You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TÊN ĐỀ TÀI
Mọi chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đều phải chịu trách
nhiệm pháp lý

Nhóm sinh viên: Nhóm 15 – PLĐC 07 (ST5)

Họ và tên: Phạm Huyền Trang 5NB20


Nguyễn Thanh Tú 1NB20

Trịnh Thu An 3H20

Vũ Phương Anh 3H20

Nguyễn Thị Linh Chi 3H20

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2021


“Mọi hành vi trái pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý”
Để có thể nêu lên quan điểm về nhận định, trước tiên, ta tìm hiểu hành vi trái pháp luật và trách
nhiệm pháp lý là gì?
- Hành vi trái pháp luật là việc thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật, được thể hiện dưới
một trong ba dạng hành vi sau: (i) Thực hiện hành vi mà pháp luật cấm (ii) Không thực hiện hành vi mà
pháp luật bắt buộc phải thực hiện (iii) Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi pháp luật cho phép thực hiện.
- Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu
được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật.
Quan điểm về nhận định: Không đồng tình. Vì không phải mọi chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật
đều phải chịu trách nhiệm pháp lý mà cần phải xét về năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm pháp lý của
chủ thể, thời hiệu truy cứu TNHS, hoàn cảnh thực hiện hành vi: bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế
cấp thiết... hay hành vi gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội, rủi ro trong nghiên cứu... Sau đây nhóm
chúng em xin phân tích rõ để chứng minh cho quan điểm trên:

Những trường hợp mà hành vi vi phạm pháp luật không phải chịu trách nhiệm pháp lý:

Trường hợp 1: Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự. Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 quy
định: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự".
Ví dụ: Anh A là một người mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt được điều trị tại nhà. Hàng xóm của anh
A là anh B, biết A bị tâm thần nên đã lợi dụng anh A, nhờ vận chuyển ma túy và A nghe theo. Đêm đó,
anh A đã vận chuyển ma túy cho C (bạn của B) và đã bị công an bắt tại chỗ. Tuy nhiên ở trường hợp
này anh A không phải chịu trách nhiệm pháp lý do không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
của mình.
Trường hợp 2: Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý. Căn cứ Điều 12 Bộ luật hình
sự 2015, người dưới 14 tuổi là những người không có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Ví dụ: K là học sinh lớp 5 phải sống cùng người bố nát rượu. Hàng ngày bố bắt K phải đi ăn xin và
mang về ít nhất 200.000 vnđ nếu không sẽ đánh đập em một cách dã man, tàn nhẫn. Do không xin được
tiền nên K vô cùng sợ hãi và hoảng loạn nên đã ăn trộm chiếc xe đạp ở quán ăn nhà bà H và bán với
giá 1 triệu đồng. Ở trường hợp này, K không bị xử phạt vì tâm lý kích động và chưa thành niên.
Trường hợp 3: Miễn trách nhiệm pháp lý
Căn cứ điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm a khoản 1
Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự như
sau: “Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu
quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và
lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. Người thực hiện tội phạm
nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện
hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự".
Ví dụ: A, B, C và D tổ chức buôn bán ma túy từ Lào về Việt Nam, toàn bộ 2 bánh heroin được vận
chuyển trót lọt vào thành phố Hồ Chí Minh và chuẩn bị phân phối cho các tụ điểm, đại lý để bán lẻ đến
các con nghiện trên địa bàn. C sau đó tự thú khai nhận hành vi của mình và đồng bọn, A, B và D lần
lượt bị bắt, 2 bánh heroin bị thu giữ trước khi bị phân tán đi tiêu thụ. Hành vi tự thú của C giúp cơ quan
có thẩm quyền ngăn chặn và bắt giữ kịp thời tội phạm, tịch thu các bánh heroin đồng thời từ lời khai
của C mà cơ quan điều tra có cơ sở xác định được A, B, D có liên quan đến hàng loạt vụ buôn bán
trọng điểm ma túy khác. Điều đó đã mang lại lợi ích rất lớn trong việc xử lý tội phạm ma túy trên địa
bàn nên hoàn toàn có cơ sở xem xét miễn trách nhiệm hình sự.
Trường hợp 4: Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ( Căn cứ: quy định tại Điều 27 Bộ luật
hình sự 2015)Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 (khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự
1999), nếu hết thời hiệu truy cứu TNHS, các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật sẽ không
phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Ví dụ: Ngày 15/03/2014 thấy chị A thất nghiệp, anh B dụ dỗ chị A làm mát xa.. Nhưng khi chị A làm thì
nhận ra đó là một ổ mại dâm. Nhiều năm làm việc bị bắt nạt, nhiều lần không được trả tiền dịch vụ,
ngày 27/06/2019 chị có trình báo việc hoạt động phi pháp của ổ mại dâm kia và hành vi dụ dỗ của anh
B đối với mình tại cơ quan công an. Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi dụ dỗ của
anh B là loại tội phạm ít nghiêm trọng nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm. Từ ngày
anh B thực hiện hành vi dụ dỗ chị A đến ngày chị A trình báo là 5 năm 3 tháng 14 ngày (> 5 năm) nên
không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của anh B đối với chị A do đã
quá thời hiệu truy cứu TNHS.
Trường hợp 5: Thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ
Căn cứ: Điều 20 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau: "Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại
cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi
đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự".
Ví dụ: A đi xe máy cùng chiều với xe con do B làm chủ. Để vượt xe con của B, A đã điều khiển xe đi trái
đường và xa chạm với xe con do C đang đi hướng ngược lại làm C ngã ra đường. C bị bánh xe con do B
điều khiển cán qua dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này B không phải chịu trách nhiệm hình sự vì: C
ngã ra đường là một “sự kiện bất ngờ” xảy ra đột ngột khiến B không nhận thức được chính xác rằng
khi tiếp tục lái xe sẽ gây ra cái chết của C, bất cứ ai trong trường hợp đó cũng không thể thấy trước hậu
quả sẽ xảy đến nhưng thực tế hậu quả đó đã diễn ra và B không có nghĩa vụ phải biết trước được điều
đó. Bởi vậy, B không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.
Trường hợp 6: Thực hiện hành vi vi phạm do phòng vệ chính đáng (Căn cứ Điều 22 Bộ luật hình sự
2015)
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm trừ khi vượt quá giới hạn (là hành vi chống trả rõ ràng quá
mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại).
Ví dụ: A thấy B đi một mình trên đường tối vào lúc 21h, A dùng dao tấn công B nhằm cướp xe máy và
điện thoại. Trong lúc giằng co, B gây thương tích cho A ở cách tay bằng dao. Hành động trên của B
được coi là phòng vệ chính đáng.
Trường hợp 7: Thực hiện hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết (Căn cứ Điều 23 Bộ luật hình sự
2015)
- “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của
mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là
phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.”.
- “Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt
hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Ví dụ: A đang điều khiển xe tải đi đúng làn đường quy định thì bất ngờ xe máy của B từ trong ngõ lao
nhanh ra. Vì để tránh xe máy của B, A đã đánh lái và đâm vào một nhà dân gần đó làm sập một bức
tường. Trong trường hợp này, A không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì: Thứ nhất, việc xảy ra tai nạn
bắt nguồn từ một “tình thế cấp thiết” là để tránh tránh thiệt hại gây cho B và đây là lựa chọn duy nhất
để A tránh được các thiệt hại lớn hơn (nguy hiểm đến tính mạng con người…). Thứ hai, việc xe của A
đâm vào B và gây tai nạn là một sự đe doạ hiện hữu và hoàn toàn có khả năng xảy ra. Mặt khác, A đã
tuân thủ các biện pháp được quy định khi tham gia giao thông nên trong trường hợp này, A không phải
chịu trách nhiệm pháp lý.
Trường hợp 8: Thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Căn cứ Điều 24
Bộ luật hình sự 2015)
- “Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc
phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.”
- “Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại
phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Ví dụ: Công an đuổi bắt đối tượng cướp giật A, trong trường hợp A phản kháng và chạy trốn thì công
an có quyền sử dụng vũ lực đối với A. Công an trong trường hợp này không phải chịu trách nhiệm pháp

Trường hợp 9: Hành vi vi phạm do rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ (Căn cứ Điều 25 Bộ luật hình sự 2015)
Các điều kiện để được loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 25 này gồm có ba điều kiện: “Một là,
hành vi gây thiệt hại trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
phải nhằm mục đích đem lại lợi ích cho xã hội, hai là lĩnh vực của hành vi gây thiệt hại chỉ giới hạn
trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, ba là người gây ra thiệt
hại đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa”.
Ví dụ: Khi thử nghiệm 1 loại vaccine điều trị Covid 19, nhà nghiên cứu đã thí nghiệm, thử nghiệm thuốc
nhiều lần trên động vật và thử nghiệm thuốc theo quy định pháp luật cho kết quả tốt. Sau đó, nhà
nghiên cứu đã tiến hành việc thử nghiệm trên người với một số lượng người nhất định tình nguyện tham
gia. Trong quá trình thử nghiệm, một người tình nguyện đã bị shock thuốc và dẫn đến tử vong. Như vậy,
đây là một nghiên cứu có ích cho xã hội (một loại vaccine chữa bệnh) và nhà nghiên cứu đã tuân thủ
đúng các quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhưng thiệt hại vẫn xảy
ra trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm thuốc thì nhà nghiên cứu được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Nguồn tham khảo: Bộ luật hình sự 2015


danluat.thuvienphapluat.vn

You might also like