You are on page 1of 3

NHẬN ĐỊNH

Câu 2: Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình Sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi
có một tội phạm được thực hiện.
Nhận định trên là SAI.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình Sự là quan hệ xã hội phát sinh xảy ra khi có một tội
phạm xảy ra giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội.
Câu 5: Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người
phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.
Nhận định trên là SAI.
Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội,
pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm. Nhận định cho
rằng quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người
phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện là chưa đúng bởi vì còn thiếu mối quan hệ
giữa Nhà nước và pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện tội phạm.
Câu 11: BLHS Việt Nam chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trên
lãnh thổ Việt Nam.

Nhận định trên là SAI.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015: “1. Công dân Việt Nam hoặc
pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt
Nam.”.

Luật hình sự Việt Nam đã áp dụng nguyên tắc chủ quyền quốc gia, nguyên tắc quốc tịch
bao gồm nguyên tắc quốc tịch chủ động và nguyên tắc quốc tịch thụ động và nguyên tắc
phổ cập. Theo đó, luật Hình sự Việt Nam không chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi
phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, mà còn áp dụng đối với công dân Việt Nam
hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Bộ luật Hình sự Việt Nam còn áp dụng đối với tội phạm xảy ra ngoài lãnh thổ, do người
nước ngoài thực hiện nếu tội phạm đó đã được quy định trong các điều ước quốc tế mà
quốc gia đó là thành viên. 

Câu 12: Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và
kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhận định trên là SAI.

Được coi là tội phạm thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi hành vi phạm tội hoặc hậu quả
của hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Tức là tội phạm đó có thể thực hiện
trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam hoặc bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc hoặc hậu quả của
hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Câu 14: Nguyên tắc chi phối hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội ở ngoài
lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (Điều 6 BLHS) chỉ là nguyên tắc quốc tịch chủ động.

Nhận định trên là SAI.

Hiện nay Luật hình sự Việt Nam đã áp dụng cả hai nguyên tắc quốc tịch chủ động và
nguyên tắc quốc tịch thụ động để quy định hiệu lực của BLHS đối với hành vi phạm tội ở
ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Do vậy, theo nguyên tắc quốc tịch chủ động,
luật hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với hành vi phạm tội do công dân Việt Nam thực
hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam. Còn theo nguyên tắc thụ động, luật hình sự Việt Nam có
hiệu lực đối với hành vi phạm tội cho người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước
ngoài thực hiện hành vi phạm tội đối với công dân Việt Nam.

Câu 16: Một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội
được thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Nhận định trên là ĐÚNG.

CSPL: Khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015

Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình
phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn
trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù
trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì
được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi
hành.

Nhằm đảm bảo pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội để quan hệ đó ổn định và
phát triển theo đúng định hướng, nguyên tắc trên cũng phải tồn tại ngoại lệ , thể hiện tính
mềm dẻo và chính sách nhân đạo của nhà nước.

Ngoại lệ này cho phép áp dụng những quy định mà tại thời điểm thực hiện hành vi, quy
định đó vẫn chưa có hiệu lực thi hành, cụ thể trong các trường hợp sau:
- Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng.
- Quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới.
- Mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình
sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích.
- Quy định khác có lợi cho người phạm tội.
Đặc điểm chung của các quy định trên là nếu áp dụng các quy định mới (chưa có hiệu lực
vào thời điểm xảy ra hành vi phạm tội nhưng đã có hiệu lực tại thời điểm xét xử) thì sẽ có
lợi hơn cho người phạm tội. Người phạm tội có thể sẽ không còn phạm tội hoặc phải chịu
một mức hình phạt nhẹ hơn.

You might also like