You are on page 1of 6

VĐ1

Tóm tắt bản án 26/2017/HSST ngày 07/3/2017


Chủ thể: Bà Nguyệt, bà Nuôi (mẹ và vợ của bị hại Được) – Lay Bun Thay.
Tranh chấp: Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
Lý do tranh chấp: Được và Quang xảy ra cự cãi với Bun Thay tại quán nhậu, do kích
động qua lại dẫn đến Bun Thay về nhà lấy súng trở lại quán nhậu bắn Quang và Được.
Hậu quả Quang bị thương và Được tử vong, mẹ và vợ của Được yêu cầu Bun Thay
bồi thường thiệt hại gồm: chi phí mai táng, tiền vé máy bay về dự lễ tang, tiền bù đắp
tổn thất tinh thần và cấp dưỡng nuôi con của Được đến tuổi trưởng thành.
Quyết định Tòa án: Chấp nhận yêu cầu bồi thường của mẹ và vợ bị hại Được. Do
hoàn toàn phù hợp quy định pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Tóm tắt bản án 26/2017/HSST ngày 29/5/2017
Chủ thể: Cha, mẹ D – Nguyễn Văn A.
Tranh chấp: Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
Lý do tranh chấp: Do phát hiện D lấy trộm đồ, nên A hẹn D ở phòng giam để xét hỏi.
Trong quá trình xét hỏi do không nhận trộm đồ ngay từ đầu, nên D đã đá vào ngực D
khiến D phát bệnh trụy tim và tử vong. Cha mẹ của D yêu cầu A bồi thường thiệt hại
do xâm phạm tính mạng của D gồm các chi phí: mai táng, tổn thất về tinh thần, cấp
dưỡng cho con chưa thành niên của D đến tuổi trưởng thành và tiền nuôi dưỡng bố mẹ
của D về già, riêng khoản tiền cấp dưỡng yêu cầu cấp dưỡng một lần.
Quyết định Tòa án: Không chấp nhận khoản tiền nuôi dưỡng bố mẹ của D về già do
pháp luật không quy định, chấp nhận yêu cầu của bên bị thiệt hại với các chi phí bồi
thường gồm: tiền mai táng, khoản tiền tổn thất về tinh thần và cấp dưỡng cho con
chưa thành niên của bị hại đến tuổi trường thành nhưng không cấp dưỡng một lần mà
cấp dưỡng theo tháng do A không đồng ý.
1.1.Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về thiệt hại vật chất khi
tính mạng bị xâm phạm?
Thứ nhất, trong BLDS 2005, chỉ những chi phí cho việc “cứu chữa, bồi dưỡng chăm
sóc cho người bị thiệt hại trước khi chết” mới được bồi thường. Tuy nhiên, tại BLDS
2015 đã quy định lại rằng thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm có bao gồm thiệt hại
sức khoẻ bị xâm phạm, tức là nếu người bị thiệt hại chưa chết ngay thì mức bồi
thường bao gồm cả bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm. Sự thay đổi có tính
cần trong quá trình điều trị, người bị thiệt hại mất đi thu nhập của mình, phải cần có
người chăm sóc, bị ảnh hưởng đến tinh thần,…
Thứ hai, các nhà làm luật đã bổ sung thêm điểm d khoản 1 với nội dung “thiệt hại
khác do luật quy định”. Theo như quy định tại điểm a khoản 1 Điều 591 BLDS 2015
thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm có bao gồm thiệt hại do sức khoẻ bị xâm
phạm. Mặt khác, trên thực tế khi cá nhân bị xâm phạm sức khoẻ, ngoài những thiệt hại
mà cá nhân phải gánh chịu thì họ còn có thể bị mất đi những lợi ích vật chất khác.
Thứ ba, việc sử dụng cụm từ “người chịu trách nhiệm bồi thường” thay cho cụm từ
“người xâm phạm tính mạng của người khác” là hoàn toàn hợp lý và tạo nên tính đồng
nhất với các quy định khác trong cùng Bộ luật. Bởi vì trên thực tế, không phải mọi
trường hợp người xâm phạm tính mạng của người khác phải chịu trách nhiệm bồi
thường. Chẳng hạn một vài trường hợp điển hình như bố mẹ bồi thường thiệt hại do
con dưới 15 tuổi gây ra (khoản 2 Điều 586 BLDS 2015), pháp nhân bồi thường thiệt
hại do người của pháp nhân gây ra (Điều 597 BLDS 2015),…
1.2.Nghị quyết số 03 của HĐTP có quy định chi phí dự lễ tang được bồi thường
không? Vì sao?
Nghị quyết số 03 của HĐTP không có quy định chi phí dự lễ tang được bồi thường.
Cụ thể, tại 2.2 mục 2 Phần II của Nghị quyết số 03 của HĐTP có quy định: “Chi phí
hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết
cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác
phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp
nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ,…”, quy
định này là hợp lý bởi vì hiện nay, không có luật nào quy định rõ khái niệm đi dự lễ
tang là gì.
Mặt khác, việc thăm viếng, tham dự có những mục đích chủ yếu là chia sẻ nỗi buồn
cùng với gia quyến, thể hiện lòng thành kính đối với người đã khuất, tất cả những điều
đó xuất phát từ tấm lòng của những người đi dự. Do đó, không thể yêu cầu người gây
ra thiệt hại bồi thường chi phí đi lại dự lễ tang. Đồng thời, việc đi dự lễ tang không
phải chuyện bắt buộc thế nên theo nhóm, quy định trên là hoàn toàn hợp lí.
1.3.Trong thực tiễn xét xử trước đây, chi phí đi lại dự lễ mai táng có được bồi
thường không? Nếu có nêu vắn tắt thực tiễn xét xử đó?
Trong thực tiễn xét xử trước đây chi phi đi lại dự lễ mai táng có được bồi thường.
Tại bản án số 60/2009/HSST ngày 11/6/2009, Toà án đã đề cập đến các khoản chi phí
hợp lý cho việc mai táng mà phía các bị cáo phải bồi thường là 69.775.000đ thông qua
đoạn:
“Chi phí vé máy bay 5.175.000đ, tiền thuê ôtô từ sân bay tới bệnh viện 500.000đ, tiền
thuê xe ôtô chở thi hài anh Quyên về quê 22.000.000đ, tiền bồi dưỡng lái xe
600.000đ,…”. Tiếp đó, Toà đã có ghi nhận rằng: “Như vậy, tổng toàn bộ các bị cáo
phải bồi thường cho chị Bảy số tiền là 69.775.000đ”.
Như vậy, Toà án cũng chỉ kết luận chung lại rằng đối tượng nhận tiền bồi thường là
chị Bảy. Do đó, cũng chưa có đủ dữ liệu để cho thấy các đối tượng cụ thể nào đã trả
những khoản chi phí máy bay và ô tô trên
1.4.Đoạn nào trong bản án của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang cho thấy Tòa án
đã chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí vé máy bay? Đây có phải chi phí đi lại
dự lễ mai táng không?
Đoạn trong bản án của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang cho thấy Tòa án đã chấp nhận
yêu cầu bồi thường chi phí vé máy bay:
“Tại phiên tòa hôm nay, đại diện hợp pháp cho người bị hại là bà Nguyễn Thị Nuôi và
Trân Thị Nguyệt (mẹ và vợ của bị hai Được) yêu cầu bị cáo bồi thường các khoản tiền
như sau: Chi phí mai táng là 110.400.000 đồng, tiền vé máy bay từ Singapo về Việt
Nam là 12.000.000 đồng…Tổng số tiền là 242.400.000 đồng, có khấu trừ 150.000.000
đồng gia đình bị cáo đã giao nộp tại quá trình điều tra, số tiền còn lại bị cáo phải giao
nộp là 92.400.000 đồng…”
Và Tòa án ra chấp nhận yêu cầu bồi thường qua đoạn:
“ Buộc bị cáo Lay Bun Thay có trách nhiệm bồi thường tiền chi phí mai táng, tổn thất
tinh thần cho người bị hại Lê Văn Được tổng cộng 242.400.000 đồng, có khấu trừ
150.000.000 đồng gia đình đình bị cáo đã giao nộp tại quá trình điều tra, số tiền còn
lại bị cáo phải giao nộp là 92.400.000 đồng.”
Kết luận của Tòa án chỉ chung chung là gia đình người bị thiệt hại của Lê Văn Được
được bồi thường. Và cũng không có đủ dữ liệu để nhận định rằng 12.000.000 đồng có
phải là tiền đi lại dự mai táng không do bản án chi nói 12.000.000 là chi phí từ
Singapo về Việt Nam.
1.5. Trong vụ việc trên, nếu chi phí máy bay trên là chi phí đi lại dự mai táng,
việc bồi thường có thuyết phục không? Vì sao?
Trong vụ việc trên, nếu chi phí máy bay trên là chi phí đi lại dự mai táng, việc bồi
thường không thuyết phục. Vì tại BLDS 2015 và Nghị quyết số 03/2016 của HĐTP
chưa qui định chi phí đi lại dự mai táng phải được bồi thường.
1.6. Nếu chi phí trên là chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang thì chi phí
đó có được bổi thường không? Vì sao
Nếu chi phí trên là chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang thì chi phí đó không
được bổi thường. Vì căn cứ tại tiểu mục 2.2 mục 2 phần II Nghị quyết số
03/2016/HĐTP:
“2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật
dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các
khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ
chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ,
bốc mộ..”
Căn cứ theo đó thì chi phí cháu nạn nhân bỏ ra không được bồi thường.
Câu 1.7: Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã buộc người gây thiệt hại bồi thường
tiền cấp dưỡng cho ai và không buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp
dưỡng cho ai? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp
dưỡng cho con chưa thành niên của bị hại và không buộc bồi thường tiền cấp dưỡng
với cha mẹ già của bị hại. Đoạn của bản án cho câu trả lời là: “Ngoài ra, còn cấp
dưỡng nuôi cháu Lê Thành Đạt, sinh ngày 24/01/2016 (con anh Được) đến tuổi
trưởng thành (18 tuổi)”; “Hiện nay người bị hại Chu Văn D có một người con chưa
thành niên là Chu Đức P, sinh ngày 30/12/1999 nên buộc bị cáo có nghĩa vụ cấp
dưỡng, thời hạn kể từ khi bị hại chết cho đến khi con người bị hại đủ 18 tuổi”; “Đối
với khoản tiền gia đình người bị hại Chu Văn D yêu cầu là tiền nuôi dưỡng bố mẹ
người bị hại về già do pháp luật không quy định nên không được Hội đồng xét xử xem
xét, giải quyết.”
Câu 1.8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
người được bồi thường tiền cấp dưỡng.
Theo nhóm hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến người được bồi thường
tiền cấp dưỡng là phù hợp. Vì theo tiểu mục 2.3 mục 2 Phần II Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 thì “chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng
cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính
mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng”.
Như vậy, khoản tiền cấp dưỡng sẽ được xem xét do người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng cho con, nhưng có bắt buộc người bị thiệt hại phải thực tế đang thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng hay không? Vì trong bán án thứ hai thì anh D đang chịu hình phạt tù
nên không thể cấp dưỡng cho con trên thực tế, nhưng Tòa vẫn cho phép con được
hưởng bồi thường tiền cấp dưỡng. Theo nhóm đây là hướng giải quyết phù hợp, vì
trường hợp anh D nếu không bị xâm phạm tính mạng thì sẽ ra tù và tiếp tục nghĩa vụ
nuôi con nhưng vì anh A làm thiệt hại tính mạng nên anh D không thể ra tù thực hiện
nghĩa vụ nuôi dưỡng con của mình nên hướng xử lý của Tòa là phù hợp. So sánh với
Pháp thì theo khoản 2 Điều 10:202 Bộ nguyên tắc Châu Âu về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại (ngoài hợp đồng) có nêu: “trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm, những
người như thành viên của gia đình đã được chu cấp bởi người đã chết hay đáng ra
được chu cấp nếu không xảy ra việc xâm phạm đến tính mạng, được đối xử như người
đã bị thiệt hại được bồi thường ở mức mất sự chu cấp này”. Như vậy, Bộ nguyên tắc
Châu Âu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ( ngoài hợp đồng) cũng quy định được
bồi thường tiền cấp dưỡng nếu đáng ra không xảy ra hành vi xâm phạm. Tiếp theo tại
điểm b tiểu mục 2.3 mục 2 Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì con chưa thành
niên thuộc đối tượng được bồi thường tiền cấp dưỡng nên hướng Tòa án là thuyết
phục.
Câu 1.9: Trong bản án số 26, Tòa án theo hướng tiền cấp dưỡng được thực hiện
một lần hay nhiều lần?
Trong bản án số 26, Tòa án theo hướng tiền cấp dưỡng được thực hiện nhiều lần.
Câu 1.10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án liên
quan đến cách thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa liên quan đến cách thức thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng là phù hợp. Về vấn đề cách thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nếu không
thỏa thuận được sẽ xử lý như thế nào thì BLDS và văn bản hướng dẩn chưa có hướng
giải quyết, nhưng Tòa án nhân dân tối cao có văn bản giải thích hướng dẫn với các
Tòa án địa phương về vấn đề này cụ thể tại khoản 2 Phần III Công văn
81/2002/TANDTC ngày 10 tháng 7 năm 2002 theo đó khi giải quyết vấn đề này thì ưu
tiên cho các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định phương
thức bồi thường hàng tháng. Như vậy, mặc dù công văn của Tòa án tối cao không phải
là văn bản pháp luật nhưng là văn bản mà các Tòa án áp dụng để giải quyết các vấn đề
này nên thực tiễn xét xử các Tòa vẫn thực hiện theo hướng này nên trường hợp Tòa án
quyết định cách thức bồi thường hàng tháng là phù hợp.
VĐ5:
Dưới đây là một số bài viết liên quan đến pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng được công bố trên các Tạp chí chuyên nghành luật từ đầu năm 2017 đến
nay.
1) Nguyễn Đức Việt, “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế
dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Luật học, Số
03/2019, Tr. 84-100.
2) Lê Hà Huy Phát; Trần Tiến Đoàn, “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
lĩnh vực thể thao - Nhìn từ góc độ môn bóng đá”, Khoa học pháp lý, Số 09
(112)/2017, Tr. 24-31.
3) Nguyễn Đức Vinh, “Bàn về đề tài tự do chọn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ
trách nhiệm ngoài hợp đồng trong pháp luật liên minh Châu Âu”, Khoa học
pháp lý, Số 01 (104)/2017, Tr. 41-46.
4) Hồ Bảo, “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm người
khác trong một số bộ luật ở Việt Nam thời phong kiến”, Luật học, Số 2
(237)/2020, Tr. 3-10.
5) Trần Vang Phủ, “Xác định giá trị bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng
khi nhà nước thu hồi đất”, Nhà nước và Pháp luật, Số 2 (358), Tr. 56-61.
6) Nguyễn Thùy Trang, “Bình luận về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại và bảo đảm quyền đòi tài sản từ một vụ án cụ thể”, Nghề luật, Số 3, tr.
66-71.
7) Nguyễn Vinh Diện, “Xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước
thu hồi đất”, Dân chủ và pháp luật, Số 11 (308), tr. 59-64.
8) Anh Minh, “Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017: Người thi
hành công vụ vô ý gây thiệt hại cũng phải bồi thường”, Luật sư Việt Nam, Số 8
(41), tr. 33-35.
9) Lê Thị Giang, “Bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo quy định của Bộ luật
dân sự năm 2015”, Kiểm sát, Số 15, tr. 41-47.
10)Nguyễn Văn Hợi, “Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự năm
2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra”, Luật học, Số 7
(206), tr. 27-39, 77.
11)Nguyễn Tấn Hoàng Hải, “Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm
phạm – Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài”, Khoa học pháp lý, Số 08
(111)/2017, Tr. 34-41.
12)Nguyễn Tấn Hoàng Hải, “Chứng minh tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm
phạm theo pháp luật Hoa Kỳ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Khoa học
pháp lý, Số 05 (117)/2018, Tr. 32-37.
13)Nguyễn Phương Thảo, “Bồi thường chi phí Luật sư trong tranh chấp về hành vi
xâm phạm quyền tác giả”, Khoa học pháp lý, Số 05 (126)/2019, Tr. 35-49.
14)Nguyễn Thị Bích Ngọc, “Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp theo Luật định”, Khoa học pháp lý, Số 05 (126)/2019, Tr. 25-
34.
15)Nguyễn Phương Thảo, “Bình luận bản án: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ”, Khoa học pháp lý, Số 01 (122)/2019, Tr. 31-41.
16)Trần Hữu Quân, “Một số bất cập về bồi thường; hổ trợ ổn định đời sống,
chuyển đổi nghề khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp”, Tòa án nhân dân, Số
6/2020, Tr. 40-41, 48.
17)Hoàng Văn Hữu, “Giải pháp hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hoạt động công chứng”, Dân chủ và pháp luật, KPTV1846. T48, Tr. 98-110.
18)Nguyễn Thành Minh, “Vướng mắc khi thực hiện Điều 29 Luật trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước”, Luật sư Việt Nam, Số 8/2019, Tr. 27-28.
19)Châu Hoàng Thân, “Giải quyết tranh chấp về giá đất tính tiền bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”, Nhà nước và Pháp luật, Số 5 (373)/2019,
Tr. 69-77.
20)Nguyễn Tấn Hoàng Hải, “Mức bồi thường tổn thất về tinh thần đối với trường
hợp xâm hại tình dục”, Tòa án nhân dân, Số 7/2019, Tr. 36-41, 48.
Những bài viết trên được nhóm tìm trên các nguồn sau đây:
1. Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam1;
2. Thư viện trường Đại học Luật TP.HCM2.

1
https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/
2
http://library.hcmulaw.edu.vn/

You might also like