You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÌNH SỰ
-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

THẢO LUẬN LẦN 1

MÔN: Luật Hình sự Việt Nam- Phần chung

Giảng viên hướng dẫn Th.S Lê Vũ Huy


Họ và tên thành viên MSSV
Lương Thị Thúy Ngân 2153801013165
Nguyễn Kim Ngân 2153801013167
Trần Ngọc Vân Nhi 2153801013191
Nguyễn Thị Như Quỳnh 2153801013214

Trần Nữ Như Quỳnh 2153801013216


Vũ Tuyết Tâm 2153801013222
Đào Thị Mỹ Tiên 2153801013223
Nguyễn Kim Tuyền 2153801013229
Lê Nhật Đan Thanh 2153801013232
Nguyễn Thiên Thanh 2153801013233
Lớp: HS46B1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung được viết tắt

BLHS Bộ luật Hình sự

BLDS Bộ luật Dân sự


I.TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
2. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội
phạm được thực hiện.
Nhận định: Sai.
Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều quan hệ xã hội (quan hệ dân sự, quan hệ
hành chính,…). Trong khi luật hình sự chỉ điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và
người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Đối tượng điều chỉnh của luật Hình sự là quan hệ
xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội khi người, pháp nhân
thương mại này thực hiện một hành vi bị coi là tội phạm. Các quan hệ xã hội này được gọi là quan
hệ pháp luật hình sự.
6. Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội khi có
một tội phạm được thực hiện.
Nhận định: Sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 2, Điều 3 BLHS 2015.
Vì căn cứ theo Điều 2, Điều 3 BLHS 2015 có thể thấy quan hệ pháp luật hình sự không chỉ
điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước với người phạm tội, mà còn điều chỉnh quan hệ giữa Nhà
nước và pháp nhân thương mại phạm tội.
13. Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết
thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhận định: Sai.
Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). 
Nhà nước có quyền buộc người, pháp nhân thương mại phạm tội chịu trách nhiệm hình sự về
hành vi phạm tội mà họ gây ra trên cơ sở quy định của pháp luật.
Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật Hình sự áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội
xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa
của Việt Nam.”
Một tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi:
Tội phạm ấy có một trong những giai đoạn thực hiện tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ Việt
Nam, được thể hiện dưới các dạng: Hành vi phạm tội được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt
Nam; Hành vi phạm tội được bắt đầu trên lãnh thổ Việt Nam và kết thúc ở nước ngoài hoặc ngược
lại; Hành vi phạm tội không được bắt đầu tại Việt Nam mà có giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ
Việt Nam và kết thúc ở nước ngoài hoặc ngược lại; hoặc hành vi phạm tội được thực hiện tại nước
ngoài nhưng hậu quả của tội phạm lại xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam và ngược lại.
Ví dụ: Một công dân nước ngoài mua bán ma túy, người này lấy ma túy từ nước A để vận chuyển
thông qua lãnh thổ Việt Nam thì bị phát hiện, như thế người này cũng xem là thực hiện tội phạm
trên lãnh thổ Việt Nam.
14. Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện
trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Nhận định: Đúng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 7 BLHS 2015. 
Theo khoản 3 Điều 7 BLHS 2015: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết
tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp
dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình
phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì
được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”.
Khoản 3 Điều 7 đã quy định rõ hành vi phạm tội đã được thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu
lực thi hành với điều kiện điều luật đó quy định có lợi cho người phạm tội. Như vậy những điều luật
nào thỏa mãn điều kiện: điều luật trước khi có hiệu lực thi hành nếu có lợi đối với hành vi phạm tội
thì sẽ được áp dụng. 
15. BLHS năm 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội do người nước ngoài, pháp
nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Nhận định: Sai. 
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 6 BLHS 2015.
Theo đó, Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ
luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam
hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chính vì thế mà BLHS năm
2015 vẫn có thể được áp dụng đối hành vi phạm tội do người nước ngoài, pháp nhân thương mại
nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. 
II. BÀI TẬP
Bài tập 1
A là học viên của một trường dạy nghề. Vì có xích mích cá nhân với B là bạn cùng lớp nên đã
đánh B bị thương tích với tỷ lệ thương tật 30%. Vì thế, B phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày và chi
phí điều trị tại bệnh viện là 15.300.000 đồng. Việc A cố ý gây thương tích cho B đã làm phát sinh
các quan hệ pháp luật sau:
- A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B (Theo quy định tại Điều 134
BLHS);
- A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện;
- A bị trường dạy nghề buộc thôi học vì có vi phạm nghiêm trọng quy chế của Nhà trường.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?
3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được không? Tại sao?
4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?
Trả lời:
Câu 1.
Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Tòa án và học viên A.
Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa chủ thể Nhà nước (Tòa án được ủy
quyền) và người phạm tội (học viên A). Quan hệ này được phát sinh khi A phạm tội gây thương tích
tỷ lệ thương tật 30% cho B do xích mích (Điều 134 BLHS hiện hành).
Câu 2.
Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là: A đã đánh B bị
thương tích với tỷ lệ thương tật 30%.
Câu 3.
A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được. Bởi vì:
- Quan hệ pháp luật Hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người, pháp nhân
thương mại phạm tội. Bằng phương pháp quyền uy của mình, Nhà nước là chủ thể trực tiếp có
quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ đã thực hiện. Người
phạm tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước mà không được ủy thác trách nhiệm hình sự cho
người khác. Vì vậy ở đây, A là người phạm tội nên A phải là người chịu trách nhiệm hình sự mà A
đã thực hiện. Không cho phép bất kì ai chịu trách nhiệm hình sự thay cho A (kể cả những người ruột
thịt). Đây cũng chính là nguyên tắc pháp chế - nguyên tắc cơ bản của luật Hình sự. Việc xét xử phải
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; mọi vi phạm pháp luật hình sự phải phát hiện kịp thời, xử lý
nhanh chóng, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không xử oan
người vô tội.
Câu 4.
Quyền: A có quyền yêu cầu Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý hình sự trong giới hạn luật
định và yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình.
Nghĩa vụ: nghĩa vụ của A là phải chấp hành án phạt 1 năm tù mà Toà tuyên phạt. Đồng thời, A
phải bồi thường toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện cho B.
Bài tập 3
Pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190
BLHS. Toà án tuyên phạt pháp nhân thương mại A 1 tỷ đồng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều
190 BLHS. Ông X không thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ là người đại diện theo pháp luật cho
Pháp nhân thương mại A thực hiện các thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
a. Quan hệ giữa Nhà nước với ông X.
b. Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A.
c. Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X.
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?
Trả lời:
Câu 1.
Quan hệ xã hội giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A là quan hệ pháp luật hình sự. 
Bởi vì: “Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội,
pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm”. Sự kiện pháp lý làm phát
sinh quan hệ pháp luật hình sự trong trường hợp này là hành vi tội phạm sản xuất, buôn bán hàng
cấm của Pháp nhân thương mại A đã diễn ra trong thực tế. Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều
190 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) thì Pháp nhân thương mại A bị phạt 1 tỷ đồng cho hành vi
phạm tội này. Như vậy, Pháp nhân thương mại A là chủ thể thực hiện hành vi chứ không phải ông X
(ông X chỉ là người đại diện theo pháp luật cho Pháp nhân thương mại A; quan hệ xã hội giữa ông X
với Pháp nhân thương mại A là quan hệ pháp luật dân sự). Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự
trong tình huống này chính là Nhà nước (Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện quan hệ pháp luật
hình sự, thậm chí là bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành) và Pháp nhân thương mại phạm tội A
(có nghĩa vụ phải tuân thủ những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đề ra). Và Pháp nhân thương
mại A phải chịu trách nhiệm hình sự nếu đủ điều kiện được quy định tại Điều 75 BLHS 2015 sửa
đổi bổ sung 2017.
Đối với quan hệ giữa Nhà nước với ông X sẽ là quan hệ pháp luật dân sự thông thường nếu giữa
hai chủ thể này chỉ có các giao dịch dân sự. Quan hệ xã hội giữa hai đối tượng này chỉ thay đổi
thành quan hệ pháp luật hình sự khi ông X trở thành chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Lúc này,
mối quan hệ được thiết lập sẽ là Nhà nước buộc người phạm tội (ông X) chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm đã thực hiện thông qua trình tự, thủ tục luật định. Còn ở đây, ông X đã được nhận định là
không thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ đại diện theo pháp luật cho Pháp nhân thương mại A. Mối
quan hệ pháp luật dân sự được thiết lập giữa hai chủ thể này sẽ không làm cho ông X trở thành tội
phạm mà hành vi phạm tội này là của cả Pháp nhân A (thực hiện vì mục đích lợi ích của Pháp nhân
thương mại) chứ không phải là của riêng ông X.
Câu 2.
Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là việc pháp
nhân thương mại A đã phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 BLHS
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và bị tuyên phạt 1 tỷ đồng theo quy định của điểm a khoản 5 Điều 190
BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Bài tập 7
A là công dân Việt Nam thường xuyên sang Trung Quốc móc nối với B và C (đều là công dân
Trung Quốc) để thực hiện việc buôn bán người. A về Việt Nam dụ dỗ, hứa hẹn một số phụ nữ Việt
Nam qua Trung Quốc kiếm việc làm với thu nhập cao. A đã đưa một số cô gái Việt Nam qua Trung
Quốc và bán họ cho B và C. Tại Trung Quốc, A cùng B và C đã hiếp dâm các cô gái này rồi sau đó
bán họ cho những người Trung Quốc lấy về làm vợ. Trong vụ án này, có hai hành vi được thực hiện:
hành vi hiếp dâm và hành vi mua bán người.
Anh (chị) hãy xác định:
1. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người không? Tại sao? Chỉ rõ
căn cứ pháp lý;
2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ
pháp lý.
Trả lời:
Câu 1.
BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người.
Vì BLHS 2015 có quy định hành vi mua bán người là một trong những hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người (Điều 150 chương XIV, BLHS hiện hành).
Điều 150 như sau: 
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong
các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: 
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; 
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể
của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; 
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc
điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì động cơ đê hèn;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31%
trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Đối với từ 02 đến 05 người;
g) Phạm tội 02 lần trở lên.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
đ) Đối với 06 người trở lên;
e) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản
chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Câu 2.
BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm. Bởi:
Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự
do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân đều có thể bị xử lý nghiêm minh trước
pháp luật. Trong đó hành vi xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục bị coi là tội phạm và
bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự. Tùy từng dấu hiệu cụ thể của tội phạm mà bị xử lý theo
các tội phạm khác nhau.
Theo khoản 1 Điều 33 của BLDS đã nêu rõ về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính
mạng, sức khỏe, thân thể.
1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật
bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Và khoản 1 Điều 34 của BLDS cũng đã nêu rõ về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Đối với hành vi hiếp dâm, BLHS quy định tại Điều 141 và Điều 142: 
Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của
nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý
muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31% đến 60%;
i) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù
chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%
trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử
phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân
hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
Bài tập 9
Dựa vào quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 và Điều 168 BLHS năm 2015 về tội “cướp tài
sản”.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?
2. Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/7/2016 nhưng sau
ngày 01/7/2016 mới đem ra xét xử? Tại sao?
Biết rằng:
Khoản 1 Điều 133 BLHS 1999 là khoản có khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, quy định:
“Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị
tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười năm.”. Khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 là khoản có khung hình phạt nặng nhất
của điều luật, quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười
tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Trả lời:
Câu 1.

Điều 133 BLHS năm 1999 Điều 168 BLHS năm 2015
 Khoản 1 Điều 133 BLHS 1999 là khoản có  Khoản 1 Điều 168 BLHS 2015 là khoản có
khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, quy khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, quy
định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể
chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.” phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
 Khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 là khoản  Khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015 là khoản
có khung hình phạt nặng nhất của điều luật, quy có khung hình phạt nặng nhất của điều luật, quy
định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”. mươi năm, tù chung thân”.

Cả hai điều luật trên đều quy định về tội “Cướp tài sản”. Nhưng Điều 133 BLHS năm 1999 có
quy định “hình phạt nặng hơn” so với Điều 168 BLHS năm 2015. 
Về cơ bản, các khoản 1, 2, 3 của Điều 133 BLHS năm 1999 và Điều 168 BLHS năm 2015 không
có sự thay đổi. Điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa hai điều luật là về hình phạt được áp dụng quy định
tại khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 và khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015. Theo đó, tại khoản 4
Điều 133 BLHS năm 1999 quy định hình phạt là “từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình”; còn tại khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015 quy định hình phạt là  “từ 18 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân”. Như vậy, theo quy định của BLHS năm 1999, mức hình phạt cao
nhất của tội “Cướp tài sản” là “Tử hình”, còn đối với BLHS năm 2015 là “Tù chung thân”. Điều 168
BLHS năm 2015 về tội “cướp tài sản” có quy định “hình phạt nhẹ hơn” và có tính nhân văn hơn
Điều 133 BLHS năm 1999 về việc loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi khung hình phạt. 
Việc loại bỏ hình phạt “Tử hình” ra khỏi khung hình phạt là hoàn toàn hợp lý, nhằm thực hiện
chủ trương của Đảng và Nhà nước về giảm hình phạt “Tử hình”, góp phần bảo vệ quyền con người
hợp pháp theo tinh thần của Hiến pháp 2013, theo nguyên tắc nhân đạo - một trong những nguyên
tắc cơ bản của luật Hình sự, thể hiện tính nhân văn của pháp luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, tạo cơ hội cho những người phạm tội được phục thiện, tái hòa nhập cộng đồng.
Câu 2.
Trong trường hợp này nên áp dụng Điều 168 BLHS 2015. Vì hai BLHS có cùng mức độ nhẹ nhất
là hình phạt tù từ 03 đến 10 năm cho hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có
hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm
đoạt tài sản. Nhưng mức độ nặng nhất lại khác nhau: 
+ BLHS 2015 là hình phạt tù từ 18 đến 20 năm hoặc chung thân
+ BLHS 1999 là hình phạt tù 18 đến 20 năm, chung thân và tử hình.
Đến ngày 1/7/2016 BLHS 2015 đã được công bố và có hiệu lực thi hành mà sau ngày 1/7/2016
hành vi này mới được đem ra xét xử. 
+ Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 thì:
“1. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016, Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây gọi là Bộ luật
hình sự năm 2015) được áp dụng như sau:
b) Các điều khoản của Bộ luật hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, xóa bỏ một hình phạt, một
tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự,
miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được
áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 00 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà sau
thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét
giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích;”
+ Theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2017 Công bố việc lùi thời hạn thi hành BLHS
2015 tại điểm a, khoản 4, Điều 1 như sau: 
    Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016:
a) Thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự số
100/2015/QH13 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật
Hình sự; tiếp tục áp dụng khoản 2 Điều 1 và các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị
quyết số 109/2015/QH13.
Từ hai Nghị quyết trên, mặc dù BLHS 2015 bị lùi thời hiệu thi hành đến 1/1/2018. Thì trong
khoảng thời gian từ 1/7/2016-1/8/2018. Vẫn được áp dụng hiệu lực bộ luật hình sự về thời gian theo
khoản 3 Điều 7 BLHS 2015:
“3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt
nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình
sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện,
xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội
đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.”
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM PHẦN CHUNG (Tái bản lần thứ nhất, có sửa
đổi, bổ sung).
2. Bộ luật Hình sự (Hiện hành) ( Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
3. Bộ luật Dân sự 2015.
4. Nghị quyết số 144/2016/QH13.
5. Nghị quyết số 109/2015/QH13.

You might also like