You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG


Bài thảo luận số 1
LỚP: 122 – AUF45
Danh sách các sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Lê Trâm Anh – 2053801012020
2. Trần Hồ Trâm Anh – 2053801014014
3. Trần Dương Thiên Đồng – 2053801014041
4. Lê Nguyễn Hữu Khoa – 2053801014109
5. Bùi Nguyễn Nam Phương – 2053801011197
6. Trần Thị Minh Thư – 2053801015130
7. Liễu Hồng Thanh – 205301014237
NHẬN ĐỊNH
2. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi
có một tội phạm được thực hiện.
 Nhận định này sai. Bởi vì, khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh
nhiều quan hệ xã hội (quan hệ dân sự, quan hệ hành chính,…). Trong khi luật hình
sự chỉ điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi
người này thực hiện tội phạm, hay còn gọi là quan hệ pháp luật hình sự.

6. Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm
tội khi có một tội phạm được thực hiện.
 Nhận định này sai. Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh có
một tội phạm xảy ra giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại
phạm tội. Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự gồm:
- Nhà nước (uỷ quyền cho các cơ quan như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Toà án,…
- Người phạm tội (là người thực hiện hành vi phạm tội) và pháp nhân thương
mại phạm tội.

13. Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu
và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
 Nhận định này là sai.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 5 BLHS năm 2015.
Giải thích: Tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm
ấy có một giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa là tội phạm đó
có thể được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu hoặc kết thúc,
hoặc có một thời gian thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

14. Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội
đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
 Nhận định này là đúng.
Căn cứ pháp lý: khoản 3 điều 7 BLHS năm 2015.
Giải thích: Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng
nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng
phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự,
miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và
quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm
tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

15. BLHS năm 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội do người nước
ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
 Nhận định này sai.
Căn cứ theo khoản 2, điều 6 BLHS 2015:
“Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Giải thích: Vì vậy, các hành vi phạm tội do người nước ngoài hay pháp nhân
thương mại phạm tội mà xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam
hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy
định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
thì sẽ bị xử lý theo quy định của BLHS VN 2015.

BÀI TẬP
Bài tập 1:
1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự ? Tại sao?
Quan hệ pháp luật hình sự là : Tòa án và Anh A
Bởi vì: Quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là một đối tượng điều chỉnh của
Luật Hình sự, có hai bên chủ thể tham gia: một bên là Nhà nước và một bên là
người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội với những quyền và nghĩa vụ
pháp lý khác nhau. Mà trong đó Tòa án là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước,
còn anh A là người phạm tội, phải chịu xét xử và chấp hành các biện pháp cưỡng
chế mà Nhà nước đã áp dụng đối với họ. Hai bên chủ thể tham gia là Tòa án và anh
A.
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?
Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là việc
A cố ý gây thương tích cho B với tỷ lệ thương tật 30% do xích mích cá nhân.
3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được
không? Tại sao?
Anh A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình
được, bởi vì:
- Anh A là người đã thực hiện hành vi phạm tội, cố tình gây thương tích cho
anh B. Mà trong quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là một đối tượng điều
chỉnh của Luật Hình sự, có hai bên chủ thể tham gia: một bên là Nhà nước
và một bên là người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội với
những quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nha Người phạm tội phải tham gia
quan hệ pháp luật hình sự chứ không được nhờ ai khác.
- Người phạm tội (anh A) có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước hành vi
phạm tội của mình, đồng có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế
mà Nhà nước đã áp dụng đối với họ.
4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?
Quyền của A:
- A được yêu cầu nhà nước áp dụng chế tài trong giới hạn luật định.
- A được yêu cầu nhà nước đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Nghĩa vụ của A:
- A phải chấp hành các quyết định của nhà nước về việc xử lý đối với hành vi
phạm tội.

Bài tập 3:
1. Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại
A.
Bởi vì, quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là một đối tượng điều chỉnh của
Luật Hình sự, có hai bên chủ thể tham gia: một bên là Nhà nước và một bên là
người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội với những quyền và nghĩa vụ
pháp lý khác nhau. Mà Pháp nhân thương mại A đã phạm tội sản xuất, buôn bán
hàng cấm theo quy định Điều 190 BLHS. Pháp nhân thương mại A phạm tội phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà các chủ thể này đã thực hiện. Pháp nhân
thương mại phạm tội có nghĩa vụ chấp hành quyết định các của các cơ quan Nhà
nước đối với họ.
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?
Pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định
tại Điều 190 BLHS năm 2015.

Bài tập 7:
1. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người vì:
A là công dân Việt Nam và A đã thực hiện hành vi phạm tội mà theo nguyên
tắc quốc tịch thì công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo Luật hình sự của Việt Nam.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 BLHS năm 2015.
2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm vì:
A và cô gái bị hại đều mang quốc tịch Việt Nam dù hành vi không được thực
hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhưng theo nguyên tắc quốc tịch người phạm tộ mang
quốc tịch nào thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự của quốc gia
đó và tương tự với người bị hạ mang quốc tịch nào thì Luật hình sự quốc gia đó
cũng có quyền áp dụng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 BLHS năm 2015.

Bài tập 9:
1. Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?
Điều 133 BLHS năm 1999 có quy định hình phạt nặng hơn cho tội cướp tài sản
hơn Điều 168 BLHS năm 2015 vì sửa đổi sau:
Ở Điều 168 BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội phạm này.
Trong khi đó tại khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 quy định khung hình phạt tù
từ 18 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
2. Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/7/2016
nhưng sau ngày 01/7/2016 mới đem ra xét xử? Tại sao?
Điều 168 BLHS năm 2015 về tội “cướp tài sản” sẽ được áp dụng. Vì căn cứ theo
Khoản 3 Điều 7 BLHS 2015:
“Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy
định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp
dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình
phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định
khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực
hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.”
Theo đó, Khoản 4 Điều 133 BLHS 1999 là khoản có khung hình phạt nặng nhất
quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Còn Khoản 4 Điều 168 quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”.
Vì vây, Điều 168 BLHS 20015 sẽ được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra
trước ngày 01/07/2016 nhưng sau 01/07/2016 mới được mang ra xét xử.

Bài tập thêm:


1. Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm nhưng BLHS năm
2015 đã bỏ tội danh này:
Sẽ áp dụng BLHS năm 2015
Vì hành vi X của A được thực hiện là năm 2014 lúc này BLHS năm 1999 đang
có hiệu lực nhưng hành vi này lại được phát hiện khi BLHS năm 2015 đang có
hiệu lực theo đó áp dụng hiệu lực hồi tố sẽ được áp dụng trong trường hợp nào có
lợi cho người phạm tội là A thì BLHS năm 2015 lại có lợi hơn vì đã bỏ tội danh
này.
2. Đối với hành vi X BLHS năm 199 quy định là tội phạm với hình phạt nhẹ hơn
quy định của BLHS năm 2015:
Sẽ áp dụng BLHS năm 1999.
Vì trường hợp này sẽ không áp dụng hiệu lực hồi tố vì hiệu lực hồi tố chỉ áp
dụng trong trường hợp có lợi cho người phạm tội là A thay vào đó sẽ sử dụng
nguyên tắc hành vi phạm tội thời điểm nào thì sẽ lấy BLHS thời điểm đó để áp
dụng nên sẽ áp dụng BLHS năm 1999 vì quy định tội phạm với hình phạt nhẹ hơn
với hành vi X của A.

You might also like