You are on page 1of 4

1.

Vụ án lao động có đương sự ở nước ngoài luôn thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa cấp tỉnh. 0274
Đây là nhận định Sai. Vụ án lao động có đương sự ở nước ngoài có thể thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án cấp Huyên. Trường hợp đương sự là người nước ngoài
định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam và có mặt tại Việt Nam vào thời điểm
tòa án thụ lý vụ việc dân sự. Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì trường hợp đương sự là
người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam và có mặt tại Việt
Nam vào thời điểm tòa án thụ lý vụ việc dân sự sẽ không thuộc bất kỳ trường hợp nào
đã được hướng dẫn tại quy định này. Điều đó có nghĩa rằng, trong trường hợp đó, vụ
việc sẽ không coi là có đương sự ở nước ngoài và vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền của tòa
án nhân dân cấp huyện.
Như vậy trưởng hợp vụ án lao động có đương sự ở ngoài định cư, làm ăn, học tập,
công tác tại Việt Nam và có mặt tại Việt Nam vào thời điểm tòa án thụ lý vụ việc dân
sự sẽ không thuộc trường hợp tại khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015 và Tòa Cấp Huyện
vẫn có thẩm quyền giải quyết.
Cơ sở pháp lí là khoản1,3 Điều 35 BLTTDS 2015 và khoản 1 Điều 7 nghị quyết
03/2012/NQ-HĐTP.
2. Không phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên công
ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục
tố tụng dân sự. 0274
Đây là nhận định Đúng. Để xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án trong các
tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trước hết Toà án phải xác định tranh chấp phải
thuộc thẩm quyền giải quyết của hệ thống TAND hay thuộc thẩm quyền giải quyết
của trọng tài thương mại. Cơ sở để phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại của Toà án và trọng tài là thoả thuận trọng tài giữa các bên, nếu
các bên đương sự đã có thỏa thuận trọng tài hợp lệ thì việc giải quyết tranh chấp
không thuộc thẩm quyền của Tòa án mà phải giải quyết tranh chấp theo quy định của
pháp luật về Trọng tài thương mại.
Cơ sở pháp lí: Khoản 5 Điều 30 và khoản 2 Điều 31 BLTTDS 2015.
3. Toà án chỉ giải quyết việc xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho cha
mẹ khi có tranh chấp. 0257
Nhận định Sai
CSPL: Khoản 10 Điều 29 BLTTDS 2015, Điều 92, 101 LHNGĐ 2014
Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh
chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp trường
hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

4. Trong mọi trường hợp, nguyên đơn chỉ có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú,
làm việc, có trụ sở giải quyết tranh chấp khi đương sự đã có thỏa thuận với nhau
bằng văn bản. 0257
Nhận định Sai

CSPL: Điều 40 BLTTDS 2015

Nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết
trong một số trường hợp được luật cho phép mà không cần đến việc thỏa thuận với
nhau bằng văn bản giữa các đương sự như khi bị đơn không có nơi cư trú, làm việc,
trụ sở ở Việt Nam, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,...

5. Tòa án nơi bị đơn cư trú là Tòa án nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú. 0260
Nhận định Sai
CSPL: Điều 11 Luật Cư trú 2020, Điều 5 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày
5/5/2017
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi
cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Trường hợp không xác định
được nơi cư trú thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

6. Trong mọi trường hợp, nếu tranh chấp không liên quan đến bất động sản đều
thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc. 0260
Nhận định sai
CSPL: Điều 40 BLTTDS 2015
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về những vụ việc mà luật
cho phép như tranh chấp về cấp dưỡng, tranh chấp về bồi thường thiệt hại…
7. Các tranh chấp về quốc tịch đều thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của
Tòa án nhân dân. 0279
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 26 BLTTDS 2015
Chỉ có tranh chấp về quốc tịch VN giữa cá nhân với cá nhân thì mới thuộc thẩm quyền
giải quyết của Toàn án nhân dân.
8. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án cấp huyện luon do Chánh án Tòa
án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. 0279
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 2, 3 Điều 41 BLTTDS 2015
Theo khoản 2 Điều 41 BLTTDS thì tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân
dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì mới do
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Còn theo khoản 3 Điều 41 BLTTDS thì tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án
nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau thì do
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết.
9. Trong mọi trường hợp, Tòa án có quyền giải quyết tranh cấp vụ kiện ly hôn
đều thuộc thẩm quyền nơi cư trú; làm việc của bị đơn. 0251
Nhận định Sai
CSPL: Điều 35, 39 BLTTDS 2015; Điều 55 Luật HNGĐ 2014
Nếu vợ và chồng xin thuận tình ly hôn thì thỏa thuận lựa chọn Tòa án huyện ở nơi
đăng ký kết hôn hoặc nơi tạm trú của vợ chồng được giải quyết đều được. Trường hợp
vợ chồng không thống nhất được việc lựa chọn tòa án giải quyết thì thẩm quyền giải
quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc. Như vậy không phải mọi trường hợp
Tòa án có quyền giải quyết tranh chấp vụ kiện ly hôn đều thuộc thẩm quyền nơi cư
trú; làm việc của bị đơn.
10. Việc nhập hoặc tách vụ án có thể diễn ra trước khi Tòa án tiến hành thụ lý vụ
án dân sự. 0251
Nhận định Sai
CSPL: Điều 42 BLTTDS 2015
Vì Tòa án thụ lý thì mới có thể xem xét tính chất của vụ án mà quyết định có nhập
hoặc tách hay không, đồng thời tại khoản 3 Điều 42 cũng có quy định "Khi nhập hoặc
tách vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra
quyết định…". Như vậy việc nhập hoặc tách vụ án không thể diễn ra trước khi Tòa án
tiến hành thụ lý vụ án dân sự.
Phần 2. Bài tập 0239
Ngày 08/3/2012, ông Du Văn Đ (Cư trú tại 2 BAB, E, V3057, Australia) và Ông
Trịnh Quốc P (Cư trú tại đường 19E, khu phố 2, phường B, quận Bình Thạnh,
Thành phố Hồ Chi Minh) có ký Hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ở số 06575 ngày 08/3/2012 tại Phòng công Cứng số 2 đối với
nhà đất 926 (trệt) Đường Tr1, Phường 7, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, giá
chuyển nhượng là 14.500.000.000 đồng. Ông Đ đã nhận 10.500.000.000 đồng và
đã giao toàn bộ giấy tờ cho ông Ph, số tiền 4.000.000.000 đồng còn lại ông Ph sẽ
giao sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng theo quy định. Ông Ph đã được Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất Quận 5 cập nhật sang tên đối với nhà đất trên
vào ngày 14/3/2012 nhưng đến nay vẫn không chịu trả cho ông Đ số tiền
4.000.000.000 đồng. Nay ông Đ khởi kiện ông Ph yêu cầu ông Ph trả lại cho ông Đ
số tiền 4.000.000.000 đồng còn lại và tiền lãi đối với số tiền trên theo lãi suất cơ
bản của Ngân hàng tính từ ngày 14/3/2012 đến khi xét xử sơ thẩm. Hỏi:
1. Xác định tư cách đương sự.
Căn cứ khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015:
- Nguyên đơn: ông Đ - người khởi kiện vì cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm phạm.
- Bị đơn: ông P - bị ông Đ khởi kiện.
2. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp.
Ông Đ và ông P có ký hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng
đất ở số 06575 tại Phòng công chứng số 2 đối với nhà đất 926 (giá chuyển nhượng là
14.500.000.000 đồng).
Ông Đ đã nhận 10.500.000.000 đồng và đã giao toàn bộ giấy tờ cho ông P. Ông P
đã được văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Quận 5 cập nhật sang tên đối với nhà
đất trên nhưng đến nay vẫn không chịu trả cho ông Đ số tiền 4.000.000.000 đồng.
Ông Đ khởi kiện yêu cầu ông P trả cho mình số tiền 4.000.000.000 đồng còn lại và
tiền lãi đối với số tiền trên theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng tính từ ngày 14/3/2012
cho đến khi xét xử sơ thẩm.
Vì vậy căn cứ theo khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 ông P và ông Đ có tranh chấp
về dân sự, cụ thể là Hợp đồng dân sự về mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử
dụng đất về Điều khoản liên quan đến nghĩa vụ thanh toán (của ông P) theo như đã
thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Xác định Tòa án có thẩm quyền.
Tranh chấp giữa ông Đ và ông P là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Theo khoản 3
Điều 26 BLTTDS 2015 đây là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án.
- Thẩm quyền theo cấp Tòa án: Ông Đ cư trú tại Australia tức đây là tranh chấp
có đương sự ở nước ngoài. Theo khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015 thì “..tranh
chấp hợp đồng dân sự có đương sự ở nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải
quyết của tòa án nhân dân cấp huyện’’. Đồng thời tại điểm c khoản 1 Điều 37
BLTTDS 2015 đối với tranh chấp có đương sự ở nước ngoài tại khoản 3 Điều
35 thì tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Vậy tranh chấp của ông Đ và ông P thuộc thẩm quyền của TAND TP. Hồ Chí
Minh.
- Thẩm quyền theo lãnh thổ và sự lựa chọn: Tòa án nơi ông P cư trú là Tòa án
quận Bình Thạnh, TP.HCM (điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015). Còn
TAND Quận 5, TP.HCM là nơi thực hiện Hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển
nhượng quyền sử dụng đất (điểm g khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015).

You might also like