You are on page 1of 1

5.

Phương pháp giải quyết XĐPL có phạm vi tương đương với phương pháp điều
chỉnh của TPQT.
Sai
Phương pháp điều chỉnh của TPQT chỉ bao gồm phương pháp xung đột và phương
pháp thực chất. Còn phương pháp giải quyết XĐPL gồm phương pháp xung đột,
phương pháp thực chất, phương pháp chuẩn hoá luật thực chất và phương pháp áp
dụng pháp luật tương tự. Cho nên phương pháp giải quyết XĐPL không có phạm vi
tương đương với phương pháp điều chỉnh của TPQT.

6. Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm phát sinh
hiện tượng xung đột pháp luật.
Sai
Hiện tượng xung đột phát sinh khi đồng thời có 2 nguyên nhân là quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài và sự khách nhau giữa các hệ thống PL có liên quan khi cùng quy
định 1 vấn đề cụ thể.

7. Cơ cấu của quy phạm xung đột chỉ bao gồm phạm vi và hệ thuộc.
Đúng
Cơ cấu của QPXĐ gồm 2 phần phạm vi và hệ thuộc. Trong đó phạm vi giúp chỉ ra
QHXH mà quy phạm hướng tới điều chỉnh. Còn hệ thuộc đưa ra quy tắc để xác định
pháp luật áp dụng.

8. Quy phạm xung đột có thể không có hệ thuộc.


Sai.
Vì cơ cấu của QPXĐ chỉ gồm 2 phần là phạm vi và hệ thuộc. Nếu liên hệ với cơ
cấu của 1 quy phạm pháp luật thông thường thì phần phạm vi được xem là giả định
và hệ thuộc được xem là quy định. Mà 1 quy phạm pháp luật thông thường thì không
thể nào không có phần quy định. Cho nên QPXĐ không thể ko có hệ thuộc.

You might also like