You are on page 1of 42

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BÀI TẬP THẢO LUẬN THÁNG LẦN II


Bộ môn: Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Giảng viên:
THỰC HIỆN

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2022


MỤC LỤC
BẢNG VIẾT TẮT......................................................................................................................5
VẤN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VẬT CHẤT ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI TÍNH
MẠNG BỊ XÂM PHẠM............................................................................................................6
Bản án số 26/2017/HSST ngày 07/3/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang......................6
Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.....................6
Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về thiệt hại vật chất khi tính
mạng bị xâm phạm...................................................................................................................7
Câu 2: Nghị quyết số 03 của HĐTP có quy định chi phí đi lại dự lễ tang được bồi thường
không? Vì sao?.........................................................................................................................8
Câu 3: Trong thực tiễn xét xử trước đây, chi phí đi lại dự lễ mai táng có được bồi thường
không? Nếu có, nêu vắn tắt thực tiễn xét xử đó?......................................................................8
Câu 4: Đoạn nào trong bản án của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang cho thấy Tòa án đã chấp
nhận yêu cầu bồi thường chi phí vé máy bay? Đây có là chi phí đi lại dự lễ mai táng không? 9
Câu 5: Trong vụ việc trên, nếu chi phí máy bay trên là chi phí đi lại dự lễ mai táng, việc cho
bồi thường có thuyết phục không? Vì sao?..............................................................................9
Câu 6: Nếu chi phí trên là chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang thì chi phí đó có
được bồi thường không? Vì sao?...........................................................................................10
Câu 7: Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng
cho ai và không buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho ai? Đoạn nào của
bản án cho câu trả lời?..........................................................................................................11
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến người được
bồi thường tiền cấp dưỡng.....................................................................................................11
Câu 9: Trong bản án số 26, Toà án theo hướng tiền cấp dưỡng được thực hiện một lần hay
nhiều lần?..............................................................................................................................12
Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Toà án liên quan đến cách
thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng........................................................................................12
VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI PHÁT SINH TRONG TAI NẠN GIAO THÔNG
...................................................................................................................................................14
Quyết định số 23/2005/GĐT-DS ngày 02/02/2005 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
...............................................................................................................................................14
Quyết định số 30/2006/HS-GĐT ngày 26/9/2006 của Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao
Tòa hình sự về vụ án: “Nguyễn Thị Tuyết Trinh phạm tội giao cho người không đủ điều kiện
điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.”...............................................................15
Câu 1: Thay đổi về các quy định liên quan tới Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?...........................................................................16
Câu 2: Xe máy, ô tô có là nguồn nguy hiểm cao độ không? Vì sao?......................................16

2
Câu 3: Trong hai vụ việc trên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do hành vi
của con người gây ra? Vì sao?..............................................................................................17
Câu 4: Trong hai vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy
định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?.........................17
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng các quy định của chế định bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra..........................................................................18
Câu 6: Trong Quyết định số 30, đoạn nào cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt
hại?........................................................................................................................................18
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại...................19
Câu 8: Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005, Điều 584 BLDS 2015, Tòa án có thể buộc Giang
bồi thường thiệt hại không? Vì sao?......................................................................................19
Câu 9: Theo Nghị quyết số 03, chi phí xây mộ và chụp ảnh có được bồi thường không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.........................................................................................................20
Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm và của Tòa giám đốc
thẩm liên quan đến chi phí xây mộ và chụp ảnh.....................................................................20
Câu 11: Trong Quyết định số 23, đoạn nào cho thấy Bình là người bị thiệt hại?..................21
Câu 12: Ông Khánh có trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình không? Vì sao?....................21
Câu 13: Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách nào? Vì sao?...........21
Câu 14: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình.....21
Câu 15: Bình có lỗi trong việc để thiệt hại phát sinh không? Đoạn nào của bản án cho câu
trả lời?...................................................................................................................................22
Câu 16: Đoạn nào cho thấy, Tòa giám đốc thẩm không theo hướng buộc ông Dũng và ông
Khánh bồi thường toàn bộ thiệt hại cho anh Bình?................................................................23
Câu 17: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm...................23
Câu 18: BLDS và Nghị quyết số 03 có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao
độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền
mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại không?......................................................24
Câu 19: Tòa giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà
chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả
lời...........................................................................................................................................24
Câu 20: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại
bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại..................................25
VẤN ĐỀ 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HAY NGOÀI HỢP ĐỒNG..................26
Quyết định số 451/2011/DS-GĐT ngày 20/6/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
...............................................................................................................................................26
Bản án số 750/2008/DSPT ngày 17/07/2008 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh...........27

3
Câu 1: Những điểm khác nhau cơ bản giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng............................................................................................28
Câu 2: Trong hai vụ việc trên, có tồn tại quan hệ hợp đồng giữa bên bị thiệt hại và bên bị yêu
cầu bồi thường thiệt hại không? Vì sao?................................................................................28
Câu 3: Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã theo hướng quan hệ giữa các bên là bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng hay trong hợp đồng? Vì sao?.........................................................29
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong hai vụ việc trên về vấn đề
xác định bản chất pháp lý (trong hay ngoài hợp đồng) quan hệ bồi thường giữa các bên.....29
VẤN ĐỀ 4: BUỘC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ....................................................31
Quyết định số 36/2013/KDTM-GĐT ngày 17/9/2013 của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối
cao.........................................................................................................................................31
Bản án số 418/2017/DS-ST ngày 29/9/2017 của Toà án nhân dân quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
...............................................................................................................................................31
Câu 1: Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã
buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng?...................................................................33
Câu 2: Hướng của Tòa án địa phương có được Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận không?
Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?............................................................................33
Câu 3: Vì sao Tòa án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên? Đoạn nào của Quyết định cho
câu trả lời?.............................................................................................................................33
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.............34
Câu 5: Đối với vụ việc trong Bản án số 418, Công ty K có nghĩa vụ làm thủ tục để cấp Giấy
chứng nhận cho người mua nhà chung cư không? Vì sao?....................................................35
Câu 6: Nghĩa vụ làm thủ tục trên đã bị vi phạm chưa và Tòa án có buộc Công ty K tiếp tục
làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư không? Vì sao?.............36
Câu 7: Trên cơ sở văn bản, có quy định nào cho phép Tòa án buộc Công ty K tiếp tục làm
thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư không? Nêu rõ cơ sở văn bản
khi trả lời...............................................................................................................................36
Câu 8: Cho biết những cơ chế để việc buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hiệu quả trong thực
tế............................................................................................................................................37
VẤN ĐỀ 5: TÌM KIẾM TÀI LIỆU.........................................................................................38
Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2019 đến nay (ít nhất 20
bài). Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải thỏa mãn những
thông tin theo trật tự như đã yêu trong buổi thảo luận thứ 3.................................................38
Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên.........................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................41

4
BẢNG VIẾT TẮT
Từ viết tắt Giải nghĩa

BLDS Bộ luật Dân sự

UBND Uỷ ban nhân dân

HĐTP Hội đồng thẩm phán

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TMCP Thương mại cổ phần

GĐT Giám đốc thẩm

5
VẤN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VẬT CHẤT ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
KHI TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM

Nghiên cứu:
Điều 591 BLDS 2015 (Điều 610 BLDS 2005), Nghị quyết số 03 năm 2006 của
HĐTP và các quy định liên quan khác (nếu có);
Bản án số 26/2017/HSST ngày 07/3/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang,
Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Tóm tắt:

Bản án số 26/2017/HSST ngày 07/3/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh An


Giang.

Bị cáo: Lay Bun Thy


Bị hại: Được và Quang
Bị cáo Lay Bun Thy khoảng 18 giờ ngày 16/7/2016 có mâu thuẫn với Quang và
Được tại quán “Hương Xưa” đã dùng súng bắn Được và Quang dẫn đến hậu quả
là Được thiệt mạng và Quang bị thương. Lay Bun Thy là người trực tiếp xâm
phạm đến sức khỏe, tính mạng của người bị hại thì bị cáo phải có trách nhiệm bồi
thường. Cho nên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh An Giang
buộc bị cáo có trách nhiệm bồi thường cho gia đình người bị hại Được bao gồm:
chi phí mai táng, tiền vé máy bay và tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Ngoài ra,
còn cấp dưỡng nuôi cháu Lê Thành Đạt con của Được đến lúc trưởng thành.

Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc.

Người bị hại: Anh Chu Văn D, sinh năm 1977 (đã chết).
Người đại diện hợp pháp của người bị hại: Ông Chu Đăng Đ, sinh năm 1955 (là
bố người bị hại D).

6
Bị cáo: Nguyễn Văn A (tên gọi khác: A cong), sinh ngày 11/01/1997.

Do có mâu thuẫn nên Nguyễn Văn A đã đánh anh Chu Văn D và khiến anh tử
vong. Tranh chấp: Bồi thường thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm.

Tòa tuyên Nguyễn Văn A phạm tội “cố ý gây thương tích”, tổng hợp hình phạt là
17 năm tù giam. Buộc bị cáo phải bồi thường chi phí mai táng đối với người bị
hại. bồi thường tổn thất về tinh thần cho gia đình người bị hại. Đồng thời thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của người bị hại đến khi đủ 18 tuổi.

Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về thiệt hại vật
chất khi tính mạng bị xâm phạm.

Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về thiệt hại vật chất khi tính
mạng bị xâm phạm là:

Thứ nhất, xét về mặt chủ thể, người bồi thường ở BLDS 2005 là “người xâm
phạm” đã được thay bằng “người chịu trách nhiệm bồi thường”. Sự thay đổi này
đã mở rộng các đối tượng phải bồi thường, bao hàm cả các đối tượng không phải
là người xâm hại nhưng lại là đối tượng phải chịu trách nhiệm bồi thường trên
thực tế.

Thứ hai, so với BLDS 2005 thì ở BLDS 2015, mức phạt bồi thường thiệt hại ở
các trường hợp đều có chiều hướng tăng lên nhằm nâng cao sự mạnh mẽ và tính
răn đe của pháp luật.

Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2015

Khoản 2 Điều 609: Thiệt hại về sức Khoản 2 Điều 590: Thiệt hại về sức
khỏe bị xâm phạm: khỏe bị xâm phạm:

7
“2. Người xâm phạm sức khỏe của “2. Người chịu trách nhiệm bồi thường
người khác phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khỏe của người
theo quy định tại khoản 1 Điều này và khác bị xâm phạm phải bồi thường
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất thiệt hại theo quy định tại khoản 1
về tinh thần mà người đó gánh chịu. Điều này và một khoản tiền khác để bù
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh đắp tổn thất về tinh thần mà người đó
thần do các bên thỏa thuận; nếu thỏa gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn
thuận không được thì mức tối đa không thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;
quá ba mươi tháng lương tối thiểu do nếu không thỏa thuận được thì mức tối
Nhà nước quy định.” đa cho một người có sức khỏe bị xâm
phạm không quá năm mươi lần mức
lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Câu 2: Nghị quyết số 03 của HĐTP có quy định chi phí đi lại dự lễ tang được
bồi thường không? Vì sao?

Chi phí đi lại dự tang lễ tang chính là chi phí cúng tế thì theo Nghị quyết số 03
của Hội đồng Thẩm phán quy định chi phí đi lại dự lễ tang không được bồi
thường. Cụ thể tại khoản 2.2 Điều 2 trong phần xác định thiệt có quy định: “Chi
phí hợp lý cho biệc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng
cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi
phí khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung.
Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ,
bốc mộ,...”

8
Câu 3: Trong thực tiễn xét xử trước đây, chi phí đi lại dự lễ mai táng có
được bồi thường không? Nếu có, nêu vắn tắt thực tiễn xét xử đó?

Trong thực tiễn xét xử trước đây, chi phí dự lễ mai táng được bồi thường. Quyết
định số 20/HĐTP-HS ngày 24/12/2002 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao tóm
tắt như sau: “Ngày 28/11/1998, Trần Văn Bích điều khiển xe máy gây tai nạn cho
chị Hạnh và hậu quả là chị Hạnh tử vong. Gia đình nạn nhân buộc bị cáo bồi
thường các khoản tiền hợp lý trong mai táng, trong đó gồm có: tiền chi phí máy
bay cho 10 người thân của nạn nhân…Theo quyết định của Tòa sơ thẩm và phúc
thẩm thì chấp nhận bồi thường trên nhưng có sự khác nhau về số tiền bồi thường.
Nhưng theo GĐT thì cần xem xét số người nói trên có quan hệ thân thích gần gũi
với nạn nhân như cha mẹ, vợ chồng, anh, chị, em ruột, con đẻ đi bằng máy bay
để kịp dự tang lễ.

Câu 4: Đoạn nào trong bản án của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang cho thấy
Tòa án đã chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí vé máy bay? Đây có là chi
phí đi lại dự lễ mai táng không?

Tại đoạn ra quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang: “Buộc bị cáo Lay
Bun Thy có trách nhiệm bồi thường tiền chi phí mai táng, tiền tổn thất tinh thần
cho người bị hại Lê Văn Được tổng cộng 242.400.000 đồng, có khấu trừ
150.000.000 đồng gia đình bị cáo đã nộp tại quá trình điều tra, số tiền còn lại bị
cáo phải nộp là 92.400.000 đồng”.

Số tiền buộc bị cáo phải bồi thường là 242.400.000 đồng bao gồm cả chi phí mai
táng 110.400.000 đồng, tiền vé máy bay từ Singapore về Việt Nam là 12.000.000
đồng và cả tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là 120.000.000 đồng. Qua số tiền Tòa
án nhân dân tỉnh An Giang buộc bị cáo nộp có bao gồm cả tiền vé máy bay đó là
chi phí đi lại dự lễ mai táng.

9
Câu 5: Trong vụ việc trên, nếu chi phí máy bay trên là chi phí đi lại dự lễ
mai táng, việc cho bồi thường có thuyết phục không? Vì sao?

Trong vụ việc trên, nếu chi phí máy bay trên là chi phí đi lại dự lễ mai táng, việc
cho bồi thường là thuyết phục vì căn cứ theo khoản 1 Điều 591 BLDS 2015 quy
định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật
này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng
d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Ở đây chi phí máy bay là chi phí hợp lý cho việc mai táng, đây là chi phí đi lại
cho người thân ở xa của người bị hại từ Singapore về Việt Nam dự tang lễ. Vì từ
Singapore về Việt Nam chỉ có di chuyển bằng máy bay mới tham dự lịp tang lễ
của bị hại Được nên quyết định trên của Tòa là hợp lý và thuyết phục.

Câu 6: Nếu chi phí trên là chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang thì
chi phí đó có được bồi thường không? Vì sao?

Nếu chi phí cháu nạn nhân để dự tang lễ thì được bồi thường nhưng phải thỏa
mãn các điều kiện sau: “Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có
khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác
cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị
thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng” theo nghị định số 03/2006/NQ-
HĐTP.

10
Cụ thể, ví dụ Quyết định số 20/HĐTP-HS ngày 24/12/2002 của HĐTP Tòa án
nhân dân tối cao tóm tắt như sau: “Ngày 28/11/1998, Trần Văn Bích điều khiển
xe máy gây tai nạn cho chị Hạnh và hậu quả là chị Hạnh tử vong. Gia đình nạn
nhân buộc bị cáo bồi thường các khoản tiền hợp lý trong mai táng, trong đó có
tiền chi phí máy bay cho 10 người thân của nạn nhân…” Theo Quyết định của
Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm thì chấp nhận bồi thường trên nhưng có sự khác
nhau về số tiền bồi thường, trong vụ án ta có thể thấy hai tòa xác định chi phí
theo ước tính chứ không nêu cụ thể rõ ràng những người nào là người được bồi
thường. Tuy nhiên hướng giải quyết này không được Tòa giám đốc thẩm chấp
nhận. Theo Tòa giám đốc thẩm “Chi phí dự lễ tang cần được xem xét nhưng chỉ
chấp nhận đối với những người có quan hệ thân thích gần gũi với nạn nhân.”

Câu 7: Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã buộc người gây thiệt hại bồi
thường tiền cấp dưỡng cho ai và không buộc người gây thiệt hại bồi thường
tiền cấp dưỡng cho ai? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Trong bản án 26/2017/HSST ngày 29/05/2017 về tội cố ý gây thương tích.


Tòa án đã buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho cháu Chu Đức
P (con của nạn nhân): “Buộc bị cáo Nguyễn Văn A phải thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng cho cháu Chu Đức P, sinh ngày 30/12/1999 là con chưa thành niên của
người bị hại Chu Văn D số tiền 605.000đ/01 tháng. Thời điểm cấp dưỡng kể từ
tháng 10 năm 2016 cho đến khi Chu Đức P đủ 18 tuổi.”

Người không được bồi thường tiền cấp dưỡng là ông Chu Đăng Đ (bố nạn nhân)
và bà Trần Thị E (mẹ nạn nhân) “Đối với khoản tiền gia đình người bị hại Chu
Văn D yêu cầu là tiền nuôi dưỡng bố mẹ người bị hại về già do pháp luật không
quy định nên không được Hội đồng xét xử xem xét, giải quyết.”

Trong bản án số 26/2017/HSST ngày 07/03/2017. Tòa án đã buộc người gây thiệt
hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho cháu Lê Thành Đạt (con của nạn nhân) cụ thể

11
“Ngoài ra, còn cấp dưỡng nuôi cháu Lê Thành Đạt, sinh ngày 24/01/2016 (con
anh Được) đến lúc trưởng thành (18 tuổi), mức cấp dưỡng bằng ½ tháng lương
cơ bản do Nhà nước quy định tại thời điểm thi hành án.”

Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan
đến người được bồi thường tiền cấp dưỡng.

Trong BLDS và Nghị định số 03/2016/NQ-HĐTP đều chưa cụ thể rõ số tiền


người gây thiệt hại bồi thường cấp dưỡng nên trong trường hợp này, Tòa án đã
quyết định số tiền cấp dưỡng “tương đương ½ mức lương cơ sở do pháp luật quy
định” là đúng luật.

Mặc dù, Tòa án đã xem xét đến tình trạng thu nhập của người phải bồi thường
thiệt hại, nhưng theo quan điểm của nhóm thì so với thời điểm hiện tại số tiền
được cấp dưỡng là khá ít, khó có thể đảm bảo chất lượng cuộc sống của người
được cấp dưỡng. Đồng thời, việc gây ra thiệt hại đến đến tính mạng đã ảnh
hưởng rất nhiều đến cuộc sống của gia đình họ về mặt lâu dài, mất đi một nguồn
thu nhập chính vì thế cần có những khoản tiền phù hợp hơn, đúng thời điểm của
hiện tại để đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng ổn định. Bởi lẽ, người
còn sống sẽ không bao giờ có cuộc sống như trước đây của họ dù cho có được
bồi thường đi chăng nữa thì người chết cũng không thể sống lại với hiện trạng
ban đầu được.

Câu 9: Trong bản án số 26, Toà án theo hướng tiền cấp dưỡng được thực
hiện một lần hay nhiều lần?

Trong bản án số 26/2017/HSST ngày 29/05/2017 về tội cố ý gây thương tích,


Tòa án theo hướng tiền cấp dưỡng được thực hiện nhiều lần. Cụ thể “Gia đình
người bị hại yêu cầu cấp dưỡng một lần, bị cáo không đồng ý và có đề nghị giải
quyết theo quy định của pháp luật. Do vậy Hội đồng xét xử cần buộc bị cáo phải

12
cấp dưỡng hàng tháng là phù hợp quy định của pháp luật.” Và Quyết định: “Buộc
bị cáo Nguyễn Văn A phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu Chu Đức P,
sinh ngày 30/12/1999 là con chưa thành niên của người bị hại Chu Văn D số tiền
605.000đ/01 tháng.”

Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Toà án liên
quan đến cách thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trong bản án số 26/2017/HSST ngày 29/05/2017 về tội cố ý gây thương tích,


Tòa án quyết định thời gian cấp dưỡng cho con của nạn nhân (cháu Chu Đức P)
là đến khi cháu P đủ 18 tuổi, điều này phù hợp với luật định (điểm b Khoản 2
Điều 593 BLDS 2015) và thời điểm bắt đầu là thời điểm tính mạng bị xâm phạm
cũng phù hợp với luật định (Nghị định số 03/2006/NQ-HĐTP) “Thời điểm cấp
dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.” Mức tiền cấp
dưỡng là 605.000đ/01 tháng và việc cấp dưỡng được thực hiện nhiều lần.

Theo quan điểm của nhóm em thì hướng giải quyết của Tòa án về thời điểm thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là hợp lý vì việc cấp dưỡng nhằm thay thế người chết
thực hiện nghĩa vụ của mình nên việc xác định ngày phát sinh trách nhiệm cấp
dưỡng là ngày người bị hại chết là thỏa đáng. Tiền cấp dưỡng là tiền phục vụ cho
đời sống của người được cấp dưỡng, khoản tiền này phải trải dài nên việc cấp
dưỡng nhiều lần là hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của người được
cấp dưỡng.

13
VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI PHÁT SINH TRONG TAI NẠN
GIAO THÔNG

Nghiên cứu:
Điều 584, Điều 601 BLDS 2015 (Điều 604, 623 BLDS 2005), Nghị quyết số 03
năm 2006 của HĐTP và các quy định liên quan khác (nếu có);
Quyết định số 23/GĐT-DS ngày 2/2/2005 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao và Quyết định số 30/2006/HS-GĐT ngày 26/9/2006 của Tòa hình sự Tòa án
nhân dân tối cao.

Tóm tắt:

Quyết định số 23/2005/GĐT-DS ngày 02/02/2005 của Tòa dân sự Tòa án


nhân dân tối cao.

Anh Bình điều khiển xe đạp đi giữa hai làn đường dành cho xe cơ giới, khi nghe
thấy tiếng còi xe phía sau đã tránh sang bên trái. Khi đó, ông Dũng không làm
chủ được tốc độ, không đảm bảo khoảng cách an toàn, không làm chủ được tay
lái nên va quẹt với xe đạp và kéo anh Bình 5-6m. Anh Khoa điều khiển ô tô phía
sau không làm chủ được tốc độ nên chèn qua xe đạp anh Bình và kéo rê gần 20m.

Tòa sơ thẩm, phúc thẩm đều xác định cả anh Bình (người có lỗi chính). ông
Dũng và anh Khoa cùng gây ra tai nạn và thiệt hại cho anh Bình. Tòa phúc thẩm
thuộc ông Dũng và anh Khánh (chủ ô tô) bồi thường toàn bộ.

Xét thấy, anh Khoa cũng có một phần lỗi; đồng thời Tòa không dành cho anh
Khánh quyền khởi kiện yêu cầu anh Khoa bồi thường số tiền mà anh Khánh bồi
thường cho anh Bình do lỗi của anh Khoa là chưa hợp lý. Quyết định hủy bán án
phúc thẩm; xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

14
Quyết định số 30/2006/HS-GĐT ngày 26/9/2006 của Tòa hình sự Tòa án
nhân dân tối cao Tòa hình sự về vụ án: “Nguyễn Thị Tuyết Trinh phạm tội
giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông
đường bộ.”

Nguyễn Thị Tuyết Trinh nhờ Nguyễn Văn Giang chở bà Phê và bà Hi, khi đang
di chuyển thì đâm phải người bị hại là bà Nguyễn Thị Giỏi khiến bà tử vong
(người đại diện hợp pháp là Phùng Thị Vời). Tại bản án hình sự sơ thẩm xử phạt
Nguyễn Thị Tuyết Trinh 18 tháng tù về tội “giao cho người không đủ điều kiện
điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ” nhưng được hưởng án treo;
buộc bà Trinh, ông Dương Văn Mướt và Nguyễn Văn Giang (do cha, mẹ là ông
Nguyễn Văn Trường và bà Lê Thị Lài đại diện) liên đới bồi thường 7.857.000
đồng cho bà Phùng Thị Vời.

Tại Bản án hình sự phúc thẩm đã giữ nguyên tội danh và hình phạt đối với bà
Trinh, về trách nhiệm dân sự buộc bà Trinh, ông Dương Văn Mướt và Nguyễn
Văn Giang ( do cha, mẹ là ông Nguyễn Văn Trường và bà Lê Thị Lài đại diện)
liên đới bồi thường 25.357.000 đồng cho bà Phùng Thị Vời; buộc ông Nguyễn
Văn Trường nộp 50.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

Tòa giám đốc thẩm quyết định: Hủy Bản án hình sự phúc thẩm về quyết định
“Buộc Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Dương Văn Mướt và Nguyễn Văn Giang do
cha, mẹ là ông Nguyễn Văn trường và bà Lê Thị Lài đại diện phải có trách nhiệm
liên đới bồi thường thiệt hại cho nạn nhân do bà Phùng Thị Vời là con ruột của
nạn nhân nhận số tiền: 25.357.000 đồng” và “Ông Nguyễn Văn Trường phải chịu
50.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.” Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân
tỉnh An Giang để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Các
quyết định khác của Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên tiếp tục có hiệu lực pháp
luật.

15
Câu 1: Thay đổi về các quy định liên quan tới Bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?

Giữa BLDS 2005 và BLDS 2015 có hai thay đổi khác biệt:

Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 623 BLDS 2005 có liệt kê hai chủ thể phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại là "chủ sở hữu" và "người được chủ sở hữu giao
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ". Còn tại khoản 3 và khoản 4 Điều
601 BLDS 2015 đã thay thế chủ thể “người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ" thành "người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ". Chúng ta có thể thấy, BLDS 2015 đã bao quát hết được những
trường hợp bồi thường, mở rộng chủ thể liên đới chịu trách nhiệm bồi thường,
bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại. Việc sửa đổi này là một bước luật
hóa hướng giải quyết của thực tiễn xét xử.

Tại khoản 4 Điều 623 BLDS 2005 và khoản 4 Điều 601 BLDS 2015 có sự khác
nhau ở từ "cũng" (quy định ở BLDS 2015 đã bỏ đi từ "cũng"). Sự thay đổi này là
hợp lý, vì không cần thiết chứng minh chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng
"cũng" có lỗi mà chỉ cần chứng minh họ có lỗi là đủ; bên cạnh đó, hướng thay
đổi trên còn phù hợp với thực tiễn xét xử.

Câu 2: Xe máy, ô tô có là nguồn nguy hiểm cao độ không? Vì sao?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm của
nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 601 BLDS 2015 quy
định: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới,
hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất
cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do
pháp luật quy định”. Để xác định rõ hơn về phương tiện giao thông vận tải cơ
giới, chúng ta cần liên hệ đến khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008:
“Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô

16
tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô
tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe
tương tự”. Từ đây, chúng ta có thể thấy xe máy, ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ.

Câu 3: Trong hai vụ việc trên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
hay do hành vi của con người gây ra? Vì sao?

Ở Quyết định số 23, thiệt hại là do hành vi của con người gây ra. Đây là hành vi
anh Bình điều khiển xe đạp đi giữa hai làn đường dành cho xe cơ giới. Ông Dũng
điều khiển xe máy nhưng không làm chủ tốc độ và tay lái, không đảm bảo
khoảng cách an toàn khi tránh vượt, nên đã để xe máy va quệt với xe đạp của anh
Bình. Còn anh Khoa điều khiển ô tô tuy đã phát hiện xe đạp của anh Bình, sau đó
là xe của ông Dũng, nhưng do không làm chủ tốc độ, tay lái nên đã để xe ôtô
chèn qua xe đạp của anh Bình.

Ở Quyết định số 30, thiệt hại là do hành vi của con người gây ra. Đây là hành vi
Giang điều khiển xe mô tô gây tai nạn cho bà Giỏi khi bà đang đi bộ sang đường,
tai nạn này khiến bà bị chấn thương sọ não và chết trên đường đưa đi cấp cứu.

Câu 4: Trong hai vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận
dụng các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra?

Đối với Quyết định số 23: “Mặt khác, như đã phân tích trên trong vụ án này anh
Khoa cũng có một phần lỗi. Tòa án cấp phúc thẩm buộc chủ phương tiện là ông
Khánh bồi thường cho anh Bình là đúng, nhưng lại áp dụng khoản 3 Điều 627 là
không chính xác, mà phải áp dụng khoản 2 Điều 627 BLDS mới đúng”.

Đối với Quyết định số 30: “Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2005 (Điều 627
BLDS 1995) về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và hướng

17
dẫn tại điểm b khoản 2 mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ - HĐTP ngày
08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì “Trong trường
hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật thì chủ sở hữu
phải bồi thường thiệt hại”.

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng các quy định của chế
định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Theo nhóm chúng tôi, việc Toà án vận dụng các quy định của chế định bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là hợp lý nhưng vẫn chưa
thuyết phục. Bởi vì các loại thiết bị, máy móc, phương tiện, hệ thống điện, dây
chuyền sản xuất trong nhà máy… luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho con
người, nhưng con người vẫn luôn sử dụng và làm chủ chúng để tạo ra phục vụ
cho các nhu cầu công việc cũng như nhu cầu hằng ngày trong cuộc sống. Bên
cạnh đó, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách
nhiệm đặc biệt, vì thiệt hại xảy ra không phải do hành vi của con người mà do
hoạt động luôn tiềm ẩn nguy hiểm của sự vật gây ra. Theo Điều 601 BLDS 2015,
người đang chiếm hữu các nguồn gây nguy hiểm cao độ phải bồi thường cho
người bị thiệt hại dù cho người đang chiếm hữu không có lỗi, trừ trường hợp xảy
ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.

Câu 6: Trong Quyết định số 30, đoạn nào cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi
thường thiệt hại?

Trong Quyết định số 30, đoạn cho thấy Toà án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại
là: “Trinh giao nguồn nguy hiểm cao độ (xe mô tô) cho Giang sử dụng trái pháp
luật, do đó Trinh là người có trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra”.

18
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt
hại.

Theo nhóm chúng tôi, việc Toà án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại là chưa hợp
lý. Vì căn cứ theo khoản 2 Điều 586 BLDS 2015: “Người từ đủ mười lăm tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của
mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn
thiếu bằng tài sản của mình”, nhưng trong trường hợp này, Giang gây thiệt hại
thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ thì bà Trinh mới bồi
thường phần còn thiếu. Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 601 BLDS 2015: “Khi chủ
sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để
nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới
bồi thường thiệt hại”, ở đây bà Trinh biết Giang không đủ điều kiện để sử dụng
phương tiện giao thông nhưng vẫn giao Giang điều khiển. Vì thế bà Trinh và
Giang phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Câu 8: Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005, Điều 584 BLDS 2015, Tòa án có thể
buộc Giang bồi thường thiệt hại không? Vì sao?

Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005 và Điều 584 BLDS 2015, Tòa án có thể buộc
Giang bồi thường thiệt hại, vì hành vi của Giang đủ các yếu tố phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Thiệt hại xảy ra: bà Giỏi bị chấn thương sọ não và chết trên đường đưa đi
cấp cứu.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy
ra: Giang điều khiển xe mô tô khi chưa đủ tuổi, đụng vào bà Giỏi khiến bà
bị chấn thương sọ não và tử vong.
- Lỗi của người gây ra thiệt hại: lái xe chở quá số người quy định, điều
khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi, đâm xe vào người đi
đường.

19
Câu 9: Theo Nghị quyết số 03, chi phí xây mộ và chụp ảnh có được bồi
thường không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Theo khoản 2 Mục II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì chi phí xây mộ và chụp
ảnh không được bồi thường, đồng thời cũng được ghi nhận tại khoản 1 Điều 591
BLDS 2015 (hay khoản 1 Điều 610 BLDS 2005):

“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật
này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định”.

Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm và của
Tòa giám đốc thẩm liên quan đến chi phí xây mộ và chụp ảnh.

Tòa phúc thẩm và của Tòa giám đốc thẩm xét xử theo hướng không bồi thường
chi phí xây mộ và chụp ảnh là hoàn toàn hợp lý. Việc phải bồi thường chi phí
mai táng được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 591 BLDS 2015. Ở Điểm 2.2
khoản 2 Mục II của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP cũng quy định rõ loại chi phí
mai táng nào mới ổn. Bên cạnh đó, xét trong thực tiễn cuộc sống, chi phí cho
việc xây mộ và chụp ảnh là tuỳ thuộc vào điều kiện của từng hộ gia đình, vì thế
nếu bắt buộc phải bồi thường loại chi phí đó, có thể sẽ phát sinh các vấn đề khác
do tham lam số tiền bồi thường gây ra. Vì lẽ đó, Tòa phúc thẩm và Tòa giám đốc
thẩm không đồng ý với việc bồi thường chi phí xây mộ và chụp ảnh là hoàn toàn
hợp lý.

20
Câu 11: Trong Quyết định số 23, đoạn nào cho thấy Bình là người bị thiệt
hại?

Trong Quyết định số 23, đoạn cho thấy Bình là người bị thiệt hại là: “Vì vậy, Tòa
án cấp sơ thẩm, phúc thẩm xác định trong trường hợp này cả anh Bình, ông Dũng
và anh Khoa cùng có lỗi gây ra vụ tai nạn trên và gây thiệt hại cho anh Bình
(trong đó anh Bình có lỗi chính) là có cơ sở đúng pháp luật”.

Câu 12: Ông Khánh có trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình không? Vì
sao?

Ông Khánh không trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình. Vì người điều khiển
ôtô gây tai nạn là anh Khoa. Ông Khánh chỉ là chủ sở hữu của phương tiện đó và
ông đã giao phương tiện đó cho anh Khoa sử dụng, ông không trực tiếp cầm lái
phương tiện đó để gây ra thiệt hại cho anh Bình.

Câu 13: Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách nào?
Vì sao?

Toà án buộc ông Khánh bồi thường cho anh bình với tư cách là chủ sở hữu
nguồn gây nguy hiểm cao độ. Vì căn cứ theo khoản 2 Điều 601 BLDS 2015:
“Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng
thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Câu 14: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc ông Khánh bồi thường
cho anh Bình.

Theo nhóm chúng tôi, việc Toà án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình là
hợp lý, nhưng chưa triệt để. Vì trong Quyết định số 23, Toà dân sự không nêu rõ

21
mối quan hệ giữa ông Khánh và anh Khoa ở vụ việc này. Anh Khoa có thể là
người được ông Khánh thuê về để điều khiển chiếc xe ô tô trên hoặc anh Khoa có
thể là người được ông Khánh giao xe qua hợp đồng thuê tài sản.

Nếu anh Khoa là người làm thuê cho ông Khánh thì căn cứ theo Điều 600 BLDS
2015: “Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người
học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu
người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một
khoản tiền theo quy định của pháp luật”, ông Khánh sẽ bồi thường cho anh Bình,
và sau đó ông Khánh có quyền yêu cầu anh Khoa hoàn trả lại cho mình số tiền
nhất định theo quy định của pháp luật.

Nếu anh Khoa là người được ông Khánh giao quyền sử dụng chiếc xe ô tô trên
thông qua hợp đồng thuê tài sản thì anh Khoa phải là người bồi thường thiệt hại
cho anh Bình chứ không phải ông Khánh, căn cứ theo khoản 2 Điều 601 BLDS
2015: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử
dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Câu 15: Bình có lỗi trong việc để thiệt hại phát sinh không? Đoạn nào của
bản án cho câu trả lời?

Bình có lỗi trong việc để thiệt hại phát sinh.


Đoạn trong bản án cho câu trả lời là: “Tòa án cấp Sơ thẩm, Phúc thẩm xác định
trong trường hợp này cả anh Bình, ông Dũng và anh Khoa cùng có lỗi gây ra vụ
tai nạn trên và gây thiệt hại cho anh Bình (trong đó anh Bình có lỗi chính) là có
cơ sở đúng pháp luật”.

22
Câu 16: Đoạn nào cho thấy, Tòa giám đốc thẩm không theo hướng buộc ông
Dũng và ông Khánh bồi thường toàn bộ thiệt hại cho anh Bình?

Đoạn cho thấy Tòa giám đốc thẩm không theo hướng buộc ông Dũng và ông
Khánh bồi thường toàn bộ thiệt hại cho anh Bình là: “Đồng thời cấp phúc thẩm
xác định tổng số thiệt hại của anh Bình là 13.095.418 đồng là có căn cứ. Nhưng
lại buộc ông Dũng và ông Khánh bồi thường toàn bộ mà không xem xét đến
trách nhiệm của anh Bình là không chính xác”.

Câu 17: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm.

Theo nhóm chúng tôi, việc Toà giám đốc thẩm không buộc ông Dũng và ông
Khánh bồi thường toàn bộ thiệt hại là hợp lý. Vì:
- Anh Bình là người đi sai làn đường khi anh điều khiển xe đạp đi vào giữa
hai làn đường dành cho xe cơ giới.
- Anh Dũng có lỗi khi không làm chủ được tốc độ, tay lái nên đã va quẹt và
kéo xe anh Bình gần 5 - 6m rồi mới dừng lại.
- Anh Khoa có lỗi trong việc không làm chủ được tốc độ, tay lái nên để ôtô
chèn qua xe anh Bình và kéo rê gần 20m trước khi dừng lại. Nhưng do
ông Khánh là chủ sở hữu của chiếc xe ôtô trên nên ông Khánh có nghĩa vụ
phải bồi thường cho anh Bình.

Tuy nhiên, Toà vẫn chưa quy định rõ ông Khánh có quyền yêu cầu anh Khoa
hoàn trả lại số tiền theo quy định của pháp luật, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền
lợi của ông Khánh.

23
Câu 18: BLDS và Nghị quyết số 03 có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây
thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt
hại không?

BLDS và Nghị quyết số 03 không có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại
bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên,
chúng ta vẫn có thể áp dụng một số chế định khác trong BLDS như: Bồi thường
thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra (Điều 600), Bồi thường thiệt
hại do người thi hành công vụ gây ra (Điều 598), Bồi thường thiệt hại do người
của pháp nhân gây ra (Điều 597), khoản 2 Mục III Nghị quyết 03/2006,...để cho
phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ có quyền yêu cầu người sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại phải bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu đã
bồi thường cho người bị thiệt hại.

Câu 19: Tòa giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt
hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại
không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời.

Tòa giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn
khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại. Đoạn trong Quyết
định cho thấy điều đó là: “Đồng thời, Tòa án các cấp không dành cho ông Khánh
quyền khởi kiện yêu cầu anh Khoa bồi thường cho ông Khánh số tiền mà ông bồi
thường cho anh Bình do lỗi của anh Khoa, nếu ông Khánh và ông Khoa không tự
thương lượng giải quyết được là không đảm bảo quyền lợi cho ông Khánh”.

24
Câu 20: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho
phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu
bồi thường cho người bị thiệt hại.

Theo nhóm chúng tôi, việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại
là hợp lý. Căn cứ theo khoản 2 Điều 601 BLDS 2015: “Chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu
chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này
phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác”, trong trường hợp này, tuy
ông Khánh là chủ sở hữu xe ô tô nhưng người sử dụng là anh Khoa nên anh
Khoa phải có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do chính mình gây ra. Tuy
nhiên, theo quy định của pháp luật về nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì thiệt hại
phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Vì thế, chủ sở hữu ở đây là ông Khánh
bồi thường là đúng quy định của pháp luật, nhưng lỗi thuộc về anh Khoa nên Tòa
đã cho phép ông Khánh có quyền yêu cầu anh Khoa hoàn trả lại khoản tiền mà
mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại là hoàn toàn hợp lý.

Bên cạnh đó, mặc dù theo khoản 2 Điều 601 BLDS 2015 và Nghị quyết số 03
không có quy định nào cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu
cầu người sử dụng gây thiệt hại phải hoàn trả lại khoản tiền mà chủ sở hữu đã bồi
thường, nhưng nếu xét về thực tế thì người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
thông thường là người làm công, học nghề nên có thể áp dụng các quy định khác
như bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra để cho phép
chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng gây thiệt hại
hoàn trả khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại.

25
VẤN ĐỀ 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HAY NGOÀI HỢP
ĐỒNG

Nghiên cứu:
Các quy định về bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng;
Quyết định số 451/2011/DS-GĐT ngày 20/6/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao và Bản án số 750/2008/DSPT ngày 17/07/2008 của Tòa án nhân dân
TP. Hồ Chí Minh.

Tóm tắt:

Quyết định số 451/2011/DS-GĐT ngày 20/6/2011 của Tòa dân sự Tòa án


nhân dân tối cao.

Nguyên đơn là ông Nghinh, vay số tiền 2 triệu đồng của bị đơn là Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai - chi nhánh Yên Đỗ lãi suất
2.5%/tháng và thế chấp căn nhà để đảm bảo việc trả nợ. Khi hết thời hạn trả nợ,
Ngân hàng tổ chức bán đấu giá căn nhà trên để thu hồi nợ, ông Nghinh khởi kiện
vì cho rằng Chi nhánh ngân hàng đã tự ý phát mãi căn nhà mà không thông báo
cho ông biết theo quy định của pháp luật.

Quyết định của Tòa sơ thẩm: đình chỉ vụ án về “Tranh chấp bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.” Quyết định của Tòa phúc thẩm: Giữ nguyên quyết định của
Tòa phúc thẩm.

Quyết định của Tòa giám đốc thẩm: Xác định thời gian ông Nghinh khởi kiện
vẫn nằm trong thời hạn khởi kiện, kiểm tra quá trình phát mãi nhà đất có đúng
pháp luật không, khi phát mãi gia đình ông Nghinh có biết không, giao vụ án cho
Tòa án nhân dân thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai xét xử sơ thẩm theo quy định.

26
Bản án số 750/2008/DSPT ngày 17/07/2008 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí
Minh.

Nguyên đơn: Bà Võ Thị Yến Phi.


Bị đơn: Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại vì đã gây ra cái chết
của ông Bá (chồng nguyên đơn) với chứng cứ là những kết luận của cơ quan
Thanh tra Bộ Y tế tiến hành thanh tra sau khi ông Bá chết. Bên phía Bệnh viện
không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà Phi vì cho rằng đó không phải lỗi của
bệnh viện. Quá trình điều tra xét nghiệm nguyên nhân tử vong đã có kết luận
khoa học nhưng hội đồng cảm thấy nên khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên phía
nguyên đơn không đồng ý. Do đó với kết quả của các văn bản xét nghiệm thì
nguyên nhân tử vong của ông Bá không phải lỗi của các bác sĩ và ekip phẫu
thuật. Bà Phi cho rằng ekip phẫu thuật gây nên cái chết của ông Bá nhưng không
chứng minh được, nên không thể kết luận ekip mổ đã có hành vi vi phạm hoặc có
lỗi (kể cả lỗi vô ý) gây nên cái chết của ông Bá. Như vậy, những người trực tiếp
chữa trị cho bệnh nhân Bá hoàn toàn không có lỗi mà theo quy định của pháp
luật thì không có lỗi của người gây thiệt hại thì không có cơ sở để giải quyết bồi
thường.

Luật sư phía nguyên đơn nêu ý kiến tuy nhiên Luật sư không chứng minh được
phía Bệnh viện có lỗi và có hành vi vi phạm trong quá trình phẫu thuật.
Tòa quyết định: không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn. Không
chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phi yêu cầu Bệnh viện Đại học Y dược thành
phố Hồ Chí Minh bồi thường thiệt hại. Không chấp nhận yêu cầu của Bệnh viện
đòi lại số tiền mà bà Phi đã nhận.

27
Câu 1: Những điểm khác nhau cơ bản giữa bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp
đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh khi một bên vi phạm một phần hoặc nhiều
phần được quy định trong hợp đồng và việc phạt vi phạm đã được quy định trong
hợp đồng. Khi hành vi vi phạm này xảy ra nhưng chưa gây thiệt hại thì người vi
phạm chưa phải bồi thường, mà chỉ chịu trách nhiệm phạt vi phạm (nếu trong
hợp đồng có thỏa thuận). Theo hợp đồng, các bên có quyền đặt ra điều kiện phát
sinh. Người vi phạm vẫn chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lõi. Mức bồi
thường có thể thấp hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra theo thỏa thuận đã nêu
trong hợp đồng. Như vậy, một hành vi vi phạm những thỏa thuận đã có trong hợp
đồng, gây ra thiệt hại sẽ chịu trách nhiệm bồi thường dù chứng minh mình có lỗi
hay không. Mức bồi thường dựa theo thỏa thuận đã kí kết trong hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không
quy định trong hợp đồng phát sinh khi một cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
gây thiệt hại và có lỗi. Nghĩa là, nếu bên bị yêu cầu bồi thường thiệt hại đó chứng
minh thiệt hại này không phải lỗi do mình thì sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi
thường, điều này là khác biệt thứ nhất đối với bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng.

Câu 2: Trong hai vụ việc trên, có tồn tại quan hệ hợp đồng giữa bên bị thiệt
hại và bên bị yêu cầu bồi thường thiệt hại không? Vì sao?

Ở vụ việc thứ nhất, Quyết định số 451/2011/DS-GĐT có tồn tại quan hệ hợp
đồng giữa bên bị thiệt hại và bên bị yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hợp đồng được
các bên xác lập ở đây là hợp đồng vay giữa Ngân hàng và ông Nghinh với số tiền
2.000.000 đồng, lãi suất 2.5%/01 tháng, thời hạn 8 tháng, thời hạn trả cuối cùng
22/6/1995. Ngoài ra còn 1 hợp đồng khác được ký kết là hợp đồng thế chấp của

28
ông Nghinh cho Ngân hàng căn nhà số 13, phường Yên Đỗ, thành phố Pleiku,
tỉnh Gia Lai để đảm bảo cho việc trả nợ.

Trong vụ việc thứ hai, Bản án số 750/2008/DSPT, không có quan hệ hợp đồng
tồn tại trong trường hợp này, việc ông Trương Hồng Bá chết không nằm trong dự
liệu của bệnh viện, ekip cũng như người nhà bệnh nhân, không có sự thỏa thuận
hay ký kết bất cứ hợp đồng nào trước đó.

Câu 3: Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã theo hướng quan hệ giữa các bên
là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay trong hợp đồng? Vì sao?

Ở cả hai vụ việc thì Tòa án đã giải quyết theo hướng áp dụng quy định về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Ở Quyết định 451/2011/DS-GĐT, Tòa án cho rằng việc phát mãi nhà đất trong
trường hợp này nằm ngoài phạm vi hợp đồng mà trước đó các bên đã ký kết nên
xác định tranh chấp trên là tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Ở Bản án số 705/2011/DSPT, Tòa xác định không có sự tồn tại của hợp đồng để
ràng buộc mối quan hệ giữa các bên, cho nên không áp dụng quy định về bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng mà sử dụng chế định bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng để giải quyết tranh chấp.

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong hai vụ
việc trên về vấn đề xác định bản chất pháp lý (trong hay ngoài hợp đồng)
quan hệ bồi thường giữa các bên.

Về vụ việc thứ nhất, Quyết định số 451/2011/DS-GĐT, Tòa đã xác định quan hệ
pháp luật ở đây là “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” nhưng
không đưa ra lập luận, căn cứ rõ ràng, không thuyết phục. Cụ thể, căn nhà (tức tài
sản bị thiệt hại) là đối tượng trong hợp đồng thế chấp giữa các đương sự, đồng

29
thời cũng liên quan đến hợp đồng vay của các bên. Vậy, mối liên hệ giữa hợp
đồng và căn nhà là gì? Nếu ông Nghinh đã không vi phạm hợp đồng vậy Ngân
hàng có được coi là vi phạm khi phát mãi căn nhà? Tại sao không được áp dụng
chế định về bồi thường vi phạm trong hợp đồng khi căn nhà là đối tượng trong
hợp đồng mà các bên đã ký kết? Tóm lại, Tòa án cần phải có sự giải thích hợp lý,
chi tiết hơn về điều này để làm rõ vấn đề, nhanh chóng giải quyết được vụ việc.

Về vụ việc thứ hai, Bản án số 750/2008/DSTP, hướng giải quyết của Tòa án là
hợp lý, Tòa đã xác định đúng bản chất pháp lý của trường hợp này, do đã không
tồn tại hợp đồng giữa các bên nên xác định tranh chấp là trách nhiệm bồi thường
ngoài hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra, Tòa phúc thẩm
cũng đã có căn cứ xác định rõ trách nhiệm của các bên, đưa ra quyết định chính
xác, thuyết phục .

30
VẤN ĐỀ 4: BUỘC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Nghiên cứu:
Điều 352 và tiếp theo BLDS 2015 (Điều 302 đến 306, khoản 2 Điều 436 BLDS
2005) và các quy định liên quan (nếu có);
Quyết định số 36/2013/KDTM-GĐT ngày 17/9/2013 của Tòa kinh tế Tòa án
nhân dân tối cao;
Bản án số 418/2017/DS-ST ngày 29/9/2017 của Toà án nhân dân quận 10, Tp.
Hồ Chí Minh.

Tóm tắt:

Quyết định số 36/2013/KDTM-GĐT ngày 17/9/2013 của Tòa kinh tế Tòa án


nhân dân tối cao.

Về tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với quyền sử dụng
đất, Công ty Hoàng Hà Bình Dương khởi kiện yêu cầu buộc công ty VINA nếu
không thực hiện hợp đồng thì phải thanh toán tiền phạt theo thỏa thuận. Tòa án
đã giải quyết theo hướng buộc Công ty VINA phải đền bù tiền như hai bên đã
thỏa thuận và không buộc các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Bản án số 418/2017/DS-ST ngày 29/9/2017 của Toà án nhân dân quận 10,
Tp. Hồ Chí Minh.

Nguyên đơn: Ông Trương Khắc V, Bà Nguyễn Thị Thanh T.

Bị đơn: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc K.

Ngày 17/9/2012 nguyên đơn ký kết với Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa
ốc K (gọi tắt là Công ty K) Hợp đồng mua bán số: 0110/002T02-K1GV/HĐMB.
Theo hợp đồng Công ty K bán cho ông V, bà T căn hộ số 00, tầng 0, khối Z
thuộc dự án Cụm Cao ốc K – tại đường Q, Phường X, quận G, Thành phố Hồ

31
Chí Minh. Thời hạn bàn giao căn hộ dự kiến vào quý IV năm 2013 nhưng không
trễ quá 03 tháng. Trường hợp Công ty K chậm bàn giao căn hộ theo thời hạn đã
thỏa thuận trong hợp đồng thì Công ty K phải trả lãi cho ông V, bà T trên tổng số
tiền của các đợt đã thanh toán tính từ ngày trễ hạn. Lãi suất được áp dụng là lãi
suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng của Ngân hàng Vietcombank. Tại thời điểm giao
kết hợp đồng dự án cụm Cao ốc K đã được triển khai xong phần móng của tòa
nhà. Thực hiện hợp đồng, ông V, bà T đã thanh toán tiền mua căn hộ cho Công ty
K theo đúng thỏa thuận, tính đến ngày 01/4/2014 ông V, bà T đã thanh toán cho
Công ty K được 477.293.956 đồng. Tuy nhiên, đến ngày 24/12/2015 Công ty K
mới bàn giao căn hộ cho ông V, bà T. Kể từ ngày bàn giao căn hộ cho đến nay,
Công ty K không tiến hành làm các thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho ông V, bà T. Ngày 28/02/2017
nguyên đơn có bản tự khai rút một phần yêu cầu khởi kiện về việc yêu cầu Công
ty K phải bồi thường chi phí thuê nhà cho nguyên đơn do Công ty K chậm bàn
giao căn hộ với số tiền 160.000.000 đồng.

Quyết định của Tòa án: Đình chỉ xét xử một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn ông Trương Khắc V, Bà Nguyễn Thị Thanh T về việc yêu cầu Công ty cổ
phần đầu tư và phát triển địa ốc K bồi thường chi phí thuê nhà cho nguyên đơn là
160.000.000 đồng. Đình chỉ xét xử việc yêu cầu Công ty cổ phần đầu tư và phát
triển địa ốc K trả số tiền lãi là 88.291.350 đồng.

Buộc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc K có nghĩa vụ làm thủ tục để cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho nguyên đơn ông Trương Khắc V,
Bà Nguyễn Thị Thanh T đối với căn hộ số 00, tầng 0, khối Z thuộc dự án Cụm
Cao ốc K – tại đường Q, Phường X, quận G, Thành phố Hồ Chí Minh, ngay sau
khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật mà Công ty cổ phần đầu tư và phát triển
địa ốc K chưa làm thủ tục nói trên thì nguyên đơn ông Trương Khắc V, Bà
Nguyễn Thị Thanh T có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để

32
làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất đối với căn hộ nói trên.

Câu 1: Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Tòa án địa
phương đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng?

Trong quyết định số 36, có đoạn cho thấy Tòa án địa phương đã buộc các bên
tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng: “...2. Buộc công ty TNHH Damol VINA tiếp
tục thực hiện hợp đồng số 007/2009/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009 giữa công
ty TNHH Damol VINA với Công ty Cổ phần Hồng Hà Bình Dương”

Câu 2: Hướng của Tòa án địa phương có được Tòa án nhân dân tối cao chấp
nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Hướng của Tòa án địa phương không được Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận.
Trong bản án số 36 có đoạn: “... Công ty Hồng Hà Bình Dương khởi kiện yêu
cầu buộc Công ty VINA nếu không được thực hiện theo cam kết tại Hợp đồng
nguyên tắc số 007 thì phải thanh toán cho Công ty Hồng Hà Bình Dương tiền
phạt theo thỏa thuận tại hợp đồng là 290.000USD 5% = 14.500 USD. Trước và
trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty VINA đều từ chối việc thực hiện Hợp
đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng. Vì vậy, Tòa án
sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm buộc Công ty Hồng Hà Bình Dương và công ty
VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng”

Câu 3: Vì sao Tòa án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên? Đoạn nào của
Quyết định cho câu trả lời?

Tòa án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên vì khi công ty Hồng Hà Bình
Dương khởi kiện yêu cầu công ty VINA đền bù do vi phạm hợp đồng theo Hợp

33
đồng nguyên tắc số 007 thì công ty VINA đã chấp nhận và đồng ý chịu đền bù
5% giá trị hợp đồng.

Đoạn của Quyết định cho câu trả lời: “... Trước và trong quá trình giải quyết vụ
án, Công ty VINA đều từ chối việc thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 và
đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng. Vì vậy, Tòa án sơ thẩm và tòa án phúc
thẩm buộc Công ty Hồng Hà Bình Dương và công ty VINA tiếp tục thực hiện
Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng”

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân
tối cao.

Theo nhóm em, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao là hợp lý.
Điều 352 BLDS 2015 quy định Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ: “ Khi
bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được
yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”.

Như vậy, buộc tiếp tục thực hiện là quyền của người có quyền nên nó phụ thuộc
vào ý chí của người có quyền. Do đó, nếu người có quyền thể hiện mong muốn
không tiếp tục thực hiện hợp đồng mà áp dụng cơ chế khác có thể được áp dụng
thì Tòa nên theo hướng không ép buộc tiếp tục thực hiện. Trong Quyết định số
36, trước việc vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm yêu cầu tiếp tục hay bồi thường:
“ Công ty Hồng Hà Bình Dương khởi kiện yêu cầu buộc Công ty VINA nếu
không thực hiện hợp đồng thì phải thanh toán cho Công ty cổ phần Hồng Hà
Bình Dương tiền phạt theo thỏa thuận là 290.000 USD * 5% = 14.500%”. Từ đó,
Tòa giám đốc thẩm đã xét rằng: “ Trước và trong quá trình giải quyết vụ án Công
ty VINA đều từ chối việc thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu
phạt 5% giá trị hợp đồng. Vì vậy, Tòa án sơ thẩm và tòa án phúc thẩm buộc
Công ty Hồng Hà Bình Dương và công ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng
nguyên tắc số 007 không đúng”.

34
Thực ra khó để lý giải hướng của Tòa giám đốc thẩm. Tuy nhiên, quan điểm về
buộc tiếp tục thực hiện của bên có quyền chưa thực sự rõ vì họ theo hướng hoặc
tiếp tục, hoặc buộc phải chịu phạt nên làm cho Tòa án lúng túng. Trong những
trường hợp bên bị vi phạm theo hướng tiếp tục cũng được hay phạt cũng được và
bên vi phạm từ chối việc thực hiện, Tòa án không buộc tiếp tục thực hiện hợp
đồng là chấp nhận được.

Tòa giám đốc thẩm theo hướng không buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng xuất phát
từ lý do bên vi phạm từ chối thực hiện và chịu phạt cùng với sự do dự của bên bị
vi phạm. Tòa án vẫn nên buộc phải tiếp tục thực hiện và để việc buộc tiếp tục
thực hiện hiệu quả thì cần tìm thêm cơ chế để việc tiếp tục thực hiện có ý nghĩa
trong thực tế.

Câu 5: Đối với vụ việc trong Bản án số 418, Công ty K có nghĩa vụ làm thủ
tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư không? Vì sao?

Đối với vụ việc trong bản án số 418, Công ty K có nghĩa vụ làm thủ tục để cấp
Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư. Vì căn cứ theo Khoản 4 - Điều
13 - Luật kinh doanh bất động sản 2014: “Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn
giao nhà, công trình xây dựng cho người mua hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua
thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên
mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự
làm thủ tục cấp giấy chứng nhận”. Do đó, Công ty K phải tiến hành các thủ tục
để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ
cho ông V và bà T.

35
Câu 6: Nghĩa vụ làm thủ tục trên đã bị vi phạm chưa và Tòa án có buộc
Công ty K tiếp tục làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà
chung cư không? Vì sao?

Nghĩa vụ làm thủ tục trên đã vi phạm quy định tại mục 5.7 Điều 5 của Hợp đồng
mua bán số: 0110/002T02-K1GV/HĐMB ngày 17/9/2012 và Khoản 4 - Điều 13
- Luật kinh doanh bất động sản 2014. Tại thời điểm Công ty K bàn giao căn hộ
cho bên nguyên đơn đến nay đã quá 50 ngày và phía nguyên đơn cũng không có
văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ, nhưng
Công ty K vẫn chưa làm thủ tục để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho ông V và bà T là đã vi phạm quy định trên
của Luật kinh doanh bất động sản. Do đó, Tòa án buộc Công ty K tiếp tục làm
thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư.

Câu 7: Trên cơ sở văn bản, có quy định nào cho phép Tòa án buộc Công ty
K tiếp tục làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư
không? Nêu rõ cơ sở văn bản khi trả lời.

Trong bản án tại nhận định Tòa án đã nêu: “Theo quy định tại mục 5.7 Điều 5
của Hợp đồng mua bán số: 0110/002T02-K1GV/HĐMB ngày 17/9/2012 quy
định “Bên A (Công ty K) có nghĩa vụ hướng dẫn bên B (nguyên đơn) thực hiện
các thủ tục cần thiết liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu căn hộ. Sau khi
hoàn thành công trình bên A (Công ty K) phải bàn giao Giấy chứng nhận quyền
sở hữu căn hộ cho bên B (nguyên đơn) ngay khi được cơ quan chức năng cấp”.

Ngày 24/12/2015 Công ty K đã bàn giao căn hộ chung cư cho ông V và bà T


nhưng đến nay Công ty K vẫn không tiến hành các thủ tục để cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho hai ông bà. Như
vậy Công ty K đã vi phạm quy định tại mục 5.7 Điều 5 của Hợp đồng mua bán
trên. Bên cạnh đó, Khoản 4 - Điều 13 - Luật kinh doanh bất động sản có quy
định: “Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng cho

36
người mua hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp
bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận”.
Tại thời điểm Công ty K bàn giao căn hộ cho nguyên đơn đến nay đã quá 50
ngày và phía nguyên đơn cũng không có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp Giấy
chứng nhận quyền sở hữu căn hộ, nhưng Công ty K vẫn chưa tiến hành các thủ
tục để cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho ông V
và bà T là đã vi phạm quy định nói trên của Luật kinh doanh bất động sản.

Câu 8: Cho biết những cơ chế để việc buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hiệu
quả trong thực tế.

Căn cứ Điều 352 - BLDS 2015: “Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng
nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ.”

Như vậy, để việc buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được thực hiện thì bên có
quyền phải yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy
nhiên, thực tế nếu bên có quyền yêu cầu, thỏa thuận với bên có nghĩa vụ nhưng
bên có nghĩa vụ không tiếp tục thực hiện thì bên có quyền có thể khởi kiện. Đồng
thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 351 BLDS 2015: “Bên có nghĩa vụ mà vi phạm
nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời
hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của
nghĩa vụ.”

37
VẤN ĐỀ 5: TÌM KIẾM TÀI LIỆU

Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật
từ đầu năm 2019 đến nay (ít nhất 20 bài). Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật
tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải thỏa mãn những thông tin theo trật tự
như đã yêu trong buổi thảo luận thứ 3.

1. Hoàng Loan(2019). Hội thảo “Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Luật học Trường
Đại học Luật Hà Nội ngày 03/10/2019;
2. Th.S Đoàn Thị Ngọc Hải(2019). Nghiên cứu “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do người thi hành công vụ gây ra theo quy định
của pháp luật dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân ngày 15/07/2019, Sở Tư
pháp Ninh Bình;
3. Th.S Đoàn Thị Ngọc Hải(2019). Nghiên cứu trao đổi “Chế định bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự”, Bộ Tư pháp ngày
19/02/2019;
4. Phan Phi Long (Văn phòng Luật sư Phạm Duy - Chi nhánh Đồng Nai),
ThS. Bùi Thị Mỹ Hương (Khoa Luật - Đại học Cần Thơ), ThS. Nguyễn
Huỳnh Anh (Khoa Luật - Đại học Cần Thơ)(2020). Kết quả nghiên cứu
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài -
Thực trạng và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Công thương - Các kết quả
nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số. 12, tháng 5/2020;
5. Th.S Đoàn Thị Ngọc Hải(2019). Nghiên cứu trao đổi “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính
đáng”, Bộ Tư pháp ngày 09/07/2019;
6. Th.S Đoàn Thị Ngọc Hải(2019). Nghiên cứu trao đổi “Giải quyết xung đột
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư
pháp quốc tế”, Bộ Tư pháp ngày 18/04/2019;

38
7. Nguyễn Văn Hợi(2022). Grounds giving rise to and capacity for non-
contractual damage liability under the law of Vietnam and Germany. Tạp
chí Luật học, Số. 9, ngày 05/04/2022, từ tr.42-50;
8. Nguyễn Thị Hồng Hạnh(2020). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng của cơ sở bán lẻ rượu bia với việc hạn chế tai nạn giao thông do
sử dụng rượu bia. Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Tập. 2 Số. 37/2020, từ
tr.41-46;
9. Nguyễn Đức Việt(2019). Compensation for non-contractual damages in
private international law under the impacts of the fourth industrial
revolution. Tạp chí Luật học, Số. 3/2019, từ tr.84-100;
10. Chu Thị Thanh An và Phạm Thị Hiền(2019). Artificial intelligence and
the challenges for defining liability to compensate for non-contractual
damages. Tạp chí Luật học, Số. 11/2018, từ tr.3-17;
11. Nguyễn Hoàng Tấn Hải(2019). Mức bồi thường tổn thất về tinh thần đối
với trường hợp xâm hại tình dục. Tạp chí Toà án nhân dân, Số. 07/2019,
từ tr.36 -42;
12. Nguyễn Thị Bích Ngọc(2019). Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp theo luật định. Tạp chí khoa học pháp lý Việt
Nam, Số. 05/2019, từ tr.25-34;
13. Trần Minh Anh và Nguyễn Phương Thảo(2019). Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại theo Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam.
Tạp chí Toà án nhân dân, Số. 07/2019, từ tr.33-43;
14. Nguyễn Chí Thắng(2020). Chế tài bồi thường thiệt hại mang tính trừng
phạt theo pháp luật Hoa Kỳ. Tạp chí Luật học, Số. 04/2020, từ tr.41-51;
15. Hoàng Văn Thắng(2020). Bồi thường thiệt hại định trước do xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam. Tạp chí Luật học, Số.
3/2020, từ tr.21-32;
16. Nguyễn Phương Thảo(2019). Bồi thường chi phí luật sư trong tranh chấp
về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tạp chí khoa học pháp lý, Số.
05/2019, từ tr.35-49;

39
17. Nguyễn Phương Thảo(2019). Bình luận án: Bồi thường thiệt hại do xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tạp chí Khoa học pháp lý, Số. 01/2019, từ
tr.31-41;
18. Nguyễn Minh Thư(2020). Bất cập của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Việt Nam
và kiến nghị hoàn thiện. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số. 09/2020, từ
tr.21-32;
19. Hoàng Văn Hữu(2019). Nhân diện các chủ thể bị khởi kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Tạp chí Dân chủ và Pháp
Luật, Số. 08/2019, từ tr.24-35;
20. Bùi Thị Quỳnh Trang(2020). Một số vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt
hại danh tiếng kinh doanh theo Công ước Viên 1980. Tạp chí Pháp luật
và Thực tiễn, Số. 43/2020, từ tr.102-144;
21. Nguyễn Thị Hiền(2019). Bồi thường thiệt hại trong những trường hợp
truất hữu gián tiếp theo luật đầu tư quốc tế – Kinh nghiệm cho Việt Nam.
Tạp chí Khoa học pháp lý, Số. 02/2019, từ tr.54-65.

Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên.

Tìm kiếm những bài viết trên thông qua mạng internet để tham khảo các tài liệu.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự 2005;
2. Bộ luật Dân sự 2015;
3. Luật Giao thông đường bộ 2008;
4. Nghị quyết số 03/2006/NQ - HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.
B. Án lệ, bản án, quyết định
1. Bản án số 26/2017/HSST ngày 07/3/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh An
Giang;
2. Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc;
3. Bản án số 750/2008/DSPT ngày 17/07/2008 của Tòa án nhân dân TP. Hồ
Chí Minh;
4. Bản án số 418/2017/DS-ST ngày 29/9/2017 của Toà án nhân dân quận 10,
Tp. Hồ Chí Minh;
5. Quyết định số 23/2005/GĐT-DS ngày 02/02/2005 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao;
6. Quyết định số 30/2006/HS-GĐT ngày 26/9/2006 của Tòa hình sự Tòa án
nhân dân tối cao;
7. Quyết định số 451/2011/DS-GĐT ngày 20/6/2011 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao;
8. Quyết định số 36/2013/KDTM-GĐT ngày 17/9/2013 của Tòa kinh tế Tòa
án nhân dân tối cao;
9.
C. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tư pháp;
2. Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam;

41
3. Tạp chí Toà án nhân dân;
4. Tạp chí Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội;
5. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật;
6. Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn;
7. Tạp chí Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng
công nghệ;
8. Tạp chí Khoa học Kiểm sát.

42

You might also like