You are on page 1of 2

CHƯƠNG 5

NHẬN ĐỊNH
13. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và phải được Tòa án chấp nhận thì vụ án
hành chính mới bị đình chỉ giải quyết.
Nhận định sai.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 140 và điểm b,c Khoản 1 Điều 143 thì việc rút đơn kiện là
quyền đơn phương của người khởi kiện. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, mặc
dù Tòa án có các quyết định khác nhau tùy thuộc vào vụ án có người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hay không và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập rút hay vẫn giữa nguyên yêu cầu độc lập, nhưng người khởi kiện
có quyền quyết định và tự định đoạt việc chấm dứt giải quyết yêu cầu khởi kiện của
mình.
Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 173 Luật TTHC: tại phiên tòa sơ thẩm, người khởi
kiện đã không còn toàn quyền quyết định và tự định đoạt việc rút yêu cầu khởi kiện mà
phụ thuộc vào sự xem xét, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm. 
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 234 của Luật TTHC ở thủ tục phúc thẩm vụ án
hành chính, người khởi kiện không có quyền quyết định và tự định đoạt việc rút đơn khởi
kiện mà tùy thuộc vào sự đồng ý của người bị kiện và các đương sự khác.
14. Sau khi thụ lý vụ án nếu phát hiện người khởi kiện không có năng lực hành vi tố
tụng hành chính, tòa án phải trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Nhận định đúng.
Căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 123 Luật TTHC 2015 thì Tòa án phải trả lại đơn khởi
kiện  trong trường hợp: Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính
đầy đủ.
BÀI TẬP
Công ty TNHH SL được Ủy ban nhân dân tỉnh HG ban hành Quyết định 2309/QĐ-UB
phê duyệt dự án khai thác, tuyển luyện quặng sắt. Trong quá trình khai thác quạng sắt,
công ty SL có một số vi phạm nên Ủy ban nhân dân tỉnh HG đã ban hành quyết định số
1058/QĐ-UB hủy bỏ Quyết định số 2309/QĐ-UB. Không đồng ý, công ty TNHH SL
khiểu nại và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh HG ra quyết định số 2267/QĐ-UB bác yêu
cầu khiếu nại, giữ nguyên quyết định 1058/QĐ-UB. Công ty SL khởi kiện ra Tòa án có
thẩm quyền yêu cầu hủy Quyết định sô 2267/QĐ-UB và Quyết định số 1058/QĐ-UB.
1.Sau khi Tòa án thụ lý, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phát hiện văn
bảnquy phạm pháp luật là căn cứ ban hành quyết định 1058/QĐ-UB có dấu hiệu trái luật
với Luật Ban hành ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thẩm phán sẽ xử lý thế nào
trong trường hợp trên?
Khi phát hiện Văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ để ban hành quyết định 1058/QĐ-
UB có dấu hiệu trái với luật ban hành thì Thẩm phán sẽ đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ
quyết định đó của UBND tỉnh HG.
2.Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai, tiếp cận chứng cứ và tổ chức đối thoại,
đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh HG và công ty TNHH SL đã thông nhất cam kết với nội
dung: “Ủy ban nhân dân tỉnh HG sẽ ban hành quyết định khác thay thế cho Quyết định số
1058/QĐ-UB, công ty SL sẽ rút đơn khởi kiện”. 3 ngày sau khi lập biên bản đối thoại, Ủy
ban nhân dân tỉnh HG ban hành Quyết định 2585/QĐ-UB hủy Quyết định 1058/QĐ-UB,
Tòa án nhân dân tỉnh HG đã ban hành quyết định công nhận kết quả đối thoại thành và
đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính.
a) Anh (chị) có nhận xét gì về cách thức xử lý của Tòa án.
Cách thức xử lý của Tòa án chưa hoàn toàn hợp lý. Vì căn cứ theo khoản 3 điều 140 Luật
TTHC 2015, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản, Toà án phải nhận được quyết
định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính của người bị
kiện và văn bản rút đơn khởi kiện của người khởi kiện thì Toà mới được công nhận kết
quả đối thoại thành cà đình chỉ giải quyết vụ án. Ở vụ việc trên, TAND tỉnh HG chưa
nhận được văn bản rút đơn khởi kiện của công ty TNHH SL mà đã ban hành quyết định
công nhận đối thoại thành cad đình chỉ giải quyết vụ án là chưa hợp lý.

You might also like