You are on page 1of 17

Khoa Quản trị

Lớp Quản trị - Luật 44A.1

BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT


(vấn đề chung)

Bộ mô n: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa
kế

Giả ng viên: ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải

Nhó m: 05

1 Lý Hương Hạnh 1953401020060


2 Hà Sầm Dĩnh Hân 1953401020055
3 Lê Thị Diễm Hiếu 1953401020064
4 Trần Thị Hiền Hiếu 1953401020066
5 Lưu Thanh Hằng 1953401020057
6 Lê Nguyễn Thanh Hằng 1953401020056
7 Nguyễn Thị Ngọc Hà 1953401020054
8 Trương Thị Kim Hằng 1953401020059
9 Trần Nhựt Hào 1953401020061
1 Nguyễn Vương Thúy Hằng 1953401020058
0

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 3 năm 2020


VẤN ĐỀ 01
ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1.1. Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật
dân sự?
Đố i tượ ng điều chỉnh củ a phá p luậ t Dâ n sự Việ t Nam là mộ t lĩnh vự c nhấ t
định bao gồ m:
- Quan hệ tà i sả n: là quan hệ giữ a ngườ i vớ i ngườ i về lợ i ích vậ t
chấ t đượ c tạ o ra trong quá trình hoạ t độ ng sả n xuấ t củ a xã hộ i.
- Quan hệ nhâ n thâ n: là quan hệ giữ a ngườ i vớ i ngườ i về nhữ ng lợ i
ích tinh thầ n tứ c là nhữ ng lợ i ích khô ng có giá trị kinh tế, khô ng tính ra đượ c
bằ ng tiền và khô ng thể di chuyển đượ c vì nó gắ n liền vớ i nhữ ng cá nhâ n vớ i
nhữ ng tổ chứ c nhấ t định.
1.2. Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của
BLDS 2005 và BLDS 2015 không? Vì sao?
- Quan hệ giữ a A và B trên thuộ c phạ m vi điều chỉnh củ a BLDS 2005
và BLDS 2015.
- Vì việc A đe doạ để ép B xá c lậ p mộ t giao dịch dâ n sự đã vi phạ m
cả quan hệ tà i sả n nên cầ n có sự can thiệp củ a phá p luậ t dâ n sự .
VẤN ĐỀ 02
QUAN HỆ DÂN SỰ VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Tình huống: Anh Phú thả 9 con trâ u trong rừ ng. Ngà y 7/5/2004, anh
kiểm tra và thấ y thiếu 02 con (mộ t cá i và mộ t đự c). Ngà y 17/5/2004, anh Phú
đi tìm Trâ u tạ i khu vự c trang trạ i nhà anh Giá p và thấ y 02 con trâ u củ a anh cò n
thiếu. Sau khi trao đổ i, anh Giá p trả lạ i cho anh Phú con trâ u đự c nhưng khô ng
đồ ng ý trả lạ i con trâ u cá i vớ i lý do trâ u nà y là củ a anh. Tò a á n đã xá c định con
trâ u cá i cũ ng là củ a anh Phú và buộ c anh Giá p trả con trâ u này cho anh Phú .
2.1. Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực
có thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự không?

2.2. Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân
sự có những đặc điểm gì?
Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có
những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự, là
đối tượng đa dạng cả về lĩnh vực, đối tượng cũng như chủ thể của quan hệ, cụ thể:
– Quan hệ tài sản có thể phát sinh trong mọi lĩnh vực
– Đối tượng của quan hệ này là tài sản nói chung, bao gồm cả vật, tiền, giấy tờ
có giá, quyền tài sản, cả tài sản hiện hữu và tài sản hình thành trong tương lai…
– Chủ thể trong quan hệ tài sản cũng đa dạng, có thể là các cá nhân (bao gồm
cả quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp
tác, Nhà nước
Thứ hai, quan hệ tài sản trong pháp luật dân sự mang tính ý chí, điều này thể
hiện qua ý chí của các chủ thể trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt về mối
quan hệ này. Bên cạnh đó, quan hệ tài sản còn bị chi phối bởi ý chí của nhà nước,
thể hiện qua sự điều chỉnh của các quy định trong pháp luật về dân sự.
Thứ ba, quan hệ tài sản mang tính chất giá trị và có thể xác định được bằng
tiền. Theo đó, giá trị của tài sản được xác định thông qua sự trao đổi và phụ thuộc
vào ý chí của nhà nước thông qua những quy định riêng với những loại tài sản đặc
thù (quyền sử dụng đất…), có sự đền bù ngang giá về lợi ích vật chất đối với các
chủ thể tham gia.
2.3. Cho biết những thành phần của một quan hệ pháp luật dân
sự. Những thành phần này được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa
anh Giáp và anh Phú về con trâu cái?

2.4. Cho biết quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm nào?
Quan hệ phá p luậ t dâ n sự có nhữ ng đặ c điểm sau:
Thứ nhấ t, quan hệ phá p luậ t dâ n sự tồ n tạ i ngay cả trong trườ ng hợ p
chưa có quy phạ m phá p luậ t nà o trự c tiếp điều chỉnh.
Thứ hai, địa vị phá p lý củ a cá c chủ thể tham gia quan hệ phá p luậ t dâ n sự
đều bình đẳ ng.
Thứ ba, quan hệ phá p luậ t dâ n sự rấ t đa dạ ng về chủ thể, khá ch thể, biện
phá p và phương phá p bả o vệ.
2.5. Cho biết những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân
sự. Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu cái được phát sinh trên
căn cứ nào?
VẤN ĐỀ 03
TUYÊN BỐ CÁ NHÂN CHẾT
Tóm tắt Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 yêu cầu tuyên bố
một người là đã chết

Bà T và ông C là vợ chồng, có 1 đứa con chung là Trần Minh T. Cuối năm 1985,
ông C bỏ nhà đi biệt tích, không có tin tức, gia đình bà T đã tổ chức tìm kiếm,
nhưng vẫn không có tin tức gì của ông C. Ngày 23/8/2017, Công an xác nhận ông C
có đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Bình Phước, quận 9 từ năm 1976 đến
1985 và đã xóa khẩu không còn quản lý tại địa phương. Ngày 26/10/2017, Tòa án
nhân dân quận 9 ban hành Thông báo tìm kiếm thông tin người bị yêu cầu tuyên bố
đã chết nhưng đến nay vẫn không có tin tức gì của ông C. Ngày 07/8/2018, bà T yêu
cầu tuyên bố ông C là đã chết. Vì bà T và ông T xác định ông C bỏ đi cuối năm
1985, Công an phường không xác định được ngày, tháng ông C vắng mặt tại địa
phương nên đây thuộc trường hợp không xác định ngày, tháng có tin tức cuối cùng
của ông C. Tòa án đã chấp nhận yêu cầu này của bà T và tuyên bố ông C là đã chết.
Ngày chết của ông C được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức
cuối cùng là 01/01/1986.

Tóm tắt Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân
dân huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa về V/v “Yêu cầu tuyên bố một người đã
chết”

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là anh Quản Bá Đ. Anh Quản Bá Đ yêu cầu
Tòa án tuyên bố chị Quản Thị K (chị gái anh Đ) là đã chết. Chị Quản Thị K đã bỏ
nhà đi khỏi địa phương từ năm 1992 đến nay không có tin tức gì. Gia đình anh Đ đã
tìm kiếm và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần, nhưng cũng
không có kết quả. Sau khi thụ lý vụ việc, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm
chị K trên các trang thông tin điện tử. Đến nay đã hết thời hạn theo quy định của
pháp luật, nhưng chị K vẫn không về và cũng không có tin tức gì. Do đó, đủ cơ sở
khẳng định chị Quản Thị K đã biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác
thực chị K còn sống. Tòa án Quyết định tuyên bố chị Quản Thị K- sinh 1969 đã
chết ngày 19/11/2018. Ngày 19/11/2018 là ngày làm căn cứ phát sinh, thay đổi
chấm dứt các quan hệ về nhân thân, về tài sản, về hôn nhân gia đình, về thừa kế của
chị Quản Thị K.
3.1. Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người
mất tích và tuyên bố một người đã chết.
Că n cứ phá p lý: Điều 68, 69, 70, 71, 72, 78 BLDS 2015.
Giố ng nhau:
- Ngườ i có quyền yêu cầ u Tò a tuyên bố mộ t ngườ i đã chết hoặ c mấ t
tích: Ngườ i có quyền, lợ i ích liên quan yêu cầ u Tò a á n tuyên bố khi đủ
cá c điều kiện theo luậ t định.
- Đố i tượ ng có quyền tuyên bố mộ t ngườ i đã mấ t hoặ c mấ t tích: Tò a á n
có quyền tuyên bố mộ t ngườ i đã mấ t hoặ c mấ t tích.
- Về quyền nhâ n thâ n và tà i sả n:
 Khi ngườ i bị tuyên bố mấ t tích, chết thì vợ hoặ c chồ ng có quyền ly
hô n. Khi có quyết định hủ y bỏ tuyên bố mộ t ngườ i mấ t tích hoặ c đã chết
thì việc ly hô n vẫn có hiệu lự c.
 Tà i sả n củ a ngườ i bị tuyên bố đã mấ t tích hoặ c chết đượ c giả i
quyết theo luậ t định.
 Quyết định củ a Tò a á n hủ y bỏ quyết định tuyên bố mộ t ngườ i mấ t
tích phả i đượ c gử i cho Ủ y ban nhân dâ n cấ p xã nơi cư trú củ a ngườ i bị
tuyên bố mấ t tích để ghi chú theo quy định củ a phá p luậ t về hộ tịch.
Khá c nhau:
- Điều kiện về mặ t thờ i gian để tuyên bố mộ t ngườ i mấ t tích

 Tuyên bố mộ t ngườ i đã chết:


a) Sau 03 nă m, kể từ ngà y quyết định tuyên bố mấ t tích củ a Tò a
á n có hiệu lự c phá p luậ t mà vẫ n khô ng có tin tứ c xá c thự c là cò n số ng;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 nă m, kể từ ngà y chiến tranh
kết thú c mà vẫ n khô ng có tin tứ c xá c thự c là cò n số ng;
c) Bị tai nạ n hoặ c thả m họ a, thiên tai mà sau 02 nă m, kể từ ngà y
tai nạ n hoặ c thả m hoạ , thiên tai đó chấ m dứ t vẫ n khô ng có tin tứ c xá c
thự c là cò n số ng, trừ trườ ng hợ p phá p luậ t có quy định khá c;
d) Biệt tích 05 nă m liền trở lên và khô ng có tin tứ c xá c thự c là cò n
số ng; thờ i hạ n này đượ c tính theo quy định tạ i khoả n 1 Điều 68 củ a Bộ
luậ t này.
 Tuyên bố mộ t ngườ i đã mấ t tích:
Thờ i hạ n 02 nă m đượ c tính từ ngà y biết đượ c tin tứ c cuố i cù ng về
ngườ i đó ; nếu khô ng xá c định đượ c ngà y có tin tứ c cuố i cù ng thì thờ i
hạ n nà y đượ c tính từ ngà y đầ u tiên củ a thá ng tiếp theo thá ng có tin
tứ c cuố i cù ng; nếu khô ng xá c định đượ c ngà y, thá ng có tin tứ c cuố i
cù ng thì thờ i hạ n nà y đượ c tính từ ngà y đầ u tiên củ a nă m tiếp theo
nă m có tin tứ c cuố i cù ng.
- Về tà i sản củ a ngườ i bị tuyên bố đã chết hoặ c mấ t tích:
 Tuyên bố mộ t ngườ i đã chết:
Quan hệ tà i sả n củ a ngườ i bị Tò a á n tuyên bố là đã chết đượ c giả i
quyết như đố i vớ i ngườ i đã chết; tà i sả n củ a ngườ i đó đượ c giả i quyết
theo quy định củ a phá p luậ t về thừ a kế.

 Tuyên bố mộ t ngườ i đã mấ t tích:


Ngườ i đang quả n lý tà i sả n củ a ngườ i vắ ng mặ t tạ i nơi cư trú
quy định tạ i Điều 65 củ a Bộ luậ t nà y tiếp tụ c quả n lý tà i sả n củ a
ngườ i đó khi ngườ i đó bị Tò a á n tuyên bố mấ t tích và có cá c quyền,
nghĩa vụ quy định tạ i Điều 66 và Điều 67 củ a Bộ luậ t này.
Trườ ng hợ p Tò a á n giả i quyết cho vợ hoặ c chồ ng củ a ngườ i bị
tuyên bố mấ t tích ly hô n thì tà i sả n củ a ngườ i mấ t tích đượ c giao cho
con thà nh niên hoặ c cha, mẹ củ a ngườ i mấ t tích quả n lý; nếu khô ng
có nhữ ng ngườ i nà y thì giao cho ngườ i thâ n thích củ a ngườ i mấ t tích
quả n lý; nếu khô ng có ngườ i thâ n thích thì Tò a á n chỉ định ngườ i
khá c quả n lý tà i sả n.
- Về quan hệ thâ n nhâ n củ a ngườ i bị tuyên bố đã chết hoặ c mấ t tích:
 Tuyên bố mộ t ngườ i đã chết:
 Khi quyết định củ a Tò a á n tuyên bố mộ t ngườ i là đã chết có hiệu
lự c phá p luậ t thì quan hệ về hô n nhâ n, gia đình và cá c quan hệ nhân
thâ n khá c củ a ngườ i đó đượ c giả i quyết như đố i vớ i ngườ i đã chết.
Nếu ngườ i bị tuyên bố đã chết trở về hoặ c có tin tứ c xá c thự c là
cò n số ng thì  Quan hệ nhâ n thâ n củ a ngườ i bị tuyên bố là đã chết
đượ c khô i phụ c khi Tò a á n ra quyết định hủ y bỏ quyết định tuyên bố
ngườ i đó là đã chết, trừ trườ ng hợ p sau đâ y:
a) Vợ hoặ c chồ ng củ a ngườ i bị tuyên bố là đã chết đã đượ c Tò a
á n cho ly hô n theo quy định tạ i khoả n 2 Điều 68 củ a Bộ luậ t nà y thì
quyết định cho ly hô n vẫn có hiệu lự c phá p luậ t;
b) Vợ hoặ c chồ ng củ a ngườ i bị tuyên bố là đã chết đã kết hô n vớ i
ngườ i khá c thì việc kết hô n đó vẫ n có hiệu lự c phá p luậ t.
 Tuyên bố mộ t ngườ i đã mấ t tích:

Trườ ng hợ p vợ hoặ c chồ ng củ a ngườ i bị tuyên bố mấ t tích đã đượ c ly


hô n thì dù ngườ i bị tuyên bố mấ t tích trở về hoặ c có tin tứ c xá c thự c là ngườ i
đó cò n số ng, quyết định cho ly hô n vẫ n có hiệu lự c phá p luậ t.
3.2. Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống
trong thời hạn bao lâu thì có thể bị yêu cầu Tòa án tuyên bố là đã chết?
Că n cứ phá p lý: Khoả n 1 điều 71 BLDS 2015
Mộ t ngườ i biệt tích và khô ng có tin tứ c xá c thự c là cò n số ng có thể bị yêu
cầ u Tò a á n tuyên bố là đã chết trong thờ i hạ n:
- Sau 03 nă m, kể từ ngà y quyết định tuyên bố mấ t tích củ a Tò a á n có hiệu
lự c phá p luậ t mà vẫ n khô ng có tin tứ c xá c thự c là cò n số ng;
- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 nă m, kể từ ngà y chiến tranh kết thú c
mà vẫ n khô ng có tin tứ c xá c thự c là cò n số ng;
- Bị tai nạ n hoặ c thả m họ a, thiên tai mà sau 02 nă m, kể từ ngà y tai nạ n
hoặ c thả m hoạ , thiên tai đó chấ m dứ t vẫ n khô ng có tin tứ c xá c thự c là cò n số ng,
trừ trườ ng hợ p phá p luậ t có quy định khá c;
- Biệt tích 05 nă m liền trở lên và khô ng có tin tứ c xá c thự c là cò n số ng;
thờ i hạ n này đượ c tính theo quy định tạ i khoả n 1 Điều 68 củ a Bộ luậ t này.

3.3. Trong các vụ việc trên, cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ
thời điểm nào? Vì sao?
Trong các vụ việc trên, cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm:
Trong Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018, thời điểm biệt tích được
tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo có tin tức cuối cùng vì không xác định được
chính xác ngày, tháng có tin tức cuối cùng của cá nhân đó. Theo khoản 1 điều 68 và
điểm d khoản 1 điều 71 Bộ luật dân sự 2015.
Trong quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 thời điểm biệt tích được
tính từ ngày mà quyết định tuyên bố một người đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp
luật. Theo điểm a và d khoản 1 điều 71 Bộ luật dân sự 2015.

3.4. Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là
ngày nào? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Tại Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân quận
9: “Về việc xác định ngày chết của ông C: Bà T và ông T xác định được ông C bỏ
đi vào cuối năm 1985, Công an phường Phước Bình, Quận 9 không xác định được
ngày, tháng ông C vắng mặt tại địa phương. Đây thuộc trường hợp không xác định
được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của ông C. Do đó, ngày chết của ông C được
tính là ngày đầu tiên cuả năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Như vậy, ngày
chết của ông C là ngày 0101/1986”.
- Tại Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân
huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa quyết định:
“ Căn cứ vào: Khoản 4 Điều 27; Điều 361; Điều 393; 371; Khoản 1 Điều 372 của
Bộ luật Tố tụng dân sự; Điểm d khoản 1 Điều 71, Điều 72 của Bộ luật dân sự; Điều
37 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí, lệ phí Tòa án.
Chấp nhận đơn yêu cầu của anh Quản Bá Đ;
Tuyên bố chị Quản Thị K – sinh 1969 đã chết ngày 19/11/2018.
Ngày 19/11/2018 là ngày làm căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ về
nhân thân, về tài sản, về hôn nhân gia đình, về thừa kế của chị Quản Thị K”.

3.5. Đối với hoàn cảnh như hai quyết định trên, pháp luật nước
ngoài xác định ngày chết là ngày nào?
Đối với hoàn cảnh như hai quyết định trên, pháp luật của nước ngoài xác định ngày
chết cũng gần như giống với pháp luật Việt Nam.
Như ở Pháp:
Trường hợp không xác định được chính xác ngày, tháng có tin tức cuối cùng và
hoàn cảnh xảy ra vụ việc đó của người mất tích:
Người mất tích được cho là còn sống nếu nhận được tin tức sau bảy năm mất
tích. Trong thời gian bảy năm này, một người giám hộ có thể vắng mặt tại
văn phòng để giám sát các vấn đề và tài sản của anh ta. Vào cuối giai đoạn
bảy năm, nếu không nhận được bất kì tin tức nào về người đó thì việc tuyên
bố cái chết có thể được thực hiện.

 Việc xác định ngày chết của một cá nhân tính từ thời điểm sau bảy năm kể từ
ngày không nhận được tin tức của người đó.

Trường hợp không thể chính thức xác định được địa điểm, ngày và giờ chết nhưng
biết được hoàn cảnh xảy ra vụ việc:
Việc tuyên bố cá nhân chết có thể thực hiện trước thời điểm cho phép tuyên
bố theo quy định nếu xác định được chắc chắn hoàn cảnh của người mất tích.
(ví dụ, Cơ quan đăng ký hộ tịch có thể cấp giấy chứng tử cho người mất tích
khi tòa án đã phát hiện một người phạm tội gây ra cái chết của người mất
tích, hoặc tác động khác…)
 Việc tuyên bố ngày chết của một cá nhân tính từ thời điểm quyết định tuyên
bố đã chết của Tòa án có hiệu lực.

Nguồn: https://www.educaloi.qc.ca/capsules/lacte-de-deces

3.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong
hai Quyết định trên.
- Trong thực tiễn xét xử, việc áp dụng pháp luật để xác định ngày chết của một
người bị tuyên bố là đã chết là chưa có sự thống nhất. Mặc dù việc xác định ngày
chết của một người có ý nghĩa quan trọng nhưng đến nay chưa có văn bản hướng
dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy có những quan điểm khác nhau về vấn đề
này:1
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: Việc một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được
hiểu là “chết về mặt pháp lý”, không phải là “chết về mặt sinh học”. Do vậy, chỉ khi
1
Kim Quỳnh, “ Xá c định ngà y chết củ a ngườ i bị yêu cầ u tuyên bố là đã chết”, Tạp chí Tòa án
nhân dân, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nhan-vat/xac-dinh-ngay-chet-cua-nguoi-bi-yeu-
cau-tuyen-bo-la-da-chet#_edn2
có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định thì mới được xác định là đã chết; thời
điểm chết phải được xác định là thời điểm ngay sau khi có đầy đủ các điều kiện để
được tuyên bố là đã chết.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng, tùy trường hợp cụ thể mà Tòa án xác định ngày
chết: Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì ngày chết là
ngày có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án đối với người đó có hiệu lực pháp
luật; trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì ngày chết là
ngày kết thúc chiến tranh; trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 71 BLDS
2015 thì ngày chết là ngày chấm dứt tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai; trường hợp tại
quy định điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì ngày chết là ngày người đó biệt
tích.
→ Hướng giải quyết của Quyết định số 272 theo quan điểm thứ hai. “trường
hợp tại quy định điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì ngày chết là
ngày người đó biệt tích.”
+ Quan điểm thứ ba cho rằng, ngày chết của một người bị tuyên bố là đã chết phải
chính là ngày mà quyết định tuyên bố một người đã chết của Tòa án có hiệu lực
pháp luật.2
→ Hướng giải quyết của Quyết định số 04 theo quan điểm thứ ba.
- Như vậy, tùy vào tùy trường hợp xét xử mà Tòa án có những Quyết định khác
nhau về việc tuyên bố ngày chết của các cá nhân. Mặt khác, việc nhiều quan điểm
xoay quanh vấn đề này cũng gây bất đồng, ảnh hưởng đến các quan hệ về nhân
thân, tài sản, hôn nhân gia đình của các cá nhân bị tuyên bố ngày chết. Do đó để bảo
đảm việc thống nhất áp dụng pháp luật rất cần có hướng dẫn của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề này.

2
Phương Loan, “Sử a quyết định vì xá c định sai ngà y chết”, Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ
Chí Minh, https://plo.vn/plo/sua-quyet-dinh-vi-xac-dinh-sai-ngay-chet-72078.html
VẤN ĐỀ 04
TỔ HỢP TÁC
Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và
suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới này.
Nhữ ng điểm mớ i củ a BLDS 2015 so vớ i BLDS 2005 về tổ hợ p tá c:
Thứ nhấ t là trong BLDS 2015, tổ hợ p tá c khô ng có tư cá ch phá p nhâ n
trong quan hệ dâ n sự vì khô ng có điều luậ t nà o quy định tổ hợ p tá c là mộ t chủ
thể, mà theo BLDS 2015 thì chỉ có chủ thể mớ i có tư cá ch phá p nhâ n. Bá o “
truongchinhtinhphutho” đã đă ng:“Trườ ng hợ p tổ hợ p tá c tham gia quan hệ dâ n
sự thì cá c thà nh viên củ a tổ hợ p tá c là chủ thể tham gia xá c lậ p, thự c hiện giao
dịch dâ n sự hoặ c ủ y quyền cho ngườ i đạ i diện tham gia xá c lậ p, thự c hiện giao
dịch dâ n sự . Việc ủ y quyền phả i đượ c lậ p thà nh vă n bả n, trừ trườ ng hợ p có
thỏ a thuậ n khá c. Khi có sự thay đổ i ngườ i đạ i diện thì phả i thô ng bá o cho bên
tham gia quan hệ dâ n sự biết.”3 Cò n ở BLDS 2005, tổ hợ p tá c đượ c cô ng nhậ n là
mộ t phá p nhâ n trên cơ sở phá p luậ t. Việc này đượ c ghi nhậ n tạ i điều 111 BLDS
2005: “Tổ hợ p tá c có đủ điều kiện để trở thà nh phá p nhâ n theo quy định củ a
phá p luậ t thì đă ng ký hoạ t độ ng vớ i tư cá ch phá p nhâ n tạ i cơ quan nhà nướ c có
thẩ m quyền”.

3
Lê Thị Lệ Huyền, “QUY ĐỊNH PHÁ P LUẬ T ĐỐ I VỚ I HỘ GIA ĐÌNH, TỔ HỢ P TÁ C TRONG QUAN
HỆ PHÁ P LUẬ T DÂ N SỰ ”, http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn/khoa-nha-nuoc-va-phap-
luat/quy-dinh-phap-luat-doi-voi-ho-gia-dinh-to-hop-tac-trong-quan-he-phap-luat-dan-su.html
Ở BLDS 2005 có yêu cầ u số thà nh viên củ a tổ hợ p tá c là từ ba cá nhâ n trở
lên. Cò n ở BLDS 2015 khô ng có yêu cầ u nà o về số lượ ng thà nh viên.
Thứ hai, khi BLDS 2015 khô ng cô ng nhậ n tổ hợ p tá c là tư cá ch phá p
nhâ n thì việc quy định về ngườ i đạ i diện là điều tấ t yếu. Tạ i khoả n 1, điều 101
BLDS 2015: “Việc ủ y quyền phả i đượ c lậ p thà nh văn bả n, trừ trườ ng hợ p có
thỏ a thuậ n khá c. Khi có sự thay đổ i ngườ i đạ i diện thì phả i thô ng bá o cho bên
tham gia quan hệ dâ n sự đượ c biết.” Cò n theo BLDS 2005 thì ngườ i đạ i diện củ a
tổ hợ p tá c sẽ là tổ trưở ng do cá c tổ viên ứ ng cử ra. Ở BLDS 2015 có thêm mộ t
và i điều khoả n về hậ u quả phá p lý đố i vớ i giao dịch dâ n sự do thà nh viên khô ng
có đạ i diện hoặ c vượ t quá phạ m vi đạ i diện xá c lậ p, thự c hiện. Cụ thể “Nếu gây
thiệt hại cho các hộ gia đình, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người
thứ ba thì phải bồi thường cho người thiệt hại”.
Thứ ba, BLDS 2015 đã bỏ một số quy định về nhận tổ viên mới, ra khỏi tổ
hợp tác và chấm dứt tổ hợp tác ở BLDS 2005.
Suy nghĩ củ a em về nhữ ng điểm mớ i củ a BLDS 2015:
Sau khi loạ i bỏ đượ c tư cá ch chủ thể củ a tổ hợ p tá c đã giả m đượ c nhữ ng
bấ t cậ p trong thự c tiễn xét xử vì số tổ hợ p tá c là tậ p hợ p nhiều ngườ i lạ i vớ i
nhau mà ngườ i đạ i diện là tổ trưở ng nên việc ý kiến trá i chiều xả y ra là có , số
lượ ng thà nh viên có thể thay đổ i theo thờ i gian và việc nộ i mâ u thuẫ n có thể
xả y ra. Bên cạ nh đó nếu có tranh chấ p xét xử thì dễ xả y ra việc tranh chấ p tà i
sả n giữ a cá c thà nh viên trong tổ hợ p tá c.
Những điểm mới về tổ hợp tác trong BLDS năm 2015 đã thể hiện được sự
tiến bộ và khắc phục được những hạn chế, tiêu cực ở BLDS năm 2005, giảm thiểu
những phiền hà không chỉ cho chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, mà còn ngay
cả đối với các cơ quan thực hiện pháp luật, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ nhất, chế định về Tổ hợp tác theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 đã
cho thấy một sự thay đổi lớn khi tiếp cận so với Bộ luật dân sự 2005 đó là không
coi tổ hợp tác là tổ chức có tư cách pháp nhân, kéo theo những thay đổi về quyền và
nghĩa vụ của các tổ viên khi chấm dứt hoạt động.  Trên thực tế, hộ gia đình và tổ
hợp tác chỉ là những chủ thể “ảo” vì trong giao dịch thì cá nhân mới là người ký
hợp đồng; hoặc ví như việc cấp giấy đỏ cho hộ gia đình, trong đó ghi tất cả thành
viên trong gia đình là một bất cập lớn.
Thứ hai, khi tham gia giao dịch dân sự nếu coi tổ hợp tác là chủ thể có tư
cách pháp nhân thì sẽ gây khó khăn cho việc chủ thể tham gia giao dịch với tư cách
cá nhân, như vậy vấn đề tài sản chung hay riêng cũng dễ xảy ra tranh chấp
Thứ ba, việc coi chủ thể trong quan hệ dân sự là hộ gia đình hay tổ hợp tác
dễ tạo nên tranh chấp trong quan hệ dân sự, khi bên hộ gia đình, tổ hợp tác thường
viện vào lý do có một thành viên trong hộ bị bỏ sót hay thành viên trong tổ hợp tác
có rủi ro phát sinh từ cá nhân như ốm, chết…để yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu.
Thứ tư, chúng ta đều phải thừa nhận vai trò quan trọng của tổ hợp tác trong
nền kinh tế, nhưng vào thời điểm này có gần 80% tổ hợp tác không đăng ký chứng
thực và các quy định về tổ hợp tác hiện hành, gây nhiều khó khăn trong việc xác
định tư cách pháp lý của tổ hợp tác và phân định trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác
cũng như trách nhiệm dân sự của từng thành viên tổ hợp tác.
Điều đáng ghi nhận trong sửa đổi của BLDS năm 2015, đó là đưa ra quy
định việc tham gia của tổ hợp tác vào quan hệ dân sự là thông qua cá nhân đại diện.
Điểm mới này của BLDS năm 2015 đã giải quyết được những vướng mắc, bất cập
kéo dài trong nhiều năm qua liên quan đến việc tham gia các quan hệ dân sự của tổ
hợp tác trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án và cơ quan nhà nước khác.
Tuy nhiên, “Khoản 1 Điều 101 BLDS 2015 ở đoạn thứ hai lại quy định thêm
nếu thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp
nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người
đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.
Nói theo một cách khác, quy định này đòi hỏi phải có sự uỷ quyền của các thành
viên khác thì thành viên được uỷ quyền mới có thể trở thành chủ thể quan hệ dân sự
của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân. Theo chúng tôi,
quy định này vô hình trung đã tạo nên sự mâu thuẫn và làm vô hiệu hoá quy định tại
đoạn thứ nhất. Vậy câu hỏi đặt ra là có hay không cho phép thành viên là chủ thể
tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức
khác không có tư cách pháp nhân khi không có sự uỷ quyền từ các thành viên khác?
Thiết nghĩ, cần phải có hướng dẫn cụ thể cho nội dung này để tránh nhiều cách hiểu
trái chiều.”4 Việc loại bỏ sự ghi nhận tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật dân
sự cần được xem xét bởi ý nghĩa của chúng mang lại không nhiều và không thiết
thực.

4
Trích bài: “Bình luận một số điểm mới trong phần Quy định chung của Bộ luật Dân sự năm
2015” của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Nhung, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kiểm sát số 14/2017, https://kiemsat.vn/binh-luan-
nhung-diem-moi-cua-phan-chung-bo-luat-dan-su-nam-2015-48549.html

You might also like