You are on page 1of 6

Buổi thảo luận thứ tư: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 

Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá

 Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự; 
 Sinh viên làm quen và phát huy làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận thứ tư
được tiến hành theo bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
 Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;
 Rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một
nhóm trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện; 
 Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề
pháp lý thường gặp trong thực tiễn;
 Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định (bản án) của Tòa
án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)

Vấn đề 1: Đối tượng dùng để bảo đảm và tính chất phụ của biện pháp bảo đảm =>
Vinh, Vinh

Nghiên cứu: 
 Điều 295 BLDS 2015 (Điều 320 đến 322 BLDS 2005) và các quy định liên
quan khác (nếu có);
 Bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân TP. HCM;
 Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/2/2014 của Tòa án nhân dân Tòa án
nhân dân tỉnh Tiền Giang;
 Quyết định số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 của Toà án nhân dân cấp cao
tại Tp. Hồ Chí Minh.

Đọc: 
 Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 3;
 Đỗ Văn Đại, Luật các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam-Bản án
và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2021 (xuất bản
lần thứ tư), Bản án số 5 và tiếp theo;
 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 387 đến 389.
 Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=l1vhh-
dg39g&list=PLy3fk_j5LJA6gWD1_IlUl73yNZtlflQ_u

Và cho biết:
 Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản có
thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
 Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?
 Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao?
 Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Tòa án
chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối với
việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ.

 Đoạn nào của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để
cầm cố?
 Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không?
Nêu cơ sở văn bản khi trả lời?
 Trong Quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất
để cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số
02.

 Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào?
Vì sao?
 Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợp đồng thế chấp
đã chấm dứt? 
 Vì sao Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt?
 Việc Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt có thuyết phục
không? Vì sao?

Vấn đề 2: Đăng ký giao dịch bảo đảm => Điểu Bă, Bảo Việt

Nghiên cứu: 
 Điều 297 và Điều 298 BLDS 2015 (Điều 323, 325 BLDS2005) và các quy
định liên quan khác (nếu có);
 Bản án số 90/2019/KDTM-PT ngày 16/8/2019 của Toà án nhân dân TP. Hà
Nội.
Đọc: 
 Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 3; 
 Đỗ Văn Đại, Luật các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam-Bản án
và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2021 (xuất bản
lần thứ tư), Bản án số 31 và tiếp theo;
 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 390;
 Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=l1vhh-
dg39g&list=PLy3fk_j5LJA6gWD1_IlUl73yNZtlflQ_u

Và cho biết:
 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo đảm.
 Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường hợp
phải đăng ký không? Vì sao?
 Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định
không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
 Theo Toà án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 có vô
hiệu không? Vì sao?
 Hướng của Toà án như trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao?

Vấn đề 3: Đặt cọc => Vũ Hòa, Nhi

Nghiên cứu: 
 Điều 328 BLDS 2015 (Điều 358 BLDS2005) và các quy định liên quan khác
(nếu có); 
 Án lệ số 25/2018/AL; Quyết định số 49/2018/KDTM-GĐT ngày 18/10/2018
của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh;
 Bản án số 26/2019/DS-PT ngày 11/6/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng
Ninh.

Đọc: 
 Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 3;
 Hoàng Thế Cường, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 19;
 Đỗ Văn Đại, Luật các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam-Bản án
và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2021 (xuất bản
lần thứ tư), Bản án số 149 và tiếp theo;
 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 393 và 394;
 Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=l1vhh-
dg39g&list=PLy3fk_j5LJA6gWD1_IlUl73yNZtlflQ_u

Và cho biết:
 Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp;
 Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc.
 Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?
 Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách
quan, bên nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc không?
Vì sao?

* Đối với Quyết định số 49


 Theo Quyết định được bình luận, bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt cọc cho bên
nhận cọc như thế nào?
 Theo Toà giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc còn
thuộc sở hữu của bên đặt cọc không? Vì sao?
 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm liên
quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc.

* Đối với Bản án số 25


 Đoạn nào cho thấy Toà án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL?
 Việc Toà án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này có
thuyết phục không? Vì sao?
 Việc Toà án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu
ông I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ” có phù hợp với Án lệ số
25/2018/AL không? Vì sao?

Vấn đề 4: Bảo lãnh => Bình, Danh Minh

Nghiên cứu: 
 Điều 335 BLDS 2015 (Điều 361 BLDS 2005) và các quy định liên quan khác
(nếu có);
 Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/1/2013 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao; Quyết định số 968/2011/DS-GĐT ngày 27/12/2011
của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

Đọc: 
 Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 3;
 Nguyễn Trương Tín, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 18;
 Đỗ Văn Đại, Luật các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam-Bản án
và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2021 (xuất bản
lần thứ tư), Bản án số 186 và tiếp theo;
 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 395 đến 396;
 Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=l1vhh-
dg39g&list=PLy3fk_j5LJA6gWD1_IlUl73yNZtlflQ_u

Và cho biết:
 Những đặc trưng của bảo lãnh;
 Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh.

 Đối với Quyết định số 02


 Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với Quỹ tín
dụng là quan hệ bảo lãnh?
 Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán.
 Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo
đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao?

 Đối với Quyết định số 968


 Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người
được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?
 Hướng liên đới trên có được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận không?
 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên
quan đến vấn đề liên đới nêu trên.
 Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh.
 Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
 Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
 Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết.
 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
III- Tiêu chí đánh giá

* Về hình thức (1 điểm), yêu cầu


 Viết ngắn gọn; diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc; 
 Không có lỗi soạn thảo (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau
dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu


 Sinh viên phải khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu;
 Việc khai thác tài liệu được yêu cầu trong đề cương chỉ được tính điểm khi được
trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm): Mỗi bài tập 02 điểm.

IV-Thời hạn nộp bài

 Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ tư;


 Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.

You might also like