You are on page 1of 21

Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.

com/congchuc24h

Câu 1. Nêu khái niệm tội phạm, phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc xác định đúng
các loại tội phạm theo quy định tại Điều 8 BLHS. .............................................................. 2
Câu 2.Trình bày dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm. ........................ 3
Câu 3.Trình bày dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội
phạm, ý nghĩa của việc nghiên cứu dấu hiệu đó. ................................................................. 4
Câu 4.Trình bày khái niệm người có năng lực trách nhiệm hình sự và phân tích các
dấu hiệu của tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. ..................................... 5
Câu 5.Phân tích các dấu hiệu của đồng phạm; ý nghĩa của việc xác định dấu hiệu của
đồng phạm. .............................................................................................................................. 6
Câu 6.Phân tích các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng
phạm. ....................................................................................................................................... 7
Câu 7.Phân tích các điều kiện của phòng vệ chính đáng và điều kiện của vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng. ...................................................................................................... 9
Câu 8.Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin theo qui định của
BLHS. .................................................................................................................................... 10
Câu 9.Phân biệt trường hợp vô ý phạm tội vì cẩu thả với trường hợp gây hậu quả nguy
hại cho xã hội vì sự kiện bất ngờ theo qui định của BLHS. ............................................. 11
Câu 10.Trình bày khái niệm, điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ.
Nghĩa vụ của người bị kết án cải tạo không giam giữ. ...................................................... 12
Câu 11. Trình bày khái niệm, các căn cứ để cho hưởng án treo. Phân biệt án treo với
hình phạt cải tạo không giam giữ. ...................................................................................... 13
Câu 12. Hãy cho biết nhân thân người phạm tội có ý nghĩa như thế nào trong việc giải
quyết trách nhiệm hình sự của họ và tại sao có ý nghĩa đó. ............................................. 14
PHÂN BIỆT .......................................................................................................................... 15
Câu 1: Phân biệt Tội giết người ở gđ chuẩn bị phạm tội với Tội đe dọa giết người ...... 15
Câu 2: Phân biệt Tội giết người thực hiện phạm tội chưa đạt với Tội cố ý gây thương
tích.......................................................................................................................................... 15
Câu 3: Phân biệt Tội giết người với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác dẫn đến hậu quả chết người. ........................................................... 16
Câu 4: phân biệt tội cướp tài sản(đ168) và cưỡng đoạt tài sản (đ170) ............................ 17
Câu 5: phân biệt tội cướp ts với tôi công nhiên chiếm đoạt ts ......................................... 17
Câu 6: phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt ts với lội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ts... 18
Câu 7: phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản của nhà
nước và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nn ....................................... 18
Câu 8: phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản ................................................ 19
Câu 9: phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản ............... 20

1
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

Câu 1. Nêu khái niệm tội phạm, phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc xác định đúng
các loại tội phạm theo quy định tại Điều 8 BLHS.
1. Khái niệm tội phạm:
“ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của
bộ luật này phải bị xử lý hình sự.” (khoản 1 điều 8 BLHS 2015).
2. Phân loại tội phạm:
Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy
định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà
mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm
tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên
07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy
định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
3. Ý nghĩa của việc xác định đúng đắn các loại tội phạm:
- Phân loại tội phạm giúp cho việc áp dụng đúng đắn một số quy định của BLHS như:
+ Đối với những trường hợp lần đầu phạm tội là tội ít nghiêm trọng thì có thể áp
dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, có thể giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình
giám sát, giáo dục (điểm đ khoản 1 Điều 3 BLHS).
+ Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112,
113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302,
303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. (Điều 14 BLHS).
+ Hình phạt Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có
nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. (Điều 34 BLHS 2015)
+ hình phạt Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với
người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có
nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly
người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào
thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng
03 ngày cải tạo không giam giữ. (khoản 1 Điều 36)
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ
những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. (khoản 1 Đ 12)

2
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

+ Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu
xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại
Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3
Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. (K4 Đ91)
+ Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng
ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ
hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn
thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. (K6 Đ 91) q
+Xác định đúng các loại tội phạm có ý nghĩa để xác định các trường hợp được coi là
tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 53 BLHS 2015)
+ Việc xác định và áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự phải căn cứ
vào loại tội phạm trong từng trường hợp phạm tội cụ thể (Điều 27 BLHS).
- Việc phân loại tội phạm còn có ý nghĩa trong việc áp dụng đúng đắn các quy định khác có
liên quan đến việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, nhất là luật Tố tụng hình sự (các
chế định như biện pháp ngăn chặn, thời hạn điều tra, thời hạn truy tố, thẩm quyền xét xử)
Câu 2.Trình bày dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm.
- Khái niệm mặt khách quan của tội phạm: Là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những
biểu hiện cuả tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt khách quan
của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm.
- Các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm bao gồm: Hành vi khách quan nguy hiểm
cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, điạ điểm phạm tội.
- Hành vi khách quan là dấu hiệu cơ bản trong mặt khách quan của tội phạm, là dấu hiệu
bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm.Không có hành vi khách quan thì không có tội phạm
- Đặc điểm của dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm:
+ Có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội: hành vi khách quan của tội phạmxâm hại đến
những quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự, vì thế đã gây ra hoặc đe dọa gây
ra thiệt hại đáng kể.
+ Là hoạt động có ý thức và ý chí. Hành vi khách quan của tội phạm phải là hành vi được ý
thức của chủ thể kiểm soát và ý chí của chủ thể điều khiển.
+ Là hành vi trái pháp luật hình sự: hành vi đó phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội
phạm được qui định trong Luật hình sự, nên thường gọi là tính được qui định trong Luật
hình sự hay tính trái pháp luật hình sự.
- Hình thức thể hiện của hành vi khách quan của tội phạm:
+ Hành động (phạm tội): Là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình
thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm thông qua việc chủ
thể làm một việc bị pháp luật cấm.
Hành động (phạm tội) có thể tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm hoặc
thông qua công cụ, phương tiện. Hành động (phạm tội) có thể được thực hiện bằng lời nói
hoặc việc làm…
+ Không hành động (phạm tội):
Là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác
động, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà
pháp luật yêu cầu phải làm, mặc dù có đủ điều kiện để làm.

3
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

Biểu hiện: chủ thể đã không làm một việc có nghĩa vụ pháp lý phải làm, trong khi có đủ
điều kiện để làm.
Điều kiện để việc không hành động trở thành hành vi phạm tội:
Chủ thể có nghĩa vụ pháp lý phải làm (nghĩa vụ phát sinh do luật định, nghĩa vụ phát sinh
do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nghĩa vụ phát sinh do nghề nghiệp,
nghĩa vụ phát sinh do hợp đồng, nghĩa vụ phát sinh do xử sự trước đó của chủ thể).
Chủ thể có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ, tức là có đủ khả năng (năng lực cá nhân để
hành động thực hiện nghĩa vụ) và điều kiện (yếu tố khách quan để thực hiện nghĩa vụ, như
có máy móc, thiết bị, dụng cụ hỗ trợ…).
- Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan:
+ Tội ghép: Là tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều hành vi khác
nhau xảy ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau.
+ Tội kéo dài: là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không gián đoạn
trong khoảng thời gian dài.
+ Tội liên tục: Là tội phạm có hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra
kế tiếp nhau về thời gian, xâm hại cùng khách thể và bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ
thể thống nhất.
- Ý nghĩa của việc xác định dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm:
+ Trong việc định tội: giúp xác định hành vi đã thực hiện có cấu thành tội phạm hay không,
cấu thành tội gì.
+ Trong việc định khung hình phạt: hành vi thực hiện được quy định tại khung hình phạt
nào.
+ Trong việc quyết định hình phạt.
Câu 3.Trình bày dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội
phạm, ý nghĩa của việc nghiên cứu dấu hiệu đó.
- Khái niệm mặt khách quan của tội phạm: Là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những
biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt khách quan
của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm
- Các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã
hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; công cụ,
phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, điạ điểm phạm tội
- Khái niệm: hậu quả của tội phạm là thiệt hại mà hành vi phạm tội đã gây ra cho quan hệ xã
hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.
- Biểu hiện: Hậu quả của tội phạm thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các
bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Tính chất, mức độ của hậu quả
thể hiện ở tính chất, mức độ làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động.
Thể hiện:
+ Sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên của con người:
Thiệt hại về thể chất, bao gồm thiệt hại về tính mạng (hậu quả chết người), thiệt hại về sức
khỏe (hậu quả thương tích hoặc các tổn hại cho sức khỏe)
Thiệt hại về tinh thần, bao gồm thiệt hại gây ra cho nhân phẩm, danh dự, tự do của con
người.
+ Sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng vật chất (thiệt hại về vật chất). Ví dụ: tài
sản bị phá hủy, bị hủy hoại, bị chiếm đoạt, bị sử dụng, bị chiếm giữ trái phép
+ Sự biến dạng xử sự của con người: biến dạng xử sự của chính chủ thể hoặc xử sự của
người khác. Ví dụ: xử sự tự sát là kết quả của hành vi xúi giục người khác tự sát hoặc hành
vi bức tử; xử sự sống sa đọa hoặc phạm pháp là hậu quả của hành vi dụ dỗ người chưa thành
niên phạm pháp…

4
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

- Các loại hậu quả của tội phạm;


+ Hậu quả vật chất.
+ Hậu quả về thể chất.
+ Hậu quả về tinh thần.
+ Hậu quả khác.
- Ýnghĩa của việc nghiên cứu dấu hiệu hậu quả của tội phạm:
+ Việc xác định hậu quả của tội phạm có ý nghĩa trong việc định tội đối với một số tội
phạm, nhất là các tội phạm có lỗi vô ý
+ Là cơ sở để xác định giai đoạn phạm tội ( tội phạm hoàn thành hay chưa hoàn thành) của
nhiều tội phạm
+ Việc xác định hậu quả của tội phạm có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt, đối với
những trường hợp hậu quả hoặc mức độ hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội
phạm tăng nặng
+ Việc xác định hậu quả và mức độ hậu quả cũng là cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm, làm căn cứ để quyết định hình phạt.
Câu 4.Trình bày khái niệm người có năng lực trách nhiệm hình sự và phân tích các
dấu hiệu của tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
1. Người có năng lực trách nhiệm hình sự:
- Khái niệm: người có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội trong khi có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội trong hành
vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi đó.
+ Khả năng nhận thức: là khả năng nhận biết được tính chất nguy hiểm cho xã hội củahành
vi, khả năng nhận thức được hành vi đó bị pháp luật cấm
+ Khả năng điều khiển hành vi: là khả năng định hướng hành vi theo hướng lựa chọn cách
xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội, khả năng kiềm chế không thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội và bị pháp luật
- Điều kiện để xác định người có năng lực trách nhiệm hình sự:
+ Đủ độ tuổi theo luật định.
+ Có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi.
- Có năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện bắt buộc để xác định yếu tố chủ thể của mọi
tội phạm.
2. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:
- Khái niệm: Người ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là
người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Dấu hiệu xác định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:
+ Về y học: Người ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự phải là
người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh
khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.
+ Về dấu hiệu tâm lý:Người ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình
sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đã mất năng lực nhận
thức hoặc năng lực điều khiển hành vi. Có hai trạng thái tâm lý sau đây:
Mất khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mất khả năng
điều khiển hành vi đó.
Còn khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhưng mất khả
năng điều khiển hành vi ấy

5
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

Hai dấu hiệu trên là điều kiện cần và đủ để xác định một người ở trong tình trạng
không có năng lực trách nhiệm hình sự, trong đó dấu hiệu y học có vai trò như nguyên nhân
và dấu hiệu tâm lý có vai trò như kết quả.
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực
trách nhiệm hình sự không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người này phải áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
- Phân biệt người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự với người có năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế (trường
hợp một người do mắc bệnh nên năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi bị hạn
chế - Ý nghĩa của việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự và tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự:
+ Trong việc định tội: Việc xác định một người có hay không có năng lực trách
nhiệm hình sự trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là cơ sở để xác định người
đó có phải là chủ thể của tội phạm hay không.
+ Trong việc quyết định biện pháp xử lý:
Nếu một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự thì phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với họ.
Nếu một người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng lâm vào
tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự trước khi bị kết án thì cũng được áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh, sau khi khỏi bệnh họ có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình
sự.
+ Trong việc quyết định hình phạt: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi
có năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế được coi là một tình tiết giảm nhẹ theo qui định
của BLHS (điểm l, q khoản 1 Điều 51BLHS 2015).
Câu 5.Phân tích các dấu hiệu của đồng phạm; ý nghĩa của việc xác định dấu hiệu của
đồng phạm.
1. Khái niệm: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện
một tội phạm. (Đ17 BLHS 2015)
2. Các dấu hiệu của đồng phạm:
- Những dấu hiệu khách quan:
+ Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm
(có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định). Trường hợp tội phạm có dấu
hiệu đặc biệt vềchủ thể thì dấu hiệu đó chỉ đòi hỏi phải có ở người thực hành.
+ Những người này phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, tức là:
Phải tham gia vào việc thực hiện tội phạm với một trong bốn loại hành vi sau: trực
tiếp thực hiện tội phạm- thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm (người thực
hành); tổ chức thực hiện tội phạm (người tổ chức); xúi giục người khác thực hiện tội phạm
(người xúi giục); giúp sức cho người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức)
Trong một vụ đồng phạm, có thể có đủ bốn loại người nói trên cùng tham gia nhưng cũng
có thể chỉ có một loại người; mỗi người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi
nhưng cũng có thể với nhiều loại hành vi khác nhau.
Hành vi của mỗi người đồng phạm đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả của tội
phạm, tạo thành một chuỗi hành vi và thông qua hành vi của người thực hành- người thực
hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm- để trực tiếp gây ra hậu quả của tội phạm
- Dấu hiệu chủ quan:
+ Dấu hiệu lỗi: những người tham gia đồng phạm đều có lỗi cố ý, thể hiện ở lỗi cố ý
đối với hành vi phạm tội của mình và cố ý tham gia cùng với người đồng phạm khác. Cụ
thể:

6
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

Về lý trí:
Mỗi người đồng phạm đều nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và
đều nhận thức được mình tham gia phạm tội với người khác và hành vi của người khác cũng
nguy hiểm cho xã hội, đều nhận thức được hành vi của mình cũng như của người khác tham
gia cùng với mình có khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của
mình gây ra cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ cùng tham gia thực hiện.
Về ý chí:
Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn
cho hậu quả của tội phạm xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho
hậu quả của tội phạmxảy ra.
+ Mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong đồng phạm, trừ trường
hợp đồng phạm về tội có mục đích là dấu hiệu cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này,
tất cả những người đồng phạm đều phảihướng tới mục đích chung khi phạm tội, hoặc người
này biết rõ và tiếp nhận mục đích của những người kia.
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu các dấu hiệu của đồng phạm:
+ Trong việc định tội: Giúp xác định tội phạm xảy ra được thực hiện bởi đồng phạm
hay bao gồm các trường hợp phạm tội riêng lẻ, có tồn tại hành vi liên quan đến tội phạm và
cấu thành tội độc lập hay không.
+ Trong định khung hình phạt: Phạm tội có tổ chức là tình tiết định khung hình phạt
tăng nặng của một số tội phạm
+ Trong quyết định hình phạt:
Các chế định liên quan đến trách nhiệm hình sự của từng người đồng phạm chỉ được
áp dụng đúng đắn trên cơ sở xác định chính xác vai trò của họ trong đồng phạm.
Phạm tội có tổ chức được coi là một tình tiết tăng nặng trong BLHS.
Câu 6.Phân tích các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng
phạm.
1. Các khái niệm:
- Đồng phạm là trường hợp có hai nguời trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm
- Các loại người đồng phạm:
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội
phạm.
Trong một vụ đồng phạm, có thể có đủ bốn loại người đồng phạm cùng tham gia, nhưng
cũng có thể chỉ một loại người; mỗi người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi
nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau
- Trách nhiệm hình sự là một trong những loại trách nhiệm pháp lý, thể hiện ở hậu quả
pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình.
2. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm pháp lý của những người đồng phạm:
- Ngoài những nguyên tắc chung xác định trách nhiệm hình sự áp dụng cho tất cả các
trường hợp phạm tội, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm còn
phải tuân thủ những nguyên tắc có tính riêng biệt
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm.
+ Cơ sở của nguyên tắc:
Trong đồng phạm, tội phạm được thực hiện là do sự nỗ lực hợp tác chung của tất cả những
người đồng phạm.

7
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

Hậu quả của tội phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả những người đồng phạm.
Tội phạm là một thể thống nhất, không thể chia cắt
+ Nội dung:
Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều luật
và trong phạm vi những chế tài mà điều luật đó quy định.
Các nguyên tắc chung về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, về quyết định hình phạt, về thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với loại tội mà những người đồng phạm đã thực hiện
được áp dụng chung cho tất cả những người tham gia trong vụ đồng phạm.
Các tình tiết định khung hình phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ chung của tội phạm được
áp dụng chung đối với tất cả những người đồng phạm
Trường hợp tội phạm không thực hiện được đến cùng do những nguyên nhân khách quan thì
người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào, những người đồng phạm khác phải
chịu trách nhiệm hình sự đến đó.
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm.
+ Cơ sở của nguyên tắc:
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân nên việc xác định trách nhiệm hình sự cho mỗi
người đồng phạm phải căn cứ vào hành vi cụ thể của mỗi người
+ Nội dung:
Việc xác định trách nhiệm hình sự của từng người đồng phạm phải căn cứ vào tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội mà người đó đã thực hiện
Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người đồng
phạm khác. Hành vi vượt quá của người đồng phạmlà hành vi vượt ra ngoài ý định chung
của những người đồng phạm, hành vi đó có thể cấu thành một tội phạm khác hoặc cấu thành
tình tiết định khung tăng nặng áp dụng cho riêng người có hành vi vượt quá
Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng riêng
đối với người đó
Hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức dù chưa dẫn đến việc thực hiện
tội phạm của người thực hành thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của mỗi người đồng phạm không loại trừ trách
nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác
- Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm.
+ Cơ sớ của nguyên tắc: Những người đồng phạm tuy phạm cùng tội nhưng tính chất, mức
độ tham gia của mỗi người là khác nhau, do đó, trách nhiệm hình sự của mỗi người phải
được xác định khác nhau.
+ Nội dung:
Việc quyết định hình phạt với từng người đồng phạm phải căn cứ vào tính chất, mức độ
tham gia của người đó trong vụ đồng phạm.
Tính chất tham gia của mỗi người đồng phạm thể hiện ở việc họ tham gia với vai trò tổ
chức, thực hành, xúi giục hay giúp sức.Thông thường, người tổ chức được coi là người nguy
hiểm nhất trong vụ đồng phạm và người giúp sức được coi là ít nguy hiểm hơn so với những
người đồng phạm khác
Mức độ tham gia phạm tội của mỗi người đồng phạm thể hiện ở sự đóng góp thực tế và ảnh
hưởng thực tế của họ đối với việc gây ra tội phạm cũng như hậu quả của tội phạm (là người
chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy; thực hành tích cực hay không tích cực)
Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với từng người đồng phạm và
những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội thì chỉ áp dụng riêng đối với người đó
Chính sách hình sự của Nhà nước ta áp dụng với các loại người đồng phạm là nghiêm trị
người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy; khoan hồng với những người tự thú, thành khẩn khai báo,

8
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

nhất thời phạm pháp do bị lừa phỉnh, ép buộc mà trở thành người thực hành trong vụ đồng
phạm.
Câu 7.Phân tích các điều kiện của phòng vệ chính đáng và điều kiện của vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng.
Đáp án:
1. Khái niệm phòng vệ chính đáng:
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của
mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một
cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. (K1 Đ 22 BLHS)
2. Điều kiện của phòng vệ chính đáng:
- Điều kiện về cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ:
+ Có hành vi xâm phạm các lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tổ chức, quyền và lợi ích
chính đáng của công dân (gọi là hành vi tấn công) :
Hành vi tấn công phải là hành vi nguy hiểm đáng kể cho các lợi ích hợp pháp.
Hành vi tấn công có thể đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc không.
Hành vi tấn công là hành vi xâm phạm quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bản thân người có
hành vi phòng vệ hoặc của người khác, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức.
+ Hành vi tấn công phải đang gây thiệt hại hoặc đang đe dọagây thiệt hạingay tức khắc cho
những lợi ích hợp pháp.
Thực tiễn xét xử thừa nhận trường hợp cá biệt, sự tấn công tuy đã kết thúc nhưng hành vi
phòng vệ đi liền ngay sau sự tấn công và có thể khắc phục được thiệt hại do sự tấn công gây
ra cũng được coi là gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng.
- Điều kiện về nội dung của quyền phòng vệ: Hành vi chống trả (phòng vệ) phải nhằm vào
và gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công.
- Điều kiện về phạm vi phòng vệ: biện pháp chống trả (phương tiện, phương pháp, thiệt hại
gây ra) của người phòng vệ phải là biện pháp cần thiết để có thể ngăn chặn được sự tấn
công, hạn chế thiệt hại
Để đánh giá sự cần thiết phải căn cứ vào tổng hợp các tình tiết:
+ Tính chất, tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại.
+ Mức độ thiệt hại do hành vi phòng vệ gây ra và do hành vi tấn công gây ra hoặc có thể
gây ra
+ Sức mạnh và độ mãnh liệt của hành vi tấn công và hành vi phòng vệ .
+ Tính chất, mức độ nguy hiểm của phương pháp, phương tiện, công cụ mà người phòng vệ
và người tấn công sử dụng
+ Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh lúc và nơi xảy ra sự việc
+ Nhân thân của người tấn công: Họ là lưu manh chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm….
+ Trạng thái tâm lý của người phòng vệ, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ
- Các trường hợp không được coi là phòng vệ chính đáng do hành vi chống trả không thỏa
mãn một trong các điều kiện trên đây:
+ Chống trả lại hành vi xâm hại các lợi ích bất hợp pháp.
+ Hành vi tấn công thực tế không xảy ra nhưng người phòng vệ tưởng là có (phòng vệ
tưởng tượng).
+ Hành vi tấn công đã kết thúc (phòng vệ quá muộn).
+ Hành vi tấn công thực tế chưa xảy ra hoặc chưa đe doạ xảy ra tức khắc (phòng vệ quá
sớm).
+ Hành vi chống trả gây thiệt hại cho người không có liên quan đến hành vi tấn công

9
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

+ Hành vi chống trả (gây thiệt hại cho người tấn công) là quá mức cần thiết (vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng).
3. Các điều kiện của vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
- Khái niệm: Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức
cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm
hại. (K2 Đ 22 BLHS2015)
- Điều kiện của vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Để xác định hành vi cụ thể là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, phải xác định hành vi
đó thỏa mãn các điều kiện sau;
+ Có hành vi tấn công, hành vi tấn công phải nguy hiểm đáng kể cho xã hội
+ Hành vi tấn công phải đang gây thiệt hại hoặc đang đe dọa gây thiệt hại ngay tức khác cho
những lợi ích cần được bảo vệ
+ Hành vi phòng vệ phải chống trả, gây thiệt hại cho chính người có hành vi tấn công
+ Hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi xâm hai (hành vi tấn công)
- Hậu quả pháp lý: Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách
nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đây được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo
qui định của BLHS.
Câu 8.Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin theo qui định của
BLHS.
Đáp án:
1. Khái niệm:
- Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối
với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
- Lỗi cố ý có hai hình thức là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
- Lỗi vô ý có hai hình thức là vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả.
- Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức
rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không
mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành
vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không
xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hại đó.
2. Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin:
- Giống nhau:
+ Người phạm tội đều nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình,
đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi đó có thể gây ra.
+ Người phạm tội đều không mong muốn cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra. - Khác
nhau:
+ Hình thức lỗi: Lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin khác nhau về hình thức lỗi
+ Về lý trí: Tuy đều nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình
nhưng người có lỗi cố ý gián tiếp nhận thức đầy đủ tính chất phạm tội của hành vi của mình.
Họ thấy trước cả khả năng xảy ra và không xảy ra của hậu quả nguy hiểm cho xã hội của
hành vi của mình, nhưng đối với họ, khả năng nào xảy ra cũng được. Còn đối với người
phạm tội do lỗi vô ý vì quá tự tin, người có lỗi nhận thức không đầy đủ tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi của mình. Họ thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra
hoặc không xảy ra nhưng họ dựa vào những tình tiết thực tế và cụ thể để loại trừ khả năng
hậu quả xảy ra. Đối với họ, chỉ còn lại khả năng hậu quả không xảy ra nên họ mới thực hiện
hành vi

10
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

+ Về ý chí: Tuy đều không mong muốn hậu quả nguy hại cho xã hội xảy ra nhưng ý chí của
người phạm tội trong hai trường hợp này không giống nhau. Người phạm tội với lỗi cố ý
gián tiếp có ý thức chấp nhận hậu quả đó nếu xảy ra, còn người phạm tội với lỗi vô ý vì quá
tự tin không mong muốn hậu quả xảy ra mà cho rằng, với những điều kiện khách quan và
chủ quan, hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Từ đó thấy rằng, trách nhiệm pháp lý mà người có lỗi cố ý gián tiếp phải gánh chịu là do có
thái độ bỏ mặc đối với hậu quả, còn với người có lỗi vô ý vì quá tự tin là do đã quá tự tin
khi đánh giá, lựa chọn cách xử sự dẫn đến việc gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội
- Ý nghĩa:
+ Việc phân biệt lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý vì quá tự tin là cơ sở để định tội đúng trong
những trường hợp lỗi cố ý gián tiếp hay lỗi vô ý vì quá tự tin là yếu tố bắt buộc trong cấu
thành tội phạm cụ thể.
+ Trong những trường hợp hành vi phạm tội giống nhau nhưng thực hiện do lỗi khác nhau
thì việc phân biệt lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý vì quá tự tin có ý nghĩa đánh giá mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, làm căn cứ để quyết định hình phạt. Người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội với lỗi cố ý gián tiếp phải chịu trách nhiệm pháp lý
nghiêm khắc hơn so với việc thực hiện hành vi đó với lỗi vô ý vì quá tự tin.
Câu 9.Phân biệt trường hợp vô ý phạm tội vì cẩu thả với trường hợp gây hậu quả nguy
hại cho xã hội vì sự kiện bất ngờ theo qui định của BLHS.
1. Các khái niệm:
- Vô ý phạm tội vì cẩu thả là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy
hại cho xã hội, do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó,
mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.
- Vô ý phạm tội do cẩu thả là một trong hai hình thức của lỗi vô ý phạm tội.
- Trường hợp sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do
sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy
trước hậu quả của hành vi đó (Đ 20 BLHS2015)
2. Phân biệt trường hợp vô ý phạm tội do cẩu thả với trường hợp sự kiện bất ngờ:
- Giống nhau:
+ Đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội
+ Hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra.
- Khác nhau:
+ Người vô ý phạm tội do cẩu thả có thể thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi
của mình.
Còn Người gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ không thể thấy trước hậu
quả nguy hại cho xã hội của hành vi của mình.
+ Người vô ý phạm tội do cẩu thả buộc phải thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của
hành vi của mình.
Người vô ý phạm tội do cẩu thả không thấy trước nhưng có khả năng thấy trước và buộc
phải thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của họ đã gây ra nếu họ có sự chú ý
cần thiết, người vô ý phạm tội do cẩu thả có nghĩa vụ phải tuân thủ những qui tắc xử sự
chung trong cuộc sống đã được mặc nhiên thừa nhận, nghĩa vụ phát sinh từ địa vị của họ
trong hoàn cảnh cụ thể…nên họ buộc phải thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành
vi của mình.
Người gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ không có khả năng thấy trước,
không buộc phải thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của họ đã gây ra mặc
dù có sự chú ý cần thiết, nên họ không có nghĩa vụ (không buộc) phải thấy trước hậu quả
nguy hại cho xã hội của hành vi của mình

11
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

+ Về nguyên nhân dẫn tới hành vi gây hậu quả thiệt hại cho xã hội:
Trường hợp vô ý phạm tội do cẩu thả có nguyên nhân chủ quan, do người thực hiện hành vi
cẩu thả, thiếu thận trọng khi xử sự.
Trường hợp sự kiện bất ngờ có nguyên nhân khách quan, người thực hiện hành vi không thể
thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hại.
+ Về hậu quả pháp lý:
Người vô ý phạm tội do cẩu thả được coi là có lỗi, do đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ không có lỗi, do đó không phải
chịu trách nhiệm hình sự.
- Ý nghĩa: việc phân biệt hai trường hợp vô ý phạm tội vì cẩu thả với gây thiệt hại do sự
kiện bất ngờ có ý nghĩa giúp xác định hành vi đã xảy ra trong hai trường hợp trên là có tội
hay không có tội.
Câu 10.Trình bày khái niệm, điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ.
Nghĩa vụ của người bị kết án cải tạo không giam giữ.
- Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt của Luật hình sự Việt
Nam có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc
phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc
có nơi thường trú rõ ràng, nếu Tòa án xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội
khỏi xã hội.
- Điều kiện áp dụng hình phạt này là:
+ Người phạm tội đã phạm một tội ít nghiêm trọng hoặc phạm một tội nghiêm trọng do Bộ
luật hình sự quy định.
+ Người đó đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng.
+ Được Tòa án xét thấy không cần thiết phải cách ly người đó khỏi xã hội và giao cho cơ
quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú
giám sát giáo dục.
- Người bị kết án cải tạo không giam giữ có các nghĩa vụ:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực lao động, học tập, thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ công dân, quy ước của nơi mình thường trú
+ Làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi giám sát, giáo
dục với nội dung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình
+ Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, phải tích cực sửa chữa lỗi lầm; làm ăn
lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng nơi mình cư trú
+ Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi và nộp cho người trực tiếp giám
sát, giáo dục khi hết thời hạn cải tạo không giam giữ
+ Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
+ Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình
rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người bị kết án vắng mặt khỏi nơi cứ trú
trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi
người đó đến tạm trú
+ Ba tháng một lần phải tự kiểm điểm về kết quả thực hiện bản cam kết của mình trước tập
thể nơi mình làm việc, học tập hoặc cư trú
+ Khai báo và giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của Tòa án cho cơ
quan thi hành án dân sự. Nếu không nộp đúng hạn thì phải chịu lãi suất theo quy định của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
+ Phải có mặt khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu;
+ Trong trường hợp người bị kết án cần đi khỏi nơi cư trú:

12
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công dân quốc phòng, người lao động làm công ăn
lương, thì phải xin phép thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời báo cáo
cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng ấp, bản hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi
mình cư trú;
Nếu là người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép lãnh đạo cơ
sở giáo dục, đào tạo, đồng thời báo cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản
hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi mình cư trú;
Nếu là người được giao cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục
thì phải báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục mình; trong trường hợp đi khỏi nơi
cư trú trên 30 ngày thì phải báo cáo bằng văn bản gửi chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn giám sát, giáo dục, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;
Nếu người bị kết án đi khỏi nơi cư trú qua đêm thì khi đến nơi phải trình báo ngay và
nộp sổ theo dõi người bị kết án cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.
Câu 11. Trình bày khái niệm, các căn cứ để cho hưởng án treo. Phân biệt án treo với
hình phạt cải tạo không giam giữ.
Đáp án:
1. Khái niệm án treo: là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.Án treo thể
hiện tính nhân đạo của luật hình sự Việt Nam, có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự
tu dưỡng và lao động tại cộng đồng với sự giúp đỡ tích cực xã hội cũng như gia đình.
2. Các căn cứ cho hưởng án treo: Điều 65 BLHS 2015
- Về mức hình phạt tù
+ Những người bị tòa án phạt tù không quá 3 năm, không kể tội đã phạm là tội gì đều có thể
được xem xét cho hưởng án treo
+ Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà hình phạt chung không
vượt quá 3 năm tù thì cũng thuộc diện được xem xét cho hưởng án treo. Tuy nhiên, trường
hợp này phải được xem xét thận trọng và chặt chẽ hơn để quyết định có cho hưởng án treo
hay không
- Về nhân thân người phạm tội
+ Người được hưởng án treo phải là người có nhân thân tương đối tốt. Đó là người chấp
hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân
với tư cách là thành viên trong xã hội, nói chung họ là người chưa có tiền án, tiền sự
+ Đối với những người có tiền án, tiền sự, nếu xét tính chất của tiền án, tiền sự cùng với tính
chất của tội phạm mới thực hiện và các căn cứ khác thấy không cần bắt chấp hành hình phạt
tù thì cũng có thể cho hưởng án treo nhưng tinh thần chung là hạn chế và thật chặt chẽ
+ Khi đánh giá nhân thân người phạm tội phải xem xét toàn diện tất cả các đặc điểm về
nhân thân, trong đó cần chú ý những đặc điểm nhân thân ảnh hưởng đến khả năng tự giáo
dục, cải tạo. Thái độ của người phạm tội sau khi gây án và khi bị xét xử cũng có ý nghĩa
nhất định đến việc cho họ được hưởng án treo hay không. Vì những đặc điểm nhân thân của
người phạm tội không chỉ là căn cứ quan trọng của quyết định hình phạt mà còn là căn cứ
cần thiết để xem xét người phạm tội với điều kiện cụ thể có khả năng tự giáo dục, cải tạo
hay không để quyết định cho hưởng án treo.
- Có nhiều tình tiết giảm nhẹ
Có nhiều tình tiết giảm nhẹ có nghĩa phải có từ 2 tình tiết trở lên trong đó nhất định phải có
một tình tiết được ghi nhận tại khoản 1 Điều 51 (BLHS 2015 sửa đổi 2017)
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù
Phải căn cứ vào yêu cầu phòng ngừa và chống tội phạm ở từng loại tội trong môi trường xã
hội cụ thể của từng thời kỳ để xác định cần hay không cần bắt người bị phạt tù phải chấp
hành hình phạt tù hay cho hưởng án treo. Người phạm tội được hưởng án treo phải là người

13
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

thực sự có khả năng tự hoàn lương trong môi trường xã hội cụ thể, không có nguy cơ tái
phạm, bởi tính chất loại tội phạm họ đã thực hiện cũng như do ảnh hưởng xấu của đối tượng
xung quanh
3. Phân biệt hình phạt cải tạo không giam giữ với án treo:
+ Giống nhau:
Hình phạt cải tạo không giam giữ và án treo được áp dụng đối với người đang có nơi làm
việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng, người bị kết án không bị tước quyền từ do thân thể
nhưng họ đều bị Tòa án giao cho cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc chính quyền địa
phương nơi họ thường trú giám sát, giáo dục.
+ Khác nhau:
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt, còn án treo là một biện
pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
Phạm vi, điều kiện được áp dụng khác nhau: án treo được áp dụng đối với tất cả các loại tội
nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự. Còn hình phạt
cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm
tội nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy định.
Người được hưởng án treo không bị khấu trừ thu nhập còn người bị kết án cải tạo không
giam giữ bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước (riêng đối
với người chưa thành niên phạm tội không bị khấu trừ).
Câu 12. Hãy cho biết nhân thân người phạm tội có ý nghĩa như thế nào trong việc giải
quyết trách nhiệm hình sự của họ và tại sao có ý nghĩa đó.
*Khái niệm nhân thân người phạm tội và mối liên hệ của nhân thân người phạm tội với
trách nhiệm hình sự của họ:
- Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng
biệt của người phạm tội. Những đặc điểm này có thể là về mặt xã hội, về tâm lý và về sinh
học. Đó là những đặc điểm như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn
cảnh gia đình và bản thân, ý thức chính trị, ý thức pháp luật, ý thức lao động, tôn giáo, tiền
án, tiền sự.
- Những đặc điểm nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết
TNHS của người phạm tội vì:
+ Các đặc điểm đó ảnh hưởng tới tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
+ Các đặc điểm đó ảnh hưởng tới khả năng cải tạo và giáo dục của người phạm tội.
* Ý nghĩa của nhân thân người phạm tội trong việc giải quyết TNHS của họ:
- Có ý nghĩa khi xác định TNHS. Ví dụ: trong nhiều tội phạm, dù chưa gây ra những hậu
quả đã được quy định nhưng hành vi vẫn cấu thành tội phạm nếu người thực hiện có tiền án,
tiền sự (được quy định cụ thể trong điều luật).
- Có ý nghĩa định khung hình phạt. Ví dụ: trong nhiều tội phạm, những đặc điểm nhân thân
người phạm tội là tình tiết định khung tăng nặng, như “tái phạm nguy hiểm”
- Có ý nghĩa khi quyết định hình phạt. Một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội được
quy định là tình tiết giảm nhẹ TNHS hoặc tăng nặng TNHS tại Điều 51 và 52 BLHS
- Có ý nghĩa khi xem xét để áp dụng các chế định như: miễn TNHS, miễn hình phạt, miễn
chấp hành hình phạt, án treo,...
- Ngoài ra trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, căn cứ vào nhân thân người phạm tội
có thể làm sáng rõ các vấn đề như lỗi, động cơ và mục đích phạm tội ...Trong việc cải tạo
giáo dục người phạm tội, để đạt hiệu quả cũng cần phải dựa vào nhân thân của họ để có
những biện pháp phù hợp.

14
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

PHÂN BIỆT

Câu 1: Phân biệt Tội giết người ở gđ chuẩn bị phạm tội với Tội đe dọa giết người
Đe dọa giết người: hành vi thể hiện bằng lời nói, hành động hoặc các thủ đoạn khác làm cho
ng khác lo sợ rằng họ sẽ bị giết.
Cả 2 tội đều có hành vi chuẩn bị các công cụ, phương tiện khác nhau, mục đích tước đoạt
tính mạng người khác.
+ Hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện để trực tiếp hay gián tiếp cho người bị đe dọa biết
nhưng không có ý định tước bỏ quyền sống của người bị đe dọa mà chỉ nhằm mục đích đe
dọa làm người bị đe dọa sợ hãi  tội giết người hoàn thành.
+ Hành vi chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện nhằm tước đoạt tính mạng của người khác 
tội giết người gđ chuẩn bị phạm tội
Đánh giá mục đích này đòi hỏi xem xét quan hệ, mâu thuẫn 2 bên, động cơ mục đích của
người phạm tội.
Câu 2: Phân biệt Tội giết người thực hiện phạm tội chưa đạt với Tội cố ý gây thương
tích
Đều có hành vi gây thuong tích cho người khác và không có hậu quả chết người
- Mặt chủ quan và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau
Người phạm tội mong muốn gây chết người nhưng không muốn xảy ra, ngoài ý muốn của
họ.
Người phạm tội chỉ muốn gây thương tích, không nghĩ đến và không muốn hậu quả chết
người xảy ra.
Căn cứ vào các dấu hiệu khách quan để phân biệt:
Mức độ tấn công, hung khí sử dụng, vị trí tấn công nhằm vào trên cơ thể nạn nhân trong
nhiều trường hợp người phạm tội có nhiều lựa chọn để đạt được mđ phạm tội của mình là
giết người hay chỉ nhằm gây thương tích
Nếu hành vi tấn công quyết liệt, sử dụng hung khí nguy hiểm để tấn công vào những vùng
trọng yếu trên cơ thể nạn nhân với quyết tâm phạm tội đến cùng nhưng hậu quả chết người
chưa xảy ra là do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội  giết người
+, thực hiện hành vi phạm tội không thỏa mãn những yếu tố trên  cần cân nhắc với việc
làm rõ ý thức chủ quan của người phạm tội để định tội cho đúng. Trong khi cân nhắc, đối
chiếu một cách toàn diện và biện chứng mọi tình tiết khách quan của vụ án để tìm ý thức
chủ quan của người phạm tội cần đặc biệt chú ý đến tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi khách quan nghĩa là đến khả năng làm chết người nhiều hay ít của hành vi đó.
Cần phân tích khả năng làm chết người nhiều hay ít của hành vi khách quan ( nghĩa là hành
vi tấn công, cách tấn công, tấn công mạnh tay hay nhẹ, tấn công vào chỗ nào trong cơ thể
nạn nhân, dùng vũ khí gì…)
Nếu xác định có những hành vi ít nguy hiểm, ít khả năng gây chết người  thông thường
định tội cố ý gây thương tích.
Thường gặp ở vụ đánh nhau thông thường có gây ít thương tích mặc dù người phạm tội luôn
miệng la hét sẽ giết chết nạn nhân và tay cầm vũ khí có thể giết được người nhưng trong
thực tế qua cách tấn công có thể thấy rõ người phạm tội chú ý gây những vết thương ít khả
năng làm chết người (vd đánh chém vào tay chân)
Nếu trái lại, hành vi là vô ý và rất nguy hiểm có rất nhiều khả năng làm chết người  tội
giết người chưa đạt
Mặc dù đã rõ ràng can phạm có ý định giết người hoặc khi không xác định roc ý thức của
người phạm tội, nhưng nếu đang nửa chừng hành động can phạm thấy nạn nhân đã bị

15
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

thương thì chủ động tự mình chấm dứt tấn công, tuy biết rõ ràng còn có thể tiếp tục hành
động  tội cố ý gây tt, không định tôi giết người chưa đạt
Nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn mặc kệ muốn ra sao
thì ra, sống cũng được mà chết cũng xong nhưng may nạn nhân không chết  tộ cố ý gây tt
- căn cứ vào các dấu hiệu chủ quan để phân biệt tội giết người trong th phạm tội chưa đạt
với tội cố ý gây tt hoặc gây tổn hại cho sk của người khác:
+, lỗi cố ý gián tiếp trong tội giết người chỉ có trong trường hợp người phạm tội thấy trước
hậu quả chết người có thể xảy ra. Nếu thấy trước hq chết người tất nhiên xảy ra  lỗi cố ý
trực tiêps
+, trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra thì việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián
tiếp không còn có ý nghĩa trong việc định tội, nhưng việc xác định này sẽ có ý nghĩa rất qt
nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra
NẾU hậu quả chết người chưa xảy ra, lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp  tội giết
người chưa đạt
Nếu hậu quả chết người xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý gián tiếp  tội cố ý gây
thương tích
Về lý luận, tội giết người chưa đạt chỉ có trong trường họp phạm tội cố ý trực tiếp. thực tiễn
việc xác định lỗi cố ý tt hay gt trong tội giết người nhiều khi rất phức tạp và phải căn cứ vào
hành vi khách quan
Khả năng không xđ rõ ý thức chủ quan nhưng hành vi khác quan thể hiện rõ không phải chỉ
cố ý gây tt mà cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác  tội giết người.
Vd: dùng mã tấu, đao, súng…. Nhằm vào những bộ quan trọng trong cơ thể người khác để
tấn công Thì dù hậu quả không dẫn đến chết người thì cũng phạm tội giết người vì khi sử
dụng hung khí, phương tiện phạm tội đó buộc người phạm tội phải nhận thức được và tất
yếu dẫn tới tước đoạt tính mạng của người khác
 căn cứ quan trọng nhất để phân biệt 2 tội là lỗi, ,mục đích của người thực hiện hành vi
phạm tội. cần xem xét khách quan, toàn diện các ý chí trên và xem xét trong mối quan hệ
biện chứng các chứng cứ khác  xác định đúng bản chất và ý chí chủ quan.
Câu 3: Phân biệt Tội giết người với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác dẫn đến hậu quả chết người.
Căn cứ vào hành vi khách quan
+ Trong khi hành động người phạm tội có những hành vi cố ý có nhiều khả năng làm chết
người và họ nhận thức đc điều đó.
+ Vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân và mức độ nghiêm trọng của thương tích.
Đối với tội giết người thông thường người phạm tội lựa chọn những vùng cung yếu trên cơ
thể (vùng đầu, vùng ngực, cổ, bụng…) để tấn công làm cho nạn nhận có thể chết ngay,
thường hợp này cần xđ ng phạm tội nhận thức đc hành vi của mình có thể gây ra cái chết
cho nạn nhân nhưng vẫn thực hiện hành vi và mong muốn cho hậu quả xảy ra
Đối với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, người phạm tội không lựa chọn những
vị trí xung yếu để tấn công mà tấn công vào bất kỳ vùng nào trên cơ thể nạn nhân nhằm gây
thương gây thương tích cho họ.
Việc xem xét vị trí tấn công và mức độ nghiêm trọng chỉ manh tính tương đối và từng
trường hợp cụ thể phải xem xét toàn diện. Trong những đk như việc xảy ra trong đêm tối,
người phạm tội bị nhiều ng tấn công hoặc trong lúc đang giằng co, vật lộn với nhau, bị can
nhưng không hoàn toàn làm chủ được hành vi của mình mà dẫn đến chém bừa  vậy cầm
xem xét thận trọng, toàn diện để định tội chính xác
Vũ khí, hung khí tấn công là gì, cường độ tấn công như thế nào?

16
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chết người và thời gian chết của nạn nhân cũng là dấu
hiệu quan trọng để phân biệt:
+, tội giết người: nạn nhân bị các vết thương ở các vùng nguy hiểm trên cơ thể như hộp sọ,
tim, gan, phổi… và chết ngay
+, tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: nạn nhân thường bị thương vào các vùng
khác nhau trên cơ thể và phải sau một thời gian điều trị thì nạn nhân mới chết.
Tuy nhiên thời gian dài hay ngắn không phải là một tình tiết để cho phép phân biệt giữa giết
người với cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người.
- căn cứ vào các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan:
Xđ thái độ chủ quan với hậu quả chết người –> đánh giá hành vi khách quan
+, sự lựa chọn công cụ, phương tiện, phương pháp phạm tội và lựa chọn cách thức sd
phương tiện
+, việc luôn theo dõi tình trạng của nạn nhân và khi có biểu hiện nguy hiểm đến tính mạng
thì người phạm tội có thể thay đổi các thức thực hiện hành vi theo hướng làm giảm bớt mức
độ nguy hiểm như thay đổi vị trí tác động, cường độ tác động, thậm chí có thể dừng lại hoặc
có những hành động nhằm cứu chữa nạn nhân, khi hậu quả chết người xảy ra người phạm
tội hốt hoảng thậm chí không còn quan tâm mục đích giết người nữa  tội cố ý gây tt gây
hậu quả chết người.
+, người phạm tội thấy có biểu hiện hậu quả chết người chưa xảy ra hoặc khả năng khó xảy
ra thì có thể thực hiện hành vi với cường độ quyết liệt, mạnh mẽ hơn hoặc thay đổi cách
thức, phương tiện, phương pháp phạm tội theo hướng làm tăng mức độ nguy hiểm của hành
vi để thỏa mãn mục đích gây hậu quả chết người (vd bóp cổ để giết chết nạn nhân nhưng
nạn nhân chưa chết thì dùng dao dâm cho đến khi nạn nhân chết) cũng có thể trong quá trình
thực hiện hành vi, người phạm tội chuyển thái độ chủ quan từ loại trừ sang chấp nhận khả
năng hậu quả chết người xảy ra (vd bất ngờ phát hiện nạn nhân là người quen biết nên phải
giết người để bịt đầu mối). ban đầu hành vi tấn công chưa quyết liệt, mục đích giết người
chưa rõ ràng nhưng mức độ quyết liệt và sau tăng lên và mục đích giết người rõ ràng  tội
giết người
Biểu lộ cử chỉ và ngôn ngữ của người phạm tội trước, trong, và sau khi thực hiện tội phạm
Động cơ, mục đích phạm tội.
Câu 4: phân biệt tội cướp tài sản(đ168) và cưỡng đoạt tài sản (đ170)
Có thể cùng có thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực  xác định việc đe dạo dùng vũ lực ngay tức
khắc hoặc đe dọa dùng vũ lực
 cần coi trọng cách thức đe dọa, công cụ phương tiện phạm tội, hoàn cảnh, thời gian và
nơi xảy ra hành vi đe dọa, đối tượng, nạn nhân… vd: nạn nhân là phụ nữ lúc 12 giờ đêm xe
máy bị hỏng và gặp 3 4 thanh niên nam đang đứng chắn ngang đường “xin tiền” ở khu vực
vắng người qua lại  nạn nhân hiểu rằng nếu không đưa tiền cho họ thì lập tức bị dùng vũ
lực.
Trong tội cướp tài sản, việc đe dọa dùng vũ lực không bắt buộc người phạm tội phải có khả
năng thực tế sử dụng vũ lực khi cần thiết, ngay cả trong th ng phạm tội biết rõ mình không
thể thực hiện việc dùng vũ lực như những hvi những biểu hiện bên ngoài làm cho người bị
hại hiểu rằng nếu không giao tài sản thì lập tức bị dùng vũ lực  hvi đó vẫn bị coi là phạm
tội cướp ts
vd: dùng súng giả hoặc đạn giả để đe dọa nạn nhân nhằm chiếm đoạt tài sản  cướp tài sản
Câu 5: phân biệt tội cướp ts với tôi công nhiên chiếm đoạt ts
Đều có hvi chiếm đoạt ts có tính công khai nhưng điểm khác nhau cơ bản là thủ đoạn chiếm
đoạt. người bị hại không quản lý, bảo vệ được ts tuy biết có việc chiếm đoạt xảy ra, nếu do
thủ đoạn nhanh chóng mà không kịp phản ứng, k kịp ngăn cản  tội cướp giật ts

17
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

Trường hợp người quản lý ts tuy biết việc chiếm đoạt ts xảy ra nhưng do đk khách quan,
chủ quan như ốm đau, thiên tai (k do người pt đưa đến) hoặc cản trở khách quan khác nên k
có khả năng quản lý bảo vệ ts mà người phạm tội đã lợi dụng tình trạng này của người quản
lý ts để chiếm đoạt thì việc chiếm đoạt ts  công nhiên chiếm đoạt ts
Câu 6: phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt ts với lội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ts
Cùng có hợp đồng chuyển giao ts và có thủ đoạn gian dối chiếm đạt ts.
Trước hết, thời điểm người phạm tội nảy sinh ý thức chiếm đoạt tài sản có thể là có cơ sở
xác định tội danh.
Người phạm tội ngay từ đầu đã có ý định chiếm đoạt ts có các hvi gian dối để đi đến ký
kết hđ giả tạo từ đó họ được giao tsan  chiếm đoạt ts  lừa đảo chiếm đoạt ts
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tsan: ban đầu khi chưa ký kết hđ, người pt chưa có ý
định chiếm đoạt ts.  việc ký kết hđ là hoàn toàn ngay thẳng. hợp đồng này được ký kết
trên cơ sở lòng tin sẵn có đôi bên.
Chỉ khi có ts trong tay người pt mới nảy sinh chiếm đoạt ts và thực hiện việc chiếm đoạt
bằng thủ đoạn gian dối.
Việc xác định thời điểm nào của người phạm tội nảy sinh ý định chiếm đoạt ts, cần căn cứ
vào nhiều cơ sở khác nhau như: hành vi chuẩn bị cho việc ký kết hđ nên người pt có quan
tâm đến nội dung, nghĩa vụ cam kết trong hđ hay không, đk và khả năng thực tế đảm bảo
thực hiện các nghĩa vụ trong hđ…
- mặt khác cần xem xét ý nghĩa của thủ đoạn gian dối có qđ đến việc chiếm đoạt ts hay
không. Tội chiếm đoạt ts, thủ đoạn gian dối có ý nghĩa quan trọng qđ đến việc chiếm đoạt
được ts xảy ra.
Do có hvi gian dối nên người pt mới ký kết được hđ chuyển giao tsan và từ đó được giao ts
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ts, hành vi gian dối không phải là dấu hiệu đặc trưng.
Hành vi gian dối xảy ra khi đã được giao tài sản, việc đánh tráo tsan, rút bớt về số lượng tài
sản, giả vờ báo mất tsan… chỉ có nghĩa trong việc che giấu hvi chiếm đoạt tsan.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tsan  có ý định chiếm đoạt tsan  có hành vi gian dối ký kết hợp
đồng giả tạo  người phạm tội được chuyển giao tsan  thực hiện việc chiếm đoạt ts.
Tội lạm dụng tncdts  người phạm tội chưa có ý định chiếm đoạt  có ký kết hđ ngay
thẳng  được chuyển giao tsan  nảy sinh ý định chiếm đoạt  thực hiện việc chiếm đoạt
bằng thủ đoạn gian dối.
Tội lừa đảo chiếm đoạt ts hoàn thành ngay khi được giao ts trên cơ sở hđ gian dối.
Tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ts hoàn thành khi người đó đã được giao ts trên cơ sở hđ
ngay thẳng và sau đó mới có hvi gian dối để chiếm đoạt ts mà mình đang quản lý.
Câu 7: phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản của nhà
nước và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nn
Điểm chung: lỗi vô ý, có thể cùng gây thiệt hại nghiêm trọng đến ts của nn
Khác nhau: mqh giữa người phạm tội và ts bị thiệt hại.
Người phạm tội là người có trách nhiệm quản lý, bảo quản, gìn giữ, sd mà thiếu trách nhiệm
dẫn đến hư hỏng, mất mát, lãng phí.. tài sản của nn  tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nn
đến tsan của nn “điều 179 2015”
Người phạm tội không có trách nhiệm quản lý, giữ gìn, bảo quản… mà vi phạm các quy
định về việc bảo vệ an toàn đến tsan đã vô ý gây thiệt hại đến ts của nn  tội vô ý gây
thntdtscnn. Dd180 2015

18
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

Câu 8: phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản
Giống nhau
Tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản đều là các tội nhằm trong nhóm các tội phạm xâm
phạm quyền sở hữu. Hai tội này đều có điểm chung là lỗi cố ý trực tiếp và mục đích là
chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, chúng vẫn có sự khác biệt cơ bản.
Khác nhau
a. Tội cướp tài sản
- Cướp tài sản là “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm
cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Khách thể bị xâm phạm:Xâm phạm quyền sở hữu tài sản nhưng có thể có hoặc không xâm
phạm quyền được bảo vệ tính mạng sức khỏe.
- Mặt khách quan của tội phạm: Có 3 dạng hành vi khách quan sau:
+ Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản
hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự
phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực
thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao,
súng…;
+ Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là đe dạo dùng tức khắc sức mạnh vất chất được thể
hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những
người khác nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản
của người phạm tội. Ví dụ: A dùng súng bắn chỉ thiên và đe dọa, bắt B phải tháo đồ trang
sức trên người đưa cho hắn nếu không hắn sẽ bắn chết ngay…
+ Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: hành vi
thứ ba này tuy không phải là hành vi dùng vu lực nhưng có khả năng làm cho người bị tấn
công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt. Ví dụ như: hành vi đầu độc, hành vi dùng
thuốc mê.
Thời điểm hoàn thành của tội cướp tài sản được tính từ khi người phạm tội có một trong các
hành vi nói trên.
b. Tội cướp giật tài sản
- Cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai.
Khác với tội cướp tài sản, người thực hiện hành vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực, hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được; mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình
tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng
tẩu thoát.
- Khách thể bị xâm phạm:Xâm phạm quyền sở hữu tài sản và quyền được bảo vệ tính mạng,
sức khỏe
- Mặt khách quan: hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai. Hành vi chiếm đoạt ở tội
cướp giật tài sản có hai dấu hiệu để phân biệt với tội cướp tài sản, đó là:
+ Tính công khai của hành vi
+ Không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc những hành vi khác khiến nạn nhân
lâm vào tình trạng không thể kháng cự được.
c. Trường hợp chuyển hóa tội danh
Trường hợp đối tượng cướp giật tài sản bị phát hiện, có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực ngay tức khắc chiếm bằng được tài sản thì có phạm tội cướp tài sản.Ở đây cần phân biệt
hai trường hợp:
+ Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc chiếm đoạt được tài sản nhưng đã
bị người bị hại hoặc người khác giành lại mà người phạm tội vẫn tiếp tục dùng vũ lực, đe

19
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản thì truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội cướp tài sản.
+ Nếu có hành vi hành hung chỉ nhằm mục đích tẩu thoát thì vẫn phạm tội cướp giật tài sản
với tình tiết tăng nặng định khung: Hành hung để tẩu thoát.
Câu 9: phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
1.Giống nhau
- Về Chủ thể: Chủ thể của hai tội này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực
trách nhiệm hình sự.
- Lỗi ở hai tội này đều là lỗi cố ý trực tiếp.
2. Khác nhau
a.Về khách thể
Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân của người
quản lý tài sản. Đối tượng của tội phạm này là chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản và tài
sản.
Khác với tội cưỡng đoạt tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ xâm phạm đến quan
hệ sở hữu về tài sản. Ngoài ra, nó còn tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội. Đối tượng của
tội phạm này là tài sản.
b. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản: Người phạm tội có hai loại hành vi là: đe doạ
“sẽ” dùng vũ lực (không “tức khắc” như tội cướp tài sản) hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh
thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Những hành vi đó chưa đến mức khiến chủ sở
hữu hoặc người quản lý tài sản bị tê liệt ý chí kháng cự. Tức là, người bị hại có thể không
giao nộp tài sản nếu không muốn (có thể đi báo cơ quan Nhà nước, tìm cách khác…mà
không cần giao tài sản ngay). Tuy nhiên, do lo sợ đến sự an nguy của mình, người thân
mình nên đã nộp tài sản.
Mặt khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản không sử dụng vũ lực mà chỉ lợi dụng tình trạng người quản lý tài sản không có
khả năng ngăn cản để công khai chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội không cần tẩu thoát vì
lợi dụng sự vướng bận của người quản lý, không thể đuổi bắt kịp. Sự vướng mắc của nạn
nhân có thể do chủ quan hoặc khách quan, như đang tắm sông, thiên tai, hoặc những hoàn
cảnh khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn (không có biện pháp nào ngăn cản hành vi
chiếm đoạt tài sản của người phạm tội hoặc nếu có thì không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị
ngươi phạm tội lấy đi một cách công khai).…Tuy nhiên, những sự vướng mắc này phải là
do khách quan hoặc do người khác gây ra chứ không phải do người phạm tội gây ra.
Tội phạm hoàn thành khi kẻ phạm tội lấy được tài sản khỏi nơi cất giữ, không kể sau đó có
giữ được hay không.
c. Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản: Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc
của tội phạm này. Nếu không có mục đích này thì không cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.
Mục đích này có thể hình thành trước hoặc trong khi có hành vi đe doạ “sẽ” dùng vũ lực
hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác.

Mặt chủ quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu
bắt buộc. Mục đích này chỉ có thể xuất hiện trước khi hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản
diễn ra

20
Webstie: www.congchuc24h.com Facebook: www.facebook.com/congchuc24h

Câu 10: phân biệt tội tham ô tài sản với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt
tsan
Giống nhau
- Hai tội phạm này đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan
Nhà nước.
- Đều là tội phạm cấu thành vật chất, giá trị tài sản là dấu hiệu định tội bắt buộc đối với hai
loại tội phạm này.
- Chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ, quyền hạn.
- Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
2. Khác nhau
- Về đối tượng tác động của hành vi
Đối tượng của tội tham ô tài sản phải là tài sản đang do người phạm tội quản lý một cách
hợp pháp (do chức vụ đem lại); và là tài sản của Nhà nước.
Còn đối tượng của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là tài sản của người
khác, đó có thể là tài sản của Nhà nước
- Về hành vi khách quan
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi của người phạm tội sử dụng
chức vụ như một phương tiện để biến tài sản mình được giao quản lý thành tài sản cá nhân
như: sử dụng quyền hạn thực hiện không đúng chức trách hoặc làm trái chế độ quản lí tài
sản với mục đích chiếm đoạt tài sản; hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép
nhưng có liên quan đến cương vị công tác với mục đích chiếm đoạt tài sản.
Trong khi đó, hành vi khách quan của tội lam dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoat tài sản là
hành vi người phạm tội sử dụng chức vụ như một phương tiện để làm một việc vượt ra
ngoài trách nhiệm được giao nhằm chiếm đoạt tài sản như: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn
uy hiếp tinh thần chủ tài sản buộc họ giao tài sản; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối
người khác nhằm chiếm đoạt tài sản; hoặc lạm dụng tín nhiệm của chủ tài sản dựa vào chức
vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản.

21

You might also like