sức lớn trong việc gìn giữ, tôn
tạo di sản và công sức của chị cần phải được cân nhắc cho dù chị Phượng không hề
yêu cầu xem xét công sức ấy.

Trong Án lệ số 05, yêu cầu của chị Phượng là không chia thừa kế bởi chị cho
rằng thời hiệu chia thừa kế đã hết. Thoạt nhìn, đây chỉ là một yêu cầu do đó mà Tòa
sơ thẩm và Tòa phúc thẩm đã quá sơ sót mà bỏ qua công sức của chị Phượng do áp
dụng khô khan các điều luật. Tuy nhiên, nếu phân tích thì yêu cầu này thực ra là yêu
cầu kép. Chị Phượng đã thông qua việc yêu cầu không chia di sản thừa kế (do đã hết
thời hiệu chia thừa kế) đã mong muốn bảo vệ tài sản là căn nhà, đồng thời, bảo vệ
những giá trị tài sản và công sức đã bỏ ra để tôn tạo, làm mới căn nhà. Có thể nói,
trong yêu cầu không chia thừa kế của bị đơn bao gồm hai yêu cầu: (i) yêu cầu
97

không giao tài sản thừa kế cho nguyên đơn; (ii) yêu cầu bảo vệ công sức tôn tạo,
quản lý tài sản của bị đơn. Nhưng do yêu cầu số (i) hàm chứa yêu cầu số (ii), đồng
thời, bị đơn cũng không chủ động tách ra thành yêu cầu độc lập, dẫn đến việc Tòa
sơ thẩm và Tòa phúc thẩm khi bác yêu cầu số (i) trên cơ sở các quy định của pháp
luật đã không tránh khỏi việc sơ xuất bỏ qua yêu cầu số (ii) của bị đơn.
Hướng giải quyết của Tòa án trong Án lệ số 05 đã xác định đầy đủ các thành phần
trong yêu cầu của đương sự - yếu tố góp phần giải quyết vụ án một cách khách quan
và triệt để.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản pháp luật tiếng Việt.

1. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005.

2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014.

3. Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2015 số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bán án và bình luận bản án, Nhà xuất bản Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam năm 2019 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 4-7, 8-10, 134-
137, 139-139 và 164-165.

2. Hoàng Giang Linh; "Thẩm quyền công chứng, chứng thực liên quan đến quyền của
người sử dụng đất, một số kiến nghị”. Một số kiến nghị trong việc xây dựng luật về giải
thích hiến pháp, luật, pháp lệnh ở nước ta hiện nay; Số 2/2017; Trang 60-64.

3. Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và thừa kế
của Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức năm 2018, Chương
V.

4. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, Nhà
xuất bản Đại học quốc gia năm 2007, tr.236 đến 237, tr.244 đến 245, tr.269 đến 271.

5. Võ Đình Toàn & Lê Thị Thúy Nga; “Giám sát, phản biện xã hội, minh bạch thông tin
trong lĩnh vực quản lý đất đai – những hạn chế bất cập và giải phát hoàn thiện.” Một số
kiến nghị trong việc xây dựng luật về giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh ở nước ta hiện
nay; Số 2/2017; Trang 53-59.

You might also like