You are on page 1of 2

3.

Hãy cho biết mô hình cấu trúc của 1 lập luận và vai trò của thành tố logic
trong lập luận.
Mô hình cấu trúc của một lập luận bao gồm:
Luận cứ + các yếu tố chỉ dẫn lập luận  kết luận.
Vai trò của thành tố logic trong lập luận:
- Đối với “luận cứ”: là căn cứ, là tiền đề để dẫn đến kết luận. Tạo độ tin cậy cao cho
kết luận, là sức mạnh thuyết phục của lập luận. Cách tổ chức, sắp xếp trình tự của các
luận cứ trong lập luận sẽ làm đảm bảo sự gắn kết logic giữa luận cứ với luận cứ và
luận cứ với kết luận.
- Đối với “các yếu tố chỉ dẫn lập luận”: đóng vai trò định hướng, chỉ dẫn lập luận.
Giúp dễ dàng nhận ra luận cứ và kết luận trong một quan hệ lập luận. Cụ thể:
+ “Tác tử lập luận”: làm thay đổi định hướng (hay tiềm năng) của lập luận và đảo
hướng lập luận.
+ “Kết tử lập luận”: liên kết luận cứ với luận cứ, luận cứ với kết luận để tạo thành một
lập luận. Dễ dàng nhận diện đâu là luận cứ, đâu là kết luận trong một lập luận.
- Đối với “kết luận”: chứa thông tin cơ bản, quan trọng nhất của một lập luận. Từ
phương diện cấu tạo đoạn văn, kết luận chính là câu chủ đề của đoạn. Và có kết luận,
ta sẽ dễ dàng tìm ra được lập luận.
6. phân tích cấu trúc lập luận và nhận diện các loại lý lẽ được sử dụng trong các
lập luận sau:
a)
“Vợ hắn (tức vợ đội Tảo), thấy Chí Phèo thở ra mùi rượu, và biết rõ đầu đuôi món nợ,
lấy năm mươi đồng giấu chồng đưa cho người nhà đi theo Chí Phèo. Đàn bà vốn
chuộng hoà bình: họ muốn yên chuyện thì thôi, gai ngạnh làm gì cho sinh sự. Vả lại,
bà đội cũng nghĩ rằng: chồng mình đang ốm... chồng mình có nợ người ta hẳn hoi...Và
năm chục đồng bạc đối với nhà mình là mấy, lôi thôi lại chả tốn đến ba lần năm chục
đồng!” (trích trong chuyện Chí Phèo của Nam Cao).
Đàn bà vốn chuộng hoà bình: lý lẽ theo số đông.

b) “… thân chủ tôi bị truy tố là đúng, nhưng tội danh “nhận hối lộ” là không phù hợp.
Không phù hợp vì những lý do: Họ không tự ý đến Sài Gòn mà đi công tác theo sự
phân công của cơ quan. Do vậy, họ là người đang thi hành công vụ. Lý do thứ hai là
tiền mà các bị cáo nhận được thực chất là tiền bồi dưỡng được các doanh nghiệp tuyên
bố công khai “lời nhiều bồi dưỡng nhiều, ít bồi dưỡng ít, không lời không bồi dưỡng”
và được lãnh đạo Cục Hải quan đồng ý. Những kiểm hóa viên là những chiến sĩ, tổng
cục lại ở xa, nên họ chỉ biết lãnh đạo cục là người cao nhất… Giá như Tổng cục Hải
quan cung cấp đủ kinh phí để kiểm hóa viên không phải nhận tiền bồi dưỡng của chủ
hàng. Giá như Cục Hải quan Cần Thơ không phải chịu nhiều áp lực như chỉ tiêu nộp
ngân sách, thoái thu cho các doanh nghiệp làm kinh tế đảng… Giá như các quy định
của cục hải quan đừng chồng chéo, thiếu cụ thể xa rời thực tế khách quan… thì các
kiểm hóa viên đâu phải ân hận và ăn năn suốt đời…” (Trích Lời bào chữa của Luật sư
trong vụ án Tân Trường Sanh, báo Người Lao động 21/4/1999).

You might also like