You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

- - -   - - -

BÀI THẢO LUẬN THỨ


HAI MÔN LUẬT SỞ
HỮU TRÍ TUỆ

Lớp: TM42A1
Thành viên:
Nguyễn Gia Bảo 1753801011013
Võ Thị Thu Hằng 1753801011052
Hứa Thị Hạnh 1753801011053
Trần Thị Hoàng Hạnh 1753801011054
Nguyễn Thị Thanh Hiền 1753801011058

Năm học: 2019 -2020


BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI

QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN


QUYỀN TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:
- Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010;
- Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 11 năm 2019.
2. Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 Quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
3. Bộ luật Dân sự năm 1995.
4. Nghị định số 76 – CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự.
5.Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức.
6. Trường Đại học Luật TP.HCM, Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam,
NXB Hồng Đức, tái bản năm 2019.
7. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB
Đại học quốc gia, 2007.

QUY ƯỚC
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 = Luật SHTT.

2
A. Nội dung thảo luận tại lớp:

A.1. Lý thuyết:

1. Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của
pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của
pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Theo Đại học Harvard, “fair use” (tiếng Việt là sử dụng hợp lý) là quyền sử dụng
tác phẩm có bản quyền trong một số điều kiện mà không cần có sự cho phép của chủ
thể quyền tác giả. Học thuyết này ngăn cản việc áp dụng luật bản quyền một cách
cứng nhắc, điều có thể kìm hãm đến mục đích thúc đẩy sự sáng tạo mà luật được xây
dựng hướng đến. Nguyên tắc này cho phép người khác có thể sử dụng và xây dựng
dựa trên tác phẩm trước mà không tước đi một cách không công bằng quyền kiểm soát
và hưởng lợi từ sản phẩm của chủ thể quyền tác giả.1 Một số hình thức sử dụng “fair
use” hợp pháp có thể kể đến như việc trích dẫn một đoạn ngắn từ một tác phẩm
chuyên môn khác để làm rõ quan điểm của tác giả, hay việc sao chép một phần giới
hạn tác phẩm sử dụng nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận,…

So sánh quy định của pháp luật nước ngoài với quy định hiện hành của pháp luật
sở hữu trí tuệ Việt Nam về nguyên tắc “sử dụng hợp lý”:

- Giống nhau: đều nhằm mục đích hướng tới lợi ích to lớn chung đó là sự phát
triển bền vững, công bằng và bình đẳng của xã hội.

- Khác nhau:

Tiêu chí Pháp luật nước ngoài Pháp luật SHTT Việt Nam
Cơ sở Điều 107 Luật bản quyền Hoa Kỳ. Pháp luật Việt Nam hiện hành
pháp lý chưa có quy định cụ thể thế nào là
nguyên tắc “sử dụng hợp lý”.
Cách Điều 107 Luật bản quyền Hoa kỳ đưa Luật SHTT liệt kê các trường hợp
thức xác ra 4 yếu tố phải được xem xét để xác “sử dụng hợp lý”, cụ thể tại Điều
định định có hay không việc “sử dụng hợp 25, 26, 32, 33 Luật này.
lý” như sau:

1
https://ogc.harvard.edu/pages/copyright-and-fair-use.

3
(i) Mục đích và đặc điểm của việc sử
dụng, bao gồm việc này mang tính
thương mại hay giáo dục phi lợi
nhuận;

(ii) Bản chất của tác phẩm được bảo


hộ;

(iii) Số lượng và phần được sử dụng


thực chất so với toàn bộ tác phẩm
được bảo hộ;

(iv) Ảnh hưởng của việc sử dụng đối


với thị trường tiềm năng cũng như
giá trị của tác phẩm được bảo hộ.

Việc sử dụng phải đáp ứng đầy đủ cả


4 yếu tố trên thì mới được xem là sử
dụng hợp lý.
Ngoại Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả Tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo

lệ thì đều có thể sao chép nếu đáp ứng hình, chương trình máy tính thì
được các yếu tố quy định tại Điều cũng không được sao chép dù là
107 Luật bản quyền Hoa Kỳ. nhằm mục đích nghiên cứu khoa

Việc sao chép một tác phẩm nhằm học, giảng dạy hay lưu trữ trong
mục đích học tập được pháp luật quy thư viện (Khoản 3 Điều 25 Luật
định là hợp pháp (Điều 107 Luật bản SHTT).
quyền Hoa Kỳ). Việc sao chép nhằm mục đích học
tập không được xem là hợp pháp.
Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
không thừa nhận sao chép nhằm
mục đích học tập thuộc trường hợp
giới hạn quyền tác giả. Cách tiếp
cận này có cơ sở với giả thiết nếu

4
học sinh, sinh viên được tự do sao
chép mỗi người một bản sách giáo
khoa, giáo trình, tài liệu… để phục
vụ cho việc học tập thì sách in sẽ
không bán được (vì giá thành
photocopy tác phẩm chắc chắn sẽ
rẻ hơn mua sách in) và điều này
chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền
lợi của chủ sở hữu tác phẩm trong
việc khai thác tác phẩm.
Mức độ Điều 36(5) Luật bản quyền, kiểu Pháp luật Việt Nam hiện hành
“hợp lý” dáng và sáng chế 1988 của Vương không đề cập đến.
Quốc Anh cho phép việc sao chép
đến 5% nhưng không được bằng
hoặc hơn một chương của tác phẩm
gốc.

2. Có mấy hình thức chuyển giao quyền tác giả? Phân biệt các hình thức
này.

Có hai hình thức chuyển giao quyền tác giả đó là chuyển nhượng quyền tác giả
và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả.

Chuyển nhượng quyền tác giả Chuyển quyền sử dụng quyền


tác giả
Khái Chuyển nhượng quyền tác giả là Chuyển quyền sử dụng quyền tác
niệm việc chủ sở hữu quyền tác giả giả là việc chủ sở hữu quyền tác
chuyển giao quyền sở hữu đối với giả cho phép tổ chức, cá nhân khác
quyền công bố tác phẩm hoặc cho sử dụng có thời hạn một, một số
phép người khác công bố tác phẩm; hoặc toàn bộ các quyền: quyền
các quyền liên quan đến quyền tài công bố tác phẩm hoặc cho phép
sản cho tổ chức, cá nhân khác theo người khác công bố tác phẩm; các

5
hợp đồng hoặc theo quy định của quyền liên quan đến quyền tài sản.
pháp luật có liên quan. (Khoản 1 Điều 47 Luật SHTT).
(Khoản 1 Điều 45 Luật SHTT).
Cơ sở Điều 45, Điều 46 Luật SHTT. Điều 47, Điều 48 Luật SHTT.
pháp lý
Đối tượng Quyền sở hữu. Quyền sử dụng.
Bản chất Hình thức mua bán: Các quyền Chuyển giao quyền sử dụng:
được nêu trên được chuyển từ Người cấp quyền sử dụng vẫn tiếp
người nhượng quyền (bán) sang tục là chủ sở hữu các quyền nêu
người tiếp nhận quyền (người trên, ở đây chỉ cho phép người
mua). Đây là hình thức giao dịch nhận quyền sử dụng được sử dụng
một lần, giá thỏa thuận. có thời hạn một, một số hoặc toàn
bộ các quyền trên.
Hợp đồng + Việc chuyển nhượng quyền tác + Việc chuyển quyền sử dụng
giả phải được thực hiện dưới hình quyền tác giả phải được thực hiện
thức hợp đồng bằng văn bản. dưới hình thức hợp đồng bằng văn
bản.

+ Nội dung hợp đồng:  + Nội dung hợp đồng: 

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên
chuyển nhượng và bên được chuyển quyền và bên được chuyển
chuyển nhượng; quyền;

b) Căn cứ chuyển nhượng; b) Căn cứ chuyển quyền;

c) Giá, phương thức thanh toán; c) Phạm vi chuyển giao quyền;

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên; d) Giá, phương thức thanh toán;

đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;


đồng. e) Trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng.

Hạn chế Tác giả không được chuyển + Tác giả không được chuyển

6
chuyển nhượng các quyền nhân thân (Điều quyền sử dụng các quyền nhân
giao 19 Luật SHTT), trừ quyền công bố thân (Điều 19 Luật SHTT), trừ
tác phẩm. quyền công bố tác phẩm.

+ Tổ chức, cá nhân được chuyển


quyền sử dụng quyền tác giả có thể
chuyển quyền sử dụng cho tổ chức,
cá nhân khác nếu được sự đồng ý
của chủ sở hữu quyền tác giả.   

3. Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền
tác giả.

Ngoài tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm của mình thì còn có những
người truyền tải tác phẩm đó đến cho công chúng, giúp tiếp cận với các tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học. Công việc của họ đòi hỏi những kỹ năng như chất giọng, sử
dụng nhạc cụ, khả năng diễn xuất, kỹ thuật ghi âm, ghi hình,... Nhưng họ không phải
người sáng tạo ra tác phẩm, cũng không phải chủ sở hữu của tác phẩm nên không
thuộc phạm vi bảo hộ của quyền tác giả. Họ là người đưa tác phẩm đến gần với công
chúng cho nên cũng phải được hưởng sự bảo hộ của pháp luật. Quyền của họ được gọi
là quyền liên quan đến quyền tác giả.2

Quyền liên quan được hình thành dựa trên sơ sở sử dụng một tác phẩm đã có.
Không thể tồn tại quyền liên quan mà không có quyền tác giả gắn với một tác phẩm
tinh thần có trước. Ví dụ, việc sáng tác nhạc phẩm “Bài ca không quên” của nhạc sĩ
Phạm Minh Tuấn là cơ sở hình thành quyền liên quan của ca sĩ Cẩm Vân - người đã
đưa ca khúc này đến với công chúng và làm nên tên tuổi của mình.3

Quyền liên quan tồn tại song song và có mối quan hệ mật thiết đối với quyền tác
giả. Việc sáng tạo ra tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là cơ sở để các chủ thể
quyền liên quan tiến hành hoạt động của mình và từ đó làm phát sinh quyền này. Ví
dụ, thông qua cuộc biểu diễn, ca sĩ truyền tải nội dung bài hát đến cho khán giả, nghệ

2
Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, tr. 71.
3
Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, tr. 72

7
sĩ kịch thì đưa một vở kịch đến với công chúng. Công việc này đòi hỏi những sáng tạo
nhất định và được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, khi thực hiện quyền liên quan phải tôn
trọng quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với
tác phẩm được sử dụng. Tức quyền liên quan chỉ được bảo hộ với điều kiện không
được gây tổn hại đến quyền tác giả. Khoản 4 Điều 17 Luật SHTT: “Cuộc biểu diễn,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình
được mã hóa chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều
kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.”. Ví dụ, việc biểu diễn một ca khúc
chưa được công bố phải có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả và phải trả tiền
theo quy định của pháp luật.4

Có thể khẳng định quyền liên quan là nhân tố quan trọng giúp cho công chúng
tiếp cận được tác phẩm, thu hút được nhiều người biết đến tác phẩm, nâng cao giá trị
tác phẩm.

A.2. Bài tập:

1. Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần
Đồng Đất Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau:

a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ
quyền tác giả không?

Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt được bảo hộ quyền tác giả.

4
Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, tr. 72-73.

8
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT5 về Các loại hình tác phẩm được bảo
hộ quyền tác giả cũng như được quy định chi tiết trong Nghị định số 22/2018/NĐ-CP.
Trong truyện tranh Thần Đồng Đất Việt gồm có các đối tượng được bảo hộ quyền tác
giả như sau:

+ Hình ảnh các nhân vật trong truyện được xem là loại hình tác phẩm mỹ thuật
ứng dụng.

+ Cốt truyện là loại hình tác phẩm được thể hiện dưới hình dạng chữ viết.

+ Truyện là tác phẩm truyện tranh được thể hiện dưới dạng chữ viết và hình ảnh.

b) Ai là chủ sở hữu bộ truyện tranh này?

“Chủ sở hữu quyền tác giả là người độc quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm.
Trong đa số các trường hợp, tác giả sẽ đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy
nhiên, nếu tác phẩm được hình thành do các tổ chức, cá nhân thuê, giao nhiệm vụ cho
tác giả thì các tổ chức, cá nhân này sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả”6

Theo lời khai của ông Lê Linh và bà Hạnh thì ông Lê Linh có giao kết hợp đồng
lao động với Công ty Phan Thị với nhiệm vụ vẽ tranh minh họa, mà cụ thể là hình
tượng 4 nhân vật: Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo cho bộ truyện tranh Thần
Đồng Đất Việt. Do đó nếu giữa ông Linh và Công ty Phan Thị không có thỏa thuận
khác thì Công ty Phan Thị chính là chủ sở hữu bộ truyện tranh này, căn cứ theo Khoản
1 Điều 39 Luật SHTT: “Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là

5
“Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết
hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện
ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”

6
Trang 181-182 Luật Dân sự Việt Nam, TS. Lê Nết, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh-
2007.

9
người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3
Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

c) Ai là tác giả bộ truyện tranh này?

Ông Lê Linh là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng
Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt từ tập 01 đến
tập 78 theo các Giấy chứng nhận bản quyền tác giả số 246/2002/QTG,
247/2002/QTG, 248/2002/QTG, 249/2002/QTG đã được Cục Bản quyền tác giả Bộ
Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp ngày 07 tháng 5
năm 2002 cho chủ sở hữu tác phẩm là Công ty Phan Thị.

Hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo là các
tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, là loại hình tác phẩm được bảo hộ theo quy định tại
điểm i Khoản 1 Điều 747 của Bộ luật Dân sự năm 1995. Ngoài ra, theo quy định tại
Khoản 1 Điều 745 Bộ luật Dân sự 1995 “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ
hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học” và Điều 754 Bộ luật Dân sự
1995 quy định “Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới
hình thức nhất định”. Điều 6 của Nghị định số 76 – CP ngày 29 tháng 11 năm 1996
của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật
Dân sự quy định: “Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm
sáng tạo được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác
phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ”.
Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn cung cấp bản chính bản thảo của hình thức thể
hiện 4 nhân vật, tuy nhiên không thể hiện vẽ vào thời điểm nào. Bị đơn cũng cung cấp
các hình ảnh và cho rằng đây là những hình ảnh phát họa đầu tiên và hình ảnh sau khi
có sự góp ý chỉnh sửa của bà Hạnh nhưng cũng không cung cấp được thông tin thời
gian vẽ ra các hình ảnh đó. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn cũng
thừa nhận nguyên đơn là người trực tiếp vẽ ra các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần
Béo, Cả Mẹo và bắt đầu xuất hiện từ tập 01 bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt do
Công ty Phan Thị thực hiện xuất bản. Trên các ấn phẩm phát hành đều thể hiện
nguyên đơn (bút danh Lê Linh) là người thể hiện phần tranh minh họa, ngoài ra một
số mục khác như quá trình thực hiện bộ truyện Thần Đồng Đất Việt mà theo trình bày

10
của bà Phan Thị Mỹ Hạnh là để giao lưu với bạn đọc thì đều thể hiện họa sĩ Lê Linh là
tác giả. Theo Khoản 3 và Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 76 – CP ngày 29 tháng 11 năm
1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ
luật Dân sự thì để được công nhận là tác giả, người trực tiếp sáng tạo ra một phần
hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học phải đề tên thật hoặc bút
danh trên tác phẩm được công bố, phổ biến; cá nhân, tổ chức làm công việc hỗ trợ,
góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được
công nhận là tác giả. Xét, cá nhân được công nhận là tác giả khi sáng tạo ra tác phẩm
và thể hiện sự sáng tạo đó dưới một hình thức vật chất nhất định. Tức là, nếu một
người có ý tưởng sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, nhưng chưa thể
hiện ý tưởng này dưới bất kỳ hình thức nào thì không thể yêu cầu công nhận mình là
tác giả đối với ý tưởng đó. Như vậy, người thể hiện sự sáng tạo dưới một hình thức
vật chất nhất định, cụ thể thông qua hình thức tranh vẽ là ông Lê Linh nên ông là tác
giả của bộ truyện tranh này.

d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với bộ truyện tranh Thần Đồng Đất
Việt?

Vì Công ty Phan Thị có giao kết hợp đồng với ông Lê Linh là ông Lê Linh nhận
nhiệm vụ thiết kế các nhân vật trong truyện tranh Thần Đồng Đất Việt còn Công ty
Phan Thị là chủ sở hữu bộ truyện tranh này. Nên theo quy định tại Khoản 2 Điều 39
Luật SHTT7 thì Công ty Phan Thị có các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy
định tại Khoản 3 Điều 198 và Điều 209 của Luật SHTT bao gồm phát hành, in ấn, làm
tác phẩm phái sinh...đối với bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt.
7
“Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại
Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
8
“Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;”
9
“Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất
kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.”

11
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 39, Khoản 3 Điều 19 và Điều 20 Luật SHTT.

e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp
với quy định pháp luật không?

Việc Công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi là không phù hợp
với quy định của pháp luật.

Bởi lẽ, như đã chứng minh ở các câu trên, ông Lê Linh là tác giả duy nhất của 4
hình tượng nhân vật chính trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt. Còn Công ty
Phan Thị được xác định là chủ sở hữu của bộ truyện tranh này. Xét thấy, trong quá
trình giải quyết vụ án, cả ông Lê Linh và Công ty Phan Thị đều thừa nhận rằng phía
Công ty Phan Thị đã tạo ra các tập truyện từ tập 79 trở về sau và có dựa vào 4 hình
tượng nhân vật do ông Linh sáng tạo. Việc làm này của Công ty Phan Thị được coi là
việc làm tác phẩm phái sinh10 thêm.

Để việc làm tác phẩm phái sinh được coi là hợp pháp, được bảo hộ quyền tác giả
cũng như không xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả có tác phẩm được dùng
để làm tác phẩm phái sinh thì tác giả làm tác phẩm phái sinh đó phải bảo vệ sự toàn
vẹn của tác phẩm, không được sửa chữa, cắt xén hay xuyên tạc tác phẩm, không gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả có tác phẩm được dùng để làm tác phẩm
phái sinh.11 Và cũng theo quy định tại Khoản 7 Điều 28 Luật SHTT, “làm tác phẩm
phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm
được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi
hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị” thì sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác
giả. Ở đây, phía Công ty Phan Thị tiếp tục sáng tác các tập truyện (từ tập 79 trở về
sau) đã có hành vi bóp méo, sửa chữa tác phẩm, không xin phép tác giả (ông Lê Linh)
cũng như không được sự đồng ý của tác giả, dẫn đến việc xâm phạm quyền nhân thân
của ông Lê Linh. Cụ thể hơn để chứng minh cho hành vi xâm phạm này là “Từ tập 79
trở đi, nét vẽ của các nhân vật là biến thể của hình tượng các nhân vật Trạng Tí, Sửu
Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo đã trở nên rất thiếu cảm xúc. Về nét vẽ nhân vật Trạng Tí ngẫu
nhiên trong tập truyện số 190 mà Công ty Phan Thị thuê họa sĩ khác vẽ và tập số 69

10
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên,
chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. (Khoản 8 Điều 4 Luật SHTT)
11
Khoản 4 Điều 19 và Khoản 2 Điều 14 Luật SHTT.

12
do ông Lê Linh vẽ, chỉ cần so sánh nét mặt của nhân vật Trạng Tí có thể thấy: nếp
nhăn nơi ấn đường (giữa hai chân mày) khác hoặc không có; đuôi mắt không có nếp
nhăn, mí mắt dưới không có nếp nhăn để thể hiện biểu cảm qua cơ mặt; không diễn tả
được tốt cảm xúc khi vui, giận, ngạc nhiên của nhân vật”. Bên cạnh đó, “Về nguyên
tắc, phong cách nét vẽ hoàn toàn có thể được tái hiện giống nhau, nhưng cách truyền
đạt cảm xúc rất riêng của một người họa sĩ thì không thể bắt chước. Chỉ cần chênh
lệch vài nét đơn giản, nhưng giá trị thì đã khác nhiều. Các biến thể của các nhân vật từ
tập 79 trở đi đã làm biến dạng tác phẩm gốc.”

Chính những lý do này mà việc Công ty Phan Thị vẽ tiếp các biến thể là các hình
tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong các tập truyện từ tập 79 trở
đi gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, vi phạm quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Khoản 8 Điều 4, Khoản 2 Điều 14, Khoản 4 Điều 19, Khoản 7
Điều 28 Luật SHTT.

2. Nghiên cứu Bản án số 213/2014/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Tân
Bình ngày 14/8/2014 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác
phẩm này có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao?

Tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” là ông Nguyễn Văn
Lô ̣c, là người đã trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm này. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều
6 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần
hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học”.

Tác phẩm này của ông Lộc được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Bởi lẽ:

Thứ nhất, tác phẩm của ông Lộc là tập hợp những hình ảnh của các nhân vật có
nguồn gốc từ dân gian và được sắp xếp lại để thể hiện không khí ngày tết của Việt
Nam, thuộc loại hình mỹ thuật ứng dụng. Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ,
tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu là “tác phẩm được thể hiện bởi đường nét,
màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích,…” 12. Vì vậy, quyền tác giả đối với

12
Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP.

13
tác phẩm có thể xác định là bố cục sắp xếp, hình thức thể hiện trong một tổng thể
không thể tách rời.

Thứ hai, tác phẩm “Hình thức thể hiê ̣n tranh tết dân gian” thuộc loại hình “Mỹ
thuâ ̣t ứng dụng” đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhâ ̣n đăng ký bản quyền số
169/2013/QTG ngày 07/01/2013.

Do đó, tác phẩm trên của ông Lộc được bảo hộ về quyền tác giả là có căn cứ.

b) Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân
gian” có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao?

Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”
không được bảo hộ quyền tác giả.

Trong bản án, ông Lộc là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, được bảo hộ với
tư cách tác giả. Trong tác phẩm của ông Lộc là tập hợp những hình ảnh của các nhân
vật có nguồn gốc từ dân gian được sắp xếp lại để thể hiện không khí ngày tết của Việt
Nam, thuộc loại hình mỹ thuật ứng dụng. Nguồn gốc của các cụm hình ảnh trong tác
phẩm của ông Lộc là những hình ảnh lưu truyền trong văn hóa dân gian từ lâu đời, tác
giả chỉ thay đổi một số đường nét và sắp xếp theo bố cục và hình thức thể hiện để tạo
nên tác phẩm của riêng mình. Quyền tác giả đối với tác phẩm của ông Lộc được xác
định là bố cục sắp xếp, hình thức thể hiện trong một tổng thể thống nhất không thể
tách rời ra theo từng bộ phận, cụ thể Luật SHTT bảo hộ cho tác phẩm trên là bố cục
sắp xếp tổng thể các cụm hình ảnh. Ông Lộc cũng thừa nhận tạo nên bức tranh từ việc
lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian đã được nhiều tác giả thể hiện, mỗi tác giả có bố
cục và hình thức thể hiện riêng. Do đó, quyền tác giả của các hình ảnh riêng rẽ đã
được lưu truyền lâu đời trong văn hóa dân gian không thể xác định là của ai.13

Trong bản án ông Lộc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Theo Tòa án lập luận “quyền tác giả của ông Lộc đối với từng cụm hình riêng rẽ chưa
được xác lập” xuất phát từ lý do ông đã gộp chung 5 cụm hình vào trong một tác
phẩm để đăng ký quyền tác giả chứ không đăng ký riêng từng cụm là chưa hợp lý vì
việc đăng ký hay chưa không là căn cứ xác định có bảo hộ hay không. Mà không bảo
13
Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung),
Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 118.

14
hộ xuất phát từ nguyên nhân bản chất của từng cụm hình. Theo Điều 23 Luật SHTT:
“Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền
thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể
hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được
lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác”, được bảo hộ không phụ thuộc
vào định hình. Xuất phát từ đặc trưng phương thức hình thành và lưu truyền tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian thông qua nhiều hình thức khác nhau như bằng ngôn ngữ
(lời nói, âm nhạc), hình thể, hành động hoặc biểu đạt thông qua vật thể (bức tranh,
tượng, đồ gốm, trang phục,...)14. Và còn có thể dưới dạng “sản phẩm nghệ thuật đồ
họa, hội họa”, cụ thể là các hình ảnh trong cụm hình mà ông Lộc sử dụng như ông đồ,
ông địa, múa lân ngày Tết,... đều xuất phát từ tác phẩm dân gian. Do đó, ông Lộc
không được bảo hộ quyền tác giả đối với từng hình trong tác phẩm trên mà những
hình này được bảo hộ với vai trò là tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật dân gian15.

c) Hành vi của bị đơn có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn
không? Nêu cơ sở pháp lý.

Hành vi của bị đơn không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn. Cụ
thể:

Thứ nhất, phía bị đơn (Công ty Mặt Trời Mọc) có ký hợp đồng thuê Công ty
Đăng Viễn thi công, lắp đặt, trang trí tại cửa hàng trưng bày và Công ty Đăng Viễn
cũng đã hoàn thành, hai bên nhiệm thu và thanh lý vào ngày 05/12/2012. Sau thời gian
này, nguyên đơn (ông Nguyễn Văn Lộc) mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản
quyền đối với tác phẩm của ông, tức ngày 07/01/2013. Như vậy, việc nguyên đơn cho
rằng bị đơn đã có hành vi xâm phạm đến tác phẩm của mình (cụ thể là sử dụng, sao
chép, công bố, phân phối tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh Tết dân gian”) là hoàn
toàn vô căn cứ.

Thứ hai, xét về mặt nội dung và hình thức thể hiện của tác phẩm. Cả hai bên đều
thừa nhận là mình tạo ra tác phẩm bằng cách lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, tranh
tết dân gian đã được nhiều tác giả thể hiê ̣n, mỗi tác giả có bố cục và hình thức thể hiê ̣n
14
Trần Văn Nam (chủ biên) (2014), Quyền tác giả ở Việt Nam - Pháp luật và thực thi, Nxb. Tư pháp, tr. 32.
15
Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung),
Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 119.

15
riêng của mình. Cụ thể về phía nguyên đơn, nguồn gốc của các cụm hình ảnh được thể
hiê ̣n trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh Tết dân gian” của ông Lô ̣c là những
hình ảnh đã được lưu truyền trong văn hóa dân gian từ lâu đời (hình ảnh múa lân, ông
địa, liễn chúc tết, ông đồ viết chữ …) ông chỉ thay đổi mô ̣t số đường nét và sắp xếp
theo mô ̣t bố cục và hình thức thể hiê ̣n để tạo nên tác phẩm riêng của mình. Còn đối
với Công ty Đăng Viễn, công ty Đăng Viễn không sử dụng tác phẩm của ông Lô ̣c để
trang trí tại showroom của công ty Mă ̣t Trời Mọc, mà công ty Đăng Viễn sưu tầm,
mua lại các hình ảnh riêng rẽ tại các websites (vectordep.vn, nguyenthehien.com) từ
đó thiết kế, sắp xếp, bố cục hình thành hình thức thể hiê ̣n không khí Tết dân gian cho
tác phẩm trang trí của mình. Điều này cho thấy, dù việc lấy cảm hứng để tạo nên tác
phẩm của hai bên là giống nhau nhưng hình thức thể hiện, cách sắp xếp và bố cục của
tác phẩm của mỗi bên lại là khác nhau. Như vậy, lại một lần nữa cho thấy việc ông
Lộc quy chụp cho phía Công ty xâm phạm đến tác phẩm của ông là bất hợp lý.

Ngoài ra, về phía Hội đồng xét xử cũng có lập luận rằng “…,quyền tác giả của
các hình ảnh riêng rẽ đã được lưu truyền lâu đời trong văn hóa dân gian không thể
xác định là của ai. Quyền tác giả đối với tác phẩm ở đây được xác định chính là bố
cục sắp xếp, hình thức thể hiê ̣n trong một tổng thể thống nhất không thể tách rời ra
theo từng bộ phận để xác định quyền tác giả…” Và cũng theo lời khai của ông Lộc thì
có thể nhâ ̣n thấy quyền tác giả của ông Lô ̣c đối với từng cụm hình riêng rẽ là chưa
được xác lâ ̣p.

Cuối cùng, từ những lý lẽ nêu trên, có thể khẳng định rằng hành vi của Công ty
Mặt Trời Mọc hay của Công ty Đăng Viễn đều không xâm phạm đến quyền sở hữu trí
tuệ của ông Lộc, hay nói cách khác là không xâm phạm đến quyền tác giả đối với tác
phẩm của ông Lộc.

Cơ sở pháp lý: Điều 28 Luật SHTT.

B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên
lớp:

Đọc, nghiên cứu Bản án số 5 “Tác phẩm phái sinh” Chương 2 (gồm cả phần
tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời
các câu hỏi sau đây:
16
1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, tác phẩm phái sinh là gì? Đặc điểm
của tác phẩm phái sinh?

Theo Khoản 8 Điều 4 Luật SHTT quy định: tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch
từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên
soạn, chú giải, tuyển chọn.

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm do cá nhân/những cá nhân trực tiếp sáng tạo,
được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm đã tồn tại (tác phẩm gốc) trong lĩnh
vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình
thức nào khác biệt với phương thức hay hình thức thể hiện của tác phẩm gốc, thông
qua một dạng vật chất nhất định.

Tác phẩm phái sinh có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở một/những tác
phẩm đã tồn tại. Tác phẩm đã tồn tại có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ
quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản. Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc
nhóm quyền tài sản đối với tác phẩm, quyền này được quy định tại điểm a Khoản 1
Điều 20 Luật SHTT.

Ví dụ: Căn cứ theo đặc điểm trên sẽ có hai loại tác phẩm phái sinh:

(1) Một là sáng tạo tác phẩm phái sinh mà không cần sự cho phép của chủ sở
hữu tác phẩm gốc;

(2) Hai là sáng tạo tác phẩm phái sinh, nhưng nhất thiết phải được sự cho phép
của chủ sở hữu tác phẩm gốc.

Trong cả hai loại tác phẩm phái sinh trên thì các quyền nhân thân được quy định
tại Khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật SHTT (sau đây gọi tắt là quyền nhân thân không thể
chuyển giao) luôn luôn tồn tại, do đó ngay cả trong ví dụ trên thì người sáng tạo tác
phẩm phái sinh vẫn phải tôn trọng quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả
tác phẩm gốc. Thuật ngữ tác phẩm gốc vừa nêu là tác phẩm mà người sáng tạo tác
phẩm phái sinh dựa trên nền của nó để sáng tạo tác phẩm (phái sinh) của mình.

Thứ hai, về hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh, pháp luật quyền tác giả
không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Mặt
17
khác, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Do đó, trong nhiều
trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc
khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.

Thứ ba, về tính nguyên gốc, tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo
nên mà không sao chép từ tác phẩm/những tác phẩm khác. Thuật ngữ “tác phẩm
khác” được hiểu là kể cả tác phẩm của chính tác giả đó. Để một tác phẩm phái sinh
được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, nếu ranh giới
giữa sáng tạo từng phần và sáng tạo hoàn toàn là dễ nhận biết, ranh giới giữa sáng tạo
tác phẩm phái sinh và xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc là khó nhận biết. Sự
xâm phạm này thường thể hiện ở việc xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển
giao trong quyền tác giả.

Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, mặc dù tác phẩm
phái sinh phải đảm bảo tính nguyên gốc như vừa phân tích, nhưng dấu ấn của tác
phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác
phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này
được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc.

Cũng cần nhắc lại là pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung của tác
phẩm, do đó sự liên tưởng về nội dung giữa tác phẩm phái sinh với tác phẩm gốc
không làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm phái sinh.

2/ Với hướng lập luận của Tòa án, hành vi của Hãng phim truyện I và đạo
diễn Lộc có xâm phạm quyền tác giả của ông Ánh không? Đoạn nào trong bản
án thể hiện điều này?

Với hướng lập luận của Tòa án, hành vi của Hãng phim truyện I và đạo diễn Lộc
không xâm phạm quyền tác giả của ông Ánh. Để thể hiện hướng lập luận này, trong
bản án có đoạn:

“Như vậy, khi làm phim, Hãng phim truyện I (mà người được giao nhiệm vụ làm
đạo diễn là ông Phạm Lộc) có sửa chữa, bổ sung kịch bản văn học nhưng không đến
mức thay đổi hoàn toàn chủ đề, nội dung kịch bản như đánh giá của ông Ánh. Do đó,
Hãng phim truyện I và ông Phạm Lộc không vượt quá quyền đã được xác định tại

18
Điều 4 của Hợp đồng số 174/PT1-HĐ ngày 11/08/1997 và các quy định của pháp luật
về quyền tác giả.”16

3/ Pháp luật nước ngoài có quy định nào về việc bảo hộ tác phẩm phái sinh?

- Các quy định của pháp luật quốc tế về tác phẩm phái sinh:

+ Khoản 3 Điều 2 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ
thuật (viết tắt là Công ước Berne) đã quy định: “Các tác phẩm dịch, mô phỏng,
chuyển nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật đều
được bảo hộ như các tác phẩm gốc, miễn không phương hại đến quyền tác giả của tác
phẩm gốc”.

+ Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền SHTT) quy định các nước thành viên phải tuân thủ theo quy định tại Điều 1 đến
Điều 21 Công ước Berne (trong đó có Khoản 3 Điều 2). Hiệp định TRIPS cũng quy
định bảo hộ chương trình máy tính, bảo hộ tác phẩm phái sinh được sáng tạo từ việc
tuyển chọn, sắp xếp.

- Các quy định của pháp luật một số quốc gia về tác phẩm phái sinh:

+ Luật Quyền tác giả, kiểu dáng và sáng chế Anh quốc 1988 (bản sửa đổi năm
2009) không dùng thuật ngữ tác phẩm phái sinh, nhưng có quy định chi tiết về tác
phẩm phóng tác, cải biên chuyển thể (adaptation), cơ sở dữ liệu (databases) và tuyển
tập (collections), điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với các loại tác phẩm này.

+ Luật Quyền tác giả của Hoa Kỳ quy định: “Tác phẩm phái sinh” là tác phẩm
được hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có như là các tác phẩm dịch,
các tác phẩm được phổ nhạc, được chuyển thể thành kịch, được tiểu thuyết hóa, được
điện ảnh hoá, âm nhạc hóa, mỹ nghệ hóa, tóm tắt, tóm lược, hoặc bất kỳ hình thức
nào khác mà trong đó tác phẩm có thể được cải biên, chuyển thể hoặc bổ sung. Một
tác phẩm bao hàm các bản thảo đã được biên tập lại, các lời bình chú, phân tích hoặc
các sửa chữa khác về tổng thể là một tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của
tác giả là “tác phẩm phái sinh”.

16
Bản án số 5 “Tác phẩm phái sinh”.

19
+ Điều L.112-3 Bộ luật Sở hữu trí tuệ của Pháp quy định: “Tác giả của tác
phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, chuyển thể hoặc cải biên sẽ được hưởng sự bảo hộ
theo Luật này, miễn là không phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm gốc.
Điều này cũng áp dụng tương tự đối với tác giả của tác phẩm hợp tuyển, tuyển tập
hay sưu tập dữ liệu mà sự lựa chọn hay sắp xếp nội dung của chúng tạo thành nững
tác phẩm có tính sáng tạo”. Điều L.113-2 Bộ luật Sở hữu trí tuệ của Pháp quy định về
tác phẩm tuyển chọn (œvre collective), tác phẩm hợp tuyển (œuvre composite) và tác
phẩm hợp tác (œuvre de collaboration). Pháp luật về Sở hữu trí tuệ của Pháp cũng
không định nghĩa cụ thể thế nào là tác phẩm phái sinh mà chỉ liệt kê các loại hình tác
phẩm thuộc tác phẩm phái sinh. Pháp luật về quyền tác giả của Pháp tôn trọng quyền
nhân thân của cá nhân tác giả, do đó không coi pháp nhân là tác giả, đồng thời cũng
không coi bên giao nhiệm vụ (dù là cá nhân hay pháp nhân) cho người khác sáng tạo
nên tác phẩm là tác giả.

+ Luật Quyền tác giả của Nhật Bản có sử dụng thuật ngữ tác phẩm phái sinh,
trong đó có quy định rõ việc bảo hộ tác phẩm phái sinh không làm phương hại đến
quyền tác giả của tác phẩm đã tồn tại. Luật quyền này có quy định về tác phẩm sưu
tập (compilations) và phân biệt tác phẩm sưu tập (quy định tại Điều 12) với dữ liệu
(databases, được quy định tại Điều 12bis).

+ Luật Quyền tác giả của Trung Quốc không dùng thuật ngữ tác phẩm phái sinh,
nhưng tại Điều 12 có quy định trường hợp tác phẩm được tạo ra bằng cách chú thích,
dịch, sắp xếp, chuyển thể… thì được bảo hộ quyền tác giả, miễn là không làm phương
hại đến quyền tác giả của tác phẩm đã tồn tại.

4/ Quan điểm của tác giả bình luận về tranh chấp này như thế nào?

Quan điểm của tác giả bình luận cũng đồng tình với các dẫn chứng và quyết định
mà Tòa án đã đưa ra đối với tranh chấp này.

Cụ thể, tác giả bình luận cũng đã chứng minh liệu rằng bộ phim “Hôn nhân
không giá thú” có được xem là tác phẩm chuyển thể từ kịch bản cùng tên hay không,
hay nói cách khác là bộ phim “Hôn nhân không giá thú” này có được xem là tác phẩm
phái sinh hay không. Để được xem là tác phẩm phái sinh, tác giả bình luận cho rằng
nó cần phải thỏa mãn hai điều kiện là tác phẩm phái sinh được sáng tạo trên nền tác
20
phẩm gốc và phải là sự thể hiện tác phẩm gốc dưới hình thức khác. Đối với bộ phim
“Hôn nhân không giá thú”, tác giả bình luận đã chứng minh rằng nó thỏa mãn cả hai
điều kiện nêu trên. Đó là bộ phim được xây dựng đã lược bỏ một số ý tưởng và nội
dung của kịch bản văn học, nhưng không làm sai lệch chủ đề chính và nội dung của
kịch bản văn học, nó được sáng tạo hoàn toàn dựa trên tác phẩm gốc và bộ phim này
cũng được tác giả xác định rằng đây là hình thức chuyển thể tác phẩm từ kịch bản văn
học sang loại hình phim. Công nhận bộ phim này là tác phẩm phái sinh.

Bên cạnh việc chứng minh bộ phim “Hôn nhân không giá thú” có thỏa mãn với
các điều kiện để được coi là tác phẩm phái sinh, tác giả bình luận cũng có đề cập đến
vấn đề về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh rằng “tác phẩm phái sinh
không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.”17 Theo như sự thỏa thuận
của hai bên được ghi nhận trong hợp đồng (Hợp đồng 174/PT1-HĐ ký ngày
11/8/1997 giữa Hãng phim truyện I và ông Ánh) thì “Hãng phim truyện I có quyền
sửa chữa, bổ sung, thay đổi kịch bản cho phù hợp với mục đích, điều kiện của một bộ
phim.”18 Và theo ý kiến tác giả bình luận, “trên thực tế bộ phim đã lược bỏ một số nội
dung của kịch bản văn học và thể hiện tập trung vào chủ đề chính của kịch bản văn
học khớp với thời lượng,…, nhưng không làm sai lệch chủ đề chính và nội dung của
kịch bản văn học do đó việc xác định rằng Hãng phim truyện I đã không làm phương
hại đến quyền tác giả của ông Ánh, không vi phạm hợp đồng giữa hai bên.”19 Ở đây,
Tòa án cũng đã có công nhận rằng Hãng phim truyện I đã sửa đổi một phần tác phẩm
gốc của ông Ánh nhưng Tòa án vẫn kết luận rằng hành vi của Hãng phim truyện I
không vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kịch bản “Hôn nhân không giá thú”,
cũng như không làm ảnh hưởng xấu đến quyền tác giả của ông Ánh dựa trên sự thỏa
thuận của các bên trong hợp đồng. Về vấn đề này, tác giả bình luận cũng đã đưa ra
những quan điểm giống với quan điểm của Tòa án và tác giả cho rằng hướng giải
quyết này của Tòa án là phù hợp với quy định của pháp luật.

17
Khoản 2 Điều 14 Luật SHTT.
18
Trích Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ
sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 108.
19
Trích Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ
sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 108 & 109.

21
5/ Theo quan điểm của bạn (nhóm bạn), bộ phim do Hãng phim truyện I và
ông Lộc sản xuất có phải là tác phẩm phái sinh từ kịch bản của ông Ánh không?
Giải thích vì sao.

Nhóm chúng tôi cho rằng bộ phim do Hãng phim truyện I và ông Lộc sản xuất là
một tác phẩm phái sinh từ kịch bản của ông Ánh.

Luật SHTT có đưa ra khái niệm tác phẩm phái sinh tại Khoản 8 Điều 4 như sau:
“Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác
phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn”. Từ khái niệm
trên có thể thấy, giữa tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh phải có mối liên hệ chặt chẽ
về nội dung và các tác phẩm phái sinh được thể hiện dưới các hình thức tác phẩm nhất
định không bao gồm “kịch bản phim”. Vì vậy, dựa trên cơ sở pháp lý do Luật SHTT
đưa ra thì một tác phẩm chỉ được coi là tác phẩm phái sinh khi thỏa mãn hai điều kiện
nêu trên.

Xét thấy, trong bản án trên, tác phẩm gốc là kịch bản phim truyện “Hôn nhân
không giá thú” được sử dụng để làm nền tảng cho nội dung của bộ phim “Hôn nhân
không giá thú”. Vì vậy, có thể khẳng định giữa hai tác phẩm nêu trên có mối liên hệ
chặt chẽ về nội dung. Khi xét đến hình thức thể hiện của bộ phim “Hôn nhân không
giá thú”, ta có thể nhận thấy rõ hình thức này không thuộc các hình thức do pháp luật
SHTT quy định, qua đó tác phẩm này đã không thỏa mãn điều kiện thứ hai của một
tác phẩm phái sinh.

Tuy nhiên trong một tác phẩm điện ảnh (cụ thể ở đây là một bộ phim trong tình
huống), đã có sự sáng tạo của đạo diễn và nhà sản xuất trên nhiều phương diện như
hình ảnh, nhân vật, âm thanh,… với nội dung phù hợp với nội dung của kịch bản (trên
thực tế một bộ phim có thể không giống hoàn toàn với kịch bản phim vì nhiều lý do),
thì bộ phim đó cần được xem là một tác phẩm độc lập cần được bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ. Mặc dù, không đáp ứng một trong các điều kiện do Luật SHTT đưa ra nhưng
với nội dung có mối quan hệ gắn bó với kịch bản phim, việc xem xét bộ phim là một
tác phẩm phái sinh là có thể chấp nhận được.

Hơn hết, trong tình tiết vụ việc, trước khi làm phim, Hãng phim truyện I và ông
Lộc đã có sự đồng ý từ ông Ánh (tác giả kịch bản phim) và quá trình làm phim cũng
22
được ông Ánh góp ý, do đó có thể cho rằng không có hành vi xâm phạm quyền tác giả
của Hãng phim truyện I và ông Lộc theo Khoản 7 Điều 28 Luật SHTT. Từ các lẽ trên,
có thể cho rằng bộ phim do Hãng phim truyện I và ông Lộc sản xuất là một tác phẩm
phái sinh từ kịch bản phim của ông Ánh.

23

You might also like