You are on page 1of 9

BỘ ĐỀ THI CHƯƠNG 6

1. Hành vi phạm tội nào sau đây không bị xem là tội phạm:
A. Không đăng ký tạm trú, tạm vắng
B. Trộm cắp tài sản công dân
C. Đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm trọng
D. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
2. Người từ đủ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,
trừ những tội mà bộ luật này có quy định khác?
A. 12 tuổi C. 16 tuổi
B. 14 tuổi D. 18 tuổi
3. Quan hệ pháp luật hình sự là:
A. Quan hệ phát sinh giữa người phạm tội và người bị hại
B. Quan hệ phát sinh khi có hành vi phạm tội
C. Quan hệ phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi có một tội
phạm xảy ra
D. Quan hệ phát sinh giữa Nhà nước với người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội
4. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật hình sự:
A. Bán hàng lấn chiếm lòng, lề đường
B. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy ở tuyến đường bắt buộc
C. Gây mất trật tự nơi công cộng
D. Chống người thi hành công vụ
5. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có khung hình cao nhất:
A. 3 năm tù B. 7 năm tù C. 15 năm tù D. 20 năm tù
6. Hình phạt được quy định trong:
A. Luật Hành chính C. Luật Dân sự
B. Luật Hình sự D. Luật Tố tụng hình sự
7. Các dấu hiệu để phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác:
A. Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi
B. Tính có lỗi của người thực hiện hành vi
C. Tính phải chịu trách nhiệm pháp lý
D. Xâm hại quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
8. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi:
A. Gây thiệt hại cho xã hội hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho xã hội
B. Gây hoảng loạn về tinh thần cho mọi người
C. Gây thiệt hại lợi ích của xã hội
D. Trái với quy định của pháp luật
9. Tội phạm là:
A. Hành vi vi phạm pháp luật
B. Hành vi vi phạm pháp luật hình sự, dân sự hoặc hành chính
C. Người có hành vi gây hại cho xã hội
D. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự và theo quy
định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự
10. Biện pháp xử lý nào sau đây không phải là hình phạt?
A. Cảnh cáo
B. Phạt tiền
C. Buộc thội việc
D. Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
11. Luật Hình sự là gì?
A. Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
B. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
C. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng
thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy
D. Cả A, B, C đều đúng
12. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự
A. Quan hệ xã hội phát sinh khi tội phạm xảy ra
B. Quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ
C. Lợi ích của Nhà nước
D. Lợi ích của người bị tội phạm xâm hại
13. Yếu tố nào sau đây là một trong những dấu hiệu cơ bản (đặc điểm) của tội
phạm?
A. Trái với đạo đức
B. Vi phạm pháp luật
C. Phải được quy định trong Bộ luật Hình sự
D. Phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
14. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là gì?
A. Phương pháp thỏa thuận C. Phương pháp mệnh lệnh
B. Phương pháp quyền uy D. Phương pháp thuyết phục
15. Đối tượng tác động của tội phạm là:
A. Quy phạm pháp luật hình sự
B. Quan hệ xã hội
C. Quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ
D. Bộ phận của khách thể
16. Hình phạt nào sau đây chỉ áp dụng đối với người phạm tội là người nước
ngoài?
A. Phạt tiền B. Cảnh cáo C. Trục xuất D. Cấm cư trú
17. Chủ thể của tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành:
A, Cá nhân C. Cá nhân, pháp nhân phi thương mại
B. Cá nhân, pháp nhân D. Cá nhân, pháp nhân thương mại
18. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có khung hình cao nhất:
A. 7 năm tù B. 10 năm tù C. 15 năm tù D. Tử hình
19. Theo định nghĩa thì tội phạm trước hết phải là:
A. Sự suy nghĩ nguy hiểm của con người
B. Hành vi nguy hiểm của con người
C. Hoạt động nguy hiểm của con người
D. Các tác động nguy hiểm của tự nhiên
20. Hình phạt nào không phải là hình phạt bổ sung áp dụng đối với pháp nhân
thương mại?
A. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
B. Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính
C. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
D. Cấm huy động vốn
21. Nhận định nào sau đây là không đúng về trách nhiệm hình sự của pháp nhân
thương mại?
A. Pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi phạm
tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; hành vi phạm tội được
thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; hành vi phạm tội được thực hiện
có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại và chưa hết
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
B. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều
76 Bộ luật Hình sự mới chịu trách nhiệm hình sự
C. Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
trong Bộ luật Hình sự hiện hành
D. Pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách
nhiệm hình sự của cá nhân
22. Hình phạt nào là hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội:
A. Cảnh cáo B. Tịch thu tài C. Cấm cư trú D. Quản chế
sản
23. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm:
A. Được thực hiện C. Bị phát hiện
B. Kết thúc D. Hoàn thành
24. Bộ luật Hình sự hiện hành không có hiệu lực đối với đối tượng nào?
A. Người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
B. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
C. Người nước ngoài không cư trú ở Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ
Việt Nam
D. Cả A, B, C đều sai
25. Những trường hợp nào sau đây sẽ loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Phòng vệ chính đáng
B. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
C. Tình thế cấp thiết
D. Cả A, B, C đều đúng
26. Những trường hợp nào sau đây không loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Rủi ro trong thí nghiệm nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ
B. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
C. Người bị hại có lỗi
D. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
27. Cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng là:
A. Hành vi xâm hại đang xảy ra
B. Hành vi xâm hại thực sự đã kết thúc
C. Hành vi xâm hại chưa xảy ra
D. Ý định phạm tội đang tồn tại
28. Nội dung của phòng vệ chính đáng được biểu hiện ở việc:
A. Thiệt hại gây ra trong phòng vệ chính đáng là thiệt hại gây ra cho người
không có hành vi xâm hại
B. Thiệt hại gây ra trong phòng vệ chính đáng là thiệt hại gây ra cho chính
người có hành vi phòng vệ
C. Thiệt hại gây ra trong phòng vệ chính đáng là thiệt hại gây ra cho người
có hành vi xâm hại
D. Thiệt hại gây ra trong phòng vệ chính đáng là thiệt hại gây ra cho công
cụ phạm tội mà người xâm hại đang sử dụng
29. Phòng vệ tưởng tượng là:
A. Phòng vệ nhằm bảo vệ lợi ích không có thật
B. Người phòng vệ tưởng mình đã gây thiệt hại nhưng thực tế không có
thiệt hại ấy
C. Phòng vệ nhằm vào con người không có thật
D. Không bị tấn công thật sự nhưng nhầm tưởng là có sự tấn công nên đã
phòng vệ
30. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người
phòng vệ phải chịu trách nhiệm hình sự
B. Phòng vệ chính đáng là quyền tự xử của con người do pháp luật thừa
nhận
C. Việc phòng vệ cho dù chính đáng nhưng nếu đã gây thiệt hại thì người
phòng vệ vẫn chịu trách nhiệm hình sự
D. Mục đích của phòng vệ chính đáng là gây thiệt hại
31. Thiệt hại mà người hành động trong tình thế cấp thiết gây ra so với thiệt hại
cần ngăn ngừa là:
A. Nhỏ nhất C. Ngang bằng nhau
B. Nhỏ hơn D. Thế nào cũng được
32. Khẳng định nào sau đây là một trong những đặc điểm của trách nhiệm hình
sự?
A. Trách nhiệm hình sự và hình phạt là 2 vấn đề tuy có liên quan mật thiết
với nhau nhưng không đồng nhất với nhau
B. Người Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì phải chịu trách
nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam
C. Trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản án hay quyết định
có hiệu lực pháp luật của Tòa án
D. Chỉ người nào phạm một tội quy định trong Bộ luật Hình sự mới phải
chịu trách nhiệm hình sự
33. Cơ sở của trách nhiệm hình sự là:
A. Cấu thành tội phạm
B. Hậu quả nguy hiểm do hành vi nguy hiểm cho xã hội đưa lại
C. Việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật Hình sự
D. Lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
34. Đâu là khái niệm đúng về miễn trách nhiệm hình sự?
A. Miễn TNHS là trường hợp không có tội
B. Miễn TNHS là trường hợp người phạm tội không bị Tòa án tuyên hình
phạt
C. Miễn TNHS là không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà
người đó đã phạm
D. Miễn TNHS là trường hợp không có TNHS
35. Khẳng định nào sau đây được coi là một trong những đặc điểm của hình
phạt:
A. Tính phải chịu hình phạt là một trong những đặc điểm của tội phạm
B. Không thể áp dụng hình phạt đối với người vi phạm pháp luật khác
C. Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung
D. Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự do Tòa án áp dụng
36. Mục đích của hình phạt là
A. Ngăn ngừa người phạm tội phạm tội mới
B. Giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng
ngừa tội phạm
C. Trừng trị và cải tạo, giáo dục người phạm tội
D. Cả A, B, C đều đúng
37. Những dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu của lỗi vô ý do cẩu thả?
A. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi
B. Người phạm tội nhận thức được hậu quả của hành vi
C. Không mong muốn cho hậu quả xảy ra
D. Người phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra
38. Bị cáo A bị Tòa án tuyên phạt 20 năm tù về tội giết người và 20 năm tù về
tội cướp tài sản. Hỏi hình phạt chung đối với bị cáo A là bao nhiêu năm tù?
A. 20 năm tù C. 30 năm tù
B. 25 năm tù D. 40 năm tù

39. Người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp không là trường hợp nào sau đây?
A. Người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội
B. Người phạm tội mong muốn cho hậu quả xã ra
C. Người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi do mình thực hiện
D. Người phạm tội chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả
xảy ra mặc dù không mong muốn
40. Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì:
A. Vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
B. Không phải chịu trách nhiệm hình sự.
C. Vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự một phần
D. Được miễn chịu trách nhiệm hình sự
41. Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp
không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó,
thì:
A. Không phải chịu trách nhiệm hình sự
B. Miễn chịu trách nhiệm hình sự
C. Phải chịu trách nhiệm hình sự một phần
D. Phải chịu trách nhiệm hình sự toàn bộ
42. Tù có thời hạn đối với một người phạm một tội có:
A. Mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 30 năm.
B. Mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 25 năm.
C. Mức tối thiểu là 01 tháng và mức tối đa là 25 năm.
D. Mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.
43. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người:
A. Dưới 14 tuổi phạm tội C. Dưới 16 tuổi phạm tội
B. Dưới 15 tuổi phạm tội D. Dưới 18 tuổi phạm tội
44. Bộ Luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS
số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ thời gian nào?
A. 01/01/2017 C. 01/01/2018
B. 01/7/2017 D. 01/7/2018
45. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với trường hợp nào sau đây?
A. Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi
bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ
B. Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
C. Người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con
dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử
D. Các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
46. Hình phạt nào sau đây có thể là hình phạt chính cũng có thể là hình phạt bổ
sung?
A. Phạt tù, phạt tiền, phạt cảnh
cáo
B. Phạt tù, quản chế
C. Quản chế, trục xuất
D. Phạt tiền, trục xuất
47. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc
tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một
hoặc một số quyền công dân sau đây:
A. Quyền ứng cử, bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; Quyền
làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang
nhân dân.
B. Quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân; Quyền làm việc trong các
cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; Quyền làm việc
trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân
dân.
D. Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội; Quyền làm việc trong các cơ quan
nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
48. Luật Hình sự không có những nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa
B. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm
C. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
D. Nguyên tắc tự định đoạt
49. Cấu thành tội phạm là gì?
A. Là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm
cụ thể được quy định trong luật hình sự
B. Là dấu hiệu xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội
C. Là các tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự
D. Cả A, B, C đều đúng
50. Khi xác định tội danh phải căn cứ các dấu hiệu nào sau đây?
A. Khách thể, khách quan, chủ thể, chủ quan của tội phạm
B. Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm
C. Khách thể, hành vi khách quan, chủ thể, lỗi của tội phạm
D. Khách thể, hành vi khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm

You might also like