You are on page 1of 9

CÂU HỎI TỰ HỌC CHƯƠNG 1

1. Phân loại cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước CHXHCNVN: cơ quan
quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử. Hãy cho biết cơ
quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất, cơ quan xét xử cao nhất.
Trả lời:
- Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất: Quốc hội
- Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất: Chính phủ
- Cơ quan xét xử cao nhất: Tòa án nhân dân tối cao
2. Quốc hội: là loại cơ quan gì? Ai đứng đầu? Cách thức chọn ra người đứng
đầu? Nhiệm kỳ QH là bao nhiêu năm? 1 năm họp mấy lần? Được ban hành những văn
bản quy phạm pháp luật nào?
Trả lời:
- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đứng đầu là Chủ tịch Quốc hội.
- Cách thức chọn ra người đứng đầu: Chủ tịch Quốc hội do Quốc hội bầu ra, do Ủy
ban thường vụ Quốc hội đề nghị.
- Nhiệm kỳ QH là: 05 năm kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó
đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
- Quốc hội một năm họp 2 lần (thông thường), có vấn đề bất thường thì cần họp kì họp
bất thường.
- QH được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp, pháp luật.
3. Chính phủ: là loại cơ quan nào? Ai lập ra? Ai là người đứng đầu? Cách thức
chọn ra người đứng đầu? Nhiệm kỳ? Bao lâu họp 1 lần? Được ban hành những văn
bản quy phạm pháp luật nào?
Trả lời:
- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Đứng đầu là Thủ tướng Chính
phủ. Chính phủ do Chủ tịch nước thành lập và Quốc hội phê chuẩn.
- Cách thức chọn ra người đứng đầu: Do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo
đề nghị của Chủ tịch nước.
- Nhiệm kỳ: Hiến pháp 2013, Điều 97 quy định: “Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm
kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho
đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ”. Trong điều 71 quy định nhiệm kì
của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm.
- Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần và được tổ chức trước ngày 05 của
tháng sau.
- Chính phủ được ban hành văn bản quy phạm pháp luật: nghị quyết và nghị định.
4. Toà án: Ai đứng đầu? Cách thức chọn người đứng đầu? Chức năng là gì? Cơ
cấu tổ chức là bao nhiêu cấp? Kể tên cơ cấu tổ chức TAND?
Trả lời:
- Đứng đầu Tòa án là Chánh án TANDTC. Cách thức chọn người đứng đầu: Do Quốc
hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Chức năng: xét xử.
- Cơ cấu Tòa án có 4 cấp:
+ TANDTC
+ TAND cấp cao
+ TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
5. Viện kiểm sát: Ai đứng đầu? Cách thức chọn người đứng đầu? Chức năng là
gì? Cơ cấu tổ chức là bao nhiêu cấp? Kể tên cơ cấu tổ chức VKSND?
Trả lời:
- Viện trưởng VKSNDTC. Cách chọn người đứng đầu: Do Quốc hội bầu, miễn nhiệm
và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
- Chức năng: thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Cơ cấu tổ chức gồm: 4 cấp.
+ VKSNDTC
+ VKSND cấp cao
+ VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
Quyền hạn, chức năng:

1. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình
sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và
giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan,
toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào
kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc
không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài
sản, quyền nhân thân.

4. Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các
quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.

5. Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết
định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền
cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.

6. Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ
chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm
nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền
hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự,Luật thi hành án
dân sự.

6. Chủ tịch nước do ai bầu? quyền hạn Chủ tịch nước là gì? Nhiệm kỳ? Được ban
hành những văn bản quy phạm pháp luật nào?
Trả lời:
- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
- Quyền hạn của Chủ tịch nước:
+ Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và
những phiên họp của các cấp Chính phủ.
+ Đồng thời chủ tịch nước có quyền đưa ra yêu cầu Chính phủ họp bàn về các vấn đề
mà chủ tịch nước xem xét và cân nhắc thấy cần thiết để có thể thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình một cách tốt nhất.
+ Có quyền đưa ra những quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải
thưởng nhà nước và các danh hiệu vinh dự nhà nước. Bên cạnh đó chủ tịch nước cũng
có quyền quyết định cho công dân nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc
tước quốc tịch Việt Nam của công dân
+ Có quyền đưa ra những quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực
điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
+ Đồng thời có nhiệm vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng,
Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dựa theo căn cứ của nghị
quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc công bố, bãi bỏ
quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.
- Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm
kỳ. Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ
tịch nước. Mà căn cứ Điều 71 Hiến pháp 2013 quy định nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc
hội là năm năm.
- Chủ tịch nước được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: lệnh và quyết định.
6. Thủ tướng phải chịu trách nhiệm với ai?
Trả lời: Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ
và nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
7. Hình thức cấu trúc của Việt Nam thuộc loại nào?
Trả lời: Hình thức cấu trúc của Việt Nam thuộc loại: Nhà nước đơn nhất.
8. Hội đồng nhân dân: là loại cơ quan nào? Có mấy cấp? Nhiệm kỳ? Quyền
hạn? Được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nào?
Trả lời:
- HĐND là loại “cơ quan quyền lực nhà nước” ở địa phương. HĐND có 3 cấp.
- Nhiệm kỳ: 5 năm.
- Quyền hạn: gồm 3 nội dung chủ yếu:
+ Quyết định những chính sách và các vấn đề quan trọng, các biện pháp để xây dựng
và phát triển địa phương.
+ Đảm bảo thực hiện đúng các quy định của các cơ quan nhà nước cấp trên.
+ Giám sát hoạt đọng của các cơ quan nhà nước cùng cấp, giám sát việc tuân theo
pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác và của công dân tại địa phương.
- HĐND được ban hành 1 loại văn bản quy phạm pháp luật là: nghị quyết.
9. UBND: là loại cơ quan nào? Có mấy cấp? Nhiệm kỳ? Quyền hạn? Được ban
hành những văn bản quy phạm pháp luật nào?
Trả lời:
- UBND là “cơ quan hành chính nhà nước” ở địa phương.
- UBND có 4 cấp:

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Ủy ban nhân dân cấp thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã
+ Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
+ Ủy ban hành chính.
- Nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp là 05
năm.
- UBND được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật:

+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

10. Cơ cấu tổ chức Chính phủ có bao nhiêu bộ và cơ quan ngang bộ?
Trả lời: Cơ cấu tổ chức Chính phủ Việt Nam có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.
11. Hãy kể tên những cơ quan ngang bộ.
Trả lời: 4 cơ quan ngang bộ là:
- Ủy ban dân tộc
- Văn phòng chính phủ
- Thanh tra chính phủ
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam
12. Phân loại chế độ lãnh đạo của các cơ quan trong BMNN.
Trả lời:
Bộ máy nhà nước CHXHCNVN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến
địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất, tạo thành một cơ
chế đồng bộ thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, theo nguyên tắc phân
công, phân nhiệm, quyền lực tập trung thống nhất ở Quốc hội, dưới sự lãnh đạo thống
nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo Hiến pháp nước CHXHCNVN ban hành, bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm
các cơ quan:
- Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
- Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch nước.
- Hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước: Chính phủ, các Bộ ngành, Ủy ban
nhân dân.
- Hệ thống cơ quan tư pháp: TANDTC, TAND các cấp, VKSNDTC, VKSND các
cấp ở địa phương.
13. Nhà nước và pháp luật cái nào ra đời trước.
Trả lời:
Pháp luật ra đời cùng lúc, tồn tại song song với nhà nước. Nguyên nhân ra đời của nhà
nước cũng chính là nguyên nhân ra đời của pháp luật.
Pháp luật chỉ ra đời trong xã hội có Nhà nước. Nhà nước và pháp luật là 2 phạm trù
luôn luôn tồn tại song hành. Khi mâu thuẫn xã hội gay gắt không thể điều hòa dẫn tới
hình thành Nhà nước, để duy trì sự tồn tại của Nhà nước thì giai cấp cầm quyền đã ban
hành Pháp luật, Pháp luật trở thành công cụ để duy trì tật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp
cầm quyền.
1. Tại sao Đài Loan không được công nhận là một quốc gia?
Thứ mà Đài Loan thiếu là sự công nhận quốc tế. Đài Loan có chính phủ riêng, quân
đội riêng, có lãnh thổ. Theo quy định của luật pháp quốc tế, để được coi là một quốc
gia độc lập, bạn phải có 3 yếu tố sau: Lãnh thổ quốc gia, dân cư, Chính phủ.
Về bản chất, Đài Loan là một quốc gia độc lập và tự bản thân họ cũng đã nhiều lần lên
tiếng vì điều này. Tuy nhiên, hiện nay Đài Loan vẫn chưa được đa số các quốc gia trên
thế giới công nhận là một quốc gia độc lập. Điển hình là trong Liên hợp quốc, Đài
Loan vẫn là một phần của Trung Quốc.
2. Giai cấp cầm quyền ở Việt Nam là? Giai cấp công nhân.
3. Soạn phần HĐND:
- HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng
và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên (của dân, do dân, vì dân)
- Gồm 3 cấp:
+ HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ HĐND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
+ HĐND xã, phường, thị trấn.
- Tính đại diện: ở địa phương, HĐND do cử tri địa phương bầu ra theo nguyên tắc phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu HĐND là người đại diện cho
Nhân dân để thực hiện quyền lực nhân dân.
- Tính quyền lực: HĐND là cơ quan nhà nước ở địa phương được Nhân dân giao
quyền thực hiện quyền lực Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng của địa
phương, biến ý chí của nhân dân địa phương thành pháp luật mang tính bắt buộc đối
với dân cư trong phạm vi địa phương đó.
- Nhiệm kỳ: 5 năm kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp
thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng
nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong. Việc rút
ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề
nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nhiệm vụ và quyền hạn: gồm 3 nội dung chủ yếu:
+ Quyết định những chính sách và các vấn đề quan trọng, các biện pháp để xây dựng
và phát triển địa phương.
+ Đảm bảo thực hiện đúng các quy định của các cơ quan nhà nước cấp trên.
+ Giám sát hoạt đọng của các cơ quan nhà nước cùng cấp, giám sát việc tuân theo
pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác và của công dân tại địa phương.
- HĐND được ban hành 1 loại văn bản quy phạm pháp luật là: nghị quyết.
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm các tiêu chuẩn: Trung thành
với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có phẩm chất đạo đức tốt,
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh
chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện
quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ
văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực
hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, được
nhân dân tín nhiệm.
- Chức năng:
+ quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
+ giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị
quyết của Hội đồng nhân dân.
- Đứng đầu là Chủ tịch HĐND. Hội đồng nhân dân được thành lập từ cuối năm 1945
theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (lúc đó là Hồ Chí Minh).

You might also like