You are on page 1of 20

ÔN TẬP TÂM LÝ HỌC TRUNG HỌC.

1. Các điều kiện hình thành và phát triển tâm lý học sinh
THCS ( dậy thì,khủng hoảng tâm lý-biểu hiện và cách
khắc phục).
Học sinh THCS là học sinh các lớp 6 – 7 – 8 – 9 ở trường THCS, còn gọi là tuổi thiếu
niên, lứa tuổi 11 – 12 – 13 – 14. Đây là thời kỳ phức tạp và quan trọng nhất trong quá
trình phát triển của mỗi cá nhân. Thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ ấu sang tuổi trưởng
thành. Bên cạnh sự phát triển tính người lớn thì ở thiếu niên vẫn còn tồn tại một số tính
trẻ con.

- Thời kỳ thiếu niên quan trọng là vì: Trong thời kỳ này những cơ sở và phương hướng
chung của sự hình thành những quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình
thành và chúng sẽ được tiếp tục trong tuổi thanh niên.

- Lứa tuổi của thiếu niên còn được coi là thời kỳ gay go, phức tạp, đột biến. Có người

còn coi đây là thời kỳ khó giáo dục. Ý kiến đánh giá như vậy là vì lý do: Ở tuổi này các
em muốn tự khẳng định mình, không dễ dàng tiếp nhận sự giáo dục của người lớn, hay
thể hiện ở sự thô lỗ, không nghe lời, bướng bỉnh...

- Tuổi thiếu niên có những khác biệt so với các lứa tuổi khác:

+ Cơ thể có sự phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu cân đối.

+ Có sự phát dục.

+ Có sự hình thành những phẩm chất mới mẻ về đạo đức và trí tuệ.

1.2. Những thay đổi về mặt thể chất của học sinh THCS

1.2.1. Sự phát triển cơ thể diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối

- Chiều cao tăng nhanh so với trọng lượng cơ thể.

- Hệ xương: phát triển mạnh nhưng vẫn còn nhiều sụn, hệ cơ phát triển nhưng bắp cơ
vẫn còn chứa nhiều nước, sức chịu đựng còn kém à Các em sẽ chóng mệt mỏi, không
vận động lâu được.
- Hệ thần kinh: tiếp tục phát triển và hoàn thiện: các tế bào não phân hóa như người

lớn, chức năng của não ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, quá trình hưng phấn và ức

chế chưa cân bằng: hưng phấn mạnh hơn ức chế.

Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai được tăng cường. Vì vậy, các tác động bằng lời

chiếm ưu thế, vì vậy người lớn có thể chỉ bảo, hướng dẫn bằng lời.

- Hệ tuần hoàn: thể tích tim tăng nhanh, hoạt động tim mạnh hơn nhưng kích thước của
mạch máu tăng chậm hơn à Sự rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn.

- Tuyến nội tiết: hoạt động mạnh à Rối loạn tạm thời của hoạt động thần kinh và tạo ra
nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, rõ ràng nhất là sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục.

1.2.2. Hiện tượng dậy thì (Sự phát dục)

- Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của

tuổi thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các em bắt đầu xuất hiện

những đặc điểm giới tính phụ (thời kỳ tiền dậy thì). Sự chín muồi của hệ sinh dục thể
hiện ở đặc điểm giới tính chính:

+ Sự xuất tinh ở em trai.

+ Hiện tượng kinh nguyệt ở em gái.

- Đây là thời kỳ dậy thì mà chỉ tuổi thiếu niên mới có: Tuổi dậy thì ở em gái vào khoảng
12 à 14 tuổi, ở em trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn em gái khoảng 1,5 à 2 năm.

Sự phát dục không có một ảnh hướng nào quyết định nhưng ní mang vào đời sống tâm
lý của trẻ một yếu tố mới: xuất hiện những rung cảm và những tâm lý mới xung quanh
vấn đề tình dục, cảm thấy mình đã là người lớn...

1.3. Sự khủng hoảng lứa tuổi

- Tuổi thiếu niên là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ ấu sang tuổi trưởng thành . Việc

chuyển từ tuổi trẻ em sang tuổi người lớn là nội dung cơ bản và nét khác biệt có tính

chất đặc thù của mọi mặt phát triển ở thời kỳ này.
- Giai đoạn tuổi thiếu niên có nhiều biến đổi về thể chất, sinh lý cơ thể các em có những
đột biến, các em lớn nhanh hơn so với các lứa tuổi khác và cũng có sự hình thành tố chất
của người lớn, tuổi dậy thì.

- Sự đột biến trong sự phát triển cơ thể làm cho học sinh THCS cũng có nhiều biến đổi
phức tạp về tâm lý, vì vậy cũng có người gọi học sinh THCS là lứa tuổi khủng hoảng.

- Điều kiện sống và hoạt động của thiếu niên có tính chất hai mặt. Có những yếu tố tố
thúc đẩy tính người lớn, nhưng cũng có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người
lớn. Điều đó đã làm cho sự phát triển tâm lý của thiếu niên diễn ra phức tạp.

- Tóm lại, sự phát triển những tư tưởng trong sự giải thích “cuộc khủng hoảng” ở lứa
tuổi học sinh THCS đã được tích lúy và khái quát lại dần và cho rằng những đặc điểm
biểu hiện và diễn biến của thời kỳ này được xác định bởi hoàn cảnh xã hội cụ thể của
cuộc sống, bằng vị trí xã hội của các em trong thế giới người lớn.

à BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC: CÁ NHÂN SẼ CÓ NHỮNG CÁCH LÀM KHÁC

NHAU

* Khái niệm học sinh chưa ngoan

Học sinh chưa ngoan thường là những trẻ hoàn toàn bình thường nhưng do không được
GD hoặc được GD một cách không đúng đắn mà có nét tính cách, những thái độ, hành
vi lệch lạc, không phù hợp

Dấu hiệu học sinh chưa ngoan

+ Tính mâu thuẫn trong hành vi

+ Thái độ xung đột kéo dài với những người xung quanh

+ Lập trường sống ích kỉ.

+ Tính chất cực kì không ổn định của các hứng thú, nguyện vọng.

+ Chống lại các tác động của GD

2. Đặc điểm phát triển tâm lý học sinh THPT(Tri thức, trí
tuệ, tình cảm, thế giới quan).
Đặc điểm hoạt động học tập.

+ Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở thanh niên học sinh khác rất nhiều so
với hoạt động học tập của thiếu niên.

+ Hoạt động học của thanh niên học sinh đòi hỏi tính năng động sáng tạo và tính độc lập
ở mức độ cao hơn nhiều; đồng thời cũng đòi, muốn nắm được chương trình một cách
sâu sắc thì cần phát triển tư duy lí luận.

+ Thái độ của thanh niên, học sinh đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn. Ở các
em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp.

+ Nhưng thái độ học tập ở không ít em có nhược điểm là, một mặt các em rất tích cực
học một số môn quan trọng đối với ngành nghề của mình chọn, mặt khác các em sao
nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt được điểm trung bình.

Đặc điểm phát triển trí tuệ.

+ Tri giác đã đạt được đến mức rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và
toàn diện hơn.

+ Quan sát của thanh niên học sinh cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo
viên.

+ Ở tuổi thanh niên học sinh, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động
trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ
rệt ( Các em biết sử dụng tốt hơn các phương pháp ghi nhớ: tóm tắt ý chính, so sánh đối
chiếu…)

+ Có khả năng sử dụng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trong
những đối tượng quen biết đã được học ở trường.

+ Tuy vậy hiện nay 1 số học sinh THPT đã đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi
trên còn chưa nhiều. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực sáng tạo, độc
lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính.

Sự hình thành thế giới quan

+ Những điều kiện về mặt trí tuệ và xã hội để xây dựng một hệ thống quan điểm riêng
đã được hình thành( đặc biệt là sự phát triển của tư duy lý luận, tư duy trừu tượng).

+ Có nhu cầu nhận thức , khám phá giải thích thế giới.
+ Thúc đẩy nội dung học tập, trí tuệ,

+ Hình thành nhân sinh quan, quan niệm nhân văn.

Đời sống tình cảm

+ Đời sống tình cảm của thanh niên mới lớn rất phong phú và nhiều vẻ. Đặc điểm đó
được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà những hình thức
đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc và mặn nồng.

+ Ở tuổi thanh niên mới lớn nhu cầu về tình bạn tâm tình cá nhân tăng lên rõ tệt

+ Có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn( yêu cầu sự chân thật, lòng vị tha, tin tưởng, tôn
trọng nhau, sẵn sàng vì nhau mà giúp đỡ, thấu hiểu lẫn nhau).

+ Ở tuổi 15,16 nam nữ thanh niên đều coi tình bạn là mối quan hệ quan trọng nhất của
con người.

+ Ở thanh niên mới lớn sự khác biệt giữa các cá nhân trong tình bạn rõ rệt. Quan niệm
của thanh niên về tình bạn và mức độ thân tình trong tình bạn có sự khác nhau.

+ Ở thanh niên mới lớn, quan hệ thanh nam và thanh nữ được tích cực hóa một cách rõ
rệt. Phạm vi quan hệ bạn bè được mở rộng. Bên cạnh các nhóm thuần nhất, có khá nhiều
nhóm pha trộn ( Cả nam và nữ).

3) Cấu trúc hành vi đạo đức gồm 6 thành tố như sau:


- Tri thức đạo đức Niềm tin đạo đức

- Tình cảm đạo đức Động cơ đạo đức

- Ý chí đạo đức Thói quen đạo đức

* Tri thức đạo đức

ĐN : Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực quy định hành
vi của họ trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

Mọi ngươi sống trong xã hội đều cần có tri thức đạo đức, vì mỗi hành vi đạo đức của cá
nhân sẽ được đánh giá là tốt hay xấu dựa trên các chuẩn mực đạo đức xã hội quy định
Vai trò:

Đây là yếu tố quan trọng chỉ đạo hành vi đạo đức. Hiểu cụm từ " chỉ đạo hành vi". Tức
là chỉ đường cho cá nhân nên đi hướng nào, tránh cái gì, lối đi ấy sẽ đến đích hành vinh
quang hay là bước vào vòng tội lỗi. Nhưng cũng cần biết tri thức đạo đức không bảo
đảm cá nhân đó có đi đến đích hay không. Bởi vi đường đi còn lắm chông gai cản bước,
rất cần sự hỗ trợ của các yếu tố khác.

Niềm tin đạo đức.

Niềm tin đạo đức là sự tin tưởng, một cách sâu sắc và vững chắc của con người vào tính
chính nghĩa và tính chân lí của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải
tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy.

Yếu tố niềm tin là sự kết hợp của nhiều thành phần: hiểu biết sâu sắc về đối tượng, có
cảm xúc mạnh (say mê) với đối tượng, sự lặp lại nhiều lần để củng cố… Cá nhân không
thể tin nếu chỉ từ những hiểu biết đơn thuần mà phải qua những trải nghiệm thực tế.
Những cảm nhận nhiều lần với đối tượng là cơ sở hình thành niềm tin.

+ Vai trò

Niêm tin đạo đức là một yếu tố quyết định hành vi đạo đức, là cơ sở để cá nhân bộc lộ
những phẩm chất ý chí của đạo đức. Cá nhân có niềm tin đạo đức sẽ không ngại hi sinh
thân mình để cứu người, không bị khuất phục trước thế lực xấu, họ kiên trì bảo vệ những
điều mà họ đã xác tín như nhân nghĩa thắng hung tàn, kẻ ác sẽ bị trừng trị, cho dù hiện
tại đó là kẻ mạnh.

- Động cơ đạo đức

+ Định nghĩa

Động cơ đạo đức là động cơ bên trong, đã được con người ý thức. Nó trở thành động lực
chính làm cơ sở cho những hành động của con người trong mối quan hệ giữa người này
với người khác và với xã hội, biến hành động của con người thành hành vi đạo đức.

+ Vai trò

Động cơ đạo đức có hai ý nghĩa đó là tác động về mặt nguyên nhân và mặt mục đích

- Về mặt nguyên nhân: Nó là động lực tâm lý thúc đẩy cá nhân thực hiện hành vi đạo
đức theo tiêu chuẩn của tri thức và niềm tin đã được xác lập.
- Về mục đích: động cơ đạo đức quy định theo chiều hướng tâm lý, quy định thái độ
của cá nhân khi thực hiện hành vi

→ Vai trò của động cơ là khá đa dạng, nên trong công tác giáo dục đạo đức, bên cạnh
rèn luyện hành vi. Giáo viên cần xây dựng các động cơ đúng, đích thực cho học sinh,
kịp thời chỉ ra động cơ sai trái như để thõa mãn tự ái hiếu danh mưu cầu lợi ích cá nhân.

- Tình cảm đạo đức.

+ Định nghĩa

Tình cảm đạo đức là những thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi đạo đức của
bản thân hay người khác. Ta đã biết tình cảm phản ánh thái độ của cá nhân đối với tự
nhiên và xã hội trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của người đó. Vì vậy, tình cảm
cũng là một loại hoạt động có đạo đức khá đặc biệt và quan trọng

+ Vai trò

Tình cảm đạo đức có sức mạnh khơi dậy nhu cầu đạo đức, thúc đẩy con người hành
động 1 cách có đạo đức. Tình cảm có vai trò là chất keo hòa lẫn tri thức , niềm tin đạo
đức với ý chí, tạo ra sức mạnh tổng hợp. Tuy nhiên tác dụng của tình cảm có hai mặt:
tích cực và tiêu cực. Tình cảm có thể làm nâng cao hay cản trở vai trò của tri thức đạo
đức.

- Ý chí đạo đức.

Định nghĩa

Ý chí đạo đức là khả năng giúp cá nhân hướng đến việc tạo ra các giá trị đạo đức, là yếu
tố tạo sức mạnh biến ý thức đạo đức thành hành vi đạo đức.

Có hai thuật ngữ liên quan trong ý chí đạo đức.

Thiện chí

Là ý hướng của con người vao việc tạo ra các giá trị đạo đức. Khi con người đứng trước
tình huống phải lựa chọn giữa một bên là điều " muốn" và một bên là điêu " phải làm,
cần làm", (hai điều này không thống nhất nhau) mà con người hành động theo hướng "
cần làm" để hai bên cùng có lơi, hoặc nhường lợi ích hơn cho phía đối phương thì đó là
thiện chí.

Nghị lực
Là sức mạnh của thiện chí giúp con người vượt qua khó khăn, kiểm soát bản thân để có
thể phục tùng ý thức đạo đức, thực thi hành vi đạo đức. Nhờ có nghị lực, con người vượt
qua bản năng để thực hiện hành vi mang tính người. Các nhu cầu ham muốn, nguyện
vọng ước mơ, v.v… đều được kiểm soát và phục tùng ý thức đạo đức.

* Vai trò

Ý chí đạo đức được xác định khi có đủ cả hai điều kiện là thiện chí và nghị lực.

Muốn tạo ra hành vi đạo đức thì cần phải có thiện chí (chất). Nhưng thiện chí chỉ là điều
kiện cần. Không có nghị lực (lượng) thì thiện chí khó có thể thực hiện, con người sẽ trở
nên nhu nhược. Chỉ khi thiện chí gắn với nghị lực mới tạo ra được sức mạnh thật sự,
Lúc này hành vi mới được kiểm soát bởi ý thức đạo đức.

* Thói quen đạo đức

Định nghĩa

Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu
cầu đạo đức của người đó. Nếu thực hiện hành vi đạo đức, nhu cầu được thỏa mãn thì
con người cảm thấy dễ chịu, còn ngược lại thì người ấy ray rứt khó chịu.

Thói quen đạo đức liên quan đến nhu cầu. Một hành vi được làm như một thói quen, đôi
khi ít cần sự tham gia của ý thức.

Vai trò của thói quen đạo đức.

Thói quen đạo đức là cầu nối, là điều kiện để tạo được sự thống nhất giữa ý thức đạo
đức và thói quen hành vi đạo đức. Nhà giáo dục Macarenco đã nhấn mạnh:

" Dù anh có xây dựng được bao nhiêu quan niệm đúng đắn về điều phải làm, tôi có
quyền nói với anh rằng, anh chẳng giáo dục gì hết nếu anh không giáo dục thói quen cho
các em".

4. Các con đường GD ý thức đạo đức.


Giáo dục đạo đức thông qua dạy học.

Đây là con đường giáo dục cơ bản và hiệu quả nhất trong nhà trường phổ thông bởi
vì:
-Quá trình dạy học được diễn ra trong một môi trường đặc biệt và thuận lợi đó là nhà
trường. Nó có đầy đủ các phương tiện học tập, môi trường sư phạm thích hợp để HS
cùng nhau học tập, rèn luyện.

- Trong nhà trường HS được trang bị các kiến thức phổ thông tinh túy của loài người,
được sắp xếp một cách khoa học, có hệ thống, mang tính kế thừa và phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh phổ thông. Đặc biệt việc truyền thụ kiến thức cho
HS được tổ chức thực hiện, xử lý thông qua lăng kính của những nhà sư phạm được đào
tạo chính quy, cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, không chỉ dạy chữ mà còn dạy các em
làm “Người”.

Giáo dục đạo đức Thông qua tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú.

Con người lớn lên và trưởng thành cùng với hoạt động, vì thế đưa HS vào các hoạt
động đa dạng và phong phủ là một con đường GDĐĐ có hiệu quả. Con đường giáo dục
này được thực hiện thông qua các hoạt động như lao động hướng nghiệp, hoạt động
nghệ thuật, hoạt động thể thao, các hoạt động xã hội như bảo vệ môi trường, đền ơn đáp
nghĩa,... qua những hoạt động này giúp học sinh hình thành ý thức tự giác, phát triển
được tiềm năng trí tuệ, sáng tạo trong lao động, biết trân trọng của cải vật chất do lao
động mà có được, hình thành và phát triển các đức tính tốt đẹp như biết bảo vệ môi
trường, tích cực rèn luyện thân thể, giao tiếp có văn hóa, biết cảm nhận cái đẹp, biết tạo
ra những điều tốt đẹp cho bản thân và xã hội. Giáo dục cho học sinh ý thức và giáo lưu,
từ đó nhận thức được ý nghĩa, giá trị cuộc sống. Qua các hoạt động của xã hội một cách
tích cực, giúp các em có khả năng “miễn dịch” với những cái gọi là phản giá trị đi ngược
lại những chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định.

Giáo dục đạo đức trong tập thể và bằng tập thể:

Đây là con đường rất hiệu quả để giáo dục đạo đức học sinh vì nhân cách con người
chỉ được hình thành và phát triển khi họ được tham gia vào các hoạt động xã hội, các
mối quan hệ giao lưu và hợp tác với người khác. Tập thể là nơi học sinh học tập và giao
lưu với bạn bè, với nhà trường, đay vừa là môi trường vừa là phương tiện để giáo dục
đạo đức học sinh. Muốn vậy nhà trường phải xây dựng được các tập thể vững mạnh, mỗi
lớp học phải có tổ chức, kỷ luật nghiêm, có truyền thống tốt đẹp, biến những yêu cầu
của nhà trường, giáo viên thành yêu cầu của tập thể học sinh đồng thời tác động đến
từng cá nhân để tạo được sự cộng hưởng tích cực, dư luận lành mạnh thúc đẩy sự phát
triển nhân cách cho học sinh.

Tự rèn luyện và tự tu dưỡng đạo đức.

Tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi
cá nhân. Nó chính là việc tự nhận thức về bản thân, biết được ưu điểm, khuyết điểm của
mình, biết mình cần cái gì và mình sẽ đi theo hướng nào...Vì vậy GV cần giúp học sinh
tự xây dựng các kế hoạch rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cho mình một cách phù hợp.
Định hướng uốn nắn các lệch lạc trong tư tưởng của học sinh, biến các yêu cầu giáo dục
thành yêu cầu tự giáo dục cho học sinh. Động viên khích lệ kịp thời các biểu hiện tích
cực để phát huy các đức tính tốt đẹp của bản thân học sinh.

5/ Các phẩm chất nhân cách của người giáo viên


1.Thế giới quan khoa học

Thế giới quan khoa học là hệ thống những quan điểm về tự nhiên và xã hội. Dựa trên
những quan điểm duy vật biện chứng về các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy, giáo
viên cần phải có cách nhin nhận thế giới một cách khoa học, nắm vững khoa học bộ môn
và khoa học giáo dục, truyền bá những tri thức, và kỹ năng mang tính khoa học, được xã
hội nhìn nhận và đánh giá. Thế giới quan của giáo viên ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc
hình thành thế giới quan của học sinh.

2. Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ.

- Mỗi người có lý tưởng mục tiêu riêng, tùy theo quan điểm , nghề nghiệp, lí tưởng. Lý
tưởng của giáo viên là đào tạo thế hệ trẻ, nhiều trò ngoan trò giỏi nhiều nhân tài cho đất
nước.
Vấn đề cốt lõi hay hạt nhân trong cấu trúc nhân cách của người giáo viên phải là lý
tưởng đào tạo thế hệ trẻ. Nếu không có lý tưởng này mọi việc làm của giáo viên chỉ là
vô nghĩa .Giáo viên trang bị cho mình tri thức khoa học, phương pháp giảng dạy,
phương pháp giáo dục không phải cho chính mình mà để truyền đạt đến học sinh, dùng
nhân cách để giáo dục học sinh. Có thể nói lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ là :" ngôi sao dẫn
đường", giúp giáo viên đi trên con đường đã định của mình.

Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ của giáo viên được biểu hiện ra bên ngoài bằng lòng yêu
nghề của mình mà trước hết là lòng yêu trẻ, lương tâm nghề nghiệp, tận tụy hi sinh với
công việc, tác phong làm việc cần cù, trách nhiệm, lối sống giản dị, thân tình. Nếu thiếu
những phẩm chất đó thì lao động của người giáo viên trở thành khổ ải. Lý tưởng đào tạo
thế hệ trẻ giúp giáo viên vượt qua khó khăn về vật chất và tinh thần hoàn thành tốt sứ
mệnh của mình, để lại dấu ấn trong các em ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát
triển nhân cách.

Lý tưởng không phải là cái gì có sẵn, cũng không thể áp đặt mà được hình thành trong
quá trình hoạt động sư phạm, phải trải qua bao nhiêu sự trăn trở mới xác định được đúng
đắn.

3. Lòng yêu trẻ

Yêu trẻ là phẩm chất đặc trưng trong nhân cách của giáo viên. Lòng yêu trẻ là một sức
mạnh giáo dục to lớn. Giáo viên không thể thực hiện tốt công việc của mình nếu như
không biết yêu thương học sinh.

Biểu hiện của lòng yêu trẻ:

Cảm thấy sung sướng khi được tiếp xúc với trẻ, khi đi sâu vào thế giới độc đáo của
trẻ, thấy muốn khám phá thế giới bên trong đầy phức tạp của các em, muốn tạo ra hạnh
phúc, niềm vui cho các em.

Có thái độ quan tâm đầy thiện ý và ân cần đối với trẻ.

Giáo viên không bao giờ có thái độ phân biệt đối xử kể cả đối với những học sinh kém,
vô kỷ luật, chưa ngoan hoặc chậm hiểu, giáo dục trẻ chậm tiến bộ, chậm phát triển, dùng
các biện pháp để cảm hóa.

4. Lòng yêu nghề

Yêu trẻ và yêu nghề gắn bó chặt chẽ với nhau." Yêu người bao nhiêu, yêu nghề bấy
nhiêu". Yêu trẻ là cái gốc, có yêu trẻ mới có cơ sở để yêu nghề". Có thể hình dung được
một người kế toán tốt không yêu công việc của mình, nhưng không thể hình dung được
một giáo viên tốt lại không yêu nghề mến trẻ.

Lòng yêu nghề không tự nhiên có sẵn, cũng khôn phải muốn là được. Lòng yêu nghề chỉ
có thể được hun đúc, hình thành và phát triển trong quá trình tích cực hoạt động sư
phạm.

Lòng yêu nghề thường được biểu hiện:

+ Đam mê hoạt động sư phạm, có hứng thú với bộ môn mình phụ trách, nhiệt tình
trong giờ giảng dạy.

+ Luôn nghĩ đến việc cống hiến cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ của mình.

+ Luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tích cực cải tiến nội dung và phương
pháp. Không tự thỏa mãn với trình độ, sự hiểu biết và tay nghề của mình.

5. Một số phẩm chất đạo đức ( nét tính cách) và phẩm chất ý chí.

+ Lòng nhân đạo

+ Sự công tâm

+ Lòng tôn trọng

+ Tính giản dị

+ Tính khiêm tốn:

6/ Các năng lực dạy học của người giáo viên


1. Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
- Năng lực hiểu học sinh là khả năng xâm nhập vào thế giới bên trong là sự hiểu
biết tường tận về nhân cách của chúng cũng như khả năng quan sát tinh tế những
biểu hiện tâm lí của HS trong quá trình dạy học và giáo dục.
* Biểu hiện
+ GV phải biết xác định được khối lượng, mức độ, phạm vi kiến thức đã có ở
HS, từ đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày cho học
sinh.
+ Phải dự đoán được những thuận lợi và khó khăn, xác định đúng đắn mức độ
căng thẳng ở HS khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ GV phải có khả năng quan sát tinh tế, những biểu hiện khác nhau của học sinh
khi lắng nghe lời giảng của mình.
+ Có hai mức độ năng lực hiểu học sinh trong dạy học
- Ở mức độ thấp, giáo viên chỉ có thể hiểu học sinh qua câu trả lời và qua kết
quả bài tập của các em.
- Ở mức độ cao các em có thể hiểu học sinh qua ánh mắt, sắc mặt cử chỉ, điệu
bộ của các em.
→ Muốn hiểu học sinh, người giáo viên cần phải luôn quan tâm gần gũi học sinh
với tình thương và trách nhiệm. Giáo viên phải nắm vững chuyên môn cũng như
sự hiểu biết đầy đủ về tâm lý của trẻ, kết hợp với những tâm lý cần thiết.

2. Tri thức và tầm hiểu biết.

Tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên là năng lực trụ cột trong lao động sư phạm
vì:

+ Tri thức là công cụ để người giáo viên có thể thực hiện sứ mệnh phát triển
nhân cách học sinh. Chỉ khi nắm vững tri thức cũng như con đường hình thành tri
thức, người giáo viên mới thực hiện được được nhiệm vụ sứ mệnh của mình là
hình thành tri thức, nhân cách cho học sinh.

+ Không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mình dạy, mà người thầy còn cần
có hiểu biết rộng; tâm hồn của họ phải được bồi dưỡng nhiều tinh hoa của dân tộc,
của cuộc sống của khoa học. Chỉ khi đó, người thầy mới có thể bồi dưỡng cho thế
hệ trẻ, một nhãn quang khoáng đạt, có hứng thú và thiên hướng tích hợp.

+ Xã hội càng phát triển, yêu cầu đặt ra với thế hệ trẻ càng cao. Để giúp trẻ đáp
ứng những nhu cầu xã hội, người giáo viên cũng cần không ngừng nâng cao trình
độ, tri thức để theo kịp theo đại.

+ Tri thức và tầm hiểu biết la yếu tố quan trọng để tạo ra uy tín cho người thầy-
yếu tố then chốt giúp người thầy tạo ra ảnh hưởng đối với học sinh.

Biểu hiện:

- Khả năng người giáo viên nắm vững và hiểu biết rộng về môn học mình phụ
trách

- Sự thường xuyên theo dõi, nắm bắt xu hướng phát triển và những phát minh
trong môn học mình phụ trách và các khoa học lân cận.
- Năng lực nghiên cứu khoa học

- Năng lực tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện tri thức của mình

Vốn tri thức và tầm hiểu biết của người thầy được thể hiện ở.

+ Nhu cầu mở rộng tri thức và tầm hiểu biết của họ

+ Khả năng có thể thỏa mãn nhu cầu đó của chính họ.

3. Năng lực chế biến tài liệu học tập.

Năng lực chế biến tài liệu học tập là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên đối
với tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, của
từng cá nhân học sinh, phù hợp với trình độ kinh nghiệm của học sinh và đảm bảo logic
sư phạm.

- Năng lực chế biến tài liệu học tập của giáo viên được thể hiện ở:

- Khả năng trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình.

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức hệ thống chính xác, liên hệ được nhiều mặt
giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, kiến thức bộ môn này với kiến thức bộ môn khác,
liên hệ, vận dụng vào thực tế.

- Khả năng tìm ra những phương pháp mới, để làm cho bài giảng đầy sức lôi cuốn, giàu
cảm xúc và sáng tạo.

- Khả năng học hỏi kinh nghiệm và đúc kết kinh nghiệm.

* Để phát triển năng lực chế biến tài liệu học tập, yêu cầu đặt ra là:

- Giáo viên phải đánh giá đúng đắn tài liệu dùng để dạy cho học sinh, xác lập được
mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình đối với trình độ nhận thức của học
sinh.

- Giáo viên phải biết gia công tài liệu để đảm bảo phù hợp với loogic sư phạm phù
hợp với trình độ học sinh.

- Giáo viên phải có khả năng phân tích tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.

- Phải có sự sáng tạo khi chế biến và trình bày tài liệu học tập
4. Nắm vững kĩ thuật dạy học.

Khái niệm: Đây là năng lực có khả năng tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của
học sinh qua bài giảng, giúp học sinh lĩnh hội tri thức thông qua hoạt động tích cực, độc
lập của bản thân.

* Biểu hiện:

+ Khả năng giáo viên tạo vị thế cho học sinh là " người khám phá", trong quá trình
dạy học.

+ Khả năng truyền đạt tài liệu một cách rõ ràng và dễ hiểu, làm cho nó trở nên vừa
sức với học sinh.

+ Khả năng giáo viên tạo hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ 1 cách độc lập,
tích cực.

+ Khả năng giáo viên tạo cho học sinh tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội tri thức trong
quá trình học tập.

→ Để nắm vững kĩ thuật dạy học, đòi hỏi giáo viên phải có quá trình học tập nghiêm
túc và rèn luyện kĩ năng sư phạm.
5. Năng lực ngôn ngữ.
Khái niệm : Năng lực ngôn ngữ là khả năng biểu đạt rõ ràng, mạch lạc ý nghĩa và
cảm xúc của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ.
Năng lực ngôn ngữ là một trong những năng lực thiết yếu của người giáo viên vì.
+ Ngôn ngữ là công cụ, phương tiện đảm bảo cho người giáo viên thực hiện
chức năng dạy học và giáo dục của mình.
+ Nhờ ngôn ngữ giúp giáo viên truyền đạt thông tin tới học sinh, thúc đẩy sự
chú ý và suy nghĩ của học sinh vào bài giảng.
+ Ngôn ngữ giúp giáo viên điều khiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của
học sinh, giải thích, bàn bạc, tổ chức, huy động các lực lượng khác tham gia vào
hoạt động giáo dục.
Biểu hiện
- Nội dung ngôn ngữ phải sâu sắc, mật độ thông tin cao phù hợp với các hình thức
và nhiệm vụ nhận thức khác nhau.
- Hình thức ngôn ngữ trong sáng giản dị, giàu hình ảnh; có ngữ điệu và biểu cảm;
phát âm mạch lạc, không sai về ngữ pháp, và có cảm xúc làm lay động tâm hồn
của học sinh.
- Ngôn ngữ của giáo viên không quá nhanh của không quá chậm, ngôn ngữ của
giáo viên phải có tác dụng khơi gợi sự chú ý và tư duy tích cực của học sinh vào
bài giảng.
- Bên cạnh đó, người giáo viên phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi về ngôn
ngữ, phải am hiểu về tri thức để truyền đạt có xúc cảm.

7/ Năng lực giáo dục của người giáo viên


1. Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh
Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách của học sinh là khả năng dựa vào mục
đích giáo dục giáo dục và yêu cầu đào tạo để hình dung trước những phẩm chất
nhân cách cần giáo dục cho học sinh, đồng thời hướng hoạt động của mình để đạt
được mục đích đó.
Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh biểu hiện ở:
+ Khả năng giáo viên có thể nhận biết trước chiều hướng phát triển của các nét
tâm lý ở từng học sinh, đồng thời nắm được nguyên nhân nảy sinh và mức độ của
những thuộc tính đó.
+ Giáo viên thấy được sự khác nhau trong nhân cách của học sinh dưới ảnh
hưởng của dự án phát triển nhân cách do mình dựng nên.
+ Giáo viên hình dung được hiệu quả của những tác động sư phạm nhằm hình
thành nhân cách của học sinh.
Để phát triển năng lực này giáo viên cần.
+ Có óc tưởng tượng phong phú và óc quan sát sư phạm tinh tế.
+ Có niềm tin vào sức mạnh giáo dục, niềm tin vào con người.

2. Năng lực giao tiếp sư phạm


Năng lực giao tiếp sư phạm là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện
bên ngoài và biểu hiện bên trong tâm lý của học sinh và bản thân của giáo viên;
đồng thời biết sử dụng hợp lí các phương tiện giao tiếp, biết cách tổ chức, điều
khiển và điều chỉnh quá trình giao tiếp của mục đích giáo dục.
Biểu hiện

+ Khả năng định hướng giao tiếp-dựa vào sự biểu lộ bên ngoài để phán đoán
chính xác những diễn biến tâm lý bên trong học sinh.

+ Khả năng định vị-biết đặt mình vào vị trí của đối tượng và biết tạo ra điều
kiện để đối tượng chủ động thoải mái giao tiếp với mình.

+ Khả năng điều khiển quá trình giao tiếp-xác định được hứng thú, nguyện
vọng của đối tượng để tìm ra đề tài giao tiếp thích hợp nhằm thu hút đối tượng; biết làm
chủ trạng thái cảm xúc của bản thân và biết sử dụng phương tiện giao tiếp một cách tích
hợp với tình huống giao tiếp nhất định.

+ Khả năng giao tiếp với đồng nghiệp, PHHS, với các tổ chức xã hội khác.

Việc rèn luyện năng lực giao tiếp không tách rời với rèn luyện các phẩm chất của nhân
cách. Chỉ có những giáo viên nhiệt tình, tôn trọng nhân cách của học sinh, luôn quan
tâm giúp đỡ học sinh, biết lắng nghe học sinh thì mới có thể giao tiếp với các em.
3. Năng lực cảm hóa học sinh

Năng lực cảm hóa học sinh là khả năng tạo ra ảnh hưởng trực tiếp đối với học sinh về
mặt tình cảm và ý chí. Khả năng này sẽ khiến học sinh, nghe, tin và làm theo giáo viên
bằng tình cảm, bằng niềm tin.

* Người giáo viên có năng lực cảm hóa học sinh:

+ Luôn có tinh thần trách nhiệm, có niềm tin và có kĩ năng truyền đạt niềm tin đó cho
học sinh

+ Luôn quan tâm chu đáo và khéo léo ứng sử khi giao tiếp với học sinh, biết tôn
trọng và yêu cầu hợp lí đối với học sinh.

+ Là người có nguyên tắc, có ý thức tổ chức kỉ luật nhưng có lòng vị tha.

Biểu hiện:

Phải luôn luôn phấn đấu tu dưỡng, có nếp sống lành mạnh, có phong cách mẫu mực và
có uy tính đích thực.

Phải biết xây dựng quan hệ thầy trò tốt đẹp, vừa nghiêm túc vừa thân mật

Có tình yêu thương và tin tưởng học sinh; dân chủ, công bằng và phải gương mẫu trước
học sinh về mọi mặt.

4. Năng lực khéo léo đối xử sư phạm


Là khả năng tìm ra những phương thức tác động đến học sinh một cách có hiệu
quả nhất, là sự cân nhắc đúng đắn những nhiệm vụ sư phạm cụ thể, phù hợp với
những đặc điểm và khả năng của cá nhân cũng như tập thể học sinh trong tình
huống sư phạm cụ thể.
Năng lực khéo léo đối xử sư phạm được thể hiện ở.
- Khả năng sử dụng các tác động sư phạm như 1 cách nhạy bén va đúng giới hạn
( khen hay trách phạt, nghiêm khắc hay nhẹ nhàng).
- Khả năng phát hiện kịp thơi và giải quyết khéo léo những vấn đề nhanh xảy ra
bất ngờ, không nóng vội và thô bạo.
- Khả năng chuyển hóa cái bị động thành cái chủ động để nhanh chóng giải
quyết vấn đề.
- Thường xuyên quan tâm chu đáo đến đặc điểm tâm sinh lí của từng cá nhân và
tập thể học sinh.
→Ứng xử sư phạm là một phần quan trọng trong nghệ thuật sư phạm. Nếu không
khéo léo ứng xử sư phạm, giáo viên sẽ tạo khoảng cách với học sinh, điều này dẫn
đến sự hiểu lầm, thành kiến thiếu tin tưởng và tôn trọng từ phía học sinh.
5. Năng lực hướng dẫn tham vấn và tư vấn.
Khái niệm: Là khả năng chia sẻ, trợ giúp, khơi dậy tiềm năng của học sinh để giúp
các em hiểu thêm về bản thân, tự tin vào bản thân, tự nhận và tự giải quyết những
vấn đề của mình.
Biểu hiện
- Giáo viên phải biết động viên, khuyến khích tiềm năng của học sinh để giúp ccs
em tin vào bản thân, tự nhận biết và tự giải quyết những vấn đề của mình.
- Khả năng tổ chức các chương trình hướng dẫn với mục đích cung cấp thông tin,
kinh nghiệm về các lĩnh vực học tập, hướng nghiệp, giao tiếp, ứng xử,…cho các
em, giúp các em hiểu biết đầy đủ về các vấn đề này, có được những quyết định phù
hợp.
- Việc sử dụng linh hoạt các phương tiện có tính chất hướng dẫn và tạo ra các động
lực để thúc đẩy những thay đổi tích cực về nhận thức, thái độ và hành vi của học
sinh.
- Sự chấp nhận học sinh, chấp nhận những gì thuộc về các em; tôn trọng quyền tự
quyết và khơi dậy tiềm năng của các em; giúp các em tự tin vào bản thân, dám
nghĩ, dám đối diện với thực tại.
Giáo viên cần phải làm:
+ Có năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
+ Biết cách thể hiện sự đồng cảm và thấu cảm với học sinh.
+ Tin tưởng và tôn trọng nhân cách của học sinh
+ Kiên trì, bền bỉ, phải có ý chí và nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách
trong quá trình dạy học và giáo dục.
6. Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm

Khái niệm: Tổ chức hoạt động sư phạm là khả năng tự thiết kế và triển khai có
hiệu quả các hoạt động với mục tiêu dạy học và giáo dục.
Yêu cầu:
+ Hoạt động sư phạm là phương tiện để thực hiện các mục tiêu sư phạm của người
giáo viên.
+ Thực chất của dạy học tổ chức hoạt động cho cá nhân và tập thể học sinh trong
những điều kiện sư phạm khác nhau.
Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm được thể hiện ở:
+ Khả năng giáo viên tổ chức và cổ vũ học sinh thành lập được tập thể vững mạnh,
đoàn kết, có ảnh hưởng tốt đến mọi thành viên trong tập thể.
+ Khả năng tổ chức, vận động và phối hợp các lực lượng xã hội tham gia vào công
tác giáo dục theo một mục tiêu xác định.
Để phát triển năng lực này người giáo viên cần.
+ Biết lập kế hoạch hoạt động một cách khoa học.
+ Biết sử dụng các các phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục một cách
đúng đắn nhằm tạo ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của học sinh.
+ Biết xác định mức độ và giới hạn của từng biện pháp dạy học và GD khác nhau.
+ Phải có niềm tin vào sự đúng đắng của kế hoạch và biện pháp GD.

Uy tính của người giáo viên

Khái niệm: Nói đến uy tín là nói đến ảnh hưởng mà một các nhân hay tổ chức xã
hội nào đó tạo ra đối với công chúng. Tuy nhiên, không phải mọi ảnh hưởng xã hội
của cá nhân đều do uy tín tạo ra.
- Ảnh hưởng có thể được tạo ra bởi quyền uy tín ( vị thế hành chính, tài chính,
quan hệ) của cá nhân.
- Uy tín tạo ra ảnh hưởng thông qua sự thừa nhận của xã hội và của tập thể đối với
phẩm chất và năng lực( nhân cách) của cá nhân.
Uy tín và vai trò uy tính của người giáo viên
Người giáo viên có uy tín là người được học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng
đồng thừa nhận và tôn trọng về năng lực và phẩm chất nghề nghiệp, nhờ đó họ có
ảnh hướng lớn đối với học sinh nhà trường và cộng đồng.
Biểu hiện
Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình cảm của học sinh
Được học sinh kính trọng, yêu mến và đánh giá cao về phẩm chất và năng lực
Tạo cho mình sức mạnh và khả năng cảm hóa học sinh.
Nâng cao uy tính

- Thương yêu học sinh và tận tụy với nghề nghiệp


- Đối xử công bằng, không thiên vị, không thành kiến với học sinh.
- Có tầm hiểu biết và kiến thức sâu rộng; có ý chí vương lên và nhau cầu mở rộng
tri thức và nâng cao trình độ nghề nghiệp
- Có phương pháp và kĩ năng sư phạm hiệu quả cao và sáng tạo.
- Có tác phong mô phạm, mẫu mực mọi lúc mọi nơi.

Đặc điểm cơ bản của lao động sư phạm.


* Làm việc trực tiếp với con người
* Tái sản xuất sức lao động xã hội
* Công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình
* Trí óc chuyên nghiệp
* Đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo

You might also like