You are on page 1of 11

Phần trình bày Nhóm 8 Chương 6

Quy định pháp luật về Tội Phạm và Hình Phạt, thực tiễn từ các
tội phạm xâm phạm tính mạng
1. Khái niệm tội phạm ( Vy )
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế
độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà
theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2.Phân loại tội phạm (Vy )


a. Căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như mức hình phạt của tội phạm để phân
tội phạm thành 4 loại như sau:
- Tội phạm ít nghiêm trọng: Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo
không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm
- Tội phạm nghiêm trọng:  Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù
- Tội phạm rất nghiêm trọng: Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
b. Căn cứ vào hình thức lỗi của tội phạm
Tội phạm được chia thành hai loại:
- Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý (cố ý phạm tội): Cố ý phạm tội là phạm tội trong
những trường hợp
 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức
để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Tội phạm được thực hiện do vô ý (vô ý phạm tội): Vô ý phạm tội là phạm tội trong
những trường hợp
 Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho
xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
 Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại
cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Dù không được quy định trong luật, tuy nhiên trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự, các
cơ quan tiến hành tố tụng và các chủ thể tham gia có thể dựa theo một số các căn cứ sau để
phân loại tội phạm, ví dụ như:
- Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người thực hiện
hành vi phạm tội, tội phạm có thể phân thành các loại:
 Tội phạm không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
 Tội phạm có tình tiết tăng;
 Tội phạm có tình tiết giảm nhẹ
- Căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm, tội phạm được phân thành hai loại sau:
 Tội phạm có cấu thành vật chất
 Tội phạm có cấu thành hình thức
 Tội phạm có cấu thành hỗn hợp
 Tội phạm có cấu thành cắt xén

3. Biểu hiện của tội phạm ( Hương )


Thứ nhất: Tính nguy hiểm cho xã hội
Đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất quyết định những dấu hiệu khác của tôi
phạm. một hành vi được quy định trong luật hình sự, và phải chịu hình phạt bởi vì nó có
tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội là thuộc tính khách quan, là dấu hiệu
vật chất của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm phải là hành vi
gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ.
Thứ hai: Tính có lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình
và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.
Trong Bộ luật hình sự nước ta, tính có lỗi được nêu trong định nghĩa về tội phạm là
một dấu hiệu độc lập với tính nguy hiểm cho xã hội, để nhấn mạnh tầm quan trọng của
nguyên tắc lỗi. Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận sự buộc tội khách quan, tức là
buộc tội một người không căn cứ vào lỗi của họ mà chỉ căn cứ vào hành vi khách quan họ
đã thực hiện.
Thứ ba: Tính trái pháp luật
Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm nếu nó được quy định trong
luật hình sự. Quy định của luật hình sự là cơ sở và đảm bảo quyền tự do dân chủ của công
dân, thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung luật phù hợp với sự thay đổi tình
hình kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội.
Thứ tư: Tính phải chịu hình phạt
Tính phải chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe
doạ phải chịu một hình phạt. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, tội càng
nghiêm trọng thì hình phạt áp dụng càng nghiêm khắc.

4. Các quy định về hình phạt( Diệu Trang)


* Khái niệm:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định
trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đoi với người hoặc pháp nhân thương mại
phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó
*Đặc điểm các loại hình phạt chính
- Cảnh cáo : được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết
giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt
- Phạt tiền : được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
a.Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
b.Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự
công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định
- Cải tạo không giam giữ :được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít
nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn
định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội
khỏi xã hội
- Trục xuất :là hình phạt buộc người nước ngoài bị kết án trong thời hạn nhất định rời khỏi
lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tù có thời hạn : là hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cách li khỏi xã hội trong
thời gian nhất định để giáo dục, cải tạo
- Tù chung thân : là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
- Tử hình : là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người,
các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác

5.Tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Bảo)


– Đối với mọi hành vi vi phạm mà người phạm tội đang độ tuổi dưới 14 tuổi thì sẽ không bị
truy cứu trách nhiệm hình với mọi tội phạm
– Độ tuổi phải chịu trách nhiệm với mọi tội phạm khi mà người phạm tội từ đủ 16 tuổi
-Đối với người từ đủ 14 tới 16 tuổi (tức là bạn này phải đủ 14 tuổi trở lên) phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi của mình trong hai mươi tám tội được quy định trong luật hình sự
2015 và Luật hình sự sửa đổi bổ sung 2017. Hầu như các tội mà đối với độ tuổi này là tuổi
mang tính chất rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với độ tuổi dưới 18 tuổi (chưa thành niên) dựa trên
nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất của người phạm tội và dựa trên căn cứ vào tính
chất hành vi phạm tội có gây nguy hiểm xã hội không
-Đặc biệt Tòa án không được đưa bản án hoặc quyết định mà trong đó mức xử phạt là hình
phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người phạm tội < 16 tuổi, không phạt tiền người
phạm tội từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, không được áp dụng các hình phạt bổ sung đối với
người phạm tội dưới 18 tuổi

Câu hỏi thực tế (Bảo)


Mới đây, lực lượng chức năng tại sân bay Tân Sơn Nhất đã phát hiện hành lý của bốn tiếp
viên trên chuyến bay VN10 từ Paris về TP.HCM chứa hơn 8 kg thuốc lắc và hơn 3 kg
ketamin được ngụy trang trong các tuýp kem đánh răng.
Ngày 20/3, nguồn tin của VnExpress cho biết, sau khi tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh
Thuỷ, 37 tuổi; Võ Tú Quỳnh; Trần Thị Thu Ngân và Đặng Phương Vân bị tạm giữ. Các
tiếp viên khai đã nhận mang hàng hoá xách tay từ Pháp về Việt Nam thông qua một đồng
nghiệp làm chung hãng với tiền vận chuyển nhận được là 10tr đồng cho 60kg hàng hóa.
A,Giả sử, nếu 4 tiếp viên hàng không này biết đây là ma túy từ trước khi bị lực lượng chức
năng phát hiện thì 4 tiếp viên này là tội phạm hay không? Giải thích. Mức phạt có thể dành
cho 4 người?
Đáp án : Có, theo mục h, khoản 4, điều 250, Bộ luật hình sự đây là tội vận chuyển trái phép
chất ma túy. Bị phạt tù 20 năm, chung thân, tử hình
B,Ngược lại, nếu 4 tiếp viên hàng không này không biết đó là ma túy thì sao?
Đáp án : Theo nguyên tắc suy đoán vô tội, họ không phạm tội( phải có chứng cứ cho việc
mình không biết )

6.Tội phạm xâm phạm tính mạng


6.1-Khái niệm (Nghĩa)
Kn: Các tội xâm phạm tính mạng là những hành vi (hành động hoặc không hành động) có
lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của người
khác.
Tội phạm xâm phạm tính mạng là Người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân
thương mại thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sự tước đoạt hoặc làm mất
tính mạng của một người khác. Đây là một trong những tội phạm nghiêm trọng nhất và
được đánh giá là có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho cộng đồng.
6.2-Các tội danh thuộc nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng(Nghĩa)
Tội giết người
Tội giết con mới đẻ / Tội vứt bỏ con mới đẻ
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng / Tội giết người do vượt quá mức
cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
Tội vô ý làm chết người
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp / Tội vô ý làm chết người do vi
phạm quy tắc hành chính
Tội bức tử
Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự
Tội giúp người khác tự sát / Tội xúi giục người khác tự sát;
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Tội đe dọa giết người
Tội lây truyền HIV cho người khác
Tội cố ý truyền HIV cho người khác
6.3-Các yếu tố cấu thành tội phạm xâm phạm tính mạng con người ( Thùy)
- Khách thể của tội phạm
Là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ: Đó là quyền sống,
quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng; được phản ánh trong BLHS qua dấu hiệu đối
tượng tác động của tội phạm.
Đối tượng tác động của nhóm tội phạm này là những chủ thể có quyền được tôn trọng và
bảo vệ về tính mạng. Đó là những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới
khách quan với tư cách là con người, là thực thể tự nhiên và xã hội mà trong Bộ luật Hình
sự được gọi là “người khác”.
- Mặt khách quan của tội phạm
Tuy khác nhau ở hình thức thể hiện cụ thể nhưng có cùng tính chất là đều có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đó. Hành vi này
được mô tả là dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong tất cả các cấu thành tội phạm.
Hậu quả của các hành vi có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra là thiệt hại đến quyền sống
của con người, thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất là chết người hoặc dẫn đến sự tự sát
của nạn nhân
- Chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm
Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm tính mạng không phải là chủ thể đặc biệt. Những
người có năng lực TNHS đều có khả năng trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội
phạm này.
Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, động cơ của nhóm
tội phạm này tương đối đa dạng
6.4-Vì sao tội phạm xâm phạm tính mạng lại nguy hiểm (Thùy)
-Đây là những hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về quyền cơ bản của con người và là
hành vi vô cùng tàn nhẫn, gây nguy hiểm xã hội
-Tội phạm tính mạng liên quan trực tiếp đến tính mạng, là giá trị sống quý giá của tất cả
con người. Một lần xâm phạm tính mạng có thể dẫn đến mất mát vô cùng đau lòng, không
chỉ cho nạn nhân mà bất cứ ai có liên quan đến họ.
-Đối với nạn nhân, tội phạm tính mạng có thể gây ra tổn thương của cả thể xác và tinh thần,
và có thể dẫn đến cái chết
-Đối với xã hội, tội phạm tính mạng còn gây ảnh hưởng to lớn đến an ninh, trật tự và sự ổn
định chung của tất cả mọi người
6.5-Cách xử lý tội phạm xâm phạm tính mạng (Duy)
-Được quy định từ Điều 123 đến Điều 140 trong BLHS 2015:
Áp dụng một số hình phạt:
Phạt tù: Có thời hạn hoặc Chung thân
Tử hình: Tỉnh phúc sẽ quyết định án từ chung thân đến án tử hình nếu tính chất của vụ án
rất nghiêm trọng, đặc biệt là những vụ án liên quan đến giết người, sát hại.
Cải tạo không giãm giữ: không bắt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được
giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của
quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội..
Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
*Lưu ý:
Tội phạm xâm phạm tính mạng kể cả phải chịu án tử hình thì vẫn phải bồi thường cho nạn
nhân và gia đình nạn nhân

Ví dụ thực tiễn (Trang)


Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984, ở Kiến An, Hải Phòng) và nạn nhân Nguyễn Phương Linh.
Cả hai đều là sinh viên K42 khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngoại thương, Hà Nội
và yêu nhau từ năm 2005, đến cuối năm 2006 thì chia tay.
Sau khi chia tay một vài ngày Nghĩa có người yêu mới là Hoàng Thị Yến (SN 1986), ở
Quảng Ninh, là SV trường ĐH Genetic Hà Nội; sống tại phòng 1101, tầng 11, nhà G4, khu
đô thị Trung Hòa, Trung Yên, Cầu Giấy (Hà Nội). Dịp 30/4/2010: Yến đã gửi nhà nhờ
Nghĩa trông giúp để cô về quê.
Ngày 3/5: Nghĩa điện thoại cho Linh đến nhà của Yến. Linh đi đến điểm hẹn bằng xe máy
có mang theo điện thoại và máy tính xách tay.
Khoảng 19h ngày 3/5: điện thoại của Linh liên tiếp đổ chuông nhưng Linh không nghe
máy. Khi Nghĩa gặng hỏi ai gọi thì Linh trả lời là người yêu Linh ở miền Nam.
Khoảng 23h ngày 3/5: trong lúc Linh đang đứng trước gương thì đột nhiên Nghĩa tiến đến
rút dao nhọn đâm thẳng vào lưng Linh khiến Linh chết ngay tại chỗ.
Để phi tang thi thể Linh, Nghĩa dùng dao cắt bỏ đầu và 10 đầu ngón tay cho vào túi nilon
vứt tại một khúc sông Cấm ở Quảng Ninh, phần thân được Nghĩa mang lên tầng thượng
giấu vào phòng xử lý rác của khu chung cư. Tài sản của Linh bao gồm 1 chiếc xe máy
SCR, 1 laptop, 1 ĐTDĐ được Nghĩa mang đi cắm tại hiệu cầm đồ
Khoảng 10h ngày 17/5: một số người dân và nhân viên bảo vệ tại khu chung cư G4 phát
hiện ra xác Linh đang trong giai đoạn phân hủy. CA TP. Hà Nội và CA quận Cầu Giấy gấp
rút vào cuộc và phát hiện ra nhiều vết máu tại khu vực cầu thang từ tầng 12 đến 13.
Đêm 18/5: Nguyễn Đức Nghĩa bị Công an Hà Nội bắt giữ khi đang lẩn trốn tại Thái
Nguyên.
Ngày 7/6: tìm thấy phần thi thể bị vứt xuống sông Cấm của Nguyễn Phương Linh.
Ngày 14/7: TAND TP Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm, Nguyễn Đức Nghĩa thừa nhận toàn bộ
hành vi giết người của mình. Y đã một mực khẳng định sẽ không kháng cáo dù cho bản án
thế nào đi nữa và đã bật khóc thừa nhận "Với tội ác của tôi, chết cũng không hết tội".
Kết thúc phiên xét xử, tòa tuyên án Nguyễn Đức Nghĩa 6 năm tù giam về tội chiếm đoạt tài
sản, tử hình về tội giết người, tổng hình phạt là tử hình đồng thời phải bồi thường cho gia
đình nạn nhân Nguyễn Phương Linh số tiền 113 triệu đồng.
Người yêu Nghĩa là Hoàng Thị Yến bị tuyên phạt 15 tháng tù vì hành vi không tố giác tội
phạm (nhưng được hưởng án treo).
Ngày 30/7, Nguyễn Đức Nghĩa bất ngờ gửi đơn kháng cáo và nhấn mạnh bị cáo không
phạm tội giết người với tình tiết man rợ như phán quyết của tòa.
Ngày 11/11, TAND tối cao mở lại phiên phúc thẩm. Nhưng vẫn giữ mức án 6 năm tù giam
về tội chiếm đoạt tài sản, tử hình về tội giết người, tổng hình phạt là tử hình đồng thời phải
bồi thường cho gia đình nạn nhân Nguyễn Phương Linh số tiền 113 triệu đồng.

Câu hỏi trắc nghiệm ( Duy)- Làm Quizizz và tổ chức trò chơi
1.Đâu là tội phạm ?
a. người tâm thần gây thương tích cho người qua đường 20%
b. người phạm tội nhưng Bộ luật hình sự chưa quy định
c. bị tấn công vô tình phòng vệ gây thiệt hại về mạng người tấn công
đa C

2. Mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội phạm nghiêm
trọng là:
a. Phạt tiền , phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tới 3 năm
b. Phạt tù 03 tới 07 năm
c. Phạt tù 07 tới 15 năm
d. Phạt tù 15 tới 20 năm, chung thân hoặc tử hình
ĐA: B

3.Tại điều 77 Bộ luật hình sự 2015, mức tiền phạt tối thiểu của tội phạm và pháp nhân
thương mại phạm tội là
a.30 triệu đồng
b.40 triệu đồng
c.50 triệu đồng
d.60 triệu đồng
đa C

4.Theo điều 60, Bộ luật hình sự 2015 thời hiệu thi hành bản án là bao lâu đối với các
trường hợp phạt tù từ 15 năm đến 30 năm ?
a. 5 năm
b. 10 năm
c. 15 năm
d. 20 năm
ĐA C
Câu 5. Điều kiện nào sau đây là điều kiện của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội?
A. Hành vi phạm tội chưa gây ra thiệt hại
B. Việc chấm dứt không thực hiện tội phạm phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc
phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
C. Không thực hiện tội phạm đến cùng vì nạn nhân chống trả
D. Hành vi phạm tội đã gặp phải trở ngại khách quan
Đa B
Câu 6 : Những dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu của giai đoạn phạm tội chưa
đạt?
A. Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân khách quan
B. Người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng
C. Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm
D. Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân chủ qua
Câu 7. Trong đồng phạm bắt buộc phải có người nào sau đây?
A. Người giúp sức
B. Người súi giục
C. Người tổ chức
D. Người thực hành
Câu 8. Những dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm bao gồm những dấu hiệu nào
sau đây?
A. Cùng thực hiện tội phạm
B. Có từ 2 người trở lên tham gia
C. Hậu quả của tội phạm
D. Cả a, b, c đúng
Câu 9. Trách nhiệm hình sự đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được
giải quyết như thế nào?
A. Không được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp
B. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong một số trường hợp
C. Được miễn trách nhiệm hình sự nếu khai báo thành khẩn
D. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp
Câu 10. Hành vi chuẩn bị phạm tội là những hành vi nào sau đây?
A. Thăm dò địa điểm phạm tội
B. Tìm kiếm đồng bọn
C. Chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội
D. Cả a, b, c đúng

You might also like