You are on page 1of 10

I – Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 – Khi khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh, trụ sở của Hội đồng cạnh tranh và Bộ Công thương không là căn
cứ để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.

Nhận định này là đúng

CSPL: Khoản 7 Điều 32 Luật TTHC năm 2015

Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,
nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở của người khởi kiện là căn cứ để xác định Tòa
án có thẩm quyền giải quyết vụ án.

2 – Kiểm tra viên vẫn có thể là người đại diện cho người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trong vụ án hành chính.

Nhận định này là sai

CSPL: Khoản 7 Điều 60 Luật TTHC năm 2015

Kiểm tra viên là công chức trong Viện kiểm sát, không được làm người đại diện
trong tố tụng hành chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người
đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
3 – Trong các phiên tòa xét xử vụ án hành chính, khi Kiểm sát viên Viện kiểm
sát vắng mặt, hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vắng mặt mà không hoãn
phiên tòa.

Nhận định này là đúng

CSPL: Khoản 1 Điều 156 Luật TTHC năm 2015


Trong các phiên tòa xét xử vụ án hành chính, khi Kiểm sát viên Viện kiểm sát vắng
mặt, Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử

4 – Khi Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện rút đơn khởi
kiện, người khởi kiện không thể khởi kiện trở lại vụ việc đó.

Nhận định này là sai

CSPL: Khoản 2 Điều 140 Luật TTHC năm 2015

Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì
Thẩm phán lập biên bản về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện. Người
khởi kiện được quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
5 – Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm nếu phát hiện người khởi kiện là cá nhân
đã chết mà quyền, nghĩa vụ không được thừa kế, Hội đồng xét xử phúc thẩm
phải đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Nhận định này là đúng

CSPL: Khoản 4 Điều 241 Luật TTHC năm 2015

Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án
nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm nếu phát hiện người khởi kiện là cá nhân đã
chết mà quyền, nghĩa vụ không được thừa kế
6 – Khi phát hiện bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng làm cho đương sự không
thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp
pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phải kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm.

Nhận định này là sai

CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 255 và khoản 2 Điều 260 Luật TTHC năm 2015
Khi phát hiện bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có vi
phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được
quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không
được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật. TAND TPHCM là TAND cấp tỉnh
nên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm.

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 – Khi xem xét đơn khởi kiện, nếu phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền
giải quyết của mình, Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

Nhận định này là sai

CSPL: Điểm c Khoản 3 Điều 121 Luật TTHC năm 2015

Khi xem xét đơn khởi kiện, nếu phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình, Tòa án Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông
báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác
2 – Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh không có quyền kháng nghị bản án,
quyết định của Tòa án nhân dấn cấp tỉnh.

Nhận định này là đúng

CSPL: Điều 211 Luật TTHC năm 2015

Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh và cấp cao có quyền kháng nghị bản án, quyết
định của Tòa án nhân dấn cấp tỉnh Tòa án nhân dấn cấp tỉnh.

3 – Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu một trong các đương sự là
cá nhân chết thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án.

Nhận định này là sai

CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 141 Luật TTHC năm 2015


Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu một trong các đương sự là cá nhân đã
chết mà chưa có cá nhân quyền, nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án quyết định tạm đình
chỉ giải quyết vụ án

4 – Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có thể có hiệu lực thi hành ngay.

Nhận định này là sai

CSPL: Khoản 3 Điều 143 Luật TTHC năm 2015

Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm. Nên có thời hạn kháng cáo và kháng nghị. Sau thời hạn nếu không có
kháng cáo hoặc kháng nghị thì quyết định đình chỉ giải quyết vụ án sẽ có hiệu
5 – Nếu việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ và theo
đúng quy định ở cấp sơ thẩm, HĐXX phúc thẩm phải sửa bản án sơ thẩm.

Nhận định này là đúng

CSPL: Điểm a Khoản 2 Điều 241 Luật TTHC năm 2015

Nếu việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ và theo đúng
quy định ở cấp sơ thẩm thì HĐXX phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ
thẩm.
6 – TAND cấp tỉnh không có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã.

Nhận định này là đúng

CSPL: Điều 31 Luật TTHC năm 2015

Nếu việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ và theo đúng
quy định ở cấp sơ thẩm thì HĐXX phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ
thẩm.
1 – Trong một số trường hợp đại diện Viện kiểm sát có quyền phát biểu quan
điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án hành chính.

Nhận định này là đúng

CSPL: Khoản 2 Điều 152 và Khoản 4 Điều 168, Điều 190, Luật TTHC năm 2015

2 – Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính không là đối
tượng bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Nhận định này là sai

CSPL: Điều 280 Luật TTHC năm 2015

Đối tượng để có thể được xét lại theo thủ tục tái thẩm thẩm phải là những baen án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có thể là bản án phúc thẩm, quyết định đình
chỉ

3 – Trong một số trường hợp, người làm chứng được quyền từ chối khai báo.

4 – Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với khiếu kiện hành vi hành chính luôn là
không quá 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

5 – Sau khi thụ lý vụ án hành chính nếu phát hiện vụ án đã thụ lý là vụ án dân
sự, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải đình chỉ giải quyết vụ
án.

6 – Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính không thể phát sinh khi hết thời hạn
kháng cáo của đương sự.

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 – Khi xem xét đơn khởi kiện, nếu phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền
giải quyết của mình, Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
2 – Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh không có quyền kháng nghị bản án,
quyết định của Tòa án nhân dấn cấp tỉnh.

3 – Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu một trong các đương sự là
cá nhân chết thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án.

4 – Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có thể có hiệu lực thi hành ngay.

5 – Nếu việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ và theo
đúng quy định ở cấp sơ thẩm, HĐXX phúc thẩm phải sửa bản án sơ thẩm.

6 – TAND cấp tỉnh không có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã.

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 – TAND cấp huyện có thể thụ lý giải quyết vụ án hành chính đối với quyết
định hành chính do cơ quan nhà nước không cùng phạm vi địa giới hành
chính với Tòa án huyện đó ban hành.

2 – Thẩm phán đã tham gia xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thì không được
quyền xét xử sơ thẩm lại vụ án hành chính đó trong trường hợp bản án sơ
thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử
lại.

3 – Hậu quả pháp lý của việc rút đơn khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị xét
xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là không giống nhau.

4 – HĐXX phúc thẩm được quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận
yêu cầu của người khởi kiện hủy bỏ quyết định hành chính trái pháp luật bị
khởi kiện.

5 – Việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với quyết định kỷ luật
buộc thôi việc do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh ban hành không
căn cứ vào nơi cư trú của người đi khởi kiện.
6 – Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì HĐXX vẫn tiếp tục xét
xử vắng mặt Kiểm sát viên.

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 – Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ
việc giải quyết vụ án hành chính thì người khởi kiện không có quyền khởi
kiện lại vụ án hành chính đó.

2 – Hội đồng xét xử phúc thẩm được quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ
xét xử phúc thẩm hoặc quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.

3 – Việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính theo lãnh thổ vừa
phải căn cứ vào nơi làm việc của cá nhân khởi kiện vừa phải căn cứ vào cấp
cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đã ban
hành ra khiếu kiện đó.

4 – Có trường hợp Thẩm phán được phân công xem xét thụ lý đơn khởi kiện
phát hiện nội dung đơn khởi kiện không đúng theo quy định của pháp luật
nhưng không có quyền yêu cầu người đi khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi
kiện.

5 – Quyết định hành chính do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ban hành luôn thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

6 – Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể đưa ra phán quyết buộc người bị kiện
phải bồi thường thiệt hại cho người khởi kiện do quyết định hành chính trái
luật gây ra.

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

A – Người có quyền và nghĩa vụ liên quan sẽ trở thành người khởi kiện trong
vụ án hành chính trong trường hợp họ giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình
khi người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện.

Nhận định này là đúng


CSPL: Điều 174 Luật TTHC năm 2015

Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan vẫn giữ yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trở thành người khởi kiện.
B – Qua tranh luận, HĐXX sơ thẩm thấy cần phải xem xét thêm về tài liệu,
chứng cứ mới có thể giải quyết vụ án thì có thể ban hành ra quyết định hoãn
phiên tòa.
Nhận định này là sai

CSPL: Khoản 5 Điều 191 Luật TTHC năm 2015

Qua tranh luận, HĐXX sơ thẩm thấy cần phải xem xét thêm về tài liệu, chứng cứ
mới có thể giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử có thể quyết định kéo dài thời gian
nghị án, nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.
C – Trong trường hợp tổ chức kinh tế khởi kiện vụ án hành chính thì Tòa án
có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi tổ chức đó đặt trụ sở hoặc Tòa án
cùng phạm vi địa giới hành chính với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
trong cơ quan nhà nước đã ban hành hoặc thực hiện khiếu kiện.

Nhận định này là sai

CSPL: Khoản 1 Điều 31 và Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 32 Luật TTHC năm 2015

Trong trường hợp tổ chức kinh tế khởi kiện vụ án hành chính cơ quan hành chính
nhà nước từ cấp huyện trở xuống, UBND cấp huyện, CT UBND cấp huyện, của cơ
quan nhà nước cấp tỉnh thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cùng phạm vi
địa giới hành chính với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước đó.
Trong trường hợp tổ chức kinh tế khởi kiện vụ án hành chính của bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc
hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà
nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Tòa án có thẩm
quyền giải quyết là Tòa án nơi tổ chức đó đặt trụ sở
D – Trong trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phát hiện
thời hiệu khởi kiện của người khởi kiện đã hết thì sẽ trả lại đơn khởi kiện cho
người đi khởi kiện.

Nhận định này là sai

CSPL: Điểm g Khoản 1 Điều 143 Luật TTHC năm 2015

Trong trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phát hiện thời hiệu
khởi kiện của người khởi kiện đã hết thì quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
E – Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm thì cơ quan có thẩm quyền tái thẩm luôn thuộc về
Ủy ban Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Nhận định này là sai

CSPL: Điều 283 Luật TTHC năm 2015

Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị theo
thủ tục tái thẩm thì cơ quan có thẩm quyền tái thẩm: Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi xét thấy cần thiết, Chánh án
Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong phạm
vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
F – Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
thì họ tự mình phát biểu tranh luận tại thủ tục tranh luận của phiên tòa xét
xử sơ thẩm vụ án hành chính.

Nhận định này là đúng

CSPL: Khoản 2 Điều 176 Luật TTHC năm 2015

Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ
tự trình bày về yêu cầu, đề nghị của mình và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề
nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
Trong trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phát hiện thời hiệu
khởi kiện của người khởi kiện đã hết thì quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

Thẩm quyền theo cấp:

- (Điều 31) Các cơ quan từ cấp huyện trở xuống: Chi cục thuế, Các Phòng…
trừ UBND cấp huyện và CT UBND cấp huyện
- (Điều 32) Các cơ quan từ cấp tỉnh trở lên: Liên quan đến đất đai trừ trưng
thu và trưng mua – UBND cấp huyện/ tỉnh, QĐXPHC của CT ,

Thẩm quyền theo lãnh thổ

- Khi kiện của địa phương: Cơ quan bị kiện ở đâu thì Toà có thẩm quyền ở đó
- Khi kiện của TW: Người có nơi cư trú or nơi làm việc, trụ sở của cơ quan, tổ
chức kiện ở đâu thì Toà có thẩm quyền ở đó

Điều 32
Cục quản lý dược – Ở TW
Cục thuế - Tỉnh (Nghành dọc
Cục QL thị trường- Tỉnh
Bộ Y tế- TW
Cục kiểm lâm -TW
Cục bản quyền tác giả - TW
Cục quản lý cạnh tranh -TW
Cục thi hành án dân sự - Tỉnh
Cục hải quan – Tỉnh
Cục thống kê, Cục biểu diễn, Cục văn hoá thể thao và du lịch ( kèm địa danh) – để
xác định TW hay địa phương (Không có địa danh thuộc TW)
Đội QLTT, Chi cục thú y, Chi cục thuế, chi cục thi hành án dân sự, ( kèm địa
danh): để xác định Tỉnh hay địa phương (Không có địa danh thuộc tỉnh)
Hạc kiểm lâm, Chi cục hải quan – Tỉnh
Đương sự
Người khởi kiện: CTCP, CTTNHH, Chủ doanh nghiệp tư nhân

Người bị khởi kiện: QĐXPHC – Người đứng đầu cơ quan, Liên quan đến đất đai
trừ trưng thu và trưng mua – UBND, tịch thu đất của cơ quan – UBND Tỉnh,
Phòng đăng ký kinh doanh – Cấp giấy ĐKKD

You might also like