You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CLC-46B

THẢO LUẬN MÔN LUẬT HÌNH SỰ

STT Họ và tên MSSV Điểm danh Điểm


1 Trần Quang Minh 2153801011116
2 Đỗ Nguyên Hoàng 2153801015093
3 Phan Hào Kiệt 2153801015112
4 Nguyễn Hữu Huy Minh 2153801012132
5 Huỳnh Ngọc Hiếu 2153801015087
6 Nguyễn Hà My 2153801013157
7 Nguyễn Hoàng Nam 2153801012137
8 Nguyễn Phúc Đăng 2153801014172
Nguyên
9 Nguyễn Lê Uyên Nhi 2153801015189
BÀI 2

NGUỒN VÀ HIỆU LỰC CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM, CẤU TẠO CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 2 năm 2023

Mục lục
1 I. NHẬN ĐỊNH.......................................................................................................1
1.1 Nhận định 2: Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả những quan hệ
xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện..................................................1
1.2 Nhận định 6: Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước
và người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện..............................................1
1.3 Nhận định 13: Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội
phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam?.................................................1
1.4 Nhận định 14: Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với
hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật có hiệu lực thi hành......................2
1.5 Nhận định 15: BLHS 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội do
người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt
Nam. 2
2 II. BÀI TẬP............................................................................................................3
2.1 BÀI TẬP 1:.......................................................................................................3
2.1.1 Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?................................3
2.1.2 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này
là gì? 3
2.1.3 A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình
được không? Tại sao?..............................................................................................3
2.1.4 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?..........3
2.3 BÀI TẬP 3:.......................................................................................................5
2.3.1 Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?.........5
2.3.2 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án là
gì? 5
2.4 BÀI TẬP 7:.......................................................................................................6
2.4.1 BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người
không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý...................................................................6
2.4.2 BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm không? Tại
sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý......................................................................................6
2.5 BÀI TẬP 9:.......................................................................................................7
2.5.1 Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?..........................7
2.5.2 Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày
BLHS năm 2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử? Tại sao? 7
1 I. NHẬN ĐỊNH

1.1 Nhận định 2: Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả những quan hệ xã
hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện.

- Nhận định trên là nhận định sai, bởi vì đối tượng điều chỉnh của luật hình sự chỉ
là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội pháp nhân thương mại
phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm chứ không phải là tất cả quan hệ xã
hội.

1.2 Nhận định 6: Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước và
người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.

- Nhận định sai. Quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là một đối tượng điều
chỉnh của Luật Hình sự, có hai bên chủ thể tham gia: một bên là Nhà nước và một bên
là người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội với những quyền và nghĩa vụ
pháp lý khác nhau. Người phạm tội là người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà
luật hình sự điều chỉnh, có đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách
nhiệm hình sự. Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 bổ sung thêm pháp nhân
thương mại phạm tội là những pháp nhân có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 75
Bộ luật Hình sự. Nhận định đúng khi quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội giữa
nhà nước và người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm
được thực hiện.

1.3 Nhận định 13: Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội
phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam?

- Nhận định sai, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 BLHS quy định: “Bộ luật Hình sự
áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.” Trong trường hợp này, việc tội phạm được coi là thực hiện tại

1
Việt Nam không chỉ có trường hợp tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt
Nam mà còn trường hợp chỉ cần có một trong số các giai đoạn (bắt đầu, diễn ra, kết
thúc) được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì được coi là tội phạm thực hiện trên
lãnh thổ Việt Nam.
- VD: Một người giấu ma tuý để buôn bán đi từ Mỹ và quá cảnh qua Trung Quốc
rồi vào Việt Nam qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Tại sân bay Tân Sơn Nhất thì
người ấy bị bắt (hành vi giấu ma tuý kết thúc tại Việt Nam). Vì vậy, người này vẫn
được coi là tội phạm ở Việt Nam do hành vi giấu ma tuý bị bắt trên lãnh thổ Việt Nam.

1.4 Nhận định 14: Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành
vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật có hiệu lực thi hành.

- Đúng. Bởi vì căn cứ theo khoản 3 điều 7 BLHS về Hiệu lực của BLHS theo
thời gian qui định: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng
nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm
vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình
phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác
có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện
trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.”.

1.5 Nhận định 15: BLHS 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội do
người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh
thổ Việt Nam.

- Sai. Bởi vì căn cứ theo khoản 2 điều 6 BLHS về Hiệu lực của BLHS đối với
những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
qui định rằng người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài
lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định trong trường
hợp hành vi phạm tội ấy xâm hại tới quyền, lợi ích của công dân Việt Nam và nước
Việt Nam hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2
2 II. BÀI TẬP

2.1 BÀI TẬP 1:

2.1.1 Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
- Quan hệ pháp luật hình sự là một đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự, có hai
bên chủ thể tham gia: một bên là Nhà nước và một bên là người phạm tội hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội với những quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau. Trong
trường hợp này, việc A (người phạm tội) do có hành vi phạm tội “cố ý gây thương
tích” và bị toà án (cơ quan có thẩm quyền của nhà nước) đưa ra chế tài là phạt A 1 năm
tù nên quan hệ pháp luật hình sự ở đây là quan hệ giữa nhà nước và A (người phạm
tội).

2.1.2 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là A
đánh bạn cùng lớp là B do có xích mích cá nhân làm B bị thương

2.1.3 A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được
không? Tại sao?
- Quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là một đối tượng điều chỉnh của Luật
Hình sự, có hai bên chủ thể tham gia: một bên là Nhà nước và một bên là người phạm
tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội với những quyền và nghĩa vụ pháp lý khác
nhau.

- Vậy A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự, bởi quan
hệ pháp luật hình sự là quan hệ pháp luật giữa nhà nước và người phạm tội, ở đây A
phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội mình đã gây ra trước nhà nước, là trách
nhiệm cá nhân do chính người phạm tội phải trực tiếp gánh chịu chứ không được ủy
thác trách nhiệm cho thủ thể khác và bằng phương pháp quyền uy, nhà nước sẽ áp đặt
các biện pháp cưỡng chế buộc người phạm tội phải tự mình tham gia quan hệ pháp luật
hình sự.

3
2.1.4 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?
- Trong quan hệ pháp luật hình sự, người phạm tội, ở đây là A, có các quyền và
nghĩa vụ:

+ Quyền của A:
Yêu cầu cơ quan Nhà nước áp dụng chế tài trong giới hạn luật định.
Yêu cầu cơ quan Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
+ Nghĩa vụ của A:
Phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng.

2.2

4
2.3 BÀI TẬP 3:

2.3.1 Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
a. Quan hệ giữa Nhà nước với ông X?

- Quan hệ giữa Nhà nước với ông X không phải là quan hệ pháp luật hình sự.
Quan hệ pháp luật hình sự được hiểu là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và
người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội
phạm, trong trường hợp này, ông X chỉ là người đại diện pháp nhân thương mại A thực
hiện các thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng, không thực hiện hành vi vi phạm và
không phải người phạm tội. Vì thế, không tồn tại quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà
nước và ông X.

b. Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A?

- Pháp nhân thương mại A đã có hành vi phạm tội và phạm vào tội sản xuất, buôn
bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Vì
thế giữa Nhà nước và pháp nhân thương mại A tồn tại quan hệ xã hội phát sinh giữa
Nhà nước và pháp nhân thương mại phạm tội, đây cũng chính là quan hệ pháp luật hình
sự.

c. Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X?

- Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X không phải quan hệ pháp luật
hình sự mà là quan hệ pháp luật dân sự vì ông A chỉ là người đại diện theo pháp luật
cho pháp nhân thương mại A thực hiện các thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng.

2.3.2 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án là gì?

- Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự là hành vi phạm tội đã
thực hiện trên thực tế. Vì thể, trong vụ án trên, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ

5
pháp luật hình sự chính là việc pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán
hàng cấm.

6
2.4 BÀI TẬP 7:
2.4.1 BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người không? Tại
sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
- BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng với hành vi mua bán người do đây là hành
vi phạm tội theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 BLHS là việc có hành vi phạm tội bên
ngoài lãnh thổ Việt Nam sẽ đều có hiệu lực áp dụng trong 2 trường hợp:
+ TH1: Người có hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam là
công dân Việt Nam mà bộ luật này quy định là tội phạm.
+ TH2: Trong trường hợp tội phạm đó là người nước ngoài xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của nạn nhân là công dân mang quốc tịch Việt Nam thì sẽ vẫn có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
- Trong trường hợp này, việc buôn bán người là hành vi phạm tội được quy định
và có chế tài cụ thể tại Điều 150 BLHS. Trong đó, đối tượng có hành vi mua bán
người là A (công dân Việt Nam) và B, C (công dân Trung Quốc) đối với các nạn nhân
là công nhân Việt Nam đều thoả điều kiện quy định trong các trường hợp tại khoản 1,2
Điều 6 BLHS về việc hiệu lực của BLHS với hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt
Nam. Do đó, BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người.
2.4.2 BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm không? Tại sao?
Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
- BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm của anh A là
công dân Việt Nam và anh B, anh C, căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 Bộ Luật
Hình Sự hiện hành quy định. Trên thực tế, việc hiếp dâm của anh A, anh B và anh C
sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật nước sở tại mà tội phạm được thực hiện tại
Trung Quốc. Tuy nhiên, giữa Việt Nam và Trung Quốc có Hiệp định tương trợ tư pháp
về các vấn đề dân sự và hình sự năm 1998 nên hành vi hiếp dâm người khác ở nước
ngoài có thể được xử phạt theo luật Việt Nam. Như vậy, BLHS Việt Nam vẫn có hiệu
lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm trên.

7
2.5 BÀI TẬP 9:

2.5.1 Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?
- Khoản 1 Điều 168 BLHS hiện hành là khoản có khung hình phạt nhẹ nhất của
điều luật, quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc
có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”
- Khoản 4 Điều 168 BLHS hiện hành là khoản có khung hình phạt nặng nhất của
điều luật này, quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”

- Như vậy, so với BLHS năm 1999 quy định về tội “cướp tài sản” thì BLHS hiện
hành đã có những chỉnh sửa, bổ sung rõ ràng hơn, giảm nhẹ khung hình phạt và bỏ
hình phạt tử hình đối với tội danh này. Cụ thể, tại khoản 4 Điều 133 BLHS 1999 thì
ngoài mức phạt tương tự như khoản 4 Điều 168 BLHS hiện hành thì có quy định về
việc tử hình. Với khoản 4 Điều 168 BLHS hiện hành thì người phạm tội thuộc một
trong các trường hợp đã quy định thì bị phạt từ từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân, không có tử hình.

2.5.2 Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày BLHS
năm 2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử? Tại sao?
- Theo quan điểm của nhóm em đối với hành vi phạm tội “Cướp tài sản” trước
ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử thì nên
áp dụng điều khoản của bộ luật mới thay vì điều khoản BLHS năm 1999. Đối với pháp
luật hình sự, một nội dung quan trọng của chính sách hình sự phù hợp với chính sách
nhân đạo, tiến bộ là không áp dụng quy định mới nặng hơn với những hành vi đã xảy
ra trước đó và áp dụng sớm những quy định có lợi cho hành vi phạm tội.
- VD: Giả sử trường hợp một người phạm tội “Cướp tài sản” với tội danh chiếm
đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên vào ngày 31/12/2016 (ngày BLHS 1999
vẫn còn hiệu lực). Nếu sau thời điểm đó, cụ thể là ngày 1/1/2017 (ngày BLHS 2015 có
hiệu lực) đem ra xét xử mà áp dụng BLHS 1999, thì khung hình phạt cao nhất người đó
có thể bị tòa tuyên là tử hình. Ngược lại, việc ta áp dụng BLHS 2015 cho trường hợp

8
này thì khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. Việc áp dụng như vậy là hoàn toàn
thể hiện tính nhân đạo của Pháp Luật Việt Nam.

You might also like