You are on page 1of 33

Khoa Luật Quốc tế

Lớp Luật Thương mại Quốc tế 43.1

BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI


NGOÀI HỢP ĐỒNG
(Phần chung)
Bộ môn: Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Giảng viên: ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải

Nhóm: 02

Thành viên:

1 Vũ Thị Đức 1853801090011


2 Trần Nguyễn Sơn Giang 1853801090017
3 Nguyễn Hải Hà 1853801090018
4 Lê Phạm Thanh Hằng 1853801090021
5 Nguyễn Dương Thu Hương 1853801090026
6 Lê Thanh Huyền 1853801090029
7 Dương Minh Nam 1853801090042

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2019


MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 01: CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG ....................................................................................................... 1
Tóm tắt Bản án số: 20/2018/DS-ST về “V/v Tranh chấp bồi thường thiệt hại do danh
dự, uy tín bị xâm phạm” của Tòa án nhân dân Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh. ...... 1
1.1. Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng (thiệt hại do người gây ra) trong Bộ luật Dân sự năm 2015. .............................. 1
1.2. Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng giữa Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015. ............................ 2
1.3. Trong bản án về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên, theo Tòa án, các
căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa?
Vì sao? .......................................................................................................................... 4
1.4. Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao? .................................................... 4
VẤN ĐỀ 02: XÁC ĐỊNH TỔN THẤT VỀ TINH THẦN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG........ 7
Tóm tắt Bản án số: 08/2017/DS-ST về “V/v Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm” của Tòa án nhân dân huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
...................................................................................................................................... 7
Tóm tắt Bản án số: 26/2017/HS-ST của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. ................ 7
2.1. Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005
về tổn thất tinh thần được bồi thường. ......................................................................... 7
2.2. Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có được
bồi thường không? Vì sao? .......................................................................................... 9
2.3. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh
thần của Bộ luật Dân sự năm 2015 trong các vụ việc trên? ....................................... 10
2.4. Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án không áp dụng Bộ luật Dân sự năm
2005 mà áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn
thất tinh thần. .............................................................................................................. 10
VẤN ĐỀ 03: THAY ĐỔI MỨC BỒI THƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC ẤN ĐỊNH ..................... 12
3.1. Những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với
thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế. ......... 12
3.2. Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong BLDS để thay đổi mức bồi thường
không còn phù hợp với thực tế. .................................................................................. 14
3.3. Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ của phía bị thiệt
hại có được chấp nhận không? Vì sao? ...................................................................... 16
3.3.1. Xét điều kiện để thay đổi mức bồi thường thiệt hại. .................................... 17
3.3.2. Xét phạm vi áp dụng của khoản 3 Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015. ..... 18
VẤN ĐỀ 04: XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG (CÙNG GÂY
THIỆT HẠI) ................................................................................................................... 20
Tóm tắt bản án Bản án số: 19/2007/DS-ST về “V/v Yêu cầu bồi thường thiệt hại về
sức khỏe và tài sản bị xâm hại” của Tòa án nhân dân Thành phố Pleiku – tỉnh Gia Lai.
.................................................................................................................................... 20
Tóm tắt Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT về “Vụ án Bồi thường thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm” của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.................................... 20
4.1. Trong phần “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của Bộ luật Dân
sự, trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp nào.
.................................................................................................................................... 21
4.2. Trong Bản án số: 19/2007/DS-ST, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có
xác định chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không? ......................... 22
4.3. Đoạn nào của Bản án số: 19/2007/DS-ST cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám,
chị Hiền và anh Hải liên đới bồi thường? .................................................................. 22
4.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm liên
đới. .............................................................................................................................. 22
4.5. Trong Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT, ai là người trực tiếp gây thiệt hại cho
bà Hộ? ........................................................................................................................ 23
4.6. Trong Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT, ai là người phải liên đới bồi thường
thiệt hại cho bà Hộ?.................................................................................................... 23
4.7. Hướng giải quyết trong Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT đã có tiền lệ chưa?
Nếu có, nêu tóm tắt tiền lệ đó. ................................................................................... 23
4.7.1. Hướng giải quyết trong Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT........................ 23
4.7.2. Tiền lệ........................................................................................................... 24
4.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách
nhiệm liên đới. ............................................................................................................ 24
4.9. Bản án số: 19/2007/DS-ST, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu
cầu ai bồi thường? ...................................................................................................... 25
4.10. Bản án số: 19/2007/DS-ST, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu?
.................................................................................................................................... 25
4.11. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh Hải. 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

VẤN ĐỀ 01
CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

Tóm tắt Bản án số: 20/2018/DS-ST về “V/v Tranh chấp bồi thường thiệt hại
do danh dự, uy tín bị xâm phạm” của Tòa án nhân dân Quận 2 Thành phố Hồ Chí
Minh.1
Nguyên đơn là bà Ngọc, khởi kiện yêu cầu bị đơn là ông Huy phải bồi thường
thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Ông Huy và bà Ngọc là đồng nghiệp. Ngày 03/3/2017, ông Huy đăng tải dòng
trạng thái trên facebook với nội dung bà Ngọc làm lộ đề thi, kéo theo rất nhiều phản ứng
tiêu cực, phản cảm từ những người dùng khác. Tuy nhiên, theo Báo cáo của Hiệu trưởng
thì hoàn toàn không có việc lộ đề thi. Ông Huy không đồng ý với bà Ngọc và Hiệu
trưởng, ông chỉ đăng đúng như sự thật diễn ra.
Tòa án nhận định có đủ cơ sở để xác định ông Huy đã đăng tải nội dung giáo viên
làm lộ đề thi, có cơ sở xác định không có sự việc lộ đề thi. Tòa án chấp nhận một phần
yêu cầu của bà Ngọc.
1.1. Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) quy định: “Người nào
có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền,
lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Như vậy, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài
hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015 gồm 3 tiêu chí:
(1) Có thiệt hại xảy ra.

1
Từ đây về sau viết tắt là Bản án số: 20/2018/DS-ST.
2

Thiệt hại là một yếu tố tiên quyết cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh
thần.
Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được
pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định.
Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự,
uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về
tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin, v.v. và cần phải được bồi thường
một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
(2) Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể
được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Hành vi trái pháp luật bao gồm: làm những việc mà pháp luật cấm, không làm
những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên
nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy
luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản
thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực
tế làm phát sinh thiệt hại.
1.2. Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng giữa Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Cơ sở pháp lý:
+ Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của
3

người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác
có liên quan quy định khác”.
+ Khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) quy định: “Người
nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản
của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
- Bình luận:
Thứ nhất, theo quy định trước đây tại Điều 604 BLDS 2005, trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng, yêu cầu người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý”. Với quy định
như vậy, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, người bị
thiệt hại cần phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi. BLDS 2015 đã quy định căn cứ
làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho người bị thiệt
hại. Theo đó, trách nhiệm BTTH phát sinh không phụ thuộc vào yếu tố lỗi. Theo một số
chuyên gia, “sự thay đổi này là hợp lý, vì lỗi luôn gắn với hành vi trái pháp luật, và không
thể có lỗi tồn tại ngoài hành vi trái pháp luật của một chủ thể. Hơn nữa, lỗi trong trách
nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói riêng là lỗi suy đoán.
Tức là không cần phải chứng minh lỗi, mà chỉ cần chứng minh hành vi gây thiệt hại là
hành vi trái pháp luật là đủ.”2
Thứ hai, nếu như BLDS 2005 quy định đối với cá nhân có phạm vi áp dụng trách
nhiệm rất rộng còn đối với pháp nhân thì chỉ liệt kê ba đối tượng bị xâm phạm là “danh
dự, uy tín, tài sản thì tại BLDS 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng. Cụ thể là, BLDS
2015 quy định đối tượng bị xâm phạm làm phát sinh trách nhiệm BTTH của cá nhân và
pháp nhân bao gồm “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền,
lợi ích hợp pháp khác”.
Thứ ba, BLDS năm 2015 đã quy định phạm vi điều chỉnh trong trường hợp đối
tượng tài sản gây ra thiệt hại mà BLDS 2005 đã không đề cập đến. Các quy định của
BLDS 2015 đã khái quát các trường hợp khi đối tượng gây ra thiệt hại là tài sản đó là

2
Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.872.
4

súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng và nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu gây ra
thiệt hại thì trách nhiệm BTTH sẽ được áp dụng dựa trên căn cứ là tài sản gây thiệt hại
chứ không phải là thiệt hại do người gây ra. Theo đó, “chủ sở hữu, người chiếm hữu tài
sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo
quy định tại khoản 2 Điều này”3.
1.3. Trong bản án về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên, theo
Tòa án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
đã hội đủ chưa? Vì sao?
Trong bản án về BTTH do dùng facebook nêu trên, theo Toà án, các căn cứ làm
phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đã hội đủ. Cụ thể là:
(1) Có thiệt hại xảy ra: “ảnh hưởng danh dự của bà Ngọc”4.
(2) Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: “ông Huy không chỉ đăng tải
thông tin về việc đề thi lộ, mà còn khẳng định bà Lẽ và bà Ngọc đã cho học sinh của
mình chép đề và giải phần Đọc – Hiểu trong đề thi vào hai ngày trước khi thi” mặc dù
“không có sự việc lộ đề kiểm tra”5.
(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: “ông
Huy đăng các thông tin chưa được kiểm chứng trên phương tiện thông tin được nhiều
người truy cập đã gây ảnh hưởng danh dự của bà Ngọc”6.
1.4. Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao?
Theo nhóm, trong vụ việc trên, đã hội đủ ba căn cứ làm phát sinh trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng:
(1) Về thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại ở đây được xác định là thiệt hại về tinh thần mà bà Ngọc đã phải gánh
chịu do bị hiểu lầm bởi nội dung mà ông Huy đã đăng tải trên facebook. Cụ thể, một số

3
Khoản 3 Điều 584 BLDS 2015.
4
Trang 4 của Bản án số: 20/2018/DS-ST.
5
Trang 4 của Bản án số: 20/2018/DS-ST.
6
Trang 4 của Bản án số: 20/2018/DS-ST.
5

người tiếp nhận thông tin trên đã đưa ra những bình luận, ý kiến nhận xét không hay về
bà Ngọc. Bên cạnh đó, ông Huy không những là đồng nghiệp mà còn giảng dạy bộ môn
Ngữ Văn cùng bà Ngọc nên ông Huy là người có thể được xem là khá thân thiết với bà
Ngọc trong công việc. Cho nên, thông tin mà ông Huy đăng tải, ít nhiều cũng đã được
những người có quen biết, có quan hệ xã hội với bà Ngọc biết đến.
(2) Về hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Ông Huy đăng tải trên tài khoản facebook rằng “trọn vẹn đề và lời giải phần Đọc
– Hiểu trong đề thi đã được cô Lẽ và cô Ngọc cho học sinh chép đầy đủ vào tập Văn ở
những lớp mình dạy vào hai ngày trước khi thi”. Chưa bàn đến việc có lộ đề hay không,
có sự việc bà Ngọc cho học sinh biết đề và đáp án hay không, thì nội dung trên cho thấy
rằng ông Huy đã khẳng định bà Lẽ và bà Ngọc là người làm lộ đề thi. Đồng thời,
facebook là phương tiện thông tin cá nhân được nhiều người truy cập, ngoài ra, với tư
cách là một giáo viên, những thông tin mà ông đăng tải sẽ được phần lớn đón nhận và
tin tưởng. Ông Huy là một giáo viên, đồng thời là một người thành niên đầy đủ năng lực
hành vi dân sự. Do đó, ông phải biết và nhận thức được hành động đăng tải công khai
thông tin này sẽ dẫn đến hậu quả là ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của bà Ngọc.
Hơn nữa, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có liên quan7, có thể xác định rằng
không có sự việc lộ đề kiểm tra. Những thông tin vào thời điểm ông Huy đã đăng tải là
chưa được kiểm chứng và sau cùng lại là sai sự thật.
(3) Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra:
Ông Huy đăng các thông tin chưa được kiểm chứng trên phương tiện thông tin
được nhiều người truy cập đã gây ảnh hưởng danh dự của bà Ngọc và dẫn đến sự hiểu
lầm của những người tiếp nhận thông tin, đặc biệt là những người thân thích, quen biết
với bà Ngọc. Thậm chí có những người để lại đưa ra những bình luận, ý kiến nhận xét
không hay, phản cảm, phê phán bà Ngọc nặng nề. Cho nên, hành động đăng tải thông tin
chưa được xác thực của ông Huy dẫn đến sự hiểu lầm cho những người khác, từ đó ảnh
hưởng đến nhân phẩm, danh dự của bà Ngọc.

7
Trang 4 của Bản án số: 20/2018/DS-ST ghi nhận: “Văn bản 297/GDĐT-TRH ngày 26/01/2018 của Sở Giáo dục
và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và các tài liệu, chứng cứ khác mà Tòa án nhân dân Quận 2 thu thập được.”
6
7

VẤN ĐỀ 02
XÁC ĐỊNH TỔN THẤT VỀ TINH THẦN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG

Tóm tắt Bản án số: 08/2017/DS-ST về “V/v Tranh chấp về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm” của Tòa án nhân dân huyện Ia Grai,
tỉnh Gia Lai.8
Nguyên đơn là bà Nhi khởi kiện anh Hiếu, yêu cầu anh Hiếu BTTH cho bà do
đánh bà gây thương tích. Trong khoản bồi thường này có khoản bồi thường tổn thất về
tinh thần.
Căn cứ kết quả điều tra và tài liệu, chứng cứ liên quan khác, Tòa án xác định anh
Hiếu đã làm bà Nhi bị thương. Vì thế, Tòa án chấp nhận yêu cầu BTTH của bà Nhi, kể
cả khoản bồi thường tổn thất về tinh thần.
Tóm tắt Bản án số: 26/2017/HS-ST của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.9
Bị cáo Nguyễn Văn A phạm tội “cố ý gây thương tích”, dẫn đến việc người bị hại
là Chu Văn D bị chấn thương nặng và tử vong.
Tòa án chấp nhận yêu cầu bồi thường từ gia đình người bị hại, trong đó có khoản
bồi thường tổn thất về tinh thần cho gia đình anh D.
2.1. Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự
năm 2005 về tổn thất tinh thần được bồi thường.
- Cơ sở pháp lý:

BLDS 2005 BLDS 2015

Thiệt hại do sức khỏe bị Khoản 2 Điều 609 Khoản 2 Điều 590
xâm phạm

8
Từ đây về sau viết tắt là Bản án số: 08/2017/DS-ST.
9
Từ đây về sau viết tắt là Bản án số: 26/2017/HS-ST.
8

Thiệt hại do tính mạng bị Khoản 2 Điều 610 Khoản 2 Điều 591
xâm phạm

Thiệt hại do danh dự, nhân Khoản 2 Điều 611 Khoản 2 Điều 592
phẩm, uy tín bị xâm phạm

Bồi thường thiệt hại do Khoản 3 Điều 628 Khoản 2 Điều 606
xâm phạm thi thể

Bồi thường thiệt hại do Điều 629 Khoản 3 Điều 607

- Bình luận:
Về tổn thất tinh thần được bồi thường, BLDS 2015 đã đưa ra ba điểm mới hơn so
với BLDS 2005. Cụ thể:
(1) BLDS 2015 đã mở rộng thêm chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường bằng
cách sử dụng khái niệm “người chịu trách nhiệm bồi thường” thay cho “người xâm
phạm”. Theo quan điểm của các nhà làm luật, “người chịu trách nhiệm bồi thường” bao
gồm người xâm phạm và đối tượng không phải là người xâm phạm nhưng lại phải chịu
trách nhiệm bồi thường trên thực tế. Cụ thể, những đối tượng này có thể là cha mẹ thay
con dưới 15 tuổi, con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng không có/không đủ tài sản
để BTTH, người giám hộ thay người được giám hộ, pháp nhân BTTH do người của mình
gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao, v.v. Điều này giúp cho người
bị xâm phạm có thêm sự chắc chắn rằng sẽ nhận được khoản tiền BTTH.
(2) “Mức phạt BTTH ở các trường hợp đều có chiều hướng tăng lên nhằm nâng
cao sự mạnh mẽ và tính răn đe của pháp luật”10
(3) BLDS 2015 bổ sung thêm một trường hợp bị xâm phạm được bồi thường tổn
hại về tinh thần: trường hợp mồ mả bị xâm phạm. Điều 629 BLDS 2005 chỉ quan tâm
đến thiệt hại về vật chất (mồ mả bị hư hỏng, thi thể, tro cốt người đã khuất không còn

10
Chu Trường Giang, “Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần được bồi thường”,
https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t7744-nhung-diem-moi-cua-blds-2015-so-voi-blds-2005-ve-ton-that-tinh-than-
duoc-boi-thuong (truy cập lần cuối ngày 23/10/2019).
9

nguyên vẹn, v.v.), nhưng lại không quy định về BTTH về tinh thần, dẫn đến có những
trường hợp “lúng túng” trong thực tiễn xét xử11. Quy định này cũng không phù hợp với
quan niệm, tâm lý xưa nay của người Việt Nam nói chung: “mồ yên mả đẹp”. Mồ mả tổ
tiên, ông bà, cha mẹ, người thân đóng vai trò rất lớn trong đời sống tâm linh của người
Việt, khi phải chứng kiến giá trị tinh thần này bị xâm phạm, phá hủy, không tránh khỏi
sự tổn thất về tinh thần. Thấu hiểu được suy nghĩ đó, trong điều luật về BTTH do mồ mả
bị xâm phạm, những nhà làm luật đã xây dựng thêm khoản quy định BTTH về tinh thần.
2.2. Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm
có được bồi thường không? Vì sao?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy theo Luật, Bộ luật được áp dụng và
tùy từng trường hợp cụ thể mà tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có được bồi
thường hay không.
Thứ nhất, theo BLDS 2015, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm không
được bồi thường. Cụ thể, theo Điều 589 BLDS 2015, khi tài sản bị xâm phạm, chỉ có các
trường hợp sau được bồi thường: “1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại, hoặc bị hư hỏng; 2.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; 3. Chi phí hợp lý
để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; 4. Thiệt hại khác do luật quy định.”. Cần
hiểu rõ rằng, với quy định tại khoản 4 Điều này, thiệt hại ở đây cũng là thiệt hại về vật
chất mà đáng lẽ người bị thiệt hại được hưởng12, chứ không phải là thiệt hại về tinh thần.
Như vậy, BLDS 2015 không quy định tổn thất về tinh thần được bồi thường.
Thứ hai, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ số: 50/2005/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 200513, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm được bồi

11
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Sách chuyên
khảo, xuất bản lần thứ 2, có bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.504.
12
Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), tlđd (2), tr.887.
13
Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), “Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm – Kinh nghiệm từ
pháp luật nước ngoài”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 08 (111), tr.34.
Điểm b khoản 1 Điều 204 quy định: “Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín,
danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.”
10

thường. Tài sản ở đây là quyền sở hữu trí tuệ14. Với quy định này, Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2005 bước đầu ghi nhận khả năng BTTH về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm.
2.3. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về tổn
thất tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015 trong các vụ việc trên?
Đoạn của Bản án số: 08/2017/DS-ST cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về
tổn thất tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015:
“[…] Hội đồng xét xử sẽ áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự
2015 để xác định mức bù đắp tổn thất về tinh thần.”15
Đoạn của Bản án số: 26/2017/HS-ST cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về
tổn thất tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Áp dụng […] Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015: Buộc bị cáo […] bồi thường
tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm cho gia đình người bị hại […]”16
2.4. Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án không áp dụng Bộ luật Dân
sự năm 2005 mà áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 trong các vụ việc trên liên quan
đến tổn thất tinh thần.
Việc Tòa án không áp dụng BLDS 2005 mà áp dụng BLDS 2015 trong các vụ
việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần là hợp lý.
Thứ nhất, những trường hợp xung đột về thời gian trong hai trường hợp trên
không được quy định trong Điều 688 BLDS 2015 về điều khoản chuyển tiếp.17 Tuy
nhiên, trong thực tiễn xét xử, Tòa án đã áp dụng quy định chung về xung đột pháp luật
trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số: 80/2015/QH13. Cụ thể, trong Bản
án số: 08/2017/DS-ST, Tòa án nhận định: “Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 156
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hội đồng xét xử sẽ áp dụng quy định

14
Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 quy định quyền tài sản là một loại tài sản. Quyền sở hữu trí tuệ là một trong
những quyền tài sản phổ biến tại Việt Nam hiện nay. (Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017),
tlđd (2), tr.204.)
15
Trang 5 của Bản án số: 08/2017/DS-ST.
16
Trang 6 của Bản án số: 26/2017/HS-ST.
17
Điều khoản này chỉ quy định vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự.
11

tại khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự để xác định mức bù đắp tổn thất về tinh thần.”18
Trong một số bản án khác, Tòa án nhân dân cũng đưa ra hướng giải quyết tương tự (Bản
án số: 161/2017/DS-PT của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương liên quan đến bồi thường
tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm19; Bản án số: 418/2017/HS-PT của Tòa
án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến bồi thường tổn thất về
tinh thần do tính mạng bị xâm phạm20)
Thứ hai, hướng giải quyết trên Tòa án nhằm hướng đến bảo vệ quyền lợi cho
người bị hại/gia đình người bị hạn. Hội đồng xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm trong Bản
án số: 418/2017/HS-PT nêu trên nhận định: “Xét thấy đây là điều khoản mới quy định
có lợi hơn cho gia đình người bị hại nên […]”. Theo tác giả Đỗ Văn Đại, hướng giải
quyết của Tòa án là “hoàn toàn thuyết phục, cần được duy trì và phát triển cho các hoàn
cảnh tương tự”21. Đây cũng là quan điểm của nhóm, bởi lẽ, khoản tiền BTTH là để bù
đắp tổn thương tinh thần mà người bị hại/gia đình người bị hại phải gánh chịu, do đó, họ
xứng đáng được nhận khoản bồi thường nhiều nhất có thể. Ngoài ra, nếu một vụ việc
diễn ra trước khi BLDS 2015 có hiệu lực (01/01/2017), song đến khi phiên tòa xét xử
diễn ra lại sau thời điểm này, tức người bị hại đã không nhận được khoản BTTH đáng lẽ
họ phải nhận được trong khoảng thời gian dài. Như vậy, nếu như lúc này vẫn áp dụng
mức bồi thường cũ thì sẽ không thỏa đáng cho người bị hại/gia đình người bị hại trong
bối cảnh giá cả ngày một leo thang hiện nay.

18
Trang 5 của Bản án số: 08/2017/DS-ST.
19
Bản án số: 161/2017/DS-PT của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương: Cháu Thủy khi giao rau muống cho nhà bà
Quới bị chó nhà bà cắn, gây thương tích. Thời điểm diễn ra vụ việc là vào tháng 7/2016, lúc này BLDS 2015 vẫn
chưa có hiệu lực, song khi xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm đều áp dụng quy định của BLDS 2015 về bồi thường
thiệt hại về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
Xem thêm: Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án
(Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ tư) (Tập 1), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.513-516.
20
Bản án số: 418/2017/HS-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận: “Đối với kháng
cáo về khoản bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần thì do tại thời điểm thụ lý xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm,
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có hiệu lực thi hành và tại khoản 2 Điều 591 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy
định mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần […], thống nhất quan điểm […] tăng mức bồi thường tổn thất về
tinh thần […].”
Xem thêm: Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (19), tr.662-664.
21
Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (19), tr.689.
12

VẤN ĐỀ 03
THAY ĐỔI MỨC BỒI THƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC ẤN ĐỊNH

3.1. Những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường không còn phù
hợp với thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh
tế.
- Điểm giống nhau:
+ Đều là hai nguyên tắc BTTH được quy định tại Điều 585 BLDS 2015.
+ Nghĩa vụ chứng minh: Người yêu cầu giảm mức bồi thường/thay đổi mức
BTTH đều phải đưa ra được các tài liệu, chứng cứ để chứng minh mình thuộc trường
hợp được giảm/thay đổi mức BTTH22.
+ Mức độ được giảm/thay đổi: tùy vào từng vụ việc cụ thể. BLDS 2015 không
đưa ra quy định hạn chế mức bồi thường được giảm/thay đổi phải nằm trong phạm vi
nào (chẳng hạn như không quá bao nhiêu lần mức cũ).
- Điểm khác nhau:

Tiêu chí Giảm mức bồi thường do thiệt hại Thay đổi mức bồi thường không
quá lớn so với khả năng kinh tế còn phù hợp với thực tế

Cơ sở Khoản 2 Điều 585 BLDS 2015: Khoản 3 Điều 585 BLDS 2015: “Khi
pháp lý “Người chịu trách nhiệm bồi thường mức bồi thường không còn phù hợp
thiệt hại có thể được giảm mức bồi với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên
thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án

22
Điểm b, c Điều 5 Mục I Nghị quyết số: 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng (Nghị quyết số: 03/2006/NQ-HĐTP) quy định:
“b) Người gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế trước
mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.
c) Người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn xin thay đổi
mức bồi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường
thiệt hại”.
13

vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
năng kinh tế của mình”. khác thay đổi mức bồi thường”.

Điều kiện - Người chịu trách nhiệm BTTH - Mức BTTH không còn phù hợp với
không có lỗi hoặc lỗi vô ý thực tế23.
- Thiệt hại quá lớn so với khả năng
kinh tế của người chịu trách nhiệm
BTTH

Chủ thể Bên chịu trách nhiệm BTTH Bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại
yêu cầu - BLDS 2015 không cấm bên bị thiệt - Cả hai đều có khả năng mức bồi
hại yêu cầu giảm mức BTTH, nhưng thường không còn phù hợp  Quy
trường hợp này rất khó xảy ra (vì nếu định rõ cả hai bên có quyền yêu cầu là
muốn, người bị thiệt hại đã có thể hợp lý.
thỏa thuận với bên gây thiệt hại để - Nếu bên gây thiệt hại không phải là
giảm mức BTTH ngay từ đầu) chủ thể chịu trách nhiệm BTTH thì có
- BLDS 2015 đã thay đổi “bên gây quyền yêu cầu thay đổi mức bồi
thiệt hại thành bên chịu trách nhiệm thường hay không?  Còn bất cập.
BTTH”  Phù hợp và tiến bộ hơn.

Mục đích Bảo vệ quyền lợi cho bên chịu trách Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
nhiệm BTTH cả bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại

23
Điểm d khoản 2.2 Mục I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định: “Mức bồi thường thiệt hại không còn phù
hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường
đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả
năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc
do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại […]”.
14

Trường Bản án, quyết định chưa có hiệu lực Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
hợp áp pháp luật (Tòa án xem xét có giảm luật (Khi mức bồi thường cũ không
dụng hay không, nếu có thì giảm bao nhiêu còn phù hợp)
 Đưa ra mức bồi thường cuối cùng)

Mức thay Thấp hơn so với mức mà bên bị thiệt Có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức bồi
đổi hại yêu cầu hoặc mức mà Tòa Sơ thường cũ
thẩm ấn định

Loại bồi Với mọi loại BTTH trong thời gian Bồi thường định kỳ (không áp dụng
thường xét xử đối với bồi thường một lần duy nhất và
được áp bên bị thiệt hại đã nhận đủ toàn bộ bồi
dụng thường)

3.2. Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong BLDS để thay đổi mức bồi
thường không còn phù hợp với thực tế.
- Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 585 BLDS 2015.
- Khoản 3 Điều 585 BLDS 2015 quy định điều kiện cốt lõi để được thay đổi mức
bồi thường là khi “mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế”. Tuy nhiên, nếu kết
hợp với các quy định khác có liên quan trong BLDS 2015 và Nghị quyết số: 03/2006/NQ-
HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về BTTH ngoài hợp
đồng (Nghị quyết số: 03/2006/NQ-HĐTP), ta có thể rút ra các điều kiện sau:
(1) Mức BTTH không còn phù hợp với thực tế.
Điểm d khoản 2.2 Mục I Nghị quyết số: 03/2006/NQ-HĐTP đã quy định rõ những
trường hợp mà mức BTTH được coi là “không còn phù hợp với thực tế”. Cụ thể:
(i) “do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức
bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó”. [nhấn mạnh]
15

(ii) “do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người
bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó”.
[nhấn mạnh]
(iii) “do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại […]”. [nhấn
mạnh]
Ví dụ một tình huống cụ thể:
Năm 2010, Tòa án phúc thẩm đưa ra quyết định, buộc ông A bồi thường tiền nuôi
con chị B (lúc này 3 tuổi) cho đến khi con chị đủ 18 tuổi, với mức cấp dưỡng là 1.500.000
đồng/tháng. Chín năm sau, mức bồi thường có thể được thay đổi theo quy định tại khoản
3 Điều 585 BLDS 2015 trong một số trường hợp như:
(i) Chị B gửi đơn lên Tòa án yêu cầu được thay đổi mức cấp dưỡng, nâng lên
3.000.000 đồng/tháng, vì lý do hiện nay vật giá tăng cao, mức BTTH cũ không đủ để
nuôi con chị.
(ii) Ông A gửi đơn lên Tòa án yêu cầu được thay đổi mức cấp dưỡng, hạ xuống
còn 1.000.000 đồng/tháng, vì ông bị tai nạn, không còn khả năng lao động, kinh tế khó
khăn nên không còn khả năng chi trả mức BTTH cũ.
(2) Bên yêu cầu nộp đơn kèm cơ sở chứng minh.
Khoản c Điều 5 Mục I Nghị quyết số: 03/2006/NQ-HĐTP quy định:
“Người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường
thiệt hại phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là các tài
liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại.” [nhấn mạnh]
Như vậy, bên muốn yêu cầu thay đổi mức bồi thường đã được ấn định trước đó,
phải tiến hành làm đơn để nộp lên “Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
(khoản 3 Điều 585 BLDS 2015). Đồng thời, đương sự còn có nghĩa vụ đưa ra bằng chứng
thuyết phục để chứng minh với Tòa án rằng, mình thuộc các trường hợp được thay đổi
mức BTTH (quy định tại điểm d khoản 2.2 Mục I Nghị quyết số: 03/2006/NQ-HĐTP).
Đây là điều kiện đảm bảo được tính hợp lý, công bằng của Tòa án khi xem xét
yêu cầu thay đổi mức BTTH. Đặc biệt, đây cũng chính là cơ sở để Tòa án tính toán, ấn
16

định mức bồi thường mới sao cho tương xứng với “nhu cầu thực tế của người được bồi
thường và khả năng của người bồi thường.”24
(3) Mức bồi thường đã được ghi nhận trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật.
Nguyên tắc này chỉ được áp dụng “khi mức BTTH đã được Tòa án ấn định hay
được các bên thỏa thuận và sau đó được Tòa án ghi nhận, quyết định của Tòa án có hiệu
lực pháp luật.”25
Xét một trường hợp cụ thể, trong một vụ tạt axit, khi giải quyết tranh chấp, “Tòa
án đã ấn định mức bồi thường nhưng xét thêm rằng những người bị hại còn đang và sẽ
tiếp tục điều trị và sau này còn đi làm thẩm mỹ nhan sắc” cho nên “giành cho người bị
hại quyền khởi kiện dân sự đối với các bị cáo khi có chi phí thực tế và có đơn yêu cầu”26.
Nếu sau này có đơn yêu cầu BTTH với lý do nêu trên, thì chúng ta “chỉ áp dụng quy
định thông thường về BTTH”27 mà không áp dụng các quy định về thay đổi mức bồi
thường không còn phù hợp với thực tế.
Tóm lại, với những thiệt hại mới, được yêu cầu sau này, chưa được giải quyết,
hoặc đang trong quá trình giải quyết (Tòa án chưa ấn định hay ghi nhận) thì không thể
áp dụng khoản 3 Điều 585 BLDS 2015. Chỉ khi mức bồi thường đã được ấn định trước
bởi một bản án, quyết định có hiệu lực, các bên mới được quyền yêu cầu thay đổi mức
BTTH theo quy định này.
3.3. Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ của
phía bị thiệt hại có được chấp nhận không? Vì sao?
Trong tình huống này, ta chưa thể kết luận ngay yêu cầu bồi thường thêm
70.000.000 đồng của phía bị thiệt hại có thể được chấp nhận hay không. Thực tiễn xét
xử và bình luận cũng ghi nhận hai quan điểm trái chiều về vấn đề nêu trên: “thay đổi
mức bồi thường trong trường hợp khoản tiền bồi thường được thanh toán một lần duy

24
Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (19), tr.351.
25
Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (19), tr.343.
26
Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (19), tr.352.
27
Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (19), tr.352.
17

nhất và bên bị thiệt hại đã nhận đủ khoản tiền bồi thường”. Để tìm được câu trả lời hợp
lý nhất, ta cần xem xét kĩ lưỡng hai khía cạnh sau:
3.3.1. Xét điều kiện để thay đổi mức bồi thường thiệt hại.
Để có thể đưa ra yêu cầu thay đổi mức bồi thường, bà Muối cần đáp ứng đủ 03
điều kiện đã nêu ở mục 3.2.
Ở điều kiện thứ nhất, phía bị hại đã nêu rõ lý do yêu cầu bồi thường thêm
70.000.000 đồng là vì “chi phí điều trị phát sinh phải thay khớp”. Đối chiếu với quy định
tại điểm d khoản 2.2 Mục I Nghị quyết số: 03/2006/NQ-HĐTP, đây có thể được xem là
“sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho
nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp” [nhấn mạnh]. Nói cách khác, bà
Muối đã thỏa một trong những trường hợp mà mức BTTH được coi là “không còn phù
hợp với thực tế”.
Song, sang đến điều kiện thứ hai, mang tính quyết định và bắt buộc, đề bài lại
chưa cung cấp thông tin cụ thể. Mặc dù, chi phí thay khớp mà bà Muối yêu cầu bồi
thường thêm, phù hợp với quy định tại khoản 1.1 Mục II Nghị quyết số: 03/2006/NQ-
HĐTP, khoản tiền được bồi thường khi bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, (“để hỗ
trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị
thiệt hại (nếu có).”); đề không hề nhắc tới việc bà Muối có đưa ra bất kì tài liệu, chứng
cứ gì để chứng minh rằng đây đúng là khoản chi phí phát sinh do thay khớp, và việc thay
khớp có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm của Nghĩa.
Ở điều kiện cuối cùng, tình huống lại càng không nêu rõ, liệu Tòa án đã ghi nhận
việc thương lượng lúc đầu (với mức 60.000.000 đồng) của các bên hay chưa. Hơn nữa,
ta cũng không xác định được bà Muối đã nhận toàn bộ khoản tiền này chưa. Nếu trong
trường hợp cả hai tự thỏa thuận và toàn bộ số tiền BTTH như thương lượng ban đầu đã
được thanh toán, thì điều kiện thứ ba này mới được xem là thỏa mãn (vì Tòa án tôn trọng
thỏa thuận của các bên, theo nguyên tắc tự do thỏa thuận BTTH tại khoản 1 Điều 585
BLDS 2015). Mặt khác, nếu vẫn đang trong thời gian xét xử sơ thẩm, mức bồi thường
18

chưa được ấn định bởi một bản án hay quyết định có hiệu lực, thì bà Muối không thể yêu
cầu thay đổi mức BTTH.28
3.3.2. Xét phạm vi áp dụng của khoản 3 Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Giả sử những điều kiện cần và đủ tại mục 3.3.1 được đáp ứng, ta vẫn phải tiếp tục
xét xem, liệu có thể áp dụng thay đổi mức BTTH trong trường hợp khoản tiền bồi thường
đã được thanh toán hết một lần hay không. Như đã trình bày ở trên, bình luận khoa học
và thực tiễn xét xử ghi nhận hai luồng quan điểm trái chiều về vấn đề này.
Về phía quan điểm ủng hộ, nhiều nhà phê bình cho rằng, BLDS 2015 khi quy
định về vấn đề này, đã cho phép một bên được quyền yêu cầu thay đổi, và không ràng
buộc họ với mức BTTH do thỏa thuận hay Tòa án ấn định trước đó. Nói cách khác, “quy
định trên áp dụng cho trường hợp “khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế”
mà không giới hạn ở mức bồi thường do cơ quan tài phán ấn định như đã trình bày ở trên
nên bao gồm cả trường hợp mức bồi thường do các bên thỏa thuận trước đó”29.
Thực tiễn xét xử cũng theo hướng giải quyết này, cho một bên có quyền độc lập
yêu cầu thay đổi mức BTTH (dù bên kia phản đối). Cụ thể, ở một bản án tương tự với
tình huống trên, dù vụ việc chưa được cấp sơ thẩm giải quyết khiến Tòa phúc thẩm từ
chối thụ lý, Tòa vẫn “dành cho bà Quách Muối do ông Tắc làm đại diện một vụ kiện
khác để kiện bị cáo Nghĩa yêu cầu bồi thường phần điều trị phát sinh cho bà Quách
Muối”30.
Tuy nhiên, cũng có những nhà bình luận cho rằng, “việc thay đổi mức bồi thường
thông thường chỉ áp dụng trong trường hợp bồi thường nhiều lần theo định kỳ […]”31.
Tức là, nếu bên bị thiệt hại đã đồng ý thỏa thuận và nhận số tiền bồi thường, thì không
thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường đó trong tương lai.

28
Xem thêm Bản án số: 64/2016/HS-ST của Tòa án nhân dân Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long trong Đỗ Văn
Đại (2018), tlđd (19), tr.341-343.
29
Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (19), tr.349.
30
Xem thêm Bản án số: 64/2016/HS-ST của Tòa án nhân dân Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long trong Đỗ Văn
Đại (2018), tlđd (19), tr.341-343.
31
Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2013), Bình luận khoa học BLDS năm 2005 (Tập II), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr.718-719.
Trích dẫn từ: Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (19), tr.352.
19

Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thỏa thuận của BLDS 2015, “một khi
các bên đã thỏa thuận hợp pháp, thì một bên không thể đơn phương thay đổi”32. Điều 3
BLDS 2015 đã quy định rõ “mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được các chủ
thể khác tôn trọng”. Như vậy, việc các bên đã cùng nhau thỏa thuận và đi đến một bản
án, quyết định có hiệu lực, thì thỏa thuận đó (cụ thể ở đây là mức BTTH), phải được
“các chủ thể khác tôn trọng”.
Trong tình huống này, chính bà Muối là người đã thương lượng, đồng ý mức bồi
thường, cùng cam kết “bãi nại về dân sự, không yêu cầu thắc mắc khiếu nại gì về sau”.
Giữa bà Muối và Nghĩa đã hình thành một thỏa thuận có hiệu lực, vậy bà Muối có được
quyền tự mình đơn phương phá vỡ thỏa thuận này mà không có sự đồng ý của Nghĩa (cụ
thể ở đây là việc bà yêu cầu thay đổi mức BTTH mà Nghĩa chưa chấp nhận) hay không?
Phải chăng, không chỉ bà Muối, mà ngay cả Tòa án cũng cần “tôn trọng” thỏa thuận giữa
các bên trước đó (trong vấn đề khởi kiện đòi thay đổi mức bồi thường và thụ lý vụ việc)?
Tóm lại, yêu cầu thay đổi mức bồi thường thêm 70.000.000 đồng của bà Muối là
chưa đủ cơ sở để chấp nhận. Nếu mức BTTH do hai bên thỏa thuận chưa được ấn định
bởi một bản án, quyết định có hiệu lực, bà Muối sẽ phải kiện thành một vụ kiện khác,
nếu vẫn muốn đòi khoản tiền bồi thường này từ Nghĩa. Việc áp dụng các quy định thông
thường về BTTH (cụ thể ở đây là “thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm” - Điều 590 BLDS
2015) là phù hợp và có lợi hơn cho bà Muối, nếu vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện BTTH
là 03 năm theo Điều 588 BLDS 2015.

32
Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (19), tr.349.
20

VẤN ĐỀ 04
XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
(CÙNG GÂY THIỆT HẠI)

Tóm tắt bản án Bản án số: 19/2007/DS-ST về “V/v Yêu cầu bồi thường thiệt
hại về sức khỏe và tài sản bị xâm hại” của Tòa án nhân dân Thành phố Pleiku –
tỉnh Gia Lai.33
Trong lúc bà Khánh (nguyên đơn) đi chữa mắt, giữa anh Lễ, chị Hà và anh Hải
(bị đơn) đã xảy ra 02 lần xô xát với chị Hiền (nguyên đơn) cùng chị Tám. Trong đó, lần
xô xát thứ hai diễn ra lúc 18h ngày 23/02/2001 đã khiến chị Hiền bị thương, đồng thời
bà Khánh bị hư hỏng tài sản. Bên phía nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải BTTH về sức
khỏe cho chị Hiền và BTTH về tài sản cho bà Khánh. Bên bị đơn không chấp nhận yêu
cầu của nguyên đơn.
Trong phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhận thấy không đủ chứng cứ để chứng minh
anh Hải là người gây ra thương tích cho chị Hiền nên không có đủ cơ sở để anh Hải
BTTH cho chị Hiền; đồng thời Tòa án cũng buộc anh Hải, chị Hiền và chị Tám phải liên
đới BTTH về tài sản cho bà Khánh do vụ xô xát thứ hai của cả ba người mới là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại tài sản của bà Khánh.
Tóm tắt Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT về “Vụ án Bồi thường thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm” của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.34
Bà Lan (bị đơn) đánh bà Hộ (nguyên đơn) khiến bà Hộ bị hỏng mắt trái. Phía
nguyên đơn yêu cầu bà Lan cùng các đồng bị đơn khác phải BTTH về sức khỏe; phía bị
đơn (bà Lan) yêu cầu trách nhiệm bồi thường phải bao gồm bệnh viện đa khoa, không
đồng ý yêu cầu của nguyên đơn khi bắt các đồng bị đơn phải chịu trách nhiệm, đồng thời
bị đơn chỉ trả tiền trong phần lỗi của cá nhân mình gây ra.
Tòa án giám đốc thẩm xét thấy:

33
Từ đây về sau viết tắt là Bản án số: 19/2007/DS-ST.
34
Từ đây về sau viết tắt là Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT.
21

Thứ nhất, cần buộc ông Bảo (cha chồng bà Lan) liên đới chịu trách nhiệm bồi
thường với bà Lan do ông Bảo là người đã kêu bà Lan đánh bà Hội.
Thứ hai, không thể bắt bà Hội phải chịu 20% lỗi theo Quyết định của Tòa án hai
cấp vì việc bà Hội chửi mắng gia đình ông Bảo không phải là lỗi trực tiếp gây ra thương
tích cho bà Hội. Từ đó, Tòa quyết định: chấp nhận kháng nghị của VKSND tối cao, hủy
bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ xét xử lại.
4.1. Trong phần “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của Bộ
luật Dân sự, trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường
hợp nào.
Trách nhiệm liên đới BTTH là một loại trách nhiệm dân sự, theo đó, người có
quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải BTTH và ai trong
số họ cũng phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ khi được yêu cầu35.
Căn cứ từ Điều 584 đến Điều 608 BLDS 2015 về trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng, có thể thấy, trách nhiệm liên đới BTTH phát sinh trong những trường hợp sau:
Trước hết, theo Điều 587 BLDS 2015 thì “trường hợp nhiều người cùng gây thiệt
hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại”. Tức nhiều chủ
thể được xem là cùng gây thiệt hại và phải liên đới BTTH khi họ có sự thống nhất về ý
chí, hành vi, hậu quả trong việc gây thiệt hại36. [nhấn mạnh]
Ngoài ra, còn có những trường hợp đặc biệt mà các chủ thể phải liên đới chịu
trách nhiệm BTTH mà không có yếu tố cùng gây thiệt hại, cụ thể: Điều 601 BLDS 2015
quy định “khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi
trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên
đới bồi thường thiệt hại” và Điều 603 BLDS 2015 cũng đồng thời đề cập “trường hợp
người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người

35
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và Bồi thường thiệt
hại ngoài Hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.471.
36
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và Bồi thường thiệt
hại ngoài Hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi và bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Thành
phố Hồ Chí Minh, tr.389.
22

thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải
liên đới bồi thường thiệt hại”. [nhấn mạnh]
4.2. Trong Bản án số: 19/2007/DS-ST, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh
nào? Có xác định chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không?
Căn cứ vào nội dung Bản án số: 19/2007/DS-ST, bà Khánh đã bị thiệt hại về tài
sản trong quá trình “xô xát giữa chị Tám, chị Hiền và anh Hải”. Tuy nhiên, rất khó để
xác định chính xác ai là người gây thiệt hại cho bà Khánh.
Ở đây, khó có thể cho rằng thiệt hại gồm số trứng và hai chiếc ghế gỗ bị hư hỏng
là do hành vi của cả ba người, và có nhiều khả năng thiệt hại này chỉ do một trong số họ
gây ra.
4.3. Đoạn nào của Bản án số: 19/2007/DS-ST cho thấy Tòa án đã theo hướng
chị Tám, chị Hiền và anh Hải liên đới bồi thường?
Phần xét thấy của Bản án số: 19/2007/DS-ST có đề cập: “Xét thiệt hại về tài sản
của bà Khánh do xô xát giữa chị Tám và chị Hiền với anh Hải [...] cần buộc những người
này liên đới bồi thường cho bà Khánh”.
4.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách
nhiệm liên đới.
Theo nhóm, hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm liên đới là hoàn
toàn hợp lý.
Điều 587 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì
những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại [...]”. Trong bản án, dù
chưa xác định được chính xác người gây ra thiệt hại, nhưng có thể chắc chắn thiệt hại đó
xuất phát từ hành vi xô xát của ba người là chị Tám, chị Hiền và anh Hải. Đây là trường
hợp thiệt hại bị gây ra do một nhóm người, song không thể chỉ đích danh người đã gây
thiệt hại. Có thể nói: “Trong những tình huống như vậy, chúng ta nên qui tất cả những
người này có trách nhiệm, tức là họ có trách nhiệm liên đới”.37 Và thực tế thì ở vụ việc

37
Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (19), tr.801
23

trên, Tòa án cũng đã theo hướng giải quyết như vậy: “Do vậy, cần buộc những người
này phải liên đới bồi thường cho bà Khánh”.
Thiết nghĩ, việc buộc cả ba người là anh Hải, chị Tám và chị Hiền liên đới bồi
thường đã giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bà Khánh. Vì vậy, hướng giải quyết
trên của Tòa án là rất thuyết phục trong hoàn cảnh BLDS chưa có quy định cụ thể về
trường hợp thiệt hại gây ra do một người không được xác định trong một nhóm người
gây ra thiệt hại.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, hướng xác định trách nhiệm liên đới trên là hợp
lý và nên được phát triển trong những sự việc tương tự.
4.5. Trong Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT, ai là người trực tiếp gây thiệt
hại cho bà Hộ?
Căn cứ vào Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT, người trực tiếp gây thiệt hại cho
bà Hộ được xác định là bà Lan. Cụ thể: “Hành vi trực tiếp gây ra thương tích cho bà Hộ
là Nguyễn Huệ Lan [...]”.
4.6. Trong Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT, ai là người phải liên đới bồi
thường thiệt hại cho bà Hộ?
Căn cứ vào Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT, người phải liên đới BTTH cho bà
Hộ được xác định là ông Bảo. Cụ thể: “[...] việc bà Hộ bị thương tích dẫn đến hỏng mắt
có quan hệ nhân quả của ông Bảo. Do đó cần buộc ông Bảo phải cùng chịu trách nhiệm
dân sự [...]”.
4.7. Hướng giải quyết trong Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT đã có tiền lệ
chưa? Nếu có, nêu tóm tắt tiền lệ đó.
4.7.1. Hướng giải quyết trong Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT.
Tòa xét thấy mặc dù chị Lan là người trực tiếp gây thương tích cho bà Hộ nhưng
ông Bảo lại là người khởi xướng kêu các con đánh bà Hộ. Do đó, Tòa nhận định việc bà
Hộ bị thương tích dẫn đến hỏng mắt có quan hệ nhân quả của ông Bảo tức cần buộc ông
Bảo phải cùng chịu trách nhiệm dân sự với chị Lan.
24

4.7.2. Tiền lệ.


Quyết định số: 114/2006/DS-GĐT của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao: Ông
An là người chủ mưu, khởi xướng con cháu cùng gây thương tích cho anh Hiền. Theo
Toà, ông An là người có lỗi cố ý cùng gây thiệt hại nên phải có nghĩa vụ liên đới bồi
thường cho anh Hiền.
4.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
trách nhiệm liên đới.
Hướng giải quyết như trên của Tòa án là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở.
Cơ sở pháp lý: Điều 587 BLDS 2015
Trước hết, trách nhiệm liên đới bồi thường được quy định tại Điều 587 BLDS
2015: “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi
thường cho người bị thiệt hại [...]”. Nhiều chủ thể sẽ được xem là cùng gây thiệt hại khi
họ có sự thống nhất với nhau về ý chí, hành vi, hậu quả trong việc dẫn đến thiệt hại38.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc thỏa mãn cả 03 yếu tố thống nhất
mới được xem là cùng gây thiệt hại mà chỉ cần những chủ thể thỏa mãn 01 trong số
chúng là đã được xác định là phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trong vụ việc này, chị Lan là người trực tiếp gây thương tích cho bà Hộ nên chị
phải BTTH cho bà. Tuy nhiên, Toà xét thấy ông Bảo là người đã khởi xướng, kêu các
con đánh bà Hộ (tức ông đã thống nhất về mặt ý chí với chị Lan) nên phải buộc ông cùng
liên đới chịu trách nhiệm BTTH với chị Lan. Hướng xác định như vậy cũng cho thấy chỉ
cần có sự thống nhất ý chí về việc gây thiệt hại là đủ để coi là “cùng gây thiệt hại” làm
phát sinh trách nhiệm liên đới39.
Ngoài ra, hướng xác định người phải liên đới chịu trách nhiệm như trên là khá
thuyết phục vì đã đảm bảo được quyền lợi cho người bị hại là bà Hộ. Cụ thể, bà Hộ có
thể yêu cầu hoặc một mình chị Lan, ông Bảo hoặc cả hai người cùng bồi thường cho bà

38
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và Bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi và bổ sung), Đỗ Văn Đại, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam, tr.389.
39
Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (19), tr.789.
25

vì trách nhiệm liên đới BTTH là một loại trách nhiệm dân sự mà người có quyền yêu cầu
bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại40. Hay nói
đơn giản, điều này sẽ có ý nghĩa quan trọng khi chỉ xét một mình chị Lan thì không đủ
khả năng bồi thường cho bà Hộ, nên bà Hộ có thể yêu cầu phần bồi thường từ ông Bảo
để có thể dễ dàng trong việc thực hiện quyền của bà.
4.9. Bản án số: 19/2007/DS-ST, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu
và yêu cầu ai bồi thường?
Căn cứ vào Bản án số: 19/2007/DS-ST, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường 800.000đ
và yêu cầu anh Hải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Cụ thể: “bà Khánh trước đây yêu cầu
324.000đ (ba trăm hai mươi bốn ngàn đồng), nhưng sau đó bà yêu cầu 800.000đ (tám
trăm ngàn đồng) và yêu cầu anh Hải phải bồi thường cho bà toàn bộ số tiền này”.
4.10. Bản án số: 19/2007/DS-ST, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường
bao nhiêu?
Căn cứ vào Bản án số: 19/2007/DS-ST, Anh Hải phải bồi thường 267.000đ, cụ
thể ở đoạn sau của phần quyết định: “Buộc: anh Nguyễn Nam Hải phải bồi thường cho
bà Nguyễn Thị Kim Khánh số tiền 267.000đ [...] do thiệt hại về tài sản”.
4.11. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh
Hải.
Theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền anh Hải phải
bồi thường cho bà Khánh là chưa thực sự thuyết phục.
Trước hết ta thấy:
Khoản 1 Điều 288 BLDS 2015 quy định: “[...] bên có quyền có thể yêu cầu bất
cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.” Bên cạnh đó,
khoản 4 Điều 288 quy định: “trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ
cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ
của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ”.

40
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), tlđd (38), tr.471.
26

Vấn đề đặt ra ở đây là: khi người bị thiệt hại chỉ yêu cầu một hay một số người liên đới
BTTH thì có được coi là học miễn cho những người còn lại không?
Cụ thể, trong tình huống trên, Tòa án xác định chị Tám, chị Hiền và anh Hải phải
liên đới bồi thường cho bà Khánh. Nhưng trên thực tế, bà Khánh chỉ yêu cầu anh Hải
bồi thường toàn bộ thiệt hại với số tiền 800.000đ và không yêu cầu chị Tám, chị Hiền
phải bồi thường. Thiết nghĩ, yêu cầu này của bà Khánh là hợp lý vì bà có quyền yêu cầu
một người trong số ba người có trách nhiệm liên đới phải bồi thường toàn bộ thiệt hại
theo khoản 1 Điều 288 BLDS 2015. Tuy nhiên, Tòa án lại chỉ chấp nhận một phần yêu
cầu này khi cho rằng: “bà Khánh chỉ khởi kiện yêu cầu đối với anh Hải, do đó Tòa chỉ
xem xét phần trách nhiệm của anh Hải, buộc anh Hải BTTH về tài sản cho bà Khánh
bằng ⅓ số tiền bà yêu cầu là 267.000đ”. Như vậy, Tòa đã theo hướng bà Khánh miễn
trách nhiệm cho chị Tám và chị Hiền, nên anh Hải chỉ phải bồi thường khoản tiền tương
ứng với phần nghĩa vụ của mình là 800.000/3 = 267.000đ (phần trách nhiệm của ba người
được coi là bằng nhau vì không xác định được mức lỗi của từng người, theo Điều 587
BLDS 2015).
Do BLDS chưa quy định cụ thể về trường hợp như trên, nên rất khó đánh giá tính
thuyết phục trong hướng giải quyết của Tòa. Bởi lẽ, việc bà Khánh chỉ yêu cầu anh Hải
bồi thường toàn bộ thiệt hại nên được xem là đã thực hiện quyền đối với những người
liên đới, hay là đã miễn trách nhiệm cho những người còn lại theo quy định tại khoản 3,
khoản 4 Điều 288 BLDS 2015? Về vấn đề này, tác giả Đỗ Văn Đại cho rằng: “Yêu cầu
trên nên được coi là việc thực hiện quyền yêu cầu trên cơ sở khoản 1 Điều 288 BLDS
2015, và do đó, nên buộc anh Hải bồi thường toàn bộ thiệt hại”.41
Nhóm cũng nhận thấy quan điểm trên là thuyết phục, vì khi giải quyết theo hướng
anh Hải phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thì quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại
là bà Khánh sẽ được bảo đảm hơn. Cụ thể, bà Khánh sẽ được bồi thường số tiền
800.000đ, thay vì ⅓ số tiền theo yêu cầu là 267.000đ theo như quyết định của Tòa án.
Tóm lại, theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa liên quan đến anh Hải là chưa đủ
thuyết phục, và trong những vụ việc tương tự, chúng ta nên xác định theo hướng người

41
Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (19), tr. 807.
27

bị thiệt hại đã thực hiện quyền yêu cầu của mình, chứ không phải là miễn trách nhiệm
cho những người còn lại, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bị thiệt hại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT:


1. Bộ luật Dân sự số: 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội.
2. Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội.
3. Luật Sở hữu trí tuệ số: 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội.
4. Nghị quyết số: 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT:
I. Giáo trình.
1. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về
Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài Hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về
hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi
và bổ sung), Đỗ Văn Đại, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố
Hồ Chí Minh.
4. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về
Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài Hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi
và bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
II. Sách chuyên khảo.
5. Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án
và Bình luận bản án (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ tư) (Tập 1), Nxb. Hồng
Đức - Hội Luật gia Việt Nam.
6. Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), Bình luận khoa học
Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội.
7. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Sách tình huống Pháp luật
hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Bình luận án), Lê Minh Hùng,
Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
III. Báo/Tạp chí.
8. Chu Trường Giang, “Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn
thất tinh thần được bồi thường”, https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t7744-nhung-
diem-moi-cua-blds-2015-so-voi-blds-2005-ve-ton-that-tinh-than-duoc-boi-
thuong (truy cập lần cuối ngày 23/10/2019).
9. Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), “Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị
xâm phạm – Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài”, Tạp chí Khoa học pháp lý,
08 (111).

You might also like