You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
--------

Môn: TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Lớp: QT44.1

Nhóm: 7

STT Họ và tên MSSV


1 Phạm Thùy Dung (nhóm trưởng) 195.380101.5031
2 Nguyễn Bình An 195.380101.5001
3 Nguyễn Chí Cường 195.380101.5023
4 Trần Quốc Huy 195.380101.5091

Giảng viên:

Ths. Trần Kim Chi

Ths. Vũ Thị Quyên


CHƯƠNG VI. ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

-----🙝🕮🙟-----

I. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

1.Cơ quan có thẩm quyền KTVAHS là cơ quan có thẩm quyền điều tra.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 163, 164 BLTTHS 2015.
Theo quy định tại Điều 155 BLTTHS 2015, cơ quan có thẩm quyền KTVAHS gồm VKS,
HĐXX, cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra ra. Theo quy định tại Điều 163 và 164 BLTTHS 2015, thẩm quyền điều tra thuộc về
cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra.
=> Thẩm quyền điều tra không phải là thẩm quyền chính của VKS và HĐXX.
HĐXX là cơ quan có thẩm quyền KTVAHS nhưng không có thẩm quyền điều tra (khoản
4 Điều 153 và Điều 163 BLTTHS 2015).

2.Cơ quan có thẩm quyền điều tra VAHS có quyền khởi tố bị can.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 2 Điều 164, Điều 179 BLTTHS 2015.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTHS 2015, trong Công an nhân dân, Quân đội
nhân dân, ngoài các Cơ quan điều tra quy định tại Điều 163 BLTTHS 2015, các cơ quan
khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của
mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án hình sự, tiến
hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm
quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Các cơ quan
này không có thẩm quyền khởi tố bị can.
Theo quy định tại Điều 179 BLTTHS 2015 chỉ có Viện Kiểm sát và Cơ quan điều tra có
thẩm quyền khởi tố bị can không có cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra. Do đó không phải tất cả các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án đều có
thẩm quyền khởi tố bị can.

3.VKS không có quyền ra quyết định khởi tố bị can trong giai đoạn điều tra.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 Điều 165, khoản 4 Điều 179 BLTTHS 2015 và khoản 5 Điều 9 Thông tư
liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP
Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội
phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị
can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra
không thực hiện.
Vì, VKS thực hiện quyền công tố trong giai đoạn Điều tra vụ án hình sự thông qua quyền
ra quyết định khởi tố VAHS (khoản 3 Điều 165 BLTTHS 2015).

4.Trong trường hợp không gia hạn, thời hạn tạm giam để điều tra luôn ngắn hơn
thời hạn điều tra VAHS.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 172 và khoản 1 Điều 173 BLTTHS 2015.
Theo quy định của luật, trong trường hợp không gia hạn thì thời hạn tạm giam để điều tra
bằng thời hạn điều tra VAHS.

5.Các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định KTVAHS.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 Điều 147 BLTTHS 2015.
Giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có
quyền tiến hành các hoạt động: Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; Khám nghiệm hiện trường; Khám
nghiệm tử thi; Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản. Các hoạt động này có thể
được tiến hành trước khi có quyết định KTVAHS.
6.Các hoạt động điều tra đều phải có người chứng kiến.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 183, 186 và 189 BLTTHS 2015
Hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng và đối chất không cần phải có người chứng
kiến. Các hoạt động điều tra phải có người chứng kiến như nhận dạng, nhận biết giọng
nói, khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín,
điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử (Điều 190, 191 và 192 BLTTHS 2015).
Vì, người chứng kiến là người tham gia tố tụng và được triệu tập để chứng kiến trong các
trường hợp mà BL TTHS 2015 quy định. Hoạt động điều tra như khởi tố bị can và hỏi
cung bị can thì không cần người chứng kiến (Điều 183 BL TTHS 2015).

7. Kiểm sát viên có quyền tiến hành tất cả các hoạt động điều tra.

Nhận định sai.

CSPL; Khoản 7 Điều 165 BLTTHS.

Theo khoản 7 Điều 165, Viện kiểm sát được tiến hành một số hoạt động điều tra trong
trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc
trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện
kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm
tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố.

8. Khám xét người có thể được tiến hành trước khi có quyết định KTVAHS.

Nhận định đúng.

CSPL: khoản 3 Điều 194 BLTTHS.

Theo quy định trên, có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường
hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong
người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án. Vậy nên, việc
khám xét người có thể được tiến hành trước khi có quyết định KTVAHS.

9. Trong mọi trường hợp, không được bắt đầu khám xét chỗ ở vào ban đêm.

Nhận định sai.

CSPL: Khoản 1 Điều 195 BLTTHS.


Việc khám xét chỗ ở có thể được bắt đầu vào ban đêm trong trường hợp khẩn cấp và phải
được ghi rõ lý do vào biên bản.

10. CQĐT trong CAND không có thẩm quyền điều tra VAHS mà bị can là quân
nhân tại ngũ.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 4 Pháp lệnh 04/2002/PL-UBTVQH11

Đối với những người đang phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ
đã được thực hiện trước khi vào Quân đội, thì Toà án quân sự xét xử những tội phạm có
liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; những tội phạm khác do
Toà án nhân dân xét xử. Như vậy, CQĐT của CAND vẫn có thẩm quyền điều tra VAHS
mà bị can là quân nhân tại ngũ.

11. Khi xác định vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, CQĐT có thể ủy
thác cho CQĐT khác để tiến hành điều tra.

Nhận định Sai

CSPL: Điểm a khoản 1 điều 169 BLTTHS.

Khi xác định vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, cơ quan điều tra phải đề
nghị VKS cùng cấp chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục
điều tra.

12. Nếu không nhất trí với quyết định áp dụng BPNC của VKS thì CQĐT có quyền
không thực hiện và kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp.

Nhận định Sai.

CSPL: Khoản 2 điều 6 Thông tư liên tịch số 04-2018/TTLT- VKSNDTC.

Nếu không nhất trí với BPNC của VKS thì CQĐT vẫn phải thực hiện nhưng có quyền
kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết.

13. Trong mọi trường hợp kết thúc điều tra, CQĐT đều phải làm bản kết luận điều
tra.

Nhận định Sai.


CSPL: Khoản 2 Điều 232 BLTTHS.

Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặcra
bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. Hoặc đối với vụ án được giải quyết
theo thủ tục rút gọn, cơ quan điều tra sẽ chỉ đề nghị truy tố mà không kết luận điều tra.

14. Người có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì
cóquyền ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp này.

Nhận định Sai.

CSPL: Điều 225 và Điều 228 BLTTHS 2015.

Người có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là Thủ trưởng
cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên. Và
phải được Viện trưởng VKS cùng cấp phê chuẩn trướng khi thi hành, Nhưng việc Huỷ bỏ
chỉ do Viện trưởng VKS đã phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc
biệt.

II. BÀI TẬP


Bài tập 1:
A và B phạm tội hiếp dâm trẻ em (C là nạn nhân). Vụ án được khởi tố, trong quá
trình điều tra, phát hiện bị can A bị mắc bệnh hiểm nghèo và đã có kết luận giám
định tư pháp. Bị can B là người bình thường và đủ tuổi chịu TNHS.
Câu hỏi:
1.CQĐT sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
Trả lời:
- Đối với A: CQĐT ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi có kết luận giám định tư
pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều
tra trước khi hết thời hạn điều tra (điểm b khoản 1 Điều 229 BLTTHS 205).
- Đối với B: CQĐT vẫn tiến hành theo đúng thủ tục. Vì, theo quy định tại khoản 2
Điều 229 BLTTHS 2015, trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra
không liên quan đến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
Tình tiết bổ sung thứ nhất
Trong quá trình điều tra vụ án, khi tiến hành lấy lời khai của C, Điều tra viên đã
không mời cha mẹ C tham dự. Nhưng sau đó, Điều tra viên lại yêu cầu cha mẹ C ký tên
vào biên bản lấy lời khai.
2.Nêu hướng giải quyết của VKS khi phát hiện được tình tiết nêu trên trong quá
trình kiểm sát việc điều tra vụ án?
Trả lời:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 241 BLTTHS 2015, người dưới 18 tuổi, cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi
cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Do đó, trong quá trình điều tra vụ án, khi tiến hành lấy lời khai của C, Điều tra viên đã
không mời cha mẹ C tham dự nhưng sau đó, Điều tra viên lại yêu cầu cha mẹ C ký tên
vào biên bản lấy lời khai. Đây là trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
- Theo quy định tại khoản 5 Điều 166 BLTTHS 2015, khi phát hiện việc điều tra không
đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:
+ Tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật;
+ Kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;
+ Cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật
trong việc điều tra.
- Ngoài ra, VKS có thể yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, xử lý
nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng
(khoản 7 Điều 166 BLTTHS 2015).
Tình tiết bổ sung thứ hai
Có đủ căn cứ cho thấy B còn phạm thêm tội cướp tài sản.
3.Nêu hướng giải quyết của CQĐT trong trường hợp này?
Trả lời: CQĐT sẽ ra quyết định bổ sung quyết định KTVAHS đối với Tội cướp tài
sản sau đó ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với B về Tội cướp tài sản.
(Khoản 3 Điều 9 TTLT 04/2018/TTTL-VKSNDTC-BCA-BQP và Khoản 2 Điều 180
BLTTHS 2015).
Tình tiết bổ sung thứ ba
Khi CQĐT đang làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố B thì B bỏ trốn và không
xác định được đang ở đâu; A chết vì bệnh hiểm nghèo.
4.Nêu hướng giải quyết của CQĐT trong trường hợp này?
Trả lời:
- Đối với A: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết (khoản 7 Điều
157 BLTTHS 2015). Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra (điểm a khoản 1
Điều 230 BLTTHS 2015).
- Đối với B: Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu
nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ
quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra (điểm a khoản 1
Điều 229 BLTTHS 2015).

Bài tập 2:
Anh T (30 tuổi, ngụ tỉnh LA) bị đội tuần tra công an thành phố C, tỉnh ĐT phát hiện
và phối hợp với công an huyện H bắt giữ về tội “trộm cắp tài sản”. Chiều cùng ngày,
anh T được công an xã Đ (huyện H) bàn giao cho công an thành phố C để đưa về trụ
sở làm việc và sau đó được đưa về nhà tạm giữ với nhiều vết bầm đỏ trên chân, tay,
ngực.

Sáng 17/11/2015, anh T được trích xuất ra làm việc. Đến trưa cùng ngày, một cán bộ
công an vào phòng thì không thấy anh T ăn cơm mà đầu gục xuống bàn nên đưa đi
cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh ĐT. Tuy nhiên anh T đã tử vong.
Kết quả giám định của Viện pháp y quân đội xác định nguyên nhân tử vong của anh
T là do chấn thương bởi lực tác động mạnh lên nhiều vùng cơ thể, trong đó có vùng
nguy hiểm như ức, thượng vị. Vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền khởi tố và
điều tra về hành vi dùng nhục hình.

Câu hỏi:
1.Cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố và điều tra vụ án trên?
Trả lời: Cơ quan có thẩm quyền khởi tố và điều tra vụ án trên là Cơ quan điều tra
của VKSNDTC. Vì, hành vi dùng nhục hình là hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp và
thuộc loại tội phạm được quy định trong Chương XXIV của BLHS xảy ra trong hoạt
động tư pháp và người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra. (khoản 1
Điều 153 và khoản 3 Điều 163 BLTTHS 2015; khoản 2 Điều 30 Luật TCCQĐTHS năm
2015).

2.CQĐT có thẩm quyền đã khởi tố đối với A, B là Điều tra viên của cơ quan cảnh
sát điều tra công an thành phố C về tội dùng nhục hình. Giả sử trong quá trình điều
tra A chết, B bỏ trốn thì CQĐT phải giải quyết như thế nào?
Trả lời:
- Đối với A: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết (khoản 7 Điều
157 BLTTHS 2015). Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra (điểm a khoản 1
Điều 230 BLTTHS 2015).
- Đối với B: Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu
nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ
quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra (điểm a khoản 1
Điều 229 BLTTHS 2015).
3.Giả sử trong giai đoạn điều tra, VKS phát hiện ngoài A và B còn có D cũng thực
hiện hành vi phạm tội trong vụ án nhưng chưa bị khởi tố thì phải giải quyết như thế
nào?
Trả lời: VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can đối với D hoặc trực tiếp
ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho
Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra (khoản 4 Điều 179 BLTTHS 2015).

Bài tập 3:
A và B cùng sinh năm 1970, sống tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày
01/3/2013, tổ công tác phòng chống tội phạm ma túy công an quận 8 đang làm
nhiệm vụ tại khu vực thì bắt quả tang A đang trên đường đi bán 02 bánh heroin có
trọng lượng 754 gam. Theo hồ sơ vụ án, sau khi bắt A, CQĐT đã tiến hành khám
xét nhà A nhưng chưa có lệnh. Tại nhà A, CQĐT phát hiện 04 bánh heroin có trọng
lượng 1,5kg và 150 triệu đồng. CQĐT đã lập biên bản thu giữ 04 bánh heroin và 150
triệu đồng. A khẳng định số tiền trên thuộc khối tài sản do gia đình làm ra nên đã
làm đơn yêu cầu được trả lại. CQĐT đã khởi tố A về 02 tội: tội tàng trữ trái phép
chất ma túy (Điều 249 BLHS 2015) và mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251
BLHS 2015).
Câu hỏi:
1. Việc CQĐT tiến hành khám xét nhà A như trên đúng hay sai? Vì sao?

Việc CQĐT tiến hành khám xét nhà A như trên là sai vì CQĐT đã tiến hành khám xét khi
chưa có lệnh. Theo Điều 193 và Điều 195 BLTTHS, việc khám chỗ ở phải có lệnh khám
xét, kể cả trong trường hợp khẩn cấp. Vậy nên, việc CQĐT tiến hành khám xét nhà A
như trên là sai.

2. Giả sử A chứng minh được số tiền 150 triệu đồng không liên quan đến vụ án thì
được giải quyết như thế nào?

Trong trường hợp A chứng minh được số tiền 150 triệu đồng không liên quan đến vụ án
thì căn cứ theo điểm a và điểm b khoản 3 Điều 106 BLTTHS, nếu xét thấy vật chứng ở
đây là 150 triệu đồng trên do gia đình A làm ăn hợp pháp mà có được, không ảnh hưởng
đến việc xử lý vụ án và thi hành án thì CQĐT phải trả lại vật chứng trên cho A

3. Giả sử CQĐT xác định hành vi phạm tội của A thuộc Khoản 2 Điều 249 và Khoản
2 Điều 251 BLHS 2015 nên đã ra quyết định thay đổi quyết định KTVAHS. Nhận
xét cách giải quyết của CQĐT trong trường hợp này?

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 BLTTHS 2015 thì CQĐT có quyền ra quyết định
thay đổi quyết định khởi tố VAHS khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không
đúng với hành vi phạm tội xảy ra.

- Xét thấy, CQĐT đã xác định hành vi phạm tội của A thuộc khoản 2 Điều 249 và khoản
2 Điều 251 BLHS 2015, chứ không phải khoản 1 Điều 249 và khoản 1 Điều 251 BLHS
2015 nên đã ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố VAHS.

- Cách giải quyết này của CQĐT trong trường hợp này hoàn toàn phù hợp với các quy
định của pháp luật. Ngoài ra, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay quyết
định khởi tố VAHS, CQĐT phải gửi quyết định kèm theo các tài liệu liên quan đến việc
thay đổi quyết định khởi tố VAHS cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền để kiểm
sát việc khởi tố theo quy định tại khoản 1 Điều 156 BLTTHS 2015.

4. Giả sử trong giai đoạn điều tra, CQĐT phát hiện hành vi của bị can A không cấu
thành tội phạm nên đã quyết định đình chỉ điều tra. Nếu xét thấy quyết định đình
chỉ điều tra của CQĐT không có căn cứ thì VKS giải quyết như thế nào?

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 230 BLTTHS 2015 thì trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án càu CQĐT, nếu thấy
quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định điều tra và yêu cầu
CQĐT phục hồi điều tra.

- Nếu trong giai đoạn điều tra, CQĐT phát hiện hành vi của bị can không cấu thành tội
phạm nên ra quyết định đình chỉ điều tra mà VKS xét thấy quyết định này cùa CQĐT là
không có căn cứ thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ
điều tra kèm hồ sơ vụ án của CQĐT, VKS hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu
CQĐT phục hồi điều tra.

You might also like