You are on page 1of 19

Thành viên nhóm:

Luật Hình Sự
BÀI TẬP NHÓM CỤM 3 VÀ CỤM 4 1. Đặng Đình Bảo An MSSV: 182050037
(Phần chung)
2. Đoàn Ngọc Mai MSSV: 182040013
3. Ngô Hưng Thịnh Hòa MSSV: 182050061
4. Nguyễn Minh Kha MSSV: 182050036

CỤM 3
*Nhận định:
1.Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật
hình sự
Sai.trong một số trường hợp đặc biệt nếu việc biểu lộ ý định phạm tội có đủ
nội hàm tính nguy hiểm thì nhà làm luật sẽ quy định bằng một tội danh độc lập. ví
dụ đe doạ giết người điều 133 .
2.Mức độ thực hiện tội phạm là một trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức
độ TNHS
Đúng.Căn cứ vào Điều 57 BLHS 2015 thì ta thấy trách nhiệm hình sự của
phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành.
3.Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì không có giai đoạn phạm tội
chưa đạt
Sai.Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện
tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý
muốn của người phạm tội”. Theo đó, đối với những tội phạm có CTTP hình thức
mà hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện
hết tất cả các hành vi mà dừng lại do nguyên nhân khách quan thì được coi là phạm
tội chưa đạt.
4. Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành khi
người phạm tội thực hiện hết các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành
tội phạm.
Sai. Vì tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành khi
người phạm tội thực hiện ít nhất một hành vi khách quan được mô tả trong cấu
thành tội phạm.
5. Tội phạm có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi người phạm
tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.
Sai.Phạm tội đã thực hiện xong hành vi và gây ra hậu quả như luật định.
6. Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra trước khi tội phạm hoàn thành.
Sai. A dùng súng bắn B nhưng B không chết mà bị thương, sau khi nhập viện
cấp cứu thì chết sau 2 ngày. Thời điểm tội phạm kết thúc (A bắn B) xảy ra trước
khi thời điểm tội phạm hoàn thành (B chết).
7. Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra sau khi tội phạm hoàn thành.
Sai. Thời điểm tội phạm hoàn thành (cướp được túi xách) xảy ra trước thời
điểm tội phạm kết thúc (bị Công an bắt được).
8. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự
chấm dứt trên thực tế.
Sai. Đây là thời điểm tội phạm kết thúc chứ không phải thời điểm hoàn
thành.
9. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là tội
phạm.
Sai. Vì tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp phạm tội chưa
đạt.
10. Nếu người phạm tội chấm dứt thực hiện tội phạm một cách tự nguyện và
dứt khoát thì được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Đúng. Căn cứ điều 16 BLHS. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự
mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản
11. Mọi trường hợp có từ hai người bất kỳ trở lên cố ý cùng thực hiện một
tội phạm là đồng phạm.
Khoản 1 Điều 17. Đồng phạm phải là có hai người trở lên phải có năng lực
năng lực trách nhiệm hình sự, cùng đủ độ tuổi.
12. Mọi trường hợp có từ hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm là
đồng phạm.
Sai. Có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện mội tội phạm là đồng phạm.
13. Hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp đưa đến
hậu quả chung của tội phạm.
Sai. Vì hành vi của mỗi người trong vụ án đề là nguyên nhân gây ra hậu quả
chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại. Đây là
đặc điểm về quan hệ nhân quả trong vụ án đồng phạm
14. Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt
buộc của đồng phạm.
Sai. Vì chỉ cần các đối tượng phạm tội biết hành vi của mình gây thiệt hại
cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi như vậy giống mình, đồng thời
cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để
mặc cho hậu quả thiệt hại xảy ra thì được cho là đồng phạm mà không cần phải bàn
bạc hay thỏa thuận trước.
15."Cùng mục đích" là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm
Đúng. Vì đồng phạm còn đòi hỏi dấu hiệu cùng mục đích phạm tội trong
trường hợp đồng phạm những tội có mục đích phạm tội là dấu hiệu được mô tả
ttong cấu thành tội phạm.
16. Đối với những tội phạm có chủ thể đặc biệt, những người đồng phạm
buộc phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt
Sai. Vì trong những vụ đồng phạm, những đặc điểm đó chỉ đòi hỏi ở những
người thực hiện tội phạm (người thực hành). Những người đồng phạm khác (tổ
chức, xúi giục, giúp sức) không đòi hỏi phải có những dấu hiệu đặc biệt của chủ thể
đặc biệt. Ví dụ: Người không có chức vụ, quyền hạn có thể xúi giục người có chức
vụ, quyền hạn liên quan đến tài sản tham ô tài sản...
17 Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội.
Sai. Vì người thực hành ngoài là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội
mà còn có thể có hành động (cố ý) tác động đến người khác để người này thực hiện
hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà bản thân những người bị tác động
mà đã thực hiện hành vi đó lại không phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với người
đã tác động.
18. Việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm phải căn cứ
vào hành vi của người thực hành
Sai. Việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm phải căn cứ
vào  người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào thì họ phải chịu trách
nhiệm hình sự ở giai đoạn đó.
. 19. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tôi phạm hoàn
thành là đồng phạm
Đúng. Vì căn cứ vào khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 thì: “Người giúp sức là
người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Giúp sức
để kết thúc tội phạm tức là được tiến hành  trước khi tội phạm kết thúc. Đây là điệu
kiện để hành vi giúp sức của người giúp sức trở thành đồng phạm.
20. Hành vi giúp sức trong đồng phạm phải được thực hiện trước khi người
thực hành bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.
Sai. Hành vi giúp sức trong đồng phạm có thể ở bất kì giai đoạn nào trong
quá trình thực hiện phạm tội.
21 Đồng phạm phức tạp là phạm tội có tổ chức
Sai. Vì là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một số người là người
thực hành còn lại những người khác với vai trò là người tổ chức hoặc người xúi
giục hoặc người giúp sức.
22. Những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự đổi với mọi
tội phạm do người thực hành thực hiện trên thực tế
Sai. Vì những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự đối với
tội phạm do người thực hành thực và bản thân người đồng phạm cùng thực hiện
trên thực tế và người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự
vượt quá của người đồng phạm khác.
23 Mọi hành vi cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đều coi
là hành vi giúp sức trong đồng phạm
Sai.Vì nếu ở tội này được thực hiện không có sự hứa hẹn trước với người có
tài sản do phạm tội mà có. Do vậy, có thể nói, hành vi chứa chấp không có tác động
đến việc thực hiện tội phạm của người có tài sản do phạm tội mà có. Đây là điểm
khác so với hành vi giúp sức trong đồng phạm. Hành vi chứa chấp mà có sự hứa
hẹn trước là hành vi có tác động trực tiếp đến việc thực hiện tội phạm của người có
tài sản do phạm tội mà có và bị coi là hành vi giúp sức trong đồng phạm
24 Tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vị là tỉnh tiết
loại trừ trách nhiệm hình sự.
Đúng. Vì những tình tiết làm mất đi tính chất nguy hiểm cho xã hội là trường
hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.
25. Tình tiết loại trừ tỉnh có lỗi là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự
Đúng. Vì những tình tiết làm mất đi tính có lỗi là trường hợp loại trừ trách
nhiệm hình sự.
26 Tình trạng không có năng lực TNHS là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình
sự.
. Đúng. Điều 21.Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi
đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự
27 Trong phòng vệ chính đáng, chỉ có người bị tấn công mới có quyền phòng
vệ.
Sai. Điều 22.Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc
lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ
quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm
các lợi ích nói trên.
28. Hành vi tấn công của người không có năng lực trách nhiệmhình sự dù
nguy hiểm đáng kể cho xã hội cũng không làm phát sinh quyền phòng vệ
Sai. Vì điều kiện phát sinh quyền phòng vệ là đối với mọi hành vi tấn công
gây nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật.
29. Phạm tội do phỏng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng
Sai.Phạm tội do phòng vệ quá muộn là khi sự tấn công đã thực sự chấm dứt
thì mới có hành vi phòng vệ. Tức sự tấn công không còn hiện hữu nên không thỏa
mãn điều kiện thứ 3 trong số 3 điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ, trong
trường hợp này quyền phòng vệ không khởi phát. Một khi quyền phòng vệ không
khởi phát thì không thể xem xét hành vi đó là phòng vệ chính đáng hay là vượt quá
giới hạn cho phép
30. Hành vi của con người không thể là nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp
thiết.
Sai. Trong tình thế cấp thiết, nguồn nguy hiểm có thể là do con người, do súc
vật, do các sức mạnh tự nhiên hoặc do những nguyên nhân khác gây ra.
31. Hành vi phòng vệ được coi là trong giới hạn cần thiết nếu thiệt hại gây ra
cho người tấn công nhỏ hơn thiệt hại mà người tấn công gây ra hoặc đe dọa gây ra.
Sai. hậu quả mà người phòng vệ gây ra có thể lớn hơn nhiều lần hậu quả mà
người có hành vi xâm hại định gây ra vẫn được coi là phòng vệ chính đáng nếu
đánh giá hành vi phòng vệ là cần thiết đủ mạnh để ngăn chặn sự tấn công theo pháp
luật.
32. Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ nhất để khắc
phục tình trạng nguy hiểm.
Sai.là phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
33. Mọi trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội đều
không phải chịu TNHS.
Sai. Điều 24.Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá
mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
34. Mọi hành vi gây thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử
nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ đều không phải là tội
phạm.
Sai.điều 25.Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp
dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự.
35. Trong mọi trường hợp, người thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc
của cấp trên mà gây thiệt hại thì không phải chịu TNHS.
Sai.điều 26.Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh
lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực
hiện nhiệm vụ quổc phòng, an ninh, nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo
người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh
đó thì mới không phải chịu trách nhiệm hình sự.
*Bài tập:
Bài tập1
Vũ Đức Dũng và Đô Văn Thăng bàn bạc với nhau về việc đến nha ông
Hương ở xóm bên ăn trộm xe máy. Khi đi, cả hai chuẩn bị một đèn pin, một
chùm chìa khóa vạn năng. Khi cả hai đến cách nhà ông Hương khoảng 30 mét
thì bị tổ dân phòng kiểm tra và phát hiện bắt giữ. Thắng và Dũng khai nhận
toàn bộ ý định trộm cắp xe máy của nhà ông Hương như đã nêu trên.
Hãy xác định Dũng và Thắng thực hiện hành vi nêu trên ở gia đoạn
nào? Chúng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không (Biết rằng trường
hợp này được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS).
Giai đoạn: Chuẩn bị phạm tội. Dũng và Thắng không phải chịu tách nhiệm
hình sự vì người chuẩn bị phạm tội được liệt kê tại khoản 2 Điều 14 thì mới phải
chịu TNHS.
Bài tập 2
Trường, Hiếu, Ngọc là những đối tượng lưu manh chuyển nghiệp. Biết
nhà ông Bằng có nhiều tiền do trúng xổ số, bạn chúng bản cách lấy trộm. Theo
kế hoạch Hiếu và Ngọc đã tầm thuốc đặc vào thức ăn giết chết hai con chó nhà
ông Bằng .Tối hôm đó, Trường, Hiếu, Ngọc mang theo dụng cụ đến phục kích
ở sau vườn nhà ông Bằng. Vì nhà đồng người nên chúng rút lui. Tối hôm sau,
theo hẹn Trường, Hiếu đến điểm phục kích còn Ngọc thì không đến. Không
thấy Ngọc đến, Hiếu đã đến nhà Khiêm rù Khiêm tham gia.Đến nửa đêm khi
gia đình ông Bằng ngủ say. Hiểu đúng ngoài canh gác, Trường và Khiêm vào
cạy tủ. Nghe tiếng động ông Bằng thức dậy. Bị lộ, cả bọn bỏ chạy, sau đó bị
dân phòng bắt được Anh (chị) hãy xác định:
1.Trong vụ án trên có đồng phạm không? Nếu có hãy xác định vai trò
của mỗi người trong đồng phạm.
Trong vụ án trên có đồng phạm.
Người thực hành: Trường, Khiêm
Người giúp sức: Hiếu, Ngọc.
2. Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ ánnày là
loại nào?
Là đồng phạm có thông mưu trước.
3. Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là
loại nào?
Là đồng phạm phức tạp.
4. Những người trên phạm tội ở giai đoạn nào? Tại sao?
Ngọc: Chuẩn bị phạm tội. Vì Ngọc đã chuẩn bị mang theo dụng cụ kích ở
sau nhà ông Bằng nhưng hôm sau đã không thực hiện việc phạm tội.
Hiếu, Trường, Khiêm: Phạm tội chưa đạt. Vì đã cùng cố ý thực hiện tội
phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn.
5. Ngọc có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc không? Tại sao?
Nếu
a. Ngọc không đến vì lo sợ bị phát hiện, phạm tội.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì không có gì ngăn cản, tự mình
không thực hiện tội phạm đến cùng.
b. Ngọc không đến vi bị bệnh phải đi cấp cứu ở bệnh viện.
Không phảo tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì Ngọc không tự ý từ
bỏ việc phạm tội mà do nguyên nhân khách quan là bị bệnh.
6. Tình huống trên có phải là trường hợp phạm tội có tổ chức không?
Tại sao?
Tình huống trên là trường hợp phạm tội có tổ chức. Vì là hình thức đồng
phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 2,
điều 17 BLHS)
Bài tập 3
A và anh X là người có mâu thuẫn trong kinh doanh niên A này sinh ý
định giết anh X. Để thực hiện ý định A đã chỉ đạo cho B là đàn em của mình
lên kế hoạch giết anh X. B đã thuê hai đối tượng giết người thuê là C và D
thực hiện việc giết người và B đã cung cấp đầy đủ thông tin và lịch trình sinh
hoạt của anh X cho C và D. Khi thực hiện, C chở D đến trước con hẻm nhà
anh X, D một mình đi vào nhà anh X, khi D bấm chuông nhà anh X thì có anh
Y là anh ruột của anh X ra mở cửa. Do nhầm lẫn anh X với anh Y nên D đã
dùng dao đâm nhiều nhất vào ngực và bụng của anh Y, sau đó chạy ra đầu
hẻm lên xe cho C chở chạy thoát Anh Y được đưa đi cấp cứu kịp thời nên
không chết mà chỉ bị thương với tỷ lệ thương tật 60%
Anh (chị) hãy xác định
1.Hành vi giết người của C và D thuộc loại sai lầm nào? Loại sai lầm đó
có ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự?
Sai lầm đối tượng. Vẫn chịu trách nhiệm hình sự. Vì chủ thể đã nhận thức
tính gây thiệt hại của hành vi là dẫn đến chết người và chấp nhận hậu quả đó.
2. Hành vi giết người của C và D thuộc giai đoạn nào? Tại sao?
Hành vi giết người của C và D là giai đoạn phạm tội chưa đạt. Vì hậu quả
của hành vi giết người là đối tượng phải chết, nhưng đối tượng không chết.
3.A và B có đồng phạm với C và D trong vụ giết người nêu trên không?
Nếu có thì vai trò của từng người như thế nào?
A và B là đồng phạm với C và D. A và B là người tổ chức (trong đó B thêm
vai trò là người giúp sức). C và D là người thực hành.
Bài tập 4
Vì mâu thuẫn cá nhân, A lên kế hoạch giết B sau khi nghiên cứu lịch
sinh hoạt của B. Lựa chọn địa điểm và thời gian thích hợp, A quyết định ra
tay. B trên đường trở về nhà sau khi đi chơi với bạn gái về vào lúc 22h thì A
canh sẵn ở vị trí lựa chọn và bắn vào B. Do trời tối, ánh sáng đèn phố không
đủ sáng nên B không trúng đạn. Sau phát bắn không thành đó, A mang súng
về không muốn giết B nữa.
Anh (ch) hãy xác định:
1. Hành vi của A có đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội giết người không?
Hành vi của A không đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội.
2. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không? (biết rằng
hành vi giết người được quy định tại Điều 123 BLHS).
A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
3. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép
không? (biết rằng hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được quy định
tại Điều 304 BLHS).
A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép.
Bài tập 5
A là bạn của B đến nhà B chơi, nhưng B vừa mới qua nhà hàng xóm
chơi cở nên A không gặp B. Thấy nhà không khóa và có chiếc xe gắn máy để
ngoài sân, A liền lấy chiếc xe máy đem về nhà cất. Nhà B phát hiện mất xe, tìm
kiếm khắp nơi. A sợ bị phát hiện nên ngày hôm sau lên đem chiếc xe trả lại
chỗ cũ nhân lúc gia đình B đi vắng:
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phải là trường hợp tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội không?
Hành vi của A không là trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Vì điều kiện tự ý nửa chừng chấm dứt việ phạm tội về giai đoạn thì phải ở giai
đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
Bài tập 6
A và B cùng thống nhất rủ nhau đi dọc phổ tìm cơ hội để trộm cắp xe
gắn máy. Nhân lúc ông C để xe bên lễ đường vào mua báo, A và B dùng khóa
vạn năng nhanh chóng mở khóa để lấy xe của ông C thì bị bắt giữ (Biết rằng
hành vi này được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS).
Anh (chị) hãy xác định
1.Hành vi phạm tội của A, B thực hiện ở giai đoạn nào?
Giai đoạn phạm tội chưa đạt.
2. Nếu A (17 tuổi), B (15 tuổi) thì A và B có đồng phạm hay không? Tại
sao?
A và B không phải là đồng phạm vì B không có năng lực trách nhiệm hình
sự.
Bài tập 7
Ngày 15/01/2018, trong khi đang ngồi uống nước với một số thanh niên,
A nói: “Tao vừa qua cảng thấy hàng về nhiều lắm, đêm nay đứa nào bạo gan
ra đó nhất định kiếm được” Trong số những người ngồi uống nước có B và C
là những tên chuyên trộm cắp, nghe A nói vậy, liền thống nhất kế hoạch và
đêm đó đã vào cảng trộm một số hàng hóa trị giá 60 triệu đồng. Sau khi lấy
được hàng hóa ở cảng, B và C mang đến gửi ở nhà D. D biết số hàng này do
trộm cắp có được nhưng vẫn đồng ý nhận giữ. (Biết rằng hành vi trộm cắp tài
sản trong vụ án này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 173 BLHS).
Anh (chị) hãy xác định
1.A có phải là người xúi giục B và C phạm tội “trộm cắp tài sản không?
Tại sao?
A không là người xúi giục. Đó chỉ là lời nói bâng quơ. Đúng là trong trường
hợp này, A có nói một câu như có vẻ xúi dục, nhưng câu nói của A không phải là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc B và C trộm cắp. Mặt khác, A cũng không phải
là người xúi dục B và C trộm cắp, cũng không được A và B hứa chia tiền hoặc tài
sản nếu tộm cắp được.
2. D có đồng phạm về tội trộm cắp tài sản với những người phạm tội
trong vụ án này không? Tại sao?
D là đồng phạm. D là người giúp sức vì đã nhận giữ số hàng mặc dù biết do
phạm tội mà có.
Bài tập 8
A và B là bạn bè. Nhân lúc đang ngồi uống cà phê, A rủ B cùng đi ăn
trộm ở nhà bà Q B từ chối vì bà Q là người cùng xóm. Theo yêu cầu của A, B
đã vẽ sơ đổ của nhà bà Q, chỉ vị trí tài sản trong nhà. Không rủ được B cùng
tham gia, A tự thực hiện lấy một mình, lấy được một chiếc xe gắn máy và một
số quần áo, bản lấy tiền chi xài, không chia cho B.
Hãy xác định A và B có đồng phạm hay không? Nếu có, hãy xác định vai
trò của mỗi người?
A và B là đồng phạm. Vì A là người giúp sức, vẽ sơ đồ cho B thực hiện hành
vi phạm tội.
Bài tập 9
A là phụ nữ đã có gia đình Cuộc sống vợ chồng không thuận hòa, hay
cãi nhau. Trong những lần như vậy, A thường bị chống đánh đập rất tàn
nhẫn. A muốn giết chồng nên đã thuê B là tên lưu manh chuyên nghiệp. Sau
khi ngã giá, A và B đi đến thỏa thuận B nhận lời giết chồng của A và sẽ được
nhận 20 triệu đồng và sự việc xảy ra sau đó như đã thỏa thuận
Anh (chị) hãy xác định
1.Có đồng phạm trong việc giết người không? Tại sao?
Avà B đồng phạm trong việc giết người. Vì đã lên kế hoạch, thỏa thuận.
2. Nếu có đồng phạm, hãy xác định vai trò đồng phạm của mỗi người?
A là người tổ chức. B là người thực hành.
3. Mức độ trách nhiệm hình sự của từng người như thế nào?
Người thuê giết người lẫn người giết người thuê đều cố ý phạm vào tội giết
người; nên được coi là đồng phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Theo đó,
người thuê giết người được xác định là người tổ chức. Còn người trực tiếp giết
người thì được xác định là người thực hành. Cả hai người này đều bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội giết người; và phải chịu hình phạt được qui định tại Điều 123
Bộ luật Hình sự .
Ngoài ra, người thuê giết người đã có những tình tiết tăng nặng; và tình tiết
định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự khác; nên hình phạt áp dụng sẽ nặng hơn
với tội giết người thông thường.
Bài tập 10
A, B, C là một nhóm thanh niên có nhiều tiền án, tiền sự Chúng đã
thống nhất kế hoạch hành động là đột nhập vào nhà của một người để lấy
trộm chiếc xe máy trị giá 50 triệu đồng. Theo sự phân công. A đứng ngoài
cảnh giới, trong lúc gia đình chủ nhà ngà say B và C lẻn vào lấy chiếc xe máy.
B và C bị phát giác, cả gia đình chủ nhà hô hoán đuổi bắt. Cả hai chạy ra cửa
thì bị con trai ch nhà giữ C lại. Sẵn có đạo trong người, C đậm chết anh thanh
niên đó. A và B thì chạy thoát Biết rằng trong vụ án này có hai tội phạm là tội
giết người (1 123 BLHS) và tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLTIS), tội giết
người quy định dấu liệu hiệu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc, Anh (chị)
hãy xác định:
1Có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản không? Nếu có thì mỗi người
thực hiện tội phạm với vai trò nào, mức độ trách nhiệm ra sao?
Có đồng phạm. A và người giúp sức. B và C là người thực hành. B và C chịu
trách nhiệm ngang nhau và cao hơn A vì B và C là người thực hành. Hành vi trộm
cắp tài sản trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn nào”
2.Hành vi trộm cắp thực hiện ở giai đoạn nào?
Phạm tội chưa đạt
3.Có đồng phạm tội giết người không?
C đã có hành vi vượt quá người thực hành vì hành vi đâm chết anh thanh
niên là không phải mục đích của hành vi đồng phạm cũng như không có sự thỏa
thuận cùng nhau.
4.Hành vi giết người thực hiện ở giai đoạn nào?
Phạm tội hoàn thành. Vì đâm chết thanh niên đó.
Bài tập 11
A, B, C là bạn bè trong cùng xóm. Do có mâu thuẫn với một số thanh
niên phường bên nên A thường bị họ hiếp đáp, A kế lại cho B và C nghe. Khi
nghe A kể, B và C cùng A thống nhất đến phường bên để hỏi đám thanh niên
kia. Cả ba thống nhất rằng nếu nói chuyện phải quấy không thành thì đánh
nhau để đánh thạnh niên không dám hiếp đáp A nữa. Trước khi đi, C đã giải
theo một con dau nho (A và B không biết). Khi đến nơi, sau khi nói chuyện
không thành A, B, C cùng đâm thanh niên đu đá lẫn nhau. Có bán thỉnh linh
rất cao đảm tới tấp vào một người trong đám thanh niên A, B thấy vậy xông
tới ngăn không cho C tiếp tục đầm. Người bị hại chết trên đang cấp cứu.
Hãy xác định: A, B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi dâm
người của Chay không? Tại sao?
Không phải chịu TNHS về hành vi đam chết người của C. vì C đã vượt quá
trong vụ án có đồng phạm.

Bài tập 12
A đang đi đường thì gặp B - một thanh niên không quen biết, đã suy xin
đổi A cho điều thuốc lá. A không chịu và bỏ đi. B cho là A coi thường minh
nên đã rất cao giất ở thắt lưng ra đâm A sượt qua bờ vai, A bỏ chạy nhưng B
vẫn rượt đuổi cùng với con dao gồm trên tay. Gặp hèm cụt, A hết đường chạy,
nên đã quay mặt lại đối diện với B. giảng được đạo đâm nhiều nhất vào ngực
của B. B chết tại chỗ.
Anh (chị) hãy xác định:
1.Trong tình huống trên quyền phòng vệ có khởi phát không?
Quyền phòng vệ đã có khởi phát.
2. Acó phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B không? Tại sao?
A phải chịu trách nhiệm vì cái chết của B vì A đã có hành vi vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng. Điều kiện khách quan là sau khi giành được dao A không
vứt dao đi mà đã đâm nhiều nhất về B. Khoản 2 điều 22 BLHS
Bài tập 13
H là trạm trưởng một trạm kiểm lâm của Hạt kiểm lâm thuộc tỉnh Q,
nơi mà một thời gian dài từng bị tàn phải nghiêm trọng. Trong một lần đi tuần
tra, trung của II bắt được một bè gỗ khai thác trái pháp nhưng không biết chủ
số gỗ là ai nên H lệnh cho anh em đưa về trụm. Trưa hôm đó, S là chỉ số gởi
trên ve dao vào trạm bảo với H là tại sao thu gỗ của S. Vừa nói S vừa đập phá
để dục, dùng dao khống chế anh em kiểm lâm và bắt mọi người khuẩn gỗ trả
lại bè. H cản lại thì bị S chém 2 nhát vào tay bị thương H vào trạm lấy khẩu
súng AK lên đạn, bản một phát chỉ thiện và lệnh cho S dừng tay. S cầm dao đi
về phía H. H chĩa súng vào người S và bắn 3 phát ở khoảng cách 3m. Hậu quả
là S trùng 3 viên đạn, viên đầu tiên tử trước ra sau xuyên đầu gối trái, 2 viên
sau từ lưng xuyên qua tìm ra phía ngực và chết ngay sau đó một thời gian
ngăn.
Hành vi của H có được coi là phòng vệ chính đáng hay không? Tại sao?
Hành vi của H không được coi là phòng vệ chính đáng. Vì H chỉ cần bắn một
viên ngay đầu gối trái nhưng H đã bắn hai viên vào vị trí yếu điểm dẫn đến F tử
vong dẫn đến vượt quá phòng vệ chính đáng. (Khoản 2 điều 22 BLHS)
CỤM 4
*Nhận định
14. Tình tiết người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc
phục hậu quả” quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 51 của BLHS chỉ được áp dụng
khi chính người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu
quả.
Sai . Vì: có thể là cha mẹ của người chưa thành niên có thể tự nguyê ̣n sữa
chửa, bồi thường thiê ̣t hạI…
15. Không áp dụng tình tiết “phạm tội đối với người dưới 16 tuổi” (Điểm i
Khoản 1 Điều 52 BLHS) trong trường hợp phạm tội do lỗi vô ý.
Sai. Vì:
Khi áp dụng tình tiết “phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai
hoặc người đủ 70 tuổi trở lên” quy định điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
không phụ thuộc vào việc bị cáo có nhận thức được người bị hại là người dưới 16
tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên hay không.
Việc phụ thuộc vào nhận thức của bị cáo chỉ là bắt buộc khi được quy định
rõ trong cấu thành của tội phạm. 
16. Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
Sai. Vì:
Tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được qui định là tình tiết tăng
nặng tại điểm b, khoản 1, Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015. Qui định chi tiết của pháp
luật về tình tiết này như thế nào?
Tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được qui định tại nghị quyết số
01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự thì tình
tiết này được quy định như sau:
 Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ
các điều kiện sau đây:
Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa
hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích;
Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả
của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
17. Một trong những điều kiện để áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS là phải cố ý phạm tội
từ 5 lần trở lên về cùng một tội phạm.
Đúng. Vì:
Tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được qui định là tình tiết tăng
nặng tại điểm b, khoản 1, Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015. Qui định chi tiết của pháp
luật về tình tiết này như thế nào?
Tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được qui định tại nghị quyết số
01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự thì tình
tiết này được quy định như sau:
 Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ
các điều kiện sau đây:
Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa
hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích;
Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả
của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
18. Mọi trường hợp đã bị kết án đều có án tích.
Sai. Vì Khoản 2 Điều 69 BLHS 2015 quy định:
“Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích”.
19. Mọi trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà phạm tội mới đều
bị coi là tái phạm.
Sai. Vì Việc xác định thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm được thực
hiện theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Hình sự, cụ thể như sau:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm
tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
20. Đang chấp hành bản án mà phạm tội mới là tái phạm.
Nhận định: Sai
-Vì:
+ Điều kiện tiên quyết để xem xét có là tái phạm hay không đó là người
phạm tội phải đang còn án tích, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi
phạm tội mới.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 53.
+ Việc đang chấp hành bản án cũng được xem là trong thời hạn người phạm
tội đang còn có án tích. Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ đối với người chưa
thành niên theo Khoản 1 Điều 107 đó là:
“1.Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16;
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng,
tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
->Do vậy, nếu đang chấp hành bản án những tội phạm thuộc một trong
những trường hợp ngoại lệ vừa nêu trên mà lại phạm tội mới thì sẽ không được
xem là tái phạm.
*Bài tập
Bài tập 1
A là tiếp viên hàng không phạm tội buôn lậu được quy định tại Diều 188
BLHS. Hãy xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A
đúng hay sai trong các tình huống sau:
1.A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 188 BLHS
với mức án 3 năm tũ và tịch thu một phần tài sản.
A bị xử phạt về tô ̣I buôn lâ ̣u theo khoản 1 và khoản 5 điều 188 BLHS vớI
mức án 3 năm tù và tịch thu mô ̣t phần tàI sản là đúng. Vì khoản 1 và khoản 5 điều
188 BLHS quy định:
- Theo khoản 1 điều 188 “Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi
thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại
tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm”.
- Theo khoản 5 điều 188 “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản”.
2. A bị xử plit về tôi buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS
với mức ẩn là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cảm hành nghề tiếp viên
hàng không 2 năm
A bị xử phạt về tô ̣I buôn lâ ̣u theo khoản 2 và khoản 5 điều 188 BLHS vớI
mức án 7 năm tù và phạt tiền 20 triê ̣u đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng không
02 năm là đúng. Vì :
- Theo khoản 2 điều 188 “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03
năm đến 07 năm…”.
- Theo khoản 5 điều 188 “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản”.
3 A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS
với mức án là chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản
A bị xử phạt về tô ̣I buôn lâ ̣u theo khoản 4 và khoản 5 điều 188 BLHS vớI
mức án là chung thân và tịch thu toàn bô ̣ tàI sản là sai. Vì:
- Theo khoản 4 điều 188 “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm…”.
- Theo khoản 5 điều 188 “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản”.
Bài tập 2
A phạm tội cố ý gây thương tích nên bị Tòa án áp dụng khoản 1 Dieu
134 BLHS.
Hãy xác định phần hình phạt còn lại mà A phải tiếp tục chấp hành là
bao lâu, nếu:
1.Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giữ 3 ngày và tạm giam 2
tháng và bị Tòa án tuyên 1 năm cải tạo không giam giữ.
Theo khoản 1 điều 36 BLHS thì 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cảI
tạo không giam giữ. Do đó A đã bị tạm giữ 03 ngày và tạm giam 2 tháng tức A đã
chấp hành được 09 ngày 6 tháng cải tạo không giam giữ. Vâ ̣y phần hình phạt còn
lại của A phải chấp hành là 5 tháng 21 ngày cải tạo không giam giữ.
2. Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giam 2 tháng và bị Tòa án
tuyên phạt tù 2 năm.
Theo khoản 1 điều 38 BLHS thì 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
Do đó A đã bị tạm giam 2 tháng tức là đã chấp hành được 2 tháng tù. Vâ ̣y phần
hình phạt còn lạI của A phảI chấp hành là 22 tháng tù.
Bài tập 3
A(17 tuổi) phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và bị đưa
ra xét xử theo khoản 1 Điều 180 BLHS Xét tinh chất nghiêm trọng của hành vi
phạm tội do A thực hiện còn hạn chế, hoàn cảnh cơ nhỡ không có cha mẹ,
không gia đình nên Hội đồng xét xử đưa ra 2 phương án
Phương án thứ nhất là áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với A và áp dụng
biện pháp giáo dục tại trường giảo dưỡng đối với A với thời hạn là 2 năm
Phương án thứ hai là không áp dụng hình phạt cảnh cáo mà chỉ áp dụng
biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng với thời hạn là 2 năm đối với A
Hỏi: Anh (chị) lựa chọn phương án nào? Tại sao? Chỉ rõ cơ sở pháp lý?
Theo ý kiến cá nhân, tôi sẽ chọn phương án 2 vì:
A là người chưa thành niên, mức đô ̣ tham gia trong vụ án còn hạn chế, hoàn
cảnh cơ nhỡ không có cha mẹ, không có gia đình. Trong trường hợp của A là cần
thiết áp dụng biê ̣n pháp đưa vào trường giáo dưỡng vì A không có gia đình, cha
mẹ, sống cơ nhỡ cần đưa A vào Trường giáo dưỡng nhằm mục đích buô ̣c A phải
vào mô ̣t tổ chức giáo dục có kỷ luâ ̣t chă ̣t chẽ để học tâ ̣p, lao đô ̣ng… dưới sự giám
sát quản lý của nhà trường.
Bài tập 4
Tùng 17 tuổi là con trai của chủ cơ sở sửa chữa xe ô tô. Do việc đua xe
trái phép gây tai nạn giao thông nên Tùng đã bị kết án về tỏi đua xe trái phép
theo khoản 1 Điều 266 BLHS với mức án 1 năm tù. Hãy xác định đường lối xử
lý đối với chiếc xe ô tô đó, tiểu
1. Chiếc xe ô tô đó là của khách hàng yêu cầu sửa chữa. Xe được sửa
chữa xong, chưa kịp giao cho khách thì Tùng lên lấy đem đua xe và bị bắt giữ.
Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành
chính người đua xe trái phép như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây: tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc
độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép; đua
xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua
trái phép trên đường giao thông.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô,
xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô
trái phép.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: thực hiện hành vi quy
định tại điểm b Khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, Khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng
Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
2.Chiếc xe ô tô đỏ thuộc quyền sở hữu của cha Tùng. Cha Tùng thường
cho con mình sử dụng chiếc xe ô tô này để đi chơi. Trong lần đua xe này, ông
cũng cho phép Tùng lấy xe đi chơi như mọi lần
(Gợi ý Xem thêm Luật giao thông đường bộ)
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 47 BLHS, do cha Tùng đồng ý cho con sử dụng xe
ô tô nên có thể bị tịch thu.
Bãi tập 5
H là một thanh niên độc thân, đã có hành vi mua bán trái phép chất ma
túy trong một thời gian dài. H bị bắt quả tang cùng với 2 kg heroine được giấu
trong cốp xe ô tô hiệu BMW do chính H đứng tên. Trong quá trình điều tra,
cơ quan điều tra xác định tài sản của H gồm có:
- Một chiếc xe ô tô hiệu BMW trị giá 50.000 USD;
- Một căn nhà có trị giá 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ,
-Một nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư tử lợi nhuận thu được do
buôn bán ma túy. Biết rằng hành vi mua bán trái phép chất ma túy của H
thuộc trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 251 BLHS
Câu hỏi:
1.Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp não de
xử lý 2 kg heroine?
- Dựa vào quy định của BLHS Tòa án áp dụng biê ̣n pháp tịch thu tang vâ ̣t
(2kg heroin) theo quy định tạI điểm c khoản 1 điều 47 BLHS.
2. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào liên
quan đến tài sản của H
-Dựa vào quy định của điểm b, khoản 1, điều 47 BLHS Tòa án áp dụng biê ̣n
pháp tịch thu tàI sản của H gồm mô ̣t chiếc xe hiê ̣u BMW trị giá 50.000 USD và
mô ̣t nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợI nhuâ ̣n thu được do buôn bán ma
túy.
- Riêng căn nhà trị giá 300.000.000đ là tàI sản thừa kế của cha mẹ Tòa án
không áp dụng biê ̣n pháp tịch thu.

Bài tập 6
A mượn xe Honda của B. Sau khi mượn được xe, A đã dùng chiếc xe
này làm phương tiện cướp giật tài sản. Vụ việc bị phát giác, A bị Tòa án xét xử
về tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 171 BLHS. Tòa án phải xử lý như
thế nào đối với chiếc xe của B đã cho A mượn
A bị Tòa án xét xử về tô ̣I cướp tài sản theo quy định tạI khoản 1 điều 171
BLHS. Dựa vào quy định tại khoản 2 điều 47 BLHS Tòa án không áp dụng biê ̣n
pháp tịch thu chiếc xe Honda của B cho A mượn vì B hoàn toàn không biết viê ̣c A
mượn xe của B để thực hiê ̣n viê ̣c phạm tô ̣i của A.

You might also like