You are on page 1of 29

chào mừng các bạn đến với

phần thuyết trình của nhóm


chúng mình
thành viên nhóm
1. Dương Nguyễn Triệu Vi (115622118) 1. Sơn Thị Huyền Trang (115622109)

2. Nguyễn Thi Yến Nhi (115622062) 2. Sơn Thị Na Uy (115622115)

3. Trương Công Diệu Thiên Thanh (115622082) 3. Ông Thị Cẩm Tú (115622113)

4. Cao Mỹ Ý (115622127) 4. Đoàn Mỹ Nhiên (115622067)

5. Trương Thị Ý Nhi (115622065) 5. Lê Minh Nghĩa (115622057)

6. Trần Thị Ngọc Thanh(115622081) 6. Mai Nguyễn Minh Vinh (115622121)

7. Lê Uyên Nhi (115622063) 7. Phan Đặng Hữu Vinh (115622122)

8. Nguyễn Ngọc Yến (115622128) 8. Sơn Mến Nghĩa (112256058)

9. Nguyễn Thị Kiều Phương (115622072) 9. Ngô Chí Tâm (115622076)


Nội Dung Thuyết Trình

Pháp Luật Hình Sự


1.
Đối Tượng Điều Chỉnh

• Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và
người phạm tội khi tội phạm xảy ra. Ngành luật hình sự điều chỉnh mối quan hệ này bằng việc
xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lí của hai chủ thể, đó là Nhà nước và người phạm tội.
• Trong đó, quyền của chủ thể này, tương ứng sẽ là nghĩa vụ của chủ thể còn lại. Nhà nước có
quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc thực hiện tội phạm thông
qua các hoạt động tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

• Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự, chịu bị điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án, tuy vậy, họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nước truy cứu họ đúng với các quy định của
pháp luật, đúng người đúng tội.
2

Phương Pháp Điều Chỉnh


Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh- phục tùng .
Theo đó, Nhà nước, trong quan hệ pháp luật hình sự, có quyền buộc người
phạm tội phải chịu TNHS, chịu hình phạt- biện pháp cưỡng chế Nhà nước
nghiêm khắc nhất, người phạm tội không có cách nào khác ngoài nghĩa vụ
tuân thủ.
3

Tội Phạm, Chủ Thể Tội Phạm


tội phạm
-Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015, tội Theo đó, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy gồm tính gây thiệt hại về mặt khách quan và yếu tố
định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lỗi về mặt chủ quan, được xác định dựa trên các
lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương tiêu chí:
mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn - Tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại;
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an
- Hậu quả của hành vi phạm tội gây ra;
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm - Tính chất và mức độ lỗi;
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật - Tính chất của động cơ và mục đích phạm tội.
Hình sự phải bị xử lý hình sự.
1. Khái Niệm:
Chủ thể của tội phạm là con người cu thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội một cách cố ý hoặc vô ý, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
chủ thể tội độ tuổi theo quy định của Luật Hình sự.
Chủ thể tội phạm theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam phải là con
phạm người cụ thể chứ không chấp nhận chủ thể của tội phạm là tổ chức. Tổ chức
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chỉ có cá nhân cụ thể trong tổ chức
phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự, đây là sự khác biệt của Luật
Hình sự Việt Nam so với Luật Hình sự ở một số nước trên thế giới
2. Dấu hiệu của Chủ thể tội phạm hình sự
• Chủ thể của tội phạm phải là một người cụ thể đang sống. Khi người phạm tội còn sống họ mới nguy hiểm cho
xã hội, cần giáo dục để họ trở thành người có ích cho xã hội. Chỉ con người đang sống mới cần cải tạo, giáo
dục.
• Luật Hình sự Việt Nam quy định chủ thể là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, vậy pháp luật Hình sự
không cho phép người khác chịu trách nhiệm hình sự thay cho người phạm tội, kể cả họ là người thân thích
ruột thịt
• Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chỉ những người đủ năng lực trách
nhiệm hình sự mới hiểu rõ hành vi của mình đúng hay sai, mới điều khiển được, tự chủ được hành vi của
mình. Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh tật làm mất khả
năng nhận thức hoặc tự chủ hành vi của mình.
• Chủ thể tội phạm phải là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
 3. Chủ thể đặc biệt của tội phạm
Chủ thể của tội phạm thông thường đòi hỏi phải đáp ứng dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình
sự.

Với những tội phạm cụ thể cần phải có thêm những dấu hiệu đặc trưng khác mà không có nó
thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể trở thành là chủ thể của tội
phạm đó được. Những chủ thể đòi hỏi dấu hiệu đặc biệt như vậy gọi là chủ thể đặc biệt

Như vậy, việc quy định chủ thể đặc biệt không nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự người có
đặc điểm nhất định về nhân thân mà vẫn nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi nguy
hiểm cho xã hội và hành vi đó chỉ có thể được thực hiện bởi người có những đặc điểm nhất
định.
4

Phân Loại Tội Phạm


Phân Loại Tội Tội phạm được phân thành 4 loại.
Phạm
• Một là, Tội phạm ít nghiêm trọng, là loại tội phạm có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung
hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền,
phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm
• Hai là, Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là
từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

• Ba là, Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội
ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù

• Bốn là, Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
5

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự


Xét về độ tuổi chịu tránh nhiệm hình sự, sẽ được chia thành các mốc tuổi như sau:

– Dưới 14 tuổi: Không phải chịu trách nhiệm hình sự


-Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết
người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, tội hiếp dâm, tội hiếm dâm
người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản ;

– Từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm tuy nhiên không áp dụng
xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, đối với hình phạt tug thì được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp
dụng đối với người thành niên phạm tội tương ứng.

– Từ đủ 18 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm, và các tất cả các mức
hình phạt
6

Hình phạt

hình phạt hình phạt


chính bổ sung
- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế
quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết
định
- Hệ thống hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

- Hình phạt chính bao gồm: - Hình phạt bổ sung bao gồm:
+ Cảnh cáo + Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định
+ Phạt tiền
+ Cấm cư trú
+ Cải tạo không giam giữ
+ Quản chế
+ Trục xuất
+ Tước một số quyền công dân
+ Tù có thời hạn
+ Tịch thu tài sản
+ Tù chung thân
+ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt
+ Tử hình
chính.
7

Các Biện Pháp Tư Pháp

Có 4 biện pháp tư pháp


1/ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.
- Là thu vật, tiền để sung vào ngân sách nhà nước hoặc để tiêu hủy.
-Đối tượng bị thu gồm: công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật, tiền do phạm tội
hoặc do mua bán; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng
trữ, lưu hành như các chất ma tuý, hàng giả...
-Vật, tiền bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép không bị tịch thu mà được trả lại cho chủ sở
hữu hoặc người quản lí hợp pháp.
-Vật, tiền là tài sản của người khác chỉ có thể bị tịch thu nếu người này có lỗi trong việc để
cho người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội. Thông thường trong thực tiễn, lỗi của họ xuất
phát từ sự thiếu trách nhiệm trong quản lý, trông coi, sử dụng và bảo vệ tài sản.
-Tịch thu vật, tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm không những loại bỏ điều kiện vật chất
của tội phạm mà còn góp phần cải tạo, giáo dục, ngăn ngừa tội phạm, ổn định và đảm bảo trật
tự xã hội.
2/ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại.

Biện pháp tư pháp buộc người phạm tội phải trả lại tài sản hoặc tiến hành hoạt động
khắc phục những thiệt hại vật chất gây ra cho người bị hại (Điều48 bộ luật hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Nhằm khôi phục lại tình trạng sở hữu như trước khi tội phạm xảy ra, BLHS quy định
người phạm tội phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp. Trong
trường hợp người phạm tội đã làm cho tài sản này bị hư hỏng thì phải sửa chữa. Nếu tài
sản không hoàn trả lại được vì những lí do nhất định như đã mất, thất lạc hay không
còn nữa thì người phạm tội phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người quản lí
hợp pháp.
3 / Buộc công khai xin lỗi

Là biện pháp tư pháp buộc người phạm tội chính thức, công khai nhận lỗi của
mình về hành vi phạm tội và xin lỗi người bị hại (Điều 48 bộ luật hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Trong trường hợp gây thiệt hại về tinh thần như gây thiệt hại đến danh dự,
nhân phẩm... toà án buộc người phạm tội phải công khai xin lỗi người bị hại
và phải bồi thường về vật chất những thiệt hại về tinh thần đã gây ra cho họ.
4 / Bắt buộc chữa bệnh.
Biện pháp tư pháp, buộc người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chữa bệnh tâm
thần hoặc bệnh khác tại cơ sở điều trị chuyên khoa (Điều 49 BLHS).
Bắt buộc chữa bệnh có mục đích phòng ngừa người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác gây rối
loạn hoạt động tâm thần có hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Đồng thời, biện pháp này cũng là biểu
hiện cụ thể của sự nhân đạo.
Bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với:
- Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc
bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Người đang chấp hành hình phạt tù đã mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
8

Thời Hiệu Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự


Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 27 Bộ luật hình sự năm
2015 cụ thể như sau:
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà
khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
9

Thời Hiệu Thi Hành Bản Án


1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó
người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:

a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03
năm trở xuống;

b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;

c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;

d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm .

4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. người bị kết
án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ
ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

5. người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày
người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.”
Nội Dung Thuyết Trình
Của Chúng MÌnh Đã hết
Chân Thành Cảm
Ơn Cô Và Các Bạn
Đã Lắng Nghe

You might also like