You are on page 1of 10

MỤC LỤC

A. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN.............................................................................................1


Câu 2: Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi
có một tội phạm được thực hiện............................................................................................1
Câu 5: Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và
người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.............................................................1
Câu 11: BLHS Việt Nam chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trên
lãnh thổ Việt Nam..................................................................................................................1
Câu 12: Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và
kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.............................................................................................2
Câu 14: Nguyên tắc chi phối hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội ở ngoài
lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (Điều 6 BLHS) chỉ là nguyên tắc quốc tịch chủ động...2
Câu 16: Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã
thực hiện trước khi điều luật đó có hiện hành.......................................................................2
B. BÀI TẬP..............................................................................................................................3
BÀI TẬP 1............................................................................................................................3
1.1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự?...............................................................3
1.2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?......3
1.3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được
không? Tại sao?.................................................................................................................3
1.4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?.........................3
BÀI TẬP 4............................................................................................................................4
Hãy xác định loại quy định của quy phạm pháp luật hình sự trong các điều luật sau......4
4.1. Điều 157 BLHS...........................................................................................................4
4.2. Điều 168 BLHS...........................................................................................................4
4.3. Điều 260 BLHS...........................................................................................................4
BÀI TẬP 6............................................................................................................................4
6.1. Hành vi phạm tội của ông Sổn T có được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
hay không? Tại sao?..........................................................................................................4
6.2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của Sổn T không? Tại
sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?..............................................................................................4
6.3. Giả sử, trong vụ án trên, cơ quan chức năng bắt được người đàn ông Việt Nam (có
quốc tịch Việt Nam) thì BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với người này không?
Tại sao?..............................................................................................................................5
BÀI TẬP 8............................................................................................................................5
8.1. Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?..........................................5
8.2. Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày BLHS năm
2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử? Tại sao?...........................5
BÀI TẬP 9:...........................................................................................................................6
Anh (chị) hãy xác định: BLHS nào được áp dụng đối với hành vi của A trong những
trường hợp sau đây? Tại sao?...........................................................................................6
9.1. Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm nhưng BLHS 2015 đã bỏ
tội danh này........................................................................................................................6
9.2. Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm với hình phạt nhẹ hơn quy
định của BLHS năm 2015..................................................................................................7
A. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN
Câu 2: Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi
có một tội phạm được thực hiện.
Nhận định sai.
Vì khi có một tội phạm được thực hiện sẽ làm phát sinh nhiều quan hệ xã hội như
giữa người phạm tội và nạn nhân, giữa cơ quan điều tra với người phạm tội,… mà đối tượng
điều chỉnh của Luật Hình sự chỉ có quan hệ xã hội giữa Nhà nước và tội phạm, pháp nhân
thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện phạm tội. Ta có thể thấy, căn cứ theo
Điều 2 BLHS 2015, chỉ người phạm tội và pháp nhân thương mại nào phạm một tội được
quy định tại BLHS thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự (hay trách nhiệm trước nhà nước).
Do vậy, đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự không phải là tất cả các quan hệ xã hội phát
sinh khi có một tội phạm được thực hiện.
CSPL: Điều 2 BLHS 2015.
Câu 5: Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và
người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.
Nhận định sai.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và
người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm.
Như vậy, không chỉ có quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người phạm tội mà còn
có giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại phạm tội.
CSPL: Điều 8 BLHS 2015.
Câu 11: BLHS Việt Nam chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trên
lãnh thổ Việt Nam.
Nhận định sai.
Vì ngoài áp dụng đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì tại Điều 6
BLHS có quy định “Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong 3 trường hợp: do công dân Việt
Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam; do công dân nước ngoài và pháp nhân thương
mại nước ngoài diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam tuy nhiên ảnh hưởng, xâm hại đến quyền,

1
lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Việt Nam; diễn ra
trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Như vậy,
hành vi phạm tội thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam thì BLHS Việt Nam vẫn có hiệu lực
trong các trường hợp luật quy định.
CSPL: Điều 6 BLHS 2015.
Câu 12: Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và
kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhận định sai.
Không chỉ trong trường hợp có bắt đầu và kết thúc ở Việt Nam mà còn bao gồm cả
trường hợp tội phạm đó chỉ cần có một trong số các công đoạn (bắt đầu, diễn ra, kết thúc)
được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì cũng được coi là tội phạm thực hiện trên lãnh thổ
Việt Nam
CSPL: Điều 5 BLHS 2015.
Câu 14: Nguyên tắc chi phối hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội ở ngoài
lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (Điều 6 BLHS) chỉ là nguyên tắc quốc tịch chủ động.
Nhận định sai.
Nguyên tắc chi phối hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh
thổ nước CHXHCN Việt Nam không chỉ là nguyên tắc quốc tịch chủ động mà bao gồm
nguyên tắc quốc tịch chủ động, nguyên tắc quốc tịch thụ động, nguyên tắc phổ cập.
Căn cứ vào chủ thể phạm tội là cá nhân, pháp nhân thương mại Việt Nam hay nước
ngoài thì sẽ áp dụng các nguyên tắc khác nhau. Cụ thể:
- Tại khoản 1 Điều 6 BLHS, nguyên tắc chi phối là nguyên tắc quốc tịch chủ động.
- Tại khoản 2 Điều 6 BLHS, nguyên tắc chi phối là nguyên tắc quốc tịch thụ động.
- Tại khoản 3 Điều 6 BLHS, nguyên tắc chi phối là nguyên tắc phổ cập.
CSPL: Điều 6 BLHS 2015.
Câu 16: Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã
thực hiện trước khi điều luật đó có hiện hành.
Nhận định đúng.
Theo nguyên tắc, phạm tội tại thời điểm nào thì áp dụng điều luật tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, nếu hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định khoản 3 Điều 7
2
BLHS 2015 thì được ưu tiên áp dụng luật mới (luật chưa có hiệu lực pháp luật khi hành vi
phạm tội xảy ra) nếu điều luật đó quy định theo hướng có lợi hơn cho người phạm tội.
CSPL: khoản 1, 3 Điều 7 BLHS 2015.
B. BÀI TẬP
BÀI TẬP 1
1.1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự?
Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa A và Tòa án vì quan hệ pháp luật hình sự
là quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội.
1.2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?
Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự: A đánh B bị thương tích với
tỷ lệ tổn thương cơ thể là 30%.
1.3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được
không? Tại sao?
A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được, vì:
Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 2 “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự
quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Theo đó, người được nhờ thay thế tham gia
quan hệ pháp luật hình sự không phạm tội nào trong Bộ luật hình sự thì không thể chịu trách
nhiệm hình sự.
Thứ hai, xuất phát từ phương pháp điều chỉnh của luật HÌnh sự là phương pháp
quyền uy, tức không có sự thỏa thuận: trách nhiệm của chủ thể phạm tội về tội phạm được
thực hiện là trách nhiệm trước nhà nước, trách nhiệm đó là trách nhiệm cá nhân, do chính
chủ thể phạm tội phải trực tiếp gánh chịu chứ không được “ủy thác” trách nhiệm cho chủ thể
khác1
1.4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?
Quyền của A: có quyền yêu cầu Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý theo luật định,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nghĩa vụ pháp lý của A: chấp nhận các quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi
phạm tội.

1
Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – phần chung, tr.10
3
BÀI TẬP 4
Hãy xác định loại quy định của quy phạm pháp luật hình sự trong các điều luật sau:
4.1. Điều 157 BLHS
Quy định tại Điều 157 BLHS về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là quy
định giản đơn. Vì quy định tại khoản 1 Điều này chỉ nêu tên tội danh mà không mô tả dấu
hiệu pháp lý của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
4.2. Điều 168 BLHS
Quy định tại Điều 168 BLHS về tội cướp tài sản là quy định mô tả. Vì quy định tại
khoản 1 Điều này đã mô tả dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng không thể chống cự nhằm chiếm đoạt tài sản.
4.3. Điều 260 BLHS
Quy định tại Điều 260 BLHS về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ là quy định viện dẫn. Vì quy định tại khoản 1 Điều này có nêu tên tội danh nhưng muốn
xác định hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ phải dẫn chiếu đến Luật
Giao thông đường bộ.
BÀI TẬP 6
6.1. Hành vi phạm tội của ông Sổn T có được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam hay
không? Tại sao?
Hành vi phạm tội của Sổn T được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Theo
khoản 1 Điều 5 BLHS 2015, một hành vi được coi là hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt
Nam khi:
(i) Hành vi đó thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam; (ii) Hành vi đó bắt đầu, diễn ra
hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam. Trong tình huống trên, Sổn T đang có hành vi vận
chuyển trái phép chất ma túy tại tỉnh Sơn La (thuộc lãnh thổ Việt Nam) nên được coi là
phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.
6.2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của Sổn T không? Tại
sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?
BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của Sổn T. Căn cứ vào
khoản 1 Điều 5 BLHS 2015: “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội
4
thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Ở đây, hành vi vận
chuyển trái phép chất ma túy của Sổn T được thực hiện tại tỉnh Sơn La (Việt Nam) nên được
coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với
hành vi phạm tội của Sổn T.
6.3. Giả sử, trong vụ án trên, cơ quan chức năng bắt được người đàn ông Việt Nam (có
quốc tịch Việt Nam) thì BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với người này không?
Tại sao?
BLHS Việt Nam có áp dụng đối với người này. Vì vụ án trên có một giai đoạn được
thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam (Sổn T giao ma túy cho người đàn ông Việt Nam đã gọi
điện cho Sổn T tại khu vực nghĩa trang ở tỉnh Sơn La). Theo khoản 1 Điều 5 BLHS 2015
“Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Như vậy, luật hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với
bất kỳ ai là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch nếu họ phạm tội
trên lãnh thổ Việt Nam.
BÀI TẬP 8
8.1. Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?
Điều 168 BLHS 2015 là quy định hình phạt nặng hơn so với Điều 133 BLHS 1999.
Vì:
Thứ nhất, các dấu hiệu định tính gây hậu quả nghiêm trọng; gây hậu quả rất nghiêm
trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4) được
quy định cụ thể trong từng khoản.
Thứ hai, Điều 168 BLHS 2015 quy định thêm vào điểm h khoản 2 Điều 168 là tái
phạm nguy hiểm. Như vậy, khi mà một chủ thể mà tái phạm nguy hiểm về tội trộm cắp thì sẽ
bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tù.
Thứ ba, Điều 168 BLHS 2015 bổ sung vào điểm c khoản 3 Điều 168 là lợi dụng thiên
tai, dịch bệnh mà trộm cắp thì cũng sẽ phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Như vậy, khi mà chủ
thể lợi dụng những điều kiện tự nhiên đó mà cướp tài sản thì cũng sẽ bị phạt tù.

5
8.2. Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày BLHS năm
2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử? Tại sao?
Điều 133 BLHS năm 1999 được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày
BLHS 2015 năm 2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử. Vì điểm c
khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 quy định:“các điều luật bổ sung hành vi phạm
tội mới, các điều luật quy định một hình phạt mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết
tăng nặng mới; các điều luật quy định hạn chế phạm vi miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình
phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội thì
không áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01
năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối
với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích; trong trường hợp
này, vẫn áp dụng quy định tương ứng của các văn bản quy phạm pháp luật về hình sự có
hiệu lực trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 để giải quyết”. Theo quy định trên
thì có thể thấy do điều luật của BLHS năm 2015 quy định hình phạt nặng hơn không có lợi
cho người phạm tội do đó không được áp dụng cho hành vi phạm tội xảy ra trước ngày
BLHS năm 2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử mà áp dụng quy
định tương ứng của các văn bản quy phạm pháp luật về hình sự trước ngày BLHS 2015 có
hiệu lực tức BLHS năm 1999.
BÀI TẬP 9:
Anh (chị) hãy xác định: BLHS nào được áp dụng đối với hành vi của A trong những
trường hợp sau đây? Tại sao?
9.1. Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm nhưng BLHS 2015 đã bỏ
tội danh này.
BLHS được áp dụng đối với hành vi của A trong trường hợp này là BLHS 2015.
Hành vi X của anh A diễn ra từ năm 2014 kéo dài đến năm 2018 thì bị phát hiện, theo quy
định tại khoản 1 Điều 7 BLHS 2015 thì hành vi xảy ra lúc nào thì áp dụng điều luật có hiệu
lực vào thời điểm đó nhưng vì BLHS hiện hành lại có lợi hơn cho người phạm tội thì sẽ
được áp dụng hiệu lực hồi tố theo khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 quy định: “Điều luật xóa bỏ
một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một
tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự,
6
loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều
kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành
vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.”
Như vậy, trong trường hợp này, bộ luật mới quy định có lợi hơn cho người phạm tội nên
hành vi của anh A sẽ được áp dụng theo BLHS 2015.
CSPL: khoản 3 Điều 7 BLHS 2015.
9.2. Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm với hình phạt nhẹ hơn quy
định của BLHS năm 2015.
BLHS được áp dụng đối với hành vi của A trong trường hợp này là BLHS năm 1999.
Theo tình huống được nêu ra chúng ta xác định được hành vi của anh X diễn ra từ năm 2014
kéo dài đến năm 2018 và vào tháng 9/2018 thì bị phát hiện. Lúc này BLHS 2015 đã có hiệu
lực thi hành. Vì vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 BLHS 2015 thì hành vi phạm
tội xảy ra lúc nào thì áp dụng điều luật có hiệu lực vào thời điểm đó. Như vậy, hành vi của
anh A sẽ bị xử lý theo quy định của BLHS 2015. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 7 BLHS
2015 quy định: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy
định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án
treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt,
tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội,
thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi
hành.”. Có thể hiểu, theo quy định thì nếu điều luật nào có lợi cho người phạm tội hơn thì
được áp dụng hiệu lực hồi tố. Như vậy, trong trường hợp này, BLHS 1999 quy định có lợi
hơn cho người phạm tội nên hành vi của anh X sẽ được áp dụng theo BLHS 1999.
CSPL: khoản 1,3 Điều 7 BLHS 2015.

You might also like