You are on page 1of 6

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ HÌNH SỰ

Khái niệm:
Trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm của 1 người đã phạm tội về hình
sự và phải chịu sự trừng phạt thỏa đáng theo quy định của Nhà nước. Việc xử
phạt những kẻ có tội là 1 cách để phòng ngừa tội phạm, giúp bảo vệ an ninh
đất nước và bảo vệ an toàn cho người dân.
Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nặng nhất, do tòa án áp dụng
đối với các chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.
Các hình thức xử phạt: các hình phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không
giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình) và các hình phạt
bổ sung (cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định,
cấm cư trú, quản chế, tước 1 số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi
không áp dụng là hình phạt chính, trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt
chính).
Đặc điểm trách nhiệm pháp lý hình sự:
1. Trách nhiệm hình sự là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ
người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”.

2. Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý. Là trách nhiệm của
người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp
luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính
chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.

3. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và
được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện
pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định.

4. Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa
vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu Trách nhiệm hình sự, chịu bị
kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện
pháp tư pháp) và mang án tích.
Cơ sở của trách nhiệm hình sự:

Cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 2 của Bộ luật hình sự:

1 “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải
chịu trách nhiệm hình sự.”

2.“Chỉ pháp nhận thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều
76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”

– Về mặt khách quan: một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi là cách cư xử của con người ra
thế giới khách quan được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động
trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh khi có hành vi phạm tội. Hành vi đó có thể
gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội.

– Về mặt chủ quan: cơ sở của trách nhiệm hình sự dựa trên yếu tố “lỗi” của
người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Lỗi được dựa
trên quan điểm chủ quan của người phạm tội.

– Về mặt khách thể: Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội phải
xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đây là dấu hiệu
bắt buộc để xác định có cấu thành tội phạm hay không. Ngoài ra có các dấu
hiệu không bắt buộc như: đối tượng của tội phạm, người bị hại.

– Về mặt chủ thể: chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm
hình sư, tức là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi của mình. Người đó phải đủ độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự quy định tại điều 12 của Bộ luật hình sự.

Theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay, độ tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sử là người từ đủ 14 tuổi trở lên (điều 2 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi
bổ sung năm 2017).
Ví dụ: A 18 tuổi vào nhà B lúc B đi vắng để lấy trộm một chiếc xe máy trị
giá 18 triệu động.

Như vậy, A bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản theo quy định của điều 173, Bộ
luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội trộm cắp tài sản.

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DÂN SỰ

Khái niệm:

Bộ luật dân sự năm 2015 không đưa ra định nghĩa về trách nhiệm dân sự
nhưng về mặt khoa học pháp lý có thể hiểu trách nhiệm dân sự là hậu quả bất
lợi mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người có hành vi vi
phạm pháp luật nói chung và vi phạm nghĩa vụ nói riêng.

Theo khoản 1 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 thì:


Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối
với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng
thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội
dung của nghĩa vụ.
Như vậy, trách nhiệm dân sự chỉ đặt ra khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ.

Việc các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ về chủ thể, thời hạn, địa điểm,
đối tượng, phương thức, nội dung... đều bị coi là vi phạm nghĩa vụ và phải
chịu trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự có thể là trách nhiệm tiếp tục
phải thực hiện nghĩa vụ hoặc trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Có hai trường hợp người có nghĩa vụ có thể không chịu trách nhiệm dân
sự do vi phạm nghĩa vụ:

+ Thứ nhất là trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do
sự kiện bất khả kháng.
+ Thứ hai là trường hợp nghĩa vụ không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của
bên có quyền.

Trách nhiệm dân sự bao gồm: buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực
hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm.
Có 2 loại trách nhiệm dân sự là:

+Trách nhiệm phải thực hiện theo nghĩa vụ:


Với trách nhiệm này thì người vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ theo
yêu cầu từ bên có quyền, trường hợp nếu không tiếp tục thực hiện thì bên có
quyền sẽ yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp
cưỡng chế buộc thực hiện nghĩa vụ.

+Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ đã
gây ra một thiệt hại.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm 3 yếu tố:

Có thiệt hại xảy ra, và định lượng thiệt hại được bằng tiền.

Có hành vi vi phạm hợp đồng hay hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân là nguyên nhân làm thiệt hại xảy ra.

Có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo như thỏa thuận tại
hợp đồng hoặc là quy định trong văn bản pháp luật.

Theo quy định của của Bộ luật Dân sự, độ tuổi phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân được quy định như sau:

+ Cá nhân từ đủ 18 tuổi phải tự bồi thường cho thiệt hại mà bản thân gây ra;
+ Cá nhân dưới 15 tuổi nếu gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi
thường. Trường hợp nếu tài sản của cha, mẹ không đủ mà con lại có tài sản
riêng thì lấy tài sản riêng để bồi thường phần còn thiếu.

+ Người từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi nếu gây thiệt hại phải bồi thường
bằng tài sản của mình, nếu như tài sản không đủ thì cha, mẹ lấy tài sản của
mình để bồi thường phần còn thiếu đó.

+ Trường hợp nếu người chưa thành niên, người có khó khăn trong việc nhận
thức, người mất năng lực hành vi dân sự làm chủ hành vi gây thiệt hại có
người giám hộ thì người giám hộ dùng tài sản của người được giám hộ để
thực hiện bồi thường, nếu tài sản không đủ thì người giám hộ dùng tài sản
của mình để bồi thường phần còn thiếu.

Ví dụ: A lái xe máy, do không để ý đã đâm đổ bờ tường của ủy ban nhân dân
xã. Do đó, A phải chịu trách nhiệm dân sự như xin lỗi và buộc phải bồi
thường khắc phục lại bờ tường bị đổ do mình gây ra.

TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT


Khái niệm:

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công
chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt
động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức:

+ Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp
luật.

+ Chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật đối với một công chức trong một lần xử
lý kỷ luật.

Có 4 hình thức xử lý kỷ luật:

+ Khiển trách
+ Cảnh cáo

+ Hạ bậc lương

+ Buộc thôi việc

Thời hiệu xử lí vi phạm kỉ luật:


+ 3 tháng kể từ ngày phát hiện vi phạm, trường hợp cần điều tra, xác minh thì
có thể kéo dài nhưng không quá 6 tháng.
+ Khi xử lí kỉ luật cán bộ, công chức, viên chức phải thành lập hội đồng kỉ
luật.
Cần phải phân biệt giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật.
Ví dụ: Công ty A quy định trong nội quy là không được nhuộm tóc, thời gian
làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều.
Chị X là nhân viên công ty nhưng lại nhuộm tóc xanh và thường xuyên đi
làm muộn lúc 9 giờ sáng. Hành vi này hoàn toàn do lỗi của chị X và trái với
quy định công ty. Vì thế, đây là vi phạm kỷ luật.

You might also like