You are on page 1of 23

MỤC LỤC

VẤN ĐỀ 1: DI SẢN THỪA KẾ.........................................................................................................................1

1. Ở pháp luật nước ngoài, di sản có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nếu ít nhất một hệ
thống pháp luật mà anh/chị biết về chủ đề này...............................................................................................1

2. Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời...................................................................................................................................................................3

3. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài
sản mới có là di sản không? Vì sao?..............................................................................................................4

4. Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..............................................5

5. Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời?...................................................................5

6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.........................................................................................................6

7. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?. 6

8. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để
chia không? Vì sao?.......................................................................................................................................6

9. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển
nhượng cho ông Phùng Văn K........................................................................................................................7

10. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân
bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao?.................................................7

11. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì
sao?................................................................................................................................................................8

12. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 có thuyết phục không? Vì
sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?..............................................................................8

13. Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì
sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?..............................................................................9

VẤN ĐỀ 2: QUẢN LÝ DI SẢN.................................................................................................................11

1. Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T; việc xác
định như vậy có thuyết phục không, vì sao?.................................................................................................11
2. Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.........................................................................................................................................12

3. Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản có thuyết phục không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời........................................................................................................................12

4. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản như trong Bản án số
11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.......................................................................................................12

5. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người khác quản lý di sản (như
trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời......................13

6. Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho
người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời................................................13

VẤN ĐỀ 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ......................................................................14

2. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.................................................................15

3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định tạo lập thành Án lệ
số 26/2018/AL cho câu trả lời?....................................................................................................................15

4. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T có cơ sở văn
bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?..........................................................................................15

5. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T với thời điểm
bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết
phục không? Vì sao?....................................................................................................................................16

6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên.............................................................................16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................17

VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU...............................................................................................................18


VẤN ĐỀ 1: DI SẢN THỪA KẾ

1. Ở pháp luật nước ngoài, di sản có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nếu
ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết về chủ đề này.
Ở pháp luật của Đức, không bắt buộc phải có "người thi hành (di chúc)" hoặc "người
quản lý" - người thanh toán bất kỳ khoản nợ nào từ di sản và chuyển phần còn lại cho những
người thụ hưởng. Theo luật của Đức, tài sản mắc nợ có thể được chuyển cho những người
thừa kế, những người sau đó phải chịu trách nhiệm pháp lý về tài sản đó. Vì lý do này và các
lý do khác, người được chỉ định thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo di chúc có thể đưa ra
tuyên bố từ bỏ. Sau khi từ bỏ hợp lệ thì người đó không được coi là “người thừa kế” nữa.
Ở pháp luật của Vương Quốc Anh, nợ không được thừa kế, do đó người thân, bạn bè
hoặc bất kỳ ai khác không thể chịu trách nhiệm về các khoản nợ của người đã chết. Họ chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của người chết nếu họ có khoản vay chung hoặc thỏa thuận
với người chết, hoặc nếu họ đảm bảo khoản vay của người chết. Nhưng không phải vì thế mà
các khoản nợ bị hủy bỏ khi một người chết cũng như không có ai thừa kế khoản nợ. Thay
vào đó, những người yêu cầu bồi thường được cấp quyền truy cập vào tài sản và di sản của
người chết nếu đã hết hạn để họ có thể nhận được phần chia sẻ công bằng số tiền còn nợ từ
tài sản của người chết. Số tiền trong bất động sản sẽ trả hết hoặc một phần khoản nợ. Tuy
nhiên, nếu số tiền trong di sản không đủ để trả nợ, khoản nợ sẽ bị xóa. Bất kỳ khoản nợ nào
còn lại từ di sản phải được thanh toán bởi “người thi hành (di chúc)” hoặc “người quản lý”
nếu di chúc không được để lại. Tuy nhiên, những trường hợp hiếm hoi khi các khoản nợ chết
theo họ là khi di sản mà người chết để lại không đủ để trả hết nợ. Trong trường hợp như vậy,
số tiền khả dụng sẽ bị lấy đi, trong khi khoản nợ còn lại sau đó sẽ bị hủy bỏ hoặc xóa sạch.
Theo Quyển 4 Điều 14 BLDS Hà Lan: Trách nhiệm đối với các khoản nợ của người chết
(vợ/chồng và con cái cùng chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ này) 
1. Nếu tài sản của người chết đã được phân chia và phân chia theo Điều 4:13 thì vợ hoặc
chồng của người chết đối với chủ nợ của người chết và đối với con cái của người chết có
nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ di sản. Trong mối quan hệ chung giữa vợ hoặc chồng và
con cái, các khoản nợ về di sản chỉ thuộc về vợ hoặc chồng. 

1
2. Đối với các khoản nợ về di sản của người chết cũng như các khoản nợ của người phối
ngẫu có thể thu hồi được từ tài sản của một cộng đồng tài sản mà người phối ngẫu và người
chết đều có quyền, chủ nợ liên quan, trong mối quan hệ của họ với các chủ nợ khác của vợ
hoặc chồng, được ưu tiên khi họ đang thu hồi quyền đòi nợ từ tài sản đã trở thành tài sản của
vợ hoặc chồng theo Điều 413 đoạn 2.
3. Các khoản nợ di sản của người chết không thể được thu hồi từ tài sản riêng của một đứa
trẻ, ngoại trừ khoản nợ tài chính của đứa trẻ đó đối với người phối ngẫu như được đề cập
trong Điều 4:13 khoản 3. Tuy nhiên, việc thu hồi từ các tài sản khác của đứa trẻ là có thể đối
với số tiền mà đứa trẻ này đã nhận được khi thực hiện quyền đòi nợ tài chính đó thông qua
việc vợ/chồng thanh toán hoặc chuyển nhượng tài sản, trừ khi đứa trẻ chỉ ra những tài sản
của vợ/chồng cung cấp đủ quyền truy đòi cho chủ nợ. 
4. Nghĩa vụ của vợ hoặc chồng đối với con cái phải thanh toán tất cả các khoản nợ trong
tài sản của người chết vì tài khoản của chính anh ta, như được định nghĩa trong đoạn 1, câu
thứ hai, cũng được áp dụng khi số tiền của các khoản nợ này vượt quá giá trị của tất cả tài
sản của người đó: di sản, bất kể những gì được quy định trong Điều 4:184 đoạn 2.

*Tóm tắt bản án số 08/2020/DSST:


Nguyên đơn là ông Trần Văn Hòa và bị đơn Trần Hoài Nam và chị Trần Thanh Hương.
Bà Cao Thị Mai và ông Trần Văn Hòa kết hôn với nhau năm 1980. Quá trình hôn nhân, hai
ông bà có hai con chung là anh Nam và chị Hương. Ngoài ra, không có con đẻ con nuôi nào
khác. Tài sản của ông Hòa, bà Mai gồm: 01 ngôi nhà 3 tầng, sân tường bao quanh và một lần
bán hàng xây dựng năm 2006, trên diện tích đất 169,5m 2 (trong đó diện tích được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Hòa là 84m 2, còn lại 85,5m2 còn lại ông Hòa sử
dụng ổn định và không có tranh chấp), địa chỉ thửa đất tại số nhà 257 đường Nguyễn Viết
Xuân, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo biên bản thẩm định tài
sản và định giá tài sản ngày 21/02/2020, tổng tài sản có trị giá là 6.127.665.000đ. Tài sản các
đương sự có tranh chấp: tiền cho thuê nhà và lán bán hàng từ tháng 3/2018 đến thời điểm xét
xử do ông Hòa đang quản lý; tiền cho thuê bán hàng của năm 2017, 2018 do chị Hương quản
lý. Đối với đề nghị của anh Nam và chị Hương, yêu cầu xác định diện tích đất 85,5m 2 chưa
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của gia đình, đề nghị này

2
không được Hội đồng xét xử chấp nhận. Đối với diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Hội đồng xét xử xem xét các vấn đề để quyết định. Tài
sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và được hình thành từ tài sản của hôn nhân nên
được chia đôi cho ông Hòa và bà Mai mỗi người ½ giá trị. Ngày 31/07/2017, bà Mai chết và
không để lại di chúc nên di sản của bà Mai được phân chia theo pháp luật. Hiện ông Hòa đã 
lấy vợ mới và đăng ký hộ khẩu tạm trú tại huyện Phú Ninh, tỉnh Phú Thọ, nhà đất tranh chấp
chủ yếu là cho thuê. Vì các lẽ trên, Tòa án quyết định chia cho ông Hòa số tài sản tổng trị giá
2.220.664.000đ; diện tích đất 38,4m2 ông Hòa có nghĩa vụ liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế; chia cho anh Nam số tài sản
tổng trị giá 4.207.001.000đ; diện tích đất 47,1m2 anh Nam có nghĩa vụ liên hệ cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế; ông Hòa quản
lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chia cho chị Hương quyền sở hữu số tiền thuê
30.000.000đ; buộc anh Nam thanh toán chênh lệch về tài sản cho ông Hòa số tiền
1.880.412.000đ.

2. Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Theo Điều 612 BLDS 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,
phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và
động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong
tương lai” (Điều 105 BLDS 2015). Các quyền tài sản ở đây gồm: quyền đòi bồi thường thiệt
hại, quyền đòi nợ, quyền thừa kế giá trị, quyền sử dụng nhà thuê của nhà nước.
Mặt khác, di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố. Do vậy, trong
trường hợp tài sản người chết để lại có cả nghĩa vụ về tài sản, thì thông thường phần nghĩa vụ
này sẽ được thanh toán bằng tài sản của người chết. Phần còn lại sẽ được xác định là di sản
thừa kế và được chia theo di chúc hoặc quy định của pháp luật.

3
3. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản
mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
Theo khoản 1 Điều 611 BLDS 2015 quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở
thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”.
Theo Điều 612 BLDS 2015 quy định về di sản: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người
chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Phần di sản để lại phải là phần tài sản được quy định trong pháp luật, nếu tài sản do
người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì phải
dựa theo từng trường hợp mà xác định đó có là di sản không. 
Trường hợp 1: Di sản được thay thế bởi nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân con người không biết trước, không lường
trước được hậu quả, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Ví dụ: hỏa hoạn, lũ lụt, động
đất, bão tố hay các thảm họa tự nhiên khác...
Những yếu tố này tác động vào di sản thừa kế làm cho nó bị hư hỏng và thay vào đó là di sản
mới, di sản cũ không còn giá trị hiện thực, để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế,
tài sản mới thay thế cho di sản thừa kế cũ sẽ có hiệu lực pháp luật, phần tài sản mới này sẽ
được chia theo pháp luật.  
Trường hợp 2: Di sản đó được thay thế bởi nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan được xác định có sự tác động phần nào đó bởi yếu tố con người.
Trường hợp này phải xác định thay thế vì mục đích chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế cũ đó
hoặc nhằm mục đích khác. Sự thay thế do tự bản thân cá nhân nào muốn thay thế hay đó là
sự thay thế được sự đồng thuận bởi tất cả những người thừa kế và được pháp luật thừa nhận.
Nếu nhằm mục đích chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng thời thay thế bởi
một tài sản khác khi đó tài sản mới này sẽ không được coi là di sản thừa kế. Còn nếu vì lý do
chủ quan mà di sản thừa kế bị làm hư hỏng hoặc bị bán mà không có sự đồng ý của các đồng
thừa kế thì giá trị phần di sản vẫn được coi là di sản thừa kế và người làm thất thoát di sản có
trách nhiệm trả lại phần giá trị làm thất thoát để chia thừa kế.

4
4. Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có
cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Nguyên tắc khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất mới có đầy
đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong đó có cả quyền để lại di sản thừa kế. Tuy
nhiên thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dẫn đến việc thực hiện quyền sẽ khó khăn,
nhưng không có nghĩa sẽ tước bỏ quyền sử dụng đất.
Nghị quyết số 02/2004 ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao quy định: “Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một
trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có
di sản là nhà ở; vật kiến trúc khác (như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô
tô, nhà thờ,.. cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử
dụng đất đó mà yêu cầu chia thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau: Trong trường
hợp sự cố văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp
nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Tòa án giải quyết theo yêu cầu
chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó".
Do đó đất của người chết để lại nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất nếu có các loại giấy tờ khác chứng minh được nguồn gốc đất hoặc UBND cấp có thẩm
quyền có văn bản xác nhận việc sử dụng đất là hợp pháp, đất được sử dụng lâu dài, không có
tranh chấp thì Tòa án vẫn xác định được đây là di sản thừa kế và tiến hành chia thừa kế theo
đúng trình tự, quy định của pháp luật.

5. Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời?
Trong Bản án số 08, Tòa án không coi diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản. Theo đoạn: “Đối với diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhận định
và lập luận cho rằng không được coi là di sản thừa kế, cần tiếp tục tạm giao cho ông Hòa có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất... Đây vẫn là tài sản ông Hòa và bà Mai, chỉ có điều là các đương sự phải thực
hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, nếu không xác định là di sản thừa kế và phân chia thì sẽ
5
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Phần đề nghị này của đại
diện Viện kiểm sát không được Hội đồng xét xử chấp nhận. Các đề nghị khác đại diện Viện
kiểm sát tại phiên tòa là có căn cứ, được Hội đồng xét xử xem xét và quyết định”.

6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về diện
tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hướng giải quyết trên của Tòa là hợp lý, bởi theo Điều 612 BLDS 2015 thì “Di sản bao
gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người
khác”.
Phần đất chưa được cấp quyền sử dụng đất này được giao cho ông Hòa thực hiện nghĩa
vụ tài chính với Nhà nước và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho ông Hòa thực hiện
nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho ông Hoà
sau khi bà Mai mất vì vậy đây là tài sản riêng của ông Hòa. Vì lẽ đó, phần đất này không thể
được xem là di sản của bà Mai.

7. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao
nhiêu? Vì sao?
Theo Án lệ 16/2017/AL, sau khi ông Phùng Văn N chết không để lại di chúc, vợ ông là
bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích 131m 2 trong tổng diện tích
398m2 của thửa đất trên, các con bà Phùng Thị G đều biết và không có ý kiến phản đối gì. Do
đó, “Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng
Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ.”
Tuy diện tích 267m2 đứng tên bà Phùng Thị G nhưng được hình thành trong thời gian
hôn nhân nên phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông Phùng Văn N và bà
Phùng Thị G chưa chia. Do đó, di sản ông Phùng Văn N để lại là ½ diện tích đất trong tổng
diện tích 267m2 (tức 133,5m2).

8. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được
coi là di sản để chia không? Vì sao?   
Phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không được coi là di sản để
chia. Trong Án lệ cũng có đề cập: “Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng

6
Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ”. Vì bà G đã
chuyển nhượng quyền sử dụng đất lại (phần diện tích đất này) cho ông Phùng Văn K. Việc
chuyển nhượng này các con của bà G đều biết nhưng không phản đối và cơ quan nhà nước
cũng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông K. Như vậy phần đất đã chuyển
nhượng là tài sản của ông K và khi bà G chết thì phần đất này không trở thành di sản.

9. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích
đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K. 
Việc xác định phần diện tích chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không phải là di sản
là việc hoàn toàn hợp lý. Thứ nhất, người thừa kế đã đồng ý việc chuyển nhượng đất của bà
Phùng Thị G cho ông Phùng Văn K. Dù các thừa kế của ông Phùng Văn N không thể hiện sự
đồng ý qua các văn bản nhưng việc các thừa kế không phản đối cũng có thể được coi là sự
đồng ý của các thừa kế đó. Vì các thừa kế đều đồng ý việc bà G định đoạt phần tài sản trên
nên phần đất chuyển nhượng không còn nằm trong khối di sản của ông N. Thứ hai, khoản
tiền thu được sau khi bán đất được bà G sử dụng để trang trải cuộc sống và nuôi nấng các con
(theo như lời khai của các bên), nên các thừa kế đều được lợi từ việc làm của bà G. Thứ ba,
việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K đã được nhà nước cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất 131m2. Như vậy, việc bán đất của bà G không xâm phạm lợi
ích của bất cứ thừa kế nào.

10. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền
đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao? 
Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng tiền đó cho
cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó không được coi là di sản để chia. Vì mảnh đất dài
398m2 là tài sản chung của vợ chồng bà G và ông N, theo đó sau khi ông N mất mà không để
lại di chúc thì phần tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được chia đôi, rõ hơn là mỗi người sẽ
nhận 199m2 căn cứ theo khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Khi có
yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ
chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên
bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế”. Và theo khoản 2 điều 651
BLDS 2015 quy định về hàng thừa kế thứ nhất thì bà Phùng Thị G cùng các con sẽ được chia
7
thừa kế như nhau. Và việc bà G tự ý chuyển nhượng 131m 2 đất mà không có sự đồng ý của
các con và sử dụng tiền cho mục đích riêng của bà thì xem như bà đã bán một phần đất của
mình trong di sản mà mình được nhận. Như vậy, sẽ không ảnh hưởng đến tài sản mà các
đồng thừa kế khác được hưởng.

11. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên
là bao nhiêu? Vì sao?
Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là
133,5m2. Theo Nhận định của Tòa án: “Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông
Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các
con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các
con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G
chuyển nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không
đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có
căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản là tổng diện tích đất 398m 2 (bao gồm cả phần đất
đã bán cho ông Phùng Văn K) để chia là không đúng”. Và theo quy định tại Điều 29 Luật
hôn nhân và gia đình 2014: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo
lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia
đình và lao động có thu nhập”. Diện tích 267m2 được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên
được xác định là tài sản chung của 2 vợ chồng chưa chia. Vì vậy, bà G có quyền định đoạt ½
diện tích 267m2 đất chung của hai vợ chồng. 

12. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m 2 có thuyết
phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?
Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m 2 là không
thuyết phục. Để làm rõ việc Tòa án đi đến quyết định di sản của bà G là 43,5m 2 dựa trên
những lý do sau:
+ Thứ nhất, tại Quyết định số 131/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 12/11/2013 của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2012/DSPT ngày
23/02/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhận định rằng: “Tòa án cấp phúc thẩm
8
không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K (131m 2) vào khối tài
sản để chia là có căn cứ vì các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản
đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của
bà và các con.”
+ Thứ hai, diện tích 267m2 đất đứng tên bà Phùng Thị G, nhưng được hình thành trong
thời gian hôn nhân nên phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông Phùng Văn N
và bà Phùng Thị G chưa chia và bà Phùng Thị G chỉ có quyền định đoạt ½ diện tích đất trong
tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà. Ngày 19/12/2010 bà Phùng Thị G chết,
trước khi chết bà đã để lại di chúc lập ngày 05/03/2009 có nội dung để lại cho chị Phùng Thị
H1 (con gái bà Phùng Thị G) diện tích 90m 2 trong tổng số ½ khối tài sản mà bà được chia
(133,5m2) như vậy di sản mà bà G còn lại là 43,5m2. Đến đây có vẻ hợp tình hợp lý nhưng về
nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng đựơc chia đôi nhưng người chết sau (bà G) còn được
hưởng phần di sản của người chết trước (ông N). Do đó nếu muốn xác định di sản của bà G
(người chết sau) thì là ½ tài sản chung cộng với kỷ phần của người chết sau (bà G) trong khối
di sản của người chết trước (ông N). 
+ Như vậy ngoài được hưởng ½ khối tài sản chung của vợ chồng là 133,5m 2 thì bà G còn
được thêm 1 phần di sản của ông N. Khi đó, di sản của ông N được chia theo hàng thừa kế
thứ nhất (căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015) là bà G và 6 người con: mỗi
người được nhận 133,5m2/7 =19,07m2. Do đó trên thực tế, tổng di sản bà G (trừ đi phần diện
tích cho bà H1 trong di chúc) nhận được phải là: 19,07m2 + 133,5m2 - 90m2 =62,57m2.

+ Đây là nội dung của Án lệ số 16. Vì trong Án lệ có phần đề cập đến việc bà G được
hưởng ½ khối tài sản chung của vợ chồng và việc bà bán 131m 2 cho ông K cũng như để lại di
chúc cho chị H1 90m2 và còn lại di sản của mình là 43,5m 2 đất (phần 4 Nhận định của Toà
án, Án lệ số 16/2017/AL). Nhưng Án lệ đã quên mất là bà G còn phải được hưởng thêm một
phần di sản mà chồng bà là ông N chết để lại cùng với ½ khối tài sản chung mà bà có được
theo quy định của pháp luật.

9
13. Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết
phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao? 
Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” là không
thuyết phục bởi phần 90m2 được chia cho chị Phùng Thị H1 là thỏa thuận riêng của bà G,
không ảnh hưởng đến quyền được hưởng di sản thừa kế của chị H1. Vì vậy, phần đất còn lại
phải được chia đều cho 6 người để đảm bảo quyền lợi cho chị H1.
Đây không phải nội dung của Án lệ số 16 vì nội dung Án lệ xoay quanh việc công nhận
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế
chuyển nhượng. 

10
VẤN ĐỀ 2: QUẢN LÝ DI SẢN

*Tóm tắt bản án 11/2020/ DS-PT:


Nguyên đơn ông Phùng Thị H và bị đơn Phùng Văn T. Bố mẹ nguyên đơn là ông Phùng
Văn N và bà Phùng Thị G có tài sản chung là 01 ngôi nhà cấp 4 cùng công trình phụ trên
diện tích đất 398m2 ở tại khu L, phường M, thành phố N, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 07/07/1984
ông N chết (trước khi chết không để lại di chúc), bà G và anh T quản lý và sử dụng nhà đất
trên. Năm 1991, bà G chuyển nhượng cho ông K diện tích 131m 2; phần diện tích đất còn lại
của thửa đất là 267,4m2. Năm 1999, bà G đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
diện tích 267,4m2, bà G cùng vợ chồng anh T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc bà G
chuyển nhượng đất cho ông K các con bà G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì,
các con của bà G có lời khai bà G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Nay ông K
cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Tòa án
cấp sơ thẩm lại xác định di sản là tổng diện tích đất 398m 2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho
ông K) để chia. Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại, không đưa diện tích đất bà G đã bán cho
ông K vào khối tài sản để chia. Tiếp đó, bà G muốn cho con gái là chị H1 một phần diện tích
đất của bà để làm nhà ở nhưng anh T vẫn giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã
được Tòa án yêu cầu trả. Chính vì vậy, bà G không tách đất cho chị H1 được. Tháng 03/2010
bà G đã lập di chúc với nội dung: “Để lại cho chị Phùng Thị H1 diện tích đất 90m 2 và toàn bộ
cây cối lâm lộc trên diện tích đất”. Ngày 19/12/2010 bà G chết. Tuy nhiên, diện tích 267m 2
đất đứng tên bà G nhưng được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông N và bà G. Bà G
chỉ có quyền định đoạt 1/2 diện tích đất trong tổng diện tích 267m 2 đất chung của vợ chồng
bà. Ngoài ra, đối với 1/2 diện tích đất trong tổng diện tích 267m 2 đất chung của vợ chồng là
phần di sản của ông N để lại nay đã hết thời hiệu chia thừa kế, anh T là một trong các thừa kế
không đồng ý chia nên không đủ điều kiện để chia tài sản chung nên phần diện tích đất này ai
đang quản lý, sử dụng thì được tiếp tục quản lý sử dụng.

11
1. Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và
bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao? 
Trong Bản án số 11, Toà án xác định anh Phạm Tiến H là người quản lý di sản. Việc Toà
án xác định anh Phạm Tiến H là người quản lý di sản là hợp lý. Theo khoản 1 Điều 616
BLDS 2015 quy định về người quản lý di sản: “Người quản lý di sản là người được chỉ định
trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra”. Ông Đ bà T chết không để lại
di chúc chỉ ra ai là người quản lý di sản. Theo Tòa án: “Quá trình giải quyết vụ án, ngoài ông
Thiện; những người còn lại ở hàng thừa kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H
quản lý khối di sản của ông Đ, bà T. Xét thấy, các ông bà Hiệu, Liền, Nhi, Nhường, Hài,
Hoài đều có đủ năng lực hành vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện;
không bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức
xã hội. Do đó, việc xác định ông H quản lý di sản là có căn cứ. 

2. Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong Bản án số 11, trước khi chấp hành án ông Thiện là người quản lý di sản. Vì năm
2012, sau khi bà T chết, ông Thiện là người đang trực tiếp sinh sống tại nhà và đất, tiếp tục
quản lý di sản của ông Đ bà T. Do đó, ông Thiện hiện là người đang chiếm hữu và sử dụng di
sản này. Cơ sở pháp lý dựa vào khoản 2 Điều 616 BLDS 2015: “Trường hợp di chúc không
chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì
người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những
người thừa kế cử được người quản lý di sản”. 

3. Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản có
thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản là
thuyết phục. Theo quy định tại khoản 1 điều 616 Bộ luật dân sự 2015: “Người quản lý di sản
là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra”. Trong
Bản án số 11, ông Thiện và đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều nhất trí giao cho
anh Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông Đ, bà T. Các ông bà Hiệu, Liền, Nhi, Nhường,
Hoài, Hài đều có đủ năng lực hành vi dân sự, quyết định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện,
12
không bị lừa dối, ép buộc, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức
xã hội.

4. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản
như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. 
Cơ sở pháp lý: Điều 617, 618 BLDS 2015
Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản vì
theo Điều 617 BLDS 2015 thì người quản lý di sản được quyền tôn tạo tài sản có nguy cơ bị
hư hỏng, mất giá trị nếu không được tu sửa; khi đó người quản lý thực hiện nghĩa vụ của
mình là bảo quản di sản sẽ phải tiến hành sửa chữa tài sản để tránh mất mát đồng thời người
quản lý di sản phải được thanh toán chi phí bảo quản để đảm bảo quyền lợi của người quản
lý di sản theo Điều 618 của bộ luật này.

5. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người khác
quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai) không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời. 
Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản không có quyền giao lại cho người
khác quản lý di sản. Theo điểm a khoản 2 Điều 617: “Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản
lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây: a) Bảo quản di
sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình
thức khác”. Trường hợp này, trước khi chấp hành án, ông Thiện đang là người quản lý di sản
theo khoản 2 Điều 616 BLDS 2015 nên ông Thiện không có quyền giao lại quyền quản lý tài
sản cho con trai.

6. Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa thuận
mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.  
Trong quyết định số 147, Tòa án xác định xác định người quản lý không có quyền tự
thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản là hợp lý. Vì theo điểm b khoản 1 Điều 617
BLDS 2015 thì người quản lý di sản “không được định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu
không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản”. Cụ thể hơn, trong Quyết định số
147 có đề cập: “Ông Nhỏ chỉ là người quản lý di sản của ông Ngót và phần diện tích đất

13
thuộc quyền sở hữu của bà Chơi, chứ không có quyền định đoạt. Tuy nhiên, ông Nhỏ lại tự ý
thỏa thuận cho ông Đạm mở lối đi khi không được sự đồng ý của bà Chơi cùng các đồng
thừa kế của ông Ngót.…”

14
VẤN ĐỀ 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ
*Tóm tắt Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời
hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản:
Cụ K và cụ T là có 8 người con: V, N1, T1, H, T, N2, M1, S. Sau đó cụ T chết, cụ K kết
hôn với cụ L và có với nhau 4 người con: Thị C, M2, T2, Anh C. Năm 2002, phần đất có
diện tích 612m2 cùng nhà cấp 4, bếp, nhà tắm các công trình khác… được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ K. Cuối năm 2002, cụ K chết để lại khối tài sản do cụ L
và Anh C quản lý. Đại diện nguyên đơn là V yêu cầu đòi chia tài sản đối với tài sản chung
của cụ T và di sản của cụ K theo quy định pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết tại thời
điểm các đương sự khởi kiện đã hết thời hiệu khởi kiện để chia thừa kế nhưng xác định di
sản cụ T để lại là tài sản chung chưa chia và quyết định chia cho 8 người con của cụ T. Tòa
án cấp phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế của cụ T đã hết và không chấp
nhận yêu cầu của các nguyên đơn về việc chia tài sản chung đối với phần di sản của cụ T.
Đồng thời tuyên cho các đồng thừa kế đang quản lý tài sản (cụ L và Anh C) tiếp tục quản lý,
sử dụng, sở hữu. Tại phiên giám đốc thẩm, đã quyết định hủy tòa bộ quyết định của bản án
phúc thẩm và giao hồ sơ để giải quyết lại ở cấp sơ thẩm.

1. Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào áp dụng thời hiệu yêu cầu chia di sản không? 
*Đối với pháp luật dân sự của Hà Lan:
Khả năng yêu cầu quyền hưởng dụng trên cơ sở Điều 429 hoặc 430 không còn tồn tại do
giới hạn thời gian theo luật định nếu người phối ngẫu không có trong một khoảng thời gian
hợp lý, do một bên quan tâm đặt ra, làm rõ rằng anh ta yêu cầu quyền hưởng dụng như vậy,
nhưng ít nhất, khi nó liên quan đến quyền hưởng dụng theo Điều 429, khi hết thời hạn sáu
tháng kể từ ngày người chết qua đời và, khi nó liên quan đến quyền hưởng dụng theo Điều
430, khi hết thời hạn một năm từ cái chết của người đã khuất. 
Quyền khởi kiện dựa trên Điều 429 hoặc 430 được quy định khi hết thời hạn một năm ba
tháng kể từ thời điểm di sản của người chết được phân chia. 
Trong trường hợp người chết trong di chúc cuối cùng của mình đã từ chối người phối
ngẫu của mình quyền bảo lưu quyền hưởng dụng cho mình trong trường hợp tài sản thuộc di
sản của người chết được chuyển giao theo Điều 419 hoặc 421, thì trái với khoản 2, khả năng
15
yêu cầu quyền hưởng dụng như vậy đối với tài sản đó trên cơ sở Điều 429 hoặc 430, không
còn tồn tại do giới hạn thời gian theo luật định là ba tháng kể từ thời điểm yêu cầu chuyển
nhượng tài sản này. Trong trường hợp đó, quyền khởi kiện yêu cầu quyền hưởng dụng này
được quy định khi hết thời hạn một năm ba tháng kể từ thời điểm yêu cầu chuyển nhượng tài
sản này.

2. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam. 
Có 3 loại thời hiệu thừa kế theo Điều 623 BLDS 2015:
1) Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm
đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. 
2) Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (con rơi…).
3) Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là
03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định
tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời? 
Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS 2015 về thời điểm mở thừa kế là: “Thời điểm
mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã
chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”
Do đó, thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm 1972.
Đoạn trong Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời là: “Cụ T chết
năm 1972, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đã hết. Có đồng thừa kế không thống nhất
xác định di sản của cụ T để lại là tài sản chung chưa chia, nên không chấp nhận yêu cầu của
các nguyên đơn về việc chia di sản của cụ T để lại như chia tài sản chung cho 8 người con
của cụ T. Do đã hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, nên những người đồng thừa kế
đang quản lý di sản là cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C được tiếp tục quản lý sử dụng và
sở hữu.”

Nếu mở thừa kế vài 1972 thì sẽ không đủ, cho nên áp dụng pháp lệnh thừa kế,
30/08/1990.

16
4. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ
T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Án lệ số 26/2018/AL, áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS cho di sản của cụ T có
quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2015: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản
là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết
thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”.
Việc áp dụng thời hiệu trên trong Án lệ 26/2018/AL là thuyết phục. Vì thời điểm khởi
kiện là 2/11/2010 thì phải áp dụng Điều 645 BLDS 2005 để giải quyết, nếu vậy thì đã hết
thời hiệu khởi kiện cho di sản của cụ T. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của các đương sự,
Tòa quyết định áp dụng hiệu lực hồi tố vào án lệ theo điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015
giải quyết tranh chấp về di sản của cụ T.

5. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ
T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở
văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T
là có cơ sở văn bản (khoản 1 Điều 623 BLDS 2015, khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày
30/8/1990).
Việc áp dụng như trên của Án lệ là hoàn toàn hợp lý vì ở trường hợp này người để lại di
sản thừa kế (cụ T) là bất động sản đã chết trước ngày công bố “Pháp lệnh Thừa kế ngày
30/8/1990” nên phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là
ngày công bố Pháp lệnh nêu trên, ở đây là ngày 10/9/1990.

6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên. 


Án lệ số 26/2018/AL cho ta cái nhìn về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu
cầu chia di sản thừa kế là bất động sản. Cho thấy đây là một vấn đề hết sức phức tạp đặc biết
khi có sự thay đổi giữa các thế hệ dẫn tới áp dụng sự thay đổi của luật pháp tạo sự khó khăn
trong quá trình xác định. Các quyết định của Tòa án đưa ra hầu hết phải xem xét trên nhiều
khía cạnh để mang tính thuyết phục. Đây có thể xem là một Án lệ hay vì tính thực tế thường
xuyên xảy ra của nó.

17
Án lệ 26/2018/AL đã mở ra một phương án hợp lý đối với vấn đề bất cập của BLDS hiện
nay, mở rộng phạm vi áp dụng thời hiệu (không chỉ áp dụng cho giao dịch dân sự mà còn áp
dụng cho cả thừa kế theo pháp luật). Án lệ còn cho phép giải quyết những trường hợp yêu
cầu chia di sản đã bị hết thời hiệu theo BLDS trước đây nhưng hiện nay các bên vẫn có tranh
chấp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ luật Dân sự 2005, số 33/2005/QH11.
2. Bộ luật Dân sự 2015, số 91/2015/QH13.
3. Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao. 
4. Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh
Vĩnh Phúc.
5. Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
6. Bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La.
7. Quyết định số 147/2020/DS-GĐT ngày 09/7/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ
Chí Minh.
8. Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học
Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương V.
9. Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức 2022
(xuất bản lần thứ năm), Bản án số 189-190 và 191-194.
10. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Đại
học quốc gia 2007, tr.244 đến 245.
11. Dutch Civil Code.
12. German Civil Code.
13. Inheritance Act Claim.

18
VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU
Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và pháp luật về thừa kế
được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2019 đến nay. Khi liệt kê, yêu
cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và liệt kê phải thoả mãn những thông tin theo trật tự sau:
1) Họ và tên tác giả, 2) Tên bài viết để trong dấu ngoặc kép, 3) Tên Tạp chí in nghiêng, 4) Số
và năm của Tạp chí, 5) Số trang của bài viết (ví dụ: từ tr.41 đến 51). Các bài viết được liệt kê
theo alphabet tên các tác giả (không nêu chức danh). 

1. Chu Thị Thanh An, “Quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ của tổ chức tín
dụng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2019, tr.25.
2. Hoàng Thị Việt Anh, “Chế định cầm cố tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015 và bàn luận
về cầm cố tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, Số 43/2020,
tr.12 đến 20.
3. Nguyễn Phương Anh, “Xử lý vật chứng vụ án hình sự là tài sản thế chấp”, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, Số 1 (401)/Kỳ 1, tháng 1/2020, tr.50 đến 56.
4. Lê Vĩnh Châu – Ngô Khánh Tùng, “Bàn về chia tài sản chung của vợ chồng trong doanh
nghiệp qua một vụ án ly hôn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 7/2021, tr.1 đến 8.
5. Đặng Thái Bình, “Điều kiện áp dụng chế định hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
trong bộ luật dân sự Việt Nam - so sánh với pháp luật Nhật Bản”, Tạp chí Khoa học
pháp lí Việt Nam , Số 08 (129) năm 2019, tr.39 đến 51. 
6. Lê Đăng Doanh, “Bàn về hành vi đồng phạm trong tội tham ô tài sản qua một vụ án thực
tế”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 1/2021, tr.41 đến 43.
7. Đỗ Văn Đại, “Thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với thừa kế mở trước khi bộ luật dân sự
năm 2015 có hiệu lực”, Tạp chí Khoa học pháp lí Việt Nam, Số 02 (123) năm 2019, tr.65
đến 73. 
8. Nguyễn Ngọc Điện, “Xác định tài sản thế chấp theo tinh thần Bộ luật Dân sự năm
2015”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 2 & 3 năm 2019, tr.34 đến 44. 
9. Phạm Thị Huệ, “Những tác động của hệ thống pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập
đến công tác phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật”, Tạp chí Nội
chính, Số 82 (10/2020), tr.29 đến 33.

19
10. Hoàng Nam Hải, “Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn –
Điểm mới quan trọng của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018”, Tạp chí Nội chính,
Số 69 (8/2019), tr.29.
11. Phạm Văn Lợi, “Một số tranh chấp phổ biến liên quan đến tình trạng pháp lý của tài
sản thế chấp là quyền sử dụng đất từ thực tiễn giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân
dân tối cao”, Tạp chí Nghề Luật, Số 09/2020 – Năm thứ Mười lăm, tr.3 đến 6.
12. Ngô Văn Lượng, “Vướng mắc về định giá tài sản trong vụ án hình sự”, Tạp chí Kiểm
sát, Số 06/2021, tr.35 đến 39.
13. Nguyễn Thị Long, “Nâng cao công tác xét xử tranh chấp hợp đồng vay tài sản”, Tạp
chí Nội chính, Số 79 (7/2020), tr.36 đến 40.
14. Trần Ngọc Minh Phượng, “Có công chứng thừa kết tài sản thế chấp được hay
không?”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 12 (333) – 2019, tr.52 đến 55.
15. Nguyễn Đình Phước, “Tiền ảo có thể được xem là tài sản”, Tạp chí Nghiên cứu pháp
luật, Số 21 (421) – 11/2020, tr.20 đến 26.
16. Đinh Văn Quế, “Phân biệt một số tội phạm có hành vi chiếm đoạt tài sản”, Tạp chí
Kiểm sát, Số 03/2021, tr.17 đến 22.
17. Nguyễn Thị Thùy Trang, LS. Đoàn luật sư TP. Hà Nội, Võ Văn Bình, “Bình luận án:
Quyền khởi kiện, thời hiệu, căn cứ thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp”,
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 18 năm 2019, tr.44 đến 52. 
18. Nguyễn Phương Thảo, “Hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế quyền tác giả”, Tạp
chí Tòa án nhân dân, Số 1/2019, tr.30 đến 36.
19. Lê Minh Thành, “Xử lý tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng”, Tạp
chí Pháp luật và Thực tiễn, Số 38/2019, tr.78 đến 86.
20. Cao Thị Kim Trinh, “Bình luận các sai sót trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thế
chấp để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại”, Tạp chí Nghề luật, Số
09/2020 – Năm thứ Mười Lăm, tr.57 đến 60.
21. Nguyễn Hà Thanh, “Khởi kiện dân sự để thu hồi tài sản tham nhũng – kinh nghiệm
quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 11 (411)/Kỳ 1,
tháng 6/2020, tr.59.

20
22. Đặng Phước Thông, “Đăng ký quyền sở hữu căn hộ chung cư theo yêu cầu và một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, Số 3/2020, tr.37 đến
49.
23. Lê Thị Thảo, “Định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng
thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số 03/2020, tr.67 dến 69.
24. Ngô Thị Ánh Vân – Đặng Lê Phương Uyên, “Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, Số 6/2019, tr.24 đến 36.
25. Hoàng Thị Hải Yến, “Về bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình trong giao dịch thế
chấp tài sản”, Tạp chí Kiểm sát, Số 11/2020, tr.41 đến 46.

 Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để tìm được những bài viết trên.

- Một là, được sự hướng dẫn gợi mở của giảng viên dạy dân sự.

- Hai là, một số tư liệu tham khảo trên thư viện để hoàn thành bài tập thảo luận buổi 5.

- Ba là, trong quá trình tìm kiếm tài liệu có liên quan đến bài học, bài tập sử dụng nguồn
thông tin trên internet để tìm kiếm nhằm tra cứu, bổ sung kiến thức.

21

You might also like